1. Thứ nhất, về khoa học kỹ thuật thì cụ bị ngược rồi.
Khoa học kỹ thuật chỉ phát triển thực chất khi có nền công nghiệp công nghệ đủ mạnh. Nếu không có công nghiệp-công nghệ làm cơ sở, cụ định đào tạo khoa học kỹ thuật thế nào?
Cái HV quốc tế AIT Thái lan KHÔNG PHẢI LÀ ĐẦU TƯ CỦA CHÍNH PHỦ THÁI LAN mà vốn là của khối SEATO đặt tại Thái lan, sau đó đc đặt dưới bảo trợ của LHQ.
Tôi có thể khẳng định rằng một nước muốn trở thành trung tâm giáo dục thì trước hết phải là một trung tâm kinh tế. Không ai đến một nước nghèo để học, trừ phi là các ngành liên quan đến văn hóa bản địa.
2. Về CN nặng, cụ cũng hơi nhầm. Cái gọi là đầu tư CN nặng không phải là đầu tư vào sản lượng mà là đầu tư chiều sâu. Như luyện kim, VN có thể SX hàng chục triệu tấn thép xây dựng nhưng cũng không bằng Thụy điển SX 1 triệu tấn thép ô-tô.
Ý nghĩa của CN nặng không phải là mang lại giá trị thương mại mà nó là cơ sở của toàn bộ nền kinh tế, cũng như móng một ngôi nhà. Nếu một đất nước chỉ có 5 triệu dân thì ngôi nhà nhỏ, có thể đóng cọc tre cũng làm được nhà tử tế, thậm chí không cần móng. Nhưng khi có 100 triệu dân thì ngôi nhà phải rất lớn, bắt buộc phải ép cọc, thậm chí làm cọc nhồi. Cái "cọc ép, cọc nhồi" đó chính là nền công nghiệp nặng.
Tỉ trọng giá trị của bộ móng nhà có thể rất nhỏ so với toàn bộ ngôi nhà, nhưng nếu không có móng thì ngôi nhà có thể đổ nhào ngay trong cơn bão đầu tiên.
E ko ngc, chính cụ mới ngc ạ, e biết cụ sẽ tư duy như vậy nên đã cm ngay phái dưới đấy!
Nếu sx như cụ làm và tư duy thì mãi mãi VN ko bao h có CN đc. Bởi SX công nghiệp ngày nay là sx hàng hóa, sản phẩm phải tiêu thụ đc. Nếu sx ra ko tiêu thụ đc, cụ sẽ chết. Xưởng sx nhỏ ko sx loạt đc giá thành sẽ cao, ko canh tranh đc cũng sẽ chết.
Không đủ công nghệ, trình độ sản xuất để cạnh tranh thì phải chấp nhận, những thằng top đầu thế giới bây giờ có thằng nào ko mạnh về công nghệ và cnsx. Hiện giờ máy móc, AI thay thế sức người nên năng suất lao động tăng cao, đời sống cải thiện mới làm tiền đề cho ngành dv phát triển, nhưng bất cứ lúc nào có vấn đề gì đấy như khủng hoảng, chiến tranh thì những thằng nắm công nghệ, mạnh về sx mới là thằng cầm chịch.
Không có công nghệ cao, kinh nghiệm sx làm xương sống mà đòi thu nhập cao thì chỉ có tiến lên xhcn không tưởng
Các cụ bị vướng vào cái vòng luẩn quẩn con gà, quả trứng rồi. Cứ ngồi nhìn mấy thằng có lịch sử phát triển trăm năm để nghĩ phải đc như nó thì có cái như nó mà ko thấy rằng SXCN, SX hàng hóa đã bc vào thời đại toàn cầu hóa mà ở đó vận tải, thông tin và chính sách, thị trường đã biến đổi hoàn toàn. Năm xưa các sản phẩm mang tính tự cũng, tự cấp rồi mới bán ra nc ngoài và cũng ko đơn giản do chi phí vận tải lớn, do các chính sách ngăn sông cấm chợ.
Ngày nay TG dưới tác động của toàn cầu hóa, thế giới phẳng ra và làm cho không gian địa lý như hẹp lại. Sx cn hiện nay là sx hàng hóa qui mô lớn. Ko có vốn lớn đầu tư qui mô lớn, sản phẩm sx loạt với giá thành rẻ, chất lượng tốt đủ cạnh tranh thì ko bao h bán đc hàng vì chỉ với 1 dòng chữ search google ng ta có thể so sánh sản phẩm và đi chợ toàn cầu.
Chính vì thế cái tư duy phải có thợ bậc 7-8 cọc cạch vặn từ con ốc, chế tạo từng cái ren rồi đúc ra các khối thép nó quá lạc hậu và ko phải là tư duy làm công nghiệp. Chính thế nên cái ô tô Vinaxuki của 1 anh cơ khí giao thông là ông Nguyễn Văn Huyên với Vinaxuki ấy mới ko thể tồn tại. SX CN chính là con đường mà Vova đang đi, ko dám chắc sẽ thành công tới đâu nhưng đó chính là con đường. Nếu Vinfast có thất bại thì còn đó VNM với các trang trại bò sữa lớn nhất Châu Á, với nhà máy SX tự động hoàn toàn đảm bảo năng suất và chất lượng cạnh tranh quốc tế.
Vì vậy SX CN thời hiện đại phải bắt đầu từ qui mô vốn lớn, quản trị đẳng cấp quốc tế và tư duy toàn cầu. VNM bắt đầu tại VN và đã vươn mình ra quốc tế với sp xk tới hơn 50 nc , với trang trại bò sữa tại Lào, với nhà máy sx sữa ko có công nhân đứng chuyền. VIN tính bắt đầu là tại Ukraina vì thế đừng hỏi Vova về tư duy toàn cầu. Thặng dư từ đất đai Vova có đc còn sạch sẽ chán so tích lũy tư bản của các nc đế quốc mà nhiều cụ đang ca ngợi nền CN của nó. Hoàn thiện thể chế, luật pháp để tránh sự thao túng từ các chaebol rồi sẽ phát sinh tại VN đó là điều phải tính đến từ lúc này
Nếu 1 nền cnsx mà đi từ 1 xưởng sx của cụ Rachfan thì mãi mãi ko có cửa theo đc các quốc gia khác mà phải bắt đầu từ các bài toán vốn, thị trường, nhân lực ở tầm cấp như VNM, Vietjet hay Vinfast hoặc Massan đang làm. Mà muốn làm đc như họ chẳng phải là từ vốn tích lũy và đầu tư khủng+ tư duy toàn cầu đó sao?