CAO BẰNG & LẠNG SƠN
Nhiếp ảnh gia đi lên Cao Bằng bằng chiếc Uaz, không rõ cụ này đi theo diện công tác, có nghĩa là có một cơ quan của Việt Nam hỗ trợ đưa đón hay là tự túc thuê xe và hướng dẫn viên. Em đoán là 90-91 thì có thể cụ này đi tự túc vì lúc này bức tường Berlin đã sụp đổ nên mối quan hệ với nước Đức thống nhất không còn trên phương diện anh em XHCN nữa. Nếu tự túc thì phải nói cụ này cũng khá chịu chơi, chụp ảnh lia lịa mà toàn ảnh màu từ bắc tới nam.
Dọc đường lên Cao Bằng. Bác tài và hướng dẫn viên
Đây có lẽ là sông Bằng đoạn chảy qua thị xã Cao Bằng ngày đó.
Một cảnh trên đường lên CB, cao cao thế này có thể ở đèo Giàng, đèo Gió gì đó.
Cũng lâu lắm rồi em chưa lên CB, có thê Covid ổn ổn em xách xe chạy mấy ngày
Khói đốt nương
Cảnh rất nên thơ phải không các cụ. Có thể chỉ là nhà lá nhưng em thấy rất gọn gàng, ngăn nắp nên không có cảm giác nghèo nàn, lạc hậu
Ngày đó phong trào phòng chống anh Sida cũng đã rất rầm rộ. 1 chỗ có tới 4 cái pano truyền thông. Những năm 90 trở đi thì Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn là trọng điểm về món nàng tiên trắng và HIV.
Em sống ở Thái Nguyên tổng cộng 9 năm, có thể nói là sống chung với nghiện. May mà gia đình nghèo, không có tiền nên không dính.
Một chợ ở trên đường, gần thị xã Cao Bằng. Cũng không khác bây giờ là mấy.
Một cụ đi chiếc xích hộp khá mới.
Một góc thị xã CB
Bến xe Cao Bằng. Xe khách đều là W50 hoán cải. Hàng hóa chất đầy nóc như Ấn Độ, Banglades bây giờ.
Bên xe khách nhìn ra sông Bằng. Thị xã này nhiều khi lũ lớn ngập cũng khiếp.