- Biển số
- OF-83445
- Ngày cấp bằng
- 21/1/11
- Số km
- 58
- Động cơ
- 412,790 Mã lực
Những câu chuyện giữa CSGT và người tham gia giao thông ở VN vẫn là chuyện muôn thủa, không bao giờ hết. Nhiều người bị phạt oan vẫn phải chịu vì không biết kêu vào đâu, kẻ biết mình không sai vẫn phải nộp tiền để tránh mua rắc rối vào thân, không dám kêu oan, với suy nghĩ có đến cửa quan thì phần thắng vẫn thuộc về những người có quyền hành, những người thực thi pháp luật.
Câu cửa mồm nhiều CSGT vẫn hay nói: “Chúng tôi chỉ làm đúng chứ không bao giờ làm sai” thực tế là câu nói đầy chủ quan và thiếu suy nghĩ. Con người chứ không phải cái máy được lập trình. Các bộ luật còn phải sửa đổi, bổ sung thường xuyên để phù hợp với thực tế. Lấy cớ gì mà phát ngôn chủ quan thế?
Về phần người giao thông, phần nhiều là ngại phiền hà, không chịu tìm hiểu về luật. Nhiều người tặc lưỡi: coi như bố thí…tránh voi chẳng xấu mặt ai v.v. Nói chung muôn vàn kiểu chấp nhận phạt rồi chửi sau lưng.
Lâu nay dân ta cứ quan niệm rằng những người làm luật (Trừ những luật sư, những người nghiên cứu chuyên ngành luật) thường nắm được luật. Xin thưa rằng đây cũng là ý nghĩ đầy chủ quan. Từ những ý nghĩ đó dẫn đến nhiều CSGT làm việc dựa trên quyền hành, coi thường luật pháp. Còn chúng ta không chịu đặt ngược lại vấn đề, truy đầu đuôi sự việc, đâu là đúng, đâu là sai.
Quan điểm của em, sai thì chịu phạt. Lôĩ không rõ ràng thi bằng các văn bản luật phải tranh luận cho ra. Mình đúng thì không ngại cửa quan. Em kể lại các bác chuyện của em với đội CSGT TP để các bác cùng nhìn nhận.
Trong chuyện này, trên tinh thần tôn trọng thái độ làm việc của các chiến sỹ CSGT đã làm việc với em nên em không sử dụng từ xxx. Chuyện cũng đã giải quyết xong mấy ngày rồi, nay rảnh mới post lên. Sự việc được đưa ra nhằm mục đích để cùng suy nghĩ về nghĩa vụ và quyền lợi của người công dân, chúng ta phải làm gì khi quyền lợi hợp pháp ấy bị xâm phạm. (Ở đây chỉ nói với nhau phạm vi nho nhỏ thôi, vụ lớn thì luật chỉ là khái niệm tham khảo ngoài quán bia hơi…)
Phần I. Biên bản Hành chính.
Hôm đó là ngày 11/3, trong một trưa đẹp trời, em chở gấu nhà đi mua hàng tại số 17 Hai Bà Trưng gần ngã tư Ngô Quyền. Do tính cẩn thận nên em dừng đúng theo quy định. Vẫn nổ máy, tay ôm vô lăng, xi nhan vẫn nháy, vị trí rất xa điểm dừng xe buyt (các bác xem ảnh 1) Bỗng nhiên có chú CSGT trẻ măng đến gõ cửa kính yêu cầu kiểm tra giấy tờ.
Biết các chú sẽ hỏi gì nên em bật máy ghi âm trước, rồi bấm kính xuống hỏi trong khi tay kia vẫn cầm vô lăng:
- Anh cho hỏi lý do kiểm tra giấy tờ xe?
CSGT: - Anh vi phạm dừng và đỗ xe không đúng quy định!
- Ở đây không cấm dừng, trong khi tôi vẫn nổ máy, cầm vô lăng, xi nhan vẫn sáng.
CSGT: - Không phải lỗi đấy mà là lỗi dừng xe tại điểm dừng xe buýt!
Ok. Đến đây thì rõ ràng rồi, em vui vẻ xuống trình giấy tờ ngay. (Em mà buông vô lăng xuống đưa giấy tờ ngay thì tự nhiên thành dừng xe mà tay không ôm vô lăng, đương nhiên có tội)
Mà các bác chú ý là khi CSGT đã hỏi kiểm tra giấy tờ mà không trình tức là phạm tội cản trở thi hành công vụ đấy nhé. Điều 9, chương II, QĐ số 1922/2006QĐ-BCA (C11) của Bộ trưởng Bộ Công An có ghi: Khi dừng phương tiện, phải chào theo quy định và công bố công khai lý do dừng xe. Sau đó mới tiến hành kiểm soát… Trong khi đó tại Điều 8, khoản 1, chương này lại ghi: CSGT trong khi làm NV bảo đảm trật tự ATGT bằng trực giác quan hoặc các phương tiện… thì dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, ngăn chặn… Cho nên trước sau gì cũng phải trình giấy tờ, kể cả chưa tìm ra lỗi ngay thì cái trực giác quan đó cũng đủ điều kiện bắt ta đưa giấy.
Em xin tiếp:
Chờ xem chú CS này có làm đúng theo quy định của ngành không để hạch sách chú chút cho vui. Hóa ra chú cũng không quên chào. Họ đã chào rồi thì mình cũng chào đáp lễ
CSGT: - Anh vi phạm dừng xe tại điểm dừng của xe buýt!
Chỉ vào cái vạch vàng nhọn đầu em hỏi lại: - Đây là điểm dừng xe buýt à? (em bắt đầu cố tình to tiếng để cả phố và người đi đường nghe thấy)
Thấy em không đồng ý lại to tiếng gây chú ý xung quanh, nên chú này chỉ em ra nói chuyện với bác tổ trưởng đang ghi biên bản bên kia đường. Quyết hỏi cho ra luật, nên em sang đó trong lúc chú CS trẻ ở lại dọa ma gấu nhà em.
???
- Tôi dừng xe đúng quy định mà anh kia lại bảo trên điểm dừng xe buyt.
Bác tổ trưởng này trông cũng “vở sạch chữ đẹp” mỉm cười nhỏ nhẹ: - Chúng tôi không làm sai đâu!
Chạy ra giữa đường em chỉ tay vào hình chữ nhật có vạch chữ M màu vàng, vẫn cố tình to tiếng: - Đây mới là điểm dừng xe buýt này! (các bác xem ảnh2)
CSGT2: - Anh cứ bình tĩnh, ở đây ta nói chuyện rất vui vẻ, không cần phải to tiếng đúng không nào? (bác này giữ bình tĩnh tốt quá vẫn nhỏ nhẹ, vừa nói vừa mỉm cười)
Thấy lỗi dừng trên điểm dừng xe buýt không khả thi, bác này chuyển sang lỗi: dừng trên đường ra vào xe buýt.
CSGT2: - Anh dừng thế khi xe buyt từ trong đi ra bị xe anh cản trở không?
- Anh cho rằng xe buyt đi theo mép trong, như thế khi vào bến xe cũng phải theo mép trong tức là leo lên vỉa hè rồi đến đây mới vòng ra?
- Anh định nghĩa giúp tôi thế nào là “trên”, xe tôi phải đè lên vạch đó thì mới gọi là trên, trong khi xe còn cách xa lắm.
Đến đây thì bác tổ trưởng không biết giải thích sao nữa, vẫn cười duyên nói khẽ:
CSGT2: - Thôi được rồi nếu anh không đồng ý thì tôi tạm thời ghi biên bản rồi anh thắc mắc sau vậy.
- Được rồi anh cứ ghi vào biên bản, tôi sẽ ký và kèm theo ý kiến bên cạnh.
CSGT2: - Được rồi, có ý kiến gì anh cứ ghi vào đó.
Lâu nay kinh tế đi xuống, không có công ăn việc làm, đọc báo mãi cũng chán. Ở nhà thì quyền nói chuyện thuộc về gấu, em chỉ được phép nghe. Đây là cơ hội được tranh luận nên em chụp mấy tấm ảnh hiện trường để chuẩn bị cho cái đơn khiếu nại hôm sau. Chụp xong ra chỗ lập biên bản, bác tổ trưởng chỉ vào lỗi “dừng xe trên đường dành riêng cho xe buýt”. Nhìn thấy câu này là em đã cười thầm đồng ý để ghi vào biên bản và em ký ngay. Lúc chuẩn bị lên xe bác vẫn nói khẽ cười duyên với gấu nhà em: Chồng em nóng tính quá, chuyện đơn giản thôi mà, nói thật với em là anh cho nhiều rồi, nhỏ nhẹ vài câu anh cho ngay.
Buồn cười quá các bác ạ. Tư tưởng người làm công tác về quản lý hành chính hay pháp luật luôn có khái niệm cho, ban ơn, làm phúc. Trong khi chính chúng ta mới là người đóng thuế nuôi họ, để họ phục vụ nhân dân. Với lại ở tuổi em, chẳng bao giờ em muốn để mấy chú CSGT non choẹt nói: Lần này tha cho anh đấy nhé, nương nhẹ tay với anh rồi đấy, lần sau bác cẩn thận nhé…cứ như bố mình đang dạy mình vậy, dị ứng lắm
Lúc xe đi rồi gấu nhà mới nói chuyện, hóa ra lúc em đang tranh cãi với tổ trưởng thì chú CSGT trẻ kia dọa gấu là giữ xe. Em sợ quá nói với gấu: Sao không dọa anh nhỉ? Kể mà nói với anh thì một là anh bảo họ kéo xe về hộ, hai là nếu chú đó quên luật thì anh nhắc lại cho họ xem lỗi nào thì mới được giữ xe. Mà kể cũng lạ, anh kích động thế chỉ mong CSND chửi mình mà họ không chửi, mà các chú kiềm chế tốt thật(đẳng cấp của Thành phố có khác).
Phần II. Đơn khiếu nại.
phần III. Miệng nhà quan. Và phần kết trong ít giờ nữa. Xin phép nghỉ chút đã. Trong thời gian này các bác cùng trao đổi. Lỗi tại biên bản: “Dừng xe trên đường danh riêng xe buýt”
Câu cửa mồm nhiều CSGT vẫn hay nói: “Chúng tôi chỉ làm đúng chứ không bao giờ làm sai” thực tế là câu nói đầy chủ quan và thiếu suy nghĩ. Con người chứ không phải cái máy được lập trình. Các bộ luật còn phải sửa đổi, bổ sung thường xuyên để phù hợp với thực tế. Lấy cớ gì mà phát ngôn chủ quan thế?
Về phần người giao thông, phần nhiều là ngại phiền hà, không chịu tìm hiểu về luật. Nhiều người tặc lưỡi: coi như bố thí…tránh voi chẳng xấu mặt ai v.v. Nói chung muôn vàn kiểu chấp nhận phạt rồi chửi sau lưng.
Lâu nay dân ta cứ quan niệm rằng những người làm luật (Trừ những luật sư, những người nghiên cứu chuyên ngành luật) thường nắm được luật. Xin thưa rằng đây cũng là ý nghĩ đầy chủ quan. Từ những ý nghĩ đó dẫn đến nhiều CSGT làm việc dựa trên quyền hành, coi thường luật pháp. Còn chúng ta không chịu đặt ngược lại vấn đề, truy đầu đuôi sự việc, đâu là đúng, đâu là sai.
Quan điểm của em, sai thì chịu phạt. Lôĩ không rõ ràng thi bằng các văn bản luật phải tranh luận cho ra. Mình đúng thì không ngại cửa quan. Em kể lại các bác chuyện của em với đội CSGT TP để các bác cùng nhìn nhận.
Trong chuyện này, trên tinh thần tôn trọng thái độ làm việc của các chiến sỹ CSGT đã làm việc với em nên em không sử dụng từ xxx. Chuyện cũng đã giải quyết xong mấy ngày rồi, nay rảnh mới post lên. Sự việc được đưa ra nhằm mục đích để cùng suy nghĩ về nghĩa vụ và quyền lợi của người công dân, chúng ta phải làm gì khi quyền lợi hợp pháp ấy bị xâm phạm. (Ở đây chỉ nói với nhau phạm vi nho nhỏ thôi, vụ lớn thì luật chỉ là khái niệm tham khảo ngoài quán bia hơi…)
Phần I. Biên bản Hành chính.
Hôm đó là ngày 11/3, trong một trưa đẹp trời, em chở gấu nhà đi mua hàng tại số 17 Hai Bà Trưng gần ngã tư Ngô Quyền. Do tính cẩn thận nên em dừng đúng theo quy định. Vẫn nổ máy, tay ôm vô lăng, xi nhan vẫn nháy, vị trí rất xa điểm dừng xe buyt (các bác xem ảnh 1) Bỗng nhiên có chú CSGT trẻ măng đến gõ cửa kính yêu cầu kiểm tra giấy tờ.
Biết các chú sẽ hỏi gì nên em bật máy ghi âm trước, rồi bấm kính xuống hỏi trong khi tay kia vẫn cầm vô lăng:
- Anh cho hỏi lý do kiểm tra giấy tờ xe?
CSGT: - Anh vi phạm dừng và đỗ xe không đúng quy định!
- Ở đây không cấm dừng, trong khi tôi vẫn nổ máy, cầm vô lăng, xi nhan vẫn sáng.
CSGT: - Không phải lỗi đấy mà là lỗi dừng xe tại điểm dừng xe buýt!
Ok. Đến đây thì rõ ràng rồi, em vui vẻ xuống trình giấy tờ ngay. (Em mà buông vô lăng xuống đưa giấy tờ ngay thì tự nhiên thành dừng xe mà tay không ôm vô lăng, đương nhiên có tội)
Mà các bác chú ý là khi CSGT đã hỏi kiểm tra giấy tờ mà không trình tức là phạm tội cản trở thi hành công vụ đấy nhé. Điều 9, chương II, QĐ số 1922/2006QĐ-BCA (C11) của Bộ trưởng Bộ Công An có ghi: Khi dừng phương tiện, phải chào theo quy định và công bố công khai lý do dừng xe. Sau đó mới tiến hành kiểm soát… Trong khi đó tại Điều 8, khoản 1, chương này lại ghi: CSGT trong khi làm NV bảo đảm trật tự ATGT bằng trực giác quan hoặc các phương tiện… thì dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, ngăn chặn… Cho nên trước sau gì cũng phải trình giấy tờ, kể cả chưa tìm ra lỗi ngay thì cái trực giác quan đó cũng đủ điều kiện bắt ta đưa giấy.
Em xin tiếp:
Chờ xem chú CS này có làm đúng theo quy định của ngành không để hạch sách chú chút cho vui. Hóa ra chú cũng không quên chào. Họ đã chào rồi thì mình cũng chào đáp lễ
CSGT: - Anh vi phạm dừng xe tại điểm dừng của xe buýt!
Chỉ vào cái vạch vàng nhọn đầu em hỏi lại: - Đây là điểm dừng xe buýt à? (em bắt đầu cố tình to tiếng để cả phố và người đi đường nghe thấy)
Thấy em không đồng ý lại to tiếng gây chú ý xung quanh, nên chú này chỉ em ra nói chuyện với bác tổ trưởng đang ghi biên bản bên kia đường. Quyết hỏi cho ra luật, nên em sang đó trong lúc chú CS trẻ ở lại dọa ma gấu nhà em.
???
- Tôi dừng xe đúng quy định mà anh kia lại bảo trên điểm dừng xe buyt.
Bác tổ trưởng này trông cũng “vở sạch chữ đẹp” mỉm cười nhỏ nhẹ: - Chúng tôi không làm sai đâu!
Chạy ra giữa đường em chỉ tay vào hình chữ nhật có vạch chữ M màu vàng, vẫn cố tình to tiếng: - Đây mới là điểm dừng xe buýt này! (các bác xem ảnh2)
CSGT2: - Anh cứ bình tĩnh, ở đây ta nói chuyện rất vui vẻ, không cần phải to tiếng đúng không nào? (bác này giữ bình tĩnh tốt quá vẫn nhỏ nhẹ, vừa nói vừa mỉm cười)
Thấy lỗi dừng trên điểm dừng xe buýt không khả thi, bác này chuyển sang lỗi: dừng trên đường ra vào xe buýt.
CSGT2: - Anh dừng thế khi xe buyt từ trong đi ra bị xe anh cản trở không?
- Anh cho rằng xe buyt đi theo mép trong, như thế khi vào bến xe cũng phải theo mép trong tức là leo lên vỉa hè rồi đến đây mới vòng ra?
- Anh định nghĩa giúp tôi thế nào là “trên”, xe tôi phải đè lên vạch đó thì mới gọi là trên, trong khi xe còn cách xa lắm.
Đến đây thì bác tổ trưởng không biết giải thích sao nữa, vẫn cười duyên nói khẽ:
CSGT2: - Thôi được rồi nếu anh không đồng ý thì tôi tạm thời ghi biên bản rồi anh thắc mắc sau vậy.
- Được rồi anh cứ ghi vào biên bản, tôi sẽ ký và kèm theo ý kiến bên cạnh.
CSGT2: - Được rồi, có ý kiến gì anh cứ ghi vào đó.
Lâu nay kinh tế đi xuống, không có công ăn việc làm, đọc báo mãi cũng chán. Ở nhà thì quyền nói chuyện thuộc về gấu, em chỉ được phép nghe. Đây là cơ hội được tranh luận nên em chụp mấy tấm ảnh hiện trường để chuẩn bị cho cái đơn khiếu nại hôm sau. Chụp xong ra chỗ lập biên bản, bác tổ trưởng chỉ vào lỗi “dừng xe trên đường dành riêng cho xe buýt”. Nhìn thấy câu này là em đã cười thầm đồng ý để ghi vào biên bản và em ký ngay. Lúc chuẩn bị lên xe bác vẫn nói khẽ cười duyên với gấu nhà em: Chồng em nóng tính quá, chuyện đơn giản thôi mà, nói thật với em là anh cho nhiều rồi, nhỏ nhẹ vài câu anh cho ngay.
Buồn cười quá các bác ạ. Tư tưởng người làm công tác về quản lý hành chính hay pháp luật luôn có khái niệm cho, ban ơn, làm phúc. Trong khi chính chúng ta mới là người đóng thuế nuôi họ, để họ phục vụ nhân dân. Với lại ở tuổi em, chẳng bao giờ em muốn để mấy chú CSGT non choẹt nói: Lần này tha cho anh đấy nhé, nương nhẹ tay với anh rồi đấy, lần sau bác cẩn thận nhé…cứ như bố mình đang dạy mình vậy, dị ứng lắm
Lúc xe đi rồi gấu nhà mới nói chuyện, hóa ra lúc em đang tranh cãi với tổ trưởng thì chú CSGT trẻ kia dọa gấu là giữ xe. Em sợ quá nói với gấu: Sao không dọa anh nhỉ? Kể mà nói với anh thì một là anh bảo họ kéo xe về hộ, hai là nếu chú đó quên luật thì anh nhắc lại cho họ xem lỗi nào thì mới được giữ xe. Mà kể cũng lạ, anh kích động thế chỉ mong CSND chửi mình mà họ không chửi, mà các chú kiềm chế tốt thật(đẳng cấp của Thành phố có khác).
Phần II. Đơn khiếu nại.
phần III. Miệng nhà quan. Và phần kết trong ít giờ nữa. Xin phép nghỉ chút đã. Trong thời gian này các bác cùng trao đổi. Lỗi tại biên bản: “Dừng xe trên đường danh riêng xe buýt”
Chỉnh sửa cuối: