Kính gửi cụ crownchip (và một số cụ mợ khác có quan tâm).
6. Về các lỗi vì không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu thì chủ yếu "người đọc" chỉ quan tâm đến màu vàng và màu đỏ của đèn không nhấp nháy nên "phản ứng gay gắt" với nghị định 171.
Đây cũng là điều dễ hiểu.
Lý do được trình bày như sau:
6.1. Không cụ mợ nào quan tâm đến ý kiến của em (ở thớt Xin hiểu đúng về đèn vàng) khi em dự định trình bày về lỗi vi phạm quy định tại điều 5, khoản 3, điểm l (nghị định 171). Lỗi còn lại ghi rõ là màu đỏ rồi thì không có gì khó hiểu cả.
Minh chứng: https://www.otofun.net/threads/xin-hieu-dung-ve-den-vang.1018031/page-14#post-28002474
6.2. Các lỗi có thể áp vào điểm l, khoản 3, điều 5 với người điều khiển xe ô tô = mức phạt thấp hơn
6.2.1. Đèn vàng nhấp nháy:
Nếu không thực hiện giảm tốc độ, không nhường đường cho người đi bộ qua đường thì áp lỗi được. Cần chú ý: Lỗi độc lập không nhường đường cho người đi bộ áp ở mục khác, phổ biến là chuyển hướng không nhường đường, từ ngõ ra đường chính ...
6.2.2. Đèn không nhấp nháy:
- Không tuân thủ hiệu lực đèn phụ: chỉ cho đi hướng A nhưng lái xe lại đi theo hướng B. Ví dụ 1: đèn phụ mũi tên rẽ trái có màu xanh, đèn chính màu đỏ nhưng lái xe lại đi thẳng. Ví dụ 2: đèn phụ màu xanh chỉ cho phép đi thẳng nhưng hàng loạt xe rẽ trái như ở nút Cầu Dậu - Linh Đàm kể trên. Ví dụ 3: Đèn chính màu xanh chỉ cho đi thẳng nhưng hàng loạt xe cứ rẽ phải ra Khâm Thiên như ở nút Ô Chợ Dừa - Khâm Thiên.
- Đèn chính xanh nhưng đèn phụ đỏ lại đã đi theo hướng chỉ của đèn phụ (đang đỏ).
- Không tuân thủ đèn đỏ hình chữ x treo ở các làn/cổng thu phí.
- Tàu đã đi qua rồi, barie đang được kéo đi (hoặc kể cả không có barie), đèn tín hiệu vẫn đang đỏ (dạng 2 đèn đỏ nhấp nháy) mà vẫn lái xe đi thì chỉ phạt mức nhẹ thôi, không phạt mức vượt đèn đỏ vì QC41 quy định ở điều 9, khoản 5, điểm 3 là xe chỉ được phép đi khi đèn đỏ tắt!
6.3. Trường hợp áp lỗi nhẹ ở 6.2 cho dù đèn đang đỏ của nghị định 171 hoàn toàn có thể hiểu là giảm nhẹ hình phạt. Nhưng hiện có một số ý kiến lại cho rằng nó trái luật.
Thử hỏi, nếu đèn chính xanh, đèn phụ (rẽ trái) đỏ mà người lái xe đã rẽ trái rồi bị áp lỗi nhẹ thì có thấy thoải mái hơn không? Hay là cứ phải áp lỗi không chấp hành hiệu lệnh đèn đỏ (nặng hơn) thì mới hài lòng?
Có lẽ chắc là nhiều ý kiến cho rằng chỉ có mỗi cái lỗi đèn màu vàng không nhấp nháy kia là vớ vẩn nên sắp tới cần phải bỏ đi (có thể thấy rõ trong dự thảo nghị định phạt mới).
Cá nhân em cho rằng, nếu nghị định mới ban hành mà xử lý lỗi không chấp hành đèn tín hiệu ở một mức (bằng với mức đèn đỏ như NĐ 71, 34, 146, 152, 15, 39...) thì e rằng nhiều ý kiến sẽ cho rằng lại thấy tiếc, giá mà giữ nguyên mức như 171!
Hình minh họa (đã được em tổng hợp và trình bày bên thớt Xin hiểu đúng về đèn vàng).
6. Về các lỗi vì không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu thì chủ yếu "người đọc" chỉ quan tâm đến màu vàng và màu đỏ của đèn không nhấp nháy nên "phản ứng gay gắt" với nghị định 171.
Đây cũng là điều dễ hiểu.
Lý do được trình bày như sau:
6.1. Không cụ mợ nào quan tâm đến ý kiến của em (ở thớt Xin hiểu đúng về đèn vàng) khi em dự định trình bày về lỗi vi phạm quy định tại điều 5, khoản 3, điểm l (nghị định 171). Lỗi còn lại ghi rõ là màu đỏ rồi thì không có gì khó hiểu cả.
Minh chứng: https://www.otofun.net/threads/xin-hieu-dung-ve-den-vang.1018031/page-14#post-28002474
6.2. Các lỗi có thể áp vào điểm l, khoản 3, điều 5 với người điều khiển xe ô tô = mức phạt thấp hơn
6.2.1. Đèn vàng nhấp nháy:
Luật quy định ở điều 10:
trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Nếu không thực hiện giảm tốc độ, không nhường đường cho người đi bộ qua đường thì áp lỗi được. Cần chú ý: Lỗi độc lập không nhường đường cho người đi bộ áp ở mục khác, phổ biến là chuyển hướng không nhường đường, từ ngõ ra đường chính ...
6.2.2. Đèn không nhấp nháy:
- Không tuân thủ hiệu lực đèn phụ: chỉ cho đi hướng A nhưng lái xe lại đi theo hướng B. Ví dụ 1: đèn phụ mũi tên rẽ trái có màu xanh, đèn chính màu đỏ nhưng lái xe lại đi thẳng. Ví dụ 2: đèn phụ màu xanh chỉ cho phép đi thẳng nhưng hàng loạt xe rẽ trái như ở nút Cầu Dậu - Linh Đàm kể trên. Ví dụ 3: Đèn chính màu xanh chỉ cho đi thẳng nhưng hàng loạt xe cứ rẽ phải ra Khâm Thiên như ở nút Ô Chợ Dừa - Khâm Thiên.
- Đèn chính xanh nhưng đèn phụ đỏ lại đã đi theo hướng chỉ của đèn phụ (đang đỏ).
- Không tuân thủ đèn đỏ hình chữ x treo ở các làn/cổng thu phí.
- Tàu đã đi qua rồi, barie đang được kéo đi (hoặc kể cả không có barie), đèn tín hiệu vẫn đang đỏ (dạng 2 đèn đỏ nhấp nháy) mà vẫn lái xe đi thì chỉ phạt mức nhẹ thôi, không phạt mức vượt đèn đỏ vì QC41 quy định ở điều 9, khoản 5, điểm 3 là xe chỉ được phép đi khi đèn đỏ tắt!
6.3. Trường hợp áp lỗi nhẹ ở 6.2 cho dù đèn đang đỏ của nghị định 171 hoàn toàn có thể hiểu là giảm nhẹ hình phạt. Nhưng hiện có một số ý kiến lại cho rằng nó trái luật.
Thử hỏi, nếu đèn chính xanh, đèn phụ (rẽ trái) đỏ mà người lái xe đã rẽ trái rồi bị áp lỗi nhẹ thì có thấy thoải mái hơn không? Hay là cứ phải áp lỗi không chấp hành hiệu lệnh đèn đỏ (nặng hơn) thì mới hài lòng?
Có lẽ chắc là nhiều ý kiến cho rằng chỉ có mỗi cái lỗi đèn màu vàng không nhấp nháy kia là vớ vẩn nên sắp tới cần phải bỏ đi (có thể thấy rõ trong dự thảo nghị định phạt mới).
Cá nhân em cho rằng, nếu nghị định mới ban hành mà xử lý lỗi không chấp hành đèn tín hiệu ở một mức (bằng với mức đèn đỏ như NĐ 71, 34, 146, 152, 15, 39...) thì e rằng nhiều ý kiến sẽ cho rằng lại thấy tiếc, giá mà giữ nguyên mức như 171!
Hình minh họa (đã được em tổng hợp và trình bày bên thớt Xin hiểu đúng về đèn vàng).
Chỉnh sửa cuối: