Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: Luật có hiệu lực pháp lý cao hơn nghị định, luật được xếp thứ 1, nghị định xếp dưới 3 bậc đứng thứ 4
Luật do quốc hội ban hành, nghị định do chính phủ ban hành. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nên có quyền giám sát và bãi bỏ nghị định trái luật
Khoản 1 Điều 89 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về
giám sát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật: “Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình,
giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật”
Quốc hội thực hiện quyền
giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước:
Khoản 3 Điều 7 Luật hoạt động giám sát của QH quy định về chức năng giám sát của Quốc hội: “Xem xét
văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội,
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;”
Khoản 1 Điều 10 Luật hoạt động giám sát của QH quy định về việc xem xét văn bản quy phạm pháp luật
có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội: “Khi phát hiện
văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét,
đình chỉ việc thi hành và trình Quốc hội xem xét,
quyết định việc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất”
Dùng từ Nghị định 171/2013 “lách luật” là còn nhẹ đấy, thực hiện lời hứa với cụ ở còm trước, nhà em chứng minh Nghị định 171 lách Luật GTĐB như thế nào nhé:
...Cách đây khoảng 20 năm vào thế kỷ trước
Điểm d khoản 2 Điều 13 Nghị định 49/1995/NĐ-CP quy định mức phạt tiền 500.000 đồng đối với hành vi: “...không tuân theo đèn báo...”, -
Hướng dẫn xử phạt vi phạm đèn đỏ, không có lỗi “vượt đèn vàng”
Khoản 8 Điều 1 Nghị định 78/1998/NĐ-CP sửa lại mức phạt tại điểm d khoản 2 Điều 13 NĐ 49/1995 quy định mức phạt tiền 300.000 đồng đối với hành vi: “...không tuân theo đèn báo hiệu...”, -
Hướng dẫn xử phạt vi phạm đèn đỏ, không có lỗi “vượt đèn vàng”
Điểm d khoản 3 Điều 13 Nghị định 39/2001/NĐ-CP quy định mức phạt tiền 300.000 đồng đối với hành vi: “...không tuân theo đèn báo hiệu...”, -
Hướng dẫn xử phạt vi phạm đèn đỏ, không có lỗi “vượt đèn vàng”
Điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định 15/2003/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 40.000 đồng đến 80.000 đồng đối với hành vi: “Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu”, -
Hướng dẫn xử phạt vi phạm đèn đỏ, không có lỗi “vượt đèn vàng”
Điểm e khoản 4 Điều 12 Nghị định 152/2005/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi: “Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”, -
Hướng dẫn xử phạt vi phạm đèn đỏ, không có lỗi “vượt đèn vàng”
Điểm e khoản 4 Điều 8 Nghị định 146/2007/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi: “Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”, -
Hướng dẫn xử phạt vi phạm đèn đỏ, không có lỗi “vượt đèn vàng”
Điểm g khoản 3 Điều 8 Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với hành vi: “Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”, -
Hướng dẫn xử phạt vi phạm đèn đỏ, không có lỗi “vượt đèn vàng”
Điểm k khoản 4 Điều 1 Nghị định 71/2012/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi: “Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông” -
Hướng dẫn xử phạt vi phạm đèn đỏ, không có lỗi “vượt đèn vàng”
Cho đến cái ngày... 1/1/2013 của thế kỷ 21 này, đăng lại hình của cụ Nokfev:
Dịch từ Trung Quốc sang cứ tạm tính từ ngày 1/1/2013 cho đến lúc chính thức phát bệnh vào ngày 13/11/2013 là ngày ban hành NĐ 171/2013 - ngày bị bành trướng xâm lược chính sách
Phải đến ngày 1/1/2014 Nghị định 171/2013/NĐ-CP mới có hiệu lực nhưng ngay từ giữa năm 2013 đã có những nạn nhân đầu tiên bị xử phạt lỗi “vượt đèn vàng” với mức phạt bằng lỗi “vượt đèn đỏ” vì chỉ có 1 mức phạt duy nhất lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu trong các nghị định trước
Điểm l khoản 3 Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với hành vi: “Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm k Khoản 4 Điều này” –
Câu từ được giữ nguyên như nội dung hướng dẫn xử phạt vi phạm đèn đỏ của các nghị định trước đây
Nguyên nhân nào
điểm l khoản 3 Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP có cùng ngôn ngữ diễn đạt thống nhất nội dung như các NĐ trước lại bị hiểu thành xử phạt lỗi “vượt đèn vàng”? Thì đây, tiếp tục NĐ 171:
Điểm k khoản 4 Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi: “
Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng”
Điểm k đã xác định chính xác đối tượng vi phạm đèn đỏ, nhưng lại quy định lẫn lộn đối tượng của đèn xanh vào mức xử phạt của đèn đỏ khi mà đối tượng của đèn xanh đã được loại trừ tại điểm a khoản 3 Điều 10 Luật GTĐB. Tại sao mức phạt này chỉ xác định loại trừ đối tượng của đèn xanh mà không loại trừ đối tượng của đèn vàng có liên hệ trực tiếp và dễ nhầm lẫn với đèn đỏ hơn?
Vì đây là cách sử dụng thủ thuật văn bản để đánh lừa người đọc khi cài thêm đoạn từ ngữ không liên tục về hành vi theo thời gian (màu “
đỏ” được thay bằng màu “
vàng”) có vẻ như vô hại và thừa thãi tại
Điểm k “
trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng”, khiến người đọc bị nhầm lẫn, đoán mò và suy diễn mức xử phạt tại
Điểm l quy định cho đối tượng duy nhất còn lại chỉ có thể là của đèn vàng mà thôi
Luật GTĐB không có lỗi “vượt đèn vàng”, đối tượng của đèn vàng quy định tại điểm c khoản 3 Điều 10 Luật GTĐB được chia ra làm 2 trường hợp để lái xe tự lựa chọn thực hiện theo hiệu lệnh cảnh báo, dừng lại hay vượt tùy thuộc vào điều kiện thực tế. Không có câu chữ nào là hành vi “vượt đèn vàng” tại NĐ 171, nó chỉ được hư cấu khi suy diễn, tưởng tượng về
đối tượng dựa vào sự kết hợp cả 2
Điểm l và
k. Nhưng sự suy diễn, tưởng tượng này chưa đủ tính hợp pháp theo quy định tại Điều 88 Luật ban hành VBQPPL để có thể xử phạt
Để cho có vẻ hợp pháp phải biến hóa đối tượng của đèn vàng tại điểm c khoản 3 Điều 10 Luật GTĐB thành đối tượng của đèn xanh, để diễn giải phải lấy đoạn đuôi tại
Điểm k NĐ 171 “
trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng” chắp ghép vào điểm c khoản 3 Điều 10 Luật GTĐB. Tức là suy diễn bằng cách tách đối tượng của đèn vàng tại “
điểm” c khoản 3 Điều 10 Luật GTĐB ra thành 2 đối tượng riêng biệt, trước dấu phẩy để quy định đối tượng của đèn vàng, sau dấu phẩy để quy định đối tượng của đèn xanh
Như vậy phải kết hợp cả 2 suy diễn từ Luật GTĐB và NĐ 171 mới đẻ ra được lỗi “vượt đèn vàng”, theo kiểu 2 cái sai cộng lại thì bằng 1 cái đúng, 2 cái méo bằng 1 cái cân. Điều này giải thích vì sao khi CSGT xử phạt oan sai về lỗi “vượt đèn vàng” không thể trích dẫn nguyên văn hành vi theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 10 Luật GTĐB mà phải chắp ghép thêm câu từ “thừa thãi” có chủ ý của
Điểm k NĐ 171 là
điểm quy định riêng cho mức phạt lỗi đèn đỏ
Cách diễn đạt mập mờ, khó hiểu như trên của NĐ 171 về lỗi “vượt đèn vàng” vi phạm trực tiếp quy định tại khoản 1 và 2 Điều 5 Luật ban hành VBQPPL:
“Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu”
“Văn bản quy phạm pháp luật phải quy định trực tiếp nội dung cần điều chỉnh, không quy định chung chung, không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác”
Thời gian hiệu lực của đèn vàng là một quá trình tính từ thời điểm bật đến thời điểm tắt, em không giải thích lại vì đã giải thích nhiều lần ở các còm trước và trong nhiều thớt, chỉ bổ sung giải thích từ “
đã” của điểm c khoản 3 Điều 10 Luật GTĐB:
Kết thúc quá trình đèn vàng sáng là thời điểm đèn vàng tắt, kể từ thời điểm bật thì các thời điểm diễn ra trước thời điểm đèn vàng tắt ở vào thì quá khứ của nó, vì vậy Luật GTĐB sử dụng từ “
đã” là đúng văn phạm và hợp với ngữ cảnh mô tả cho các đối tượng của đèn vàng trong khoảng thời gian hiệu lực
Theo logic khi đèn vàng mới bật thì ở giai đoạn đầu dễ vượt qua vạch dừng, càng về giai đoạn cuối thì vượt qua vạch dừng sẽ càng khó hơn và không nên vượt, đảo vị trí 2 trường hợp của đèn vàng tại điểm c khoản 3 Điều 10 Luật GTĐB sẽ thấy sự hợp lý về thứ tự hành vi trên thực tế:
“Tín hiệu vàng là đi quá vạch dừng thì được đi tiếp, trừ trường hợp
đã phải dừng lại trước vạch dừng”
Cùng một hành vi giống nhau phải dựa vào kết quả mới phân biệt được sự khác nhau giữa chúng, vượt an toàn, vượt không an toàn, dừng an toàn, dừng không an toàn - Chỉ có thể biết được đúng hay sai sau khi phân tích đánh giá kết quả của hành vi
Hôm đi nghỉ lễ về, ra đến Quỳnh Lưu gặp vụ đầu tiên (vụ thứ 2 em kể sau) xe tải húc đuôi xe CX5 trước đèn tín hiệu một khoảng, vì vụ va chạm xảy ra ở làn bên trái nên trường hợp này em đoán là phanh gấp dồn toa trước đèn tín hiệu. Giả sử nguyên nhân, nếu xe đầu tiên cùng làn không phanh gấp trước vạch dừng, cứ bình tĩnh đi qua đèn tín hiệu thì có tránh được tai nạn không nhỉ?
Quy chuẩn là một bộ phận cấu thành của Luật GTĐB, ngoài hiệu lệnh “
cấm đi”, đèn đỏ còn có hiệu lệnh “
phải dừng lại” thể hiện trong QC41. Sự chuyển giao đối tượng nối tiếp từ đèn vàng sang đèn đỏ dành cho các phương tiện trước vạch dừng mặc định các phương tiện này đều chấp hành đúng với cả hiệu lệnh “
phải dừng lại” của đèn đỏ. Điểm b khoản 3 Điều 10 Luật GTĐB chỉ bổ sung hiệu lệnh “
cấm đi” cho đối tượng này để đầy đủ ý nghĩa về việc chấp hành
Khi đèn vàng cảnh báo thì người lái xe phải tự quyết định lựa chọn dừng hay vượt để có kết quả an toàn. “
Phải dừng lại” cũng là hiệu lệnh của đèn đỏ được
thông tin cảnh báo trước trong nội dung của đèn vàng quy định tại điểm c khoản 3 Điều 10 Luật GTĐB, vì đèn vàng cho phép chấp hành 2 trường hợp “
phải dừng lại” và “
được đi tiếp” mâu thuẫn với nhau nên không thể chỉ lấy một trường hợp của đèn vàng để làm căn cứ xử phạt. Căn cứ để xác định vi phạm hiệu lệnh “
phải dừng lại” chính là vạch dừng và đèn tín hiệu đỏ, không có lỗi “vượt đèn vàng” nếu kết quả của hành vi không vi phạm nội dung cảnh báo của nó
Trẻ tiểu học cũng phân biệt được sự khác nhau nội dung giữa 2 câu: “
cấm đi” và “
phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp”. Vậy mà vẫn có người lớn khẳng định 2 nội dung giống hệt nhau. Có hai loại người khó thay đổi ý kiến nhất là cực kỳ thông minh hoặc cực kỳ ngu, nhà em chưa biết các cụ ấy ở vào trường hợp nào nếu chỉ xét đơn thuần về sự kiên định
Theo thông tin lá cải một số cụ tung ra là Luật GTĐB sửa đổi sắp tới sẽ có lỗi “vượt đèn vàng”, nhà em thấy thông tin này thiếu cơ sở:
Thứ nhất, luật chưa bao giờ phải sửa theo nội dung trái luật của nghị định mà chỉ có ngược lại;
Thứ hai, luật do Quốc hội ban hành, nghị định do Chính phủ ban hành, Luật GTĐB 2008 do cụ Trọng ký, Nghị định 171/2013 do cụ Dũng ký. Hiện nay cụ Trọng đang tiếp tục nhiệm kỳ mới, còn cụ Dũng đã nghỉ hưu cho nên chả việc gì cụ Tổng phải hạ mình sửa lại cái đúng để chạy theo cái sai của cấp dưới, mà khi đương thời nghe nói 2 cụ có vẻ chả ưa gì nhau
Nếu vận nước đen, cụ Tổng vì lý do nào đó vẫn chấp nhận chỉ đạo hứng Y cho cụ X thì nhà em sẽ gởi tâm thơ cho mợ Ngân kiến nghị QH hứng cho gọn gàng sạch sẽ để tiết kiệm thời gian, giấy tờ, bút mực của xã hội mà ghi thật ngắn gọn: “
Tín hiệu vàng là cấm đi”
Tất nhiên câu chuyện trên chỉ là dự đoán tương lai, còn bây giờ vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp hiện hành. Khoản 2 Điều 83 Luật ban hành VBQPPL quy định về việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật
có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”
NĐ 171 có nội dung xử phạt tại
Điểm l mập mờ về “đèn vàng” trái với
Điểm c khoản 3 Điều 10 Luật GTĐB thì việc áp dụng phải tuân theo Luật GTĐB có hiệu lực pháp lý cao hơn, tức là không được áp dụng xử phạt lỗi “vượt đèn vàng” khi trong Luật GTĐB không có lỗi này
Bất chấp Luật GTĐB, xử phạt oan sai lỗi “vượt đèn vàng” vẫn diễn ra, động cơ là vì thiếu hiểu biết, vì tiền bạc, vì chỉ đạo của cấp trên... hay vì sự cảm thông và ủng hộ nhiệt tình của các ủng hộ viên như cụ Bopbi_hsgs đây? Cũng có thể bao gồm tất cả không loại trừ một nguyên nhân nào
Xử phạt lỗi “vượt đèn vàng” được bào chữa bằng lý do vì an toàn giao thông, đây chỉ là sự ngụy biện vì chưa được chứng minh dựa trên cơ sở khoa học và pháp lý. Ngược lại ở các còm trước và trong nhiều thớt nhà em đã chứng minh xử phạt lỗi “vượt đèn vàng” còn gây thêm mất an toàn, giảm hiệu quả giao thông, ý thức giao thông giảm sút khi vô hình khuyến khích hành vi xuất phát sớm trước đèn tín hiệu. Có lời mời các cụ ngụy biện tham gia thực nghiệm khoa học về chấp hành đèn vàng của em như hướng dẫn ở
còm số 34 mà các cụ ấy chỉ chém gió suốt đến tận bây giờ chưa một cụ nào dám tham gia
Lỗi “vượt đèn vàng” còn được hà hơi tiếp sức bằng cách khai thác tối đa hiệu ứng tâm lý bầy đàn, càng nhiều nơi xử phạt “vượt đèn vàng” thì càng thêm nhiều người thiếu hiểu biết ủng hộ vì có nhiều cách để dụ dỗ: Em cùng quê, lần này anh chỉ nhắc nhở, lần sau đừng vi phạm nhé! Lỗi này 700k anh chỉ cảnh cáo thu 150k bằng lỗi vạch cho nhớ, chiếu cố em vi phạm lần đầu đấy!... Ban ơn mưa móc nhiều thế thì ai lại không thích nhớ lỗi “vượt đèn vàng” mặc dù chẳng hiểu lỗi này có từ bao giờ và đèn vàng có tác dụng gì, lần sau vẫn cứ mắc mà chẳng hiểu vì sao
Thấy người ta phanh dúi dụi trước đèn vàng thì mình cũng học theo như thế, thấy nhiều người xuất phát sớm trước đèn đỏ thì mình cũng cứ học theo, suy nghĩ làm gì cho mệt đầu! Đội số 1 đang phạt lỗi “vượt đèn vàng” thu tiền như nước mà đội chú mày chả động tĩnh gì là thế nào? phạt oan sai thì cả làng bị có phải riêng đội chú mày đâu mà sợ trách nhiệm!... Cứ thế mặc nhiên thừa nhận lan dần ra xã hội nhờ tâm lý bầy đàn
Một số người quá nhạy cảm với hiệu ứng có thể mắc thêm triệu chứng cực đoan hóa tư duy... Ví dụ về vụ xe tải mất phanh đâm hàng loạt xe máy vượt đèn đỏ ở ngã tư khu công nghiệp Vĩnh Lộc quận Bình Tân. Như mọi người đều biết nguyên tắc hoạt động của đèn tín hiệu là khi một hướng đang đèn đỏ thì hướng kia phải là đèn vàng hoặc xanh, không trùng màu, vậy mà có suy nghĩ cực đoan rằng xe tải vi phạm vượt đèn đỏ
Vụ thứ hai là hôm nghỉ lễ đi chơi xe em hỏng nên đành phải mượn xe đứa em không có cam hành trình, chiều ngày 2/5 nghỉ xong trên đường về đến ngã tư Quang Trung (QL1), Trần Phú - Núi Vàng thành phố Tam Điệp dính ngay quả “lỗi đèn vàng”, em không hề cố tình sắp đặt nhé
Đèn vàng được đặt thời gian quá ngắn nên thân xe vừa qua hết vạch dừng thì đèn đỏ bật sáng, hết nút giao thì một CSGT thành phố Tam Điệp (đặt tên là X1) đi như chạy ra chắn phía trước đầu xe. Em lái xe vào lề và xuống hỏi lỗi gì, X1 thông báo: “Anh vi phạm lỗi đèn vàng”. Em lập tức lấy smartphone cầm luôn theo bộ giấy tờ xe, không thèm hỏi nửa câu về bằng chứng và đề nghị ngay X1: “Em lập biên bản đi”. Em nói thêm: “Anh xin phép bật máy quay để làm bằng chứng đưa vụ này ra Tòa án vì không có lỗi đèn vàng”
X1: Anh bảo sao? Anh muốn chứng minh không vi phạm hay chứng minh không có lỗi đèn vàng?
Crownchip: Chứng minh không có lỗi đèn vàng.
X1 hơi khựng lại một chút: À được thôi, anh cứ chứng minh, mời anh mang giấy tờ ra đây!
Trên đường đi về bốt, X1 hỏi dò: Anh làm ở bên nào nhỉ?
Crownchip: Anh làm bên bảo hiểm
X1 có vẻ không tin lắm: Lạ nhỉ, làm bảo hiểm mà không biết có lỗi đèn vàng là thế nào nhỉ?
Đến bốt sau màn chào hỏi CSGT thứ 2 có vẻ lớn tuổi hơn chắc là chỉ huy của X1 (đặt tên là X2) em mới mở được điện thoại và lại tiếp tục nhắc lại câu đã nói với X1. Tất nhiên X2 xua tay đi ngay bảo không cần quay nhưng em vẫn bật
Sau đó lời thoại như trên video, đây là đoạn video đầy đủ em không cắt xén gì cả, có như thế nào đăng lại đúng như thế. Thực sự em chưa chuẩn bị gì và hơi bất ngờ nên thấy thiếu đủ thứ, nếu dàn dựng kịch bản những vụ thế này phải sử dụng nhiều camera và có người phụ camera mới hay được. Tuy vậy em cho rằng tình huống diễn ra tự nhiên không bị đạo diễn thì vẫn thật hơn, sẽ giống với tình huống các cụ gặp trên đường hơn
Mấy ngày đi chơi mệt về đến đây gặp đúng cái vụ mình vừa bàn trên OF nên thấy hơi bi hài, cổ khô lại mà giọng như đứt hơi. Nói chứng minh với X1 mà quên mất cho biết sẽ chứng minh ở đâu, sẽ gặp nhau sau ở đâu, ở Tòa án, Quốc hội... hay là trên OF, quên luôn cả cho xem giấy tờ. Kể ra em cũng hơi vội, cứ yêu cầu CSGT chứng minh trước có “lỗi đèn vàng” thì video sẽ dài hơn. Vụ này xơi mất của em khoảng 5 phút nhưng em vẫn đề nghị được bắt tay X2, X1 vì dù sao cũng là sự đánh đổi để có được đoạn video hầu các cụ:
Có bài thơ cover lỗi đèn vàng tặng các cụ, bản gốc nổi tiếng trên mạng được phổ nhạc rồi nhé
LỖI ĐÈN VÀNG NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH?
Lỗi đèn vàng ngộ quá phải không anh
Luật rõ ràng mà chỉ biết đoán mò
Ngần ấy tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...
Lỗi đèn vàng lạ quá phải không anh
Những bộ luật vô cùng kì vĩ
Những dự án và nghị định nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay...
Lỗi đèn vàng buồn quá phải không anh
Đèn xanh, đèn vàng, an toàn trên hết
An toàn đã hết và đèn vàng thì đang chết
Những đống sắt rỉ nằm nhớ đèn nơi xa...
Lỗi đèn vàng thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh oan sai ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Hội nhập năm châu mà vẫn có đèn vàng...
Lỗi đèn vàng rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi đèn xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đèn vàng sẽ về đâu...