- Biển số
- OF-83445
- Ngày cấp bằng
- 21/1/11
- Số km
- 58
- Động cơ
- 412,790 Mã lực
Vừa táo vừa trĩ các bác ạ. Thông cảm nhé, em vừa làm việc vừa tranh thủ viết nên hơi tàu chậm.
Phần kết.
Mấy ngày sau em lại đến phòng xử lý. Các bác ở đây cũng vẫn vui vẻ:
- A ông em! việc của em xong rồi, ra ký vào giấy rồi lấy lại giấy phép lái xe.
Lấy giấy xong bác này còn dặn dò theo: - Lần sau cẩn thận nhé em, nếu như thế anh vẫn bắt lỗi dừng đỗ không đúng quy định được đấy!
Định hỏi bác này đặt địa vị bác là người lái xe, em là người viết biên bản ghi lỗi: Dừng đỗ không đúng quy định xem bác có chịu không?
Chắc chắn là không bao giờ rồi, người ta phạm một lỗi mà ghi lỗi bao hàm như thế hóa ra bắt người lái xe chịu thêm hàng chục lỗi nữa sao?
Nhưng thôi đông người quá không hỏi nữa, vì sự nhận định của mỗi người khác nhau, rất khó để thống nhất. Chỉ có các văn bản luật làm cơ sở thôi.
Từ câu chuyện em có kết luận thế này: Nếu nhìn hình ảnh theo phương diện hình học, vị trí đó có thể coi là vi phạm, nhưng để chứng minh vi phạm bằng VB luật thế nào lại là một vấn đề khó. Thậm chí có đỗ trên vạch sơn đảo chiều, nhập, tách làn cũng không bắt lỗi được, trong luật không có câu nào cấm đỗ vị trí này.
- Lỗi dừng đỗ không đúng quy định là câu bao hàm trong đó: dừng đỗ đường dành người đi bộ, tại đường giao nhau, nắp cống, vòi cứu hỏa, cổng cơ quan, thậm chí trên vỉa hè... Việc ghi biên bản phải gi cụ thể lỗi đang vi phạm, không thể áp đặt người điều khiển xe vào lỗi khác mà họ không có.
Trường hợp BB ghi câu bao hàm đó về phòng xử lý thì phải ra quyết định phạt toàn bộ lỗi ? Khoản 2, điều 56, chương VI, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 2/7/2002 QH có nêu: Khi quyết định xử phạt một người nhiều hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm, nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung. Người lái xe đương nhiên chịu thiệt thòi về sự mập mờ này.
- Lỗi cản trở GT cũng là câu bao hàm: cản trở GT đường bộ, đường thủy, đường không... Ngoài định nghĩa từ điển tiếng việt, phải có thêm các câu Trợ từ đi kèm để làm sáng tỏ hơn như: Cái gì cản trở và cản trở cái gì... để phân tích thêm dài dòng lắm. Em dừng ở đây, nhưng khẳng định không có điều luật cụ thể nào để ghép xe em vi phạm.
Nếu các bác có bị lập bb vi phạm giống em thì tuyệt đối không để ghi lỗi chung chung, bao hàm. Lỗi phải cụ thể, tránh tình trạng án tại hồ sơ.
Chúc các bác vui vẻ!
Phần kết.
Mấy ngày sau em lại đến phòng xử lý. Các bác ở đây cũng vẫn vui vẻ:
- A ông em! việc của em xong rồi, ra ký vào giấy rồi lấy lại giấy phép lái xe.
Lấy giấy xong bác này còn dặn dò theo: - Lần sau cẩn thận nhé em, nếu như thế anh vẫn bắt lỗi dừng đỗ không đúng quy định được đấy!
Định hỏi bác này đặt địa vị bác là người lái xe, em là người viết biên bản ghi lỗi: Dừng đỗ không đúng quy định xem bác có chịu không?
Chắc chắn là không bao giờ rồi, người ta phạm một lỗi mà ghi lỗi bao hàm như thế hóa ra bắt người lái xe chịu thêm hàng chục lỗi nữa sao?
Nhưng thôi đông người quá không hỏi nữa, vì sự nhận định của mỗi người khác nhau, rất khó để thống nhất. Chỉ có các văn bản luật làm cơ sở thôi.
Từ câu chuyện em có kết luận thế này: Nếu nhìn hình ảnh theo phương diện hình học, vị trí đó có thể coi là vi phạm, nhưng để chứng minh vi phạm bằng VB luật thế nào lại là một vấn đề khó. Thậm chí có đỗ trên vạch sơn đảo chiều, nhập, tách làn cũng không bắt lỗi được, trong luật không có câu nào cấm đỗ vị trí này.
- Lỗi dừng đỗ không đúng quy định là câu bao hàm trong đó: dừng đỗ đường dành người đi bộ, tại đường giao nhau, nắp cống, vòi cứu hỏa, cổng cơ quan, thậm chí trên vỉa hè... Việc ghi biên bản phải gi cụ thể lỗi đang vi phạm, không thể áp đặt người điều khiển xe vào lỗi khác mà họ không có.
Trường hợp BB ghi câu bao hàm đó về phòng xử lý thì phải ra quyết định phạt toàn bộ lỗi ? Khoản 2, điều 56, chương VI, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 2/7/2002 QH có nêu: Khi quyết định xử phạt một người nhiều hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm, nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung. Người lái xe đương nhiên chịu thiệt thòi về sự mập mờ này.
- Lỗi cản trở GT cũng là câu bao hàm: cản trở GT đường bộ, đường thủy, đường không... Ngoài định nghĩa từ điển tiếng việt, phải có thêm các câu Trợ từ đi kèm để làm sáng tỏ hơn như: Cái gì cản trở và cản trở cái gì... để phân tích thêm dài dòng lắm. Em dừng ở đây, nhưng khẳng định không có điều luật cụ thể nào để ghép xe em vi phạm.
Nếu các bác có bị lập bb vi phạm giống em thì tuyệt đối không để ghi lỗi chung chung, bao hàm. Lỗi phải cụ thể, tránh tình trạng án tại hồ sơ.
Chúc các bác vui vẻ!
Chỉnh sửa cuối: