Cả khu vực Phùng Hưng- Hàng Bông (đoạn giao cắt từ ngã tư Quán sứ hắt lên đến Cửa Nam, gần luôn nhà danh thủ bóng đá Hồng Sơn) thời 9x là chợ xe máy secondhand, riêng Phùng Hưng thì rải rác và khu chợ chính ở đoạn đầu gần ra Phan đình Phùng, khu chợ nằm chính ở phố Nguyễn văn Linh. Hàng Bông thì các cửa hàng mặt phố bày bán những chiếc nhập khẩu vẫn còn tờ khai hải quan, xe này gọi là hàng bãi, còn xe bãi đã thêm 1 đời sử dụng ở VN thì gọi là hàng bờ.
Tại các cửa hàng mặt phố HB, các con xe bãi thường là những con xuất sắc được đội thợ nâng lên đẳng cấp cao và đc ví von là " thiên thần bãi rác". Đương nhiên giá những con xe bãi mua ở cửa hàng (túm vào kẻ có tóc), người tiêu dùng phải chấp nhận giá cao hơn hẳn ngoài chợ luộc nấu, rẻ luôn đi kèm với độ rủi ro cao. Càng về sát Y2K thì các cửa hàng bán truyền thống chuyển dịch dần sang xe lướt, loại xe mới tinh đăng ký ở nội địa đã có biển và mô hình này nhanh chóng thay thế xe bãi vì lúc này nhu cầu của ng tiêu dùng đã thích nghi với dòng serie mới, ko còn thiết tha với mấy dòng 78-79 máy cánh máy cối hay 81 kim vàng giọt lệ, thậm chí 81-86 màu vỏ dưa hấu nổi đình đám 1 thời. Song song với phân khúc xe cỏ xe còi thì Hàng Bông có 1 vài cửa hàng chuyên bán dòng PKL như LA custom - NV- Rebel hoặc dòng xe đua sport, tất cả đều hàng bãi. Dòng xe ga xuất hiện ở HN thì Hàng Bông đã cập nhật ngay và thành 1 điểm cạnh tranh với Bà Triệu- Phố Huế. Cũng có 1 vài nhà buôn xe có máu mặt ( ví dụ như Hùng Tuấn Nghĩa) chuyên buôn xe mới tinh mở cửa hàng ở Hàng Bông nhưng có lẽ mặt bằng ở khu vực này ko có điểm to, hoành tá tràng như nhưng nơi khác nên nhanh chóng bị đào thải khi các đại lý chính hãng ra đời. Có lẽ cũng chính vì lí do này mà cả khu vực Hàng Bông đến tầm những năm 201x ko còn bất cứ CH xe máy nào trụ lại, mặt bằng chuyển sang lĩnh vực thời trang rất thích hợp cho khu vực này.