[Funland] Liêu Ninh và cách đánh

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Đánh giá nguy cơ từ chương trình tàu sân bay Trung Quốc

6:42 PM, 25/07/2013, Views: 3818 | By Nhân Vũ

VietnamDefence - Nếu có các tàu sân bay thực thụ, hải quân Trung Quốc sẽ khiến Mỹ né tránh giao chiến, sẽ có khả năng tấn công toàn lãnh thổ Nhật, Sakhalin, quần đảo Kurils và Kamchatka của Nga và có thêm thế mạnh trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Chương trình tàu sân bay của Trung Quốc chỉ bị cầm chân bởi chất lượng động cơ.

>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (1)
>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (2)
>> So sánh sức mạnh hải quân Trung-Nhật
>>Vì sao Trung Quốc không đánh Đài Loan?
>> Trung Quốc sẵn sàng đánh lớn

Sau những thử nghiệm kéo dài nhiều năm, Trung Quốc đã triển khai đóng hàng loạt cá tàu khu trục lớp Type 052С/D, frigate lớp Type 054А, corvette lớp Type 056. Nhờ các cơ sở đóng tàu lớn nhất thế giới, điều đó sẽ dẫn tới hình thành hạm đội lớn thứ hai trên thế giới. Về chất lượng, nó sẽ vẫn thua kém, dù không nhiều, các lực lượng hải quân tiên tiến nhất thế giới hiện nay là hải quân Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Sự phát triển tiếp theo của hải quân Trung Quốc sẽ tất yếu đi theo con đường đóng tàu sân bay.

Nếu như Trung Quốc không định đóng tàu sân bay thì họ đã chẳng mua tàu sân bay Varyag, vốn đã được đóng hoàn thiện thành tàu Liêu Ninh. Vì những đặc điểm kết cấu của mình, tàu này không phải là tàu sân bay thực thụ và sẽ được hải quân Trung Quốc sử dụng tàu huấn luyện-thí nghiệm. Sau đó, sẽ là việc đóng một loạt các tàu sân bay “bình thường” ở ngay tại Trung Quốc theo các thiết kế của Trung Quốc, nếu không tàu sân bay thí nghiệm sẽ chẳng cần thiết phải có.

“Đối với phương Tây, khía cạnh hải quân của chương trình xây dựng quân đội của Trung Quốc là đáng quan tâm nhất bởi lẽ đụng độ trên bộ với quân đội Trung Quốc, NATO sẽ không có cơ hội” Không còn nghi ngờ, Bắc Kinh sẽ bắt đầu đóng các tàu sân bay lớn hơn, có kích thước vượt trội tàu Liêu Ninh và có thể sánh được với các tàu sân bay Mỹ. Việc đóng các tàu sân bay cỡ nhỏ hơn là vô nghĩa bởi lẽ các tàu loại này sẽ được đóng hoặc là để hoạt động ở vùng biển xa và đại dương, hoặc là để tác chiến với một địch thủ rất mạnh (hải quân Mỹ và Nhật Bản), hoặc là thậm chí dùng để sử dụng chống một địch thủ đáng gờm ở khoảng cách khá xa bờ biển Trung Quốc (như hải quân của Mỹ hay Ấn Độ). Dẫu sao, trên mỗi một tàu sân bay như thế, cần phải có càng nhiều càng tốt máy bay, nhiên liệu và đạn dược.

Số lượng tàu sân bay mà Trung Quốc sẽ đóng rõ ràng là hiện giờ khó mà xác định chính xác được. Chắc chắn sẽ là 6 chiếc, không kể tàu Liêu Ninh, mỗi hạm đội của Trung Quốc (Bắc Hải, Đông Hải, Nam Hải) sẽ có 2 tàu sân bay, bằng với số lượng tàu sân bay trong biên chế Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Mỗi cụm tàu sân bay Trung Quốc, ngoài bản thân tàu sân bay, sẽ gồm 4 tàu khu trục lớp Type 052С/D và 4 frigate lớp Type 054А (hay trong tương lai, các tàu khu trục và frigate thuộc các lớp mới), cũng như 2-3 tàu bảo đảm. Trung Quốc chắc chắn sẽ có đủ số lượng tàu hộ tống cần thiết cho tất cả các tàu sân bay vào thời điểm đưa vào biên chế tàu sân bay đầu tiên trong số đó.

Những khó khăn chính

Khó khăn của Trung Quốc là họ không có kinh nghiệm đóng các tàu như vậy. Tàu Varyag-Liêu Ninh và hơn nữa là các tàu sân bay đồng nát mua trước đó là Kiev và Minsk của Liên Xô, cũng như và Melbourne của Australia sẽ không cho phép các nhà khoa học và kỹ sư Trung Quốc có được các công nghệ cần thiết do kích thước nhỏ và thiết kế cổ lỗ sĩ của các tàu này. Chắc chắn, các kỹ sư Trung Quốc sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng tàu sân bay São Paulo của Brazil (tàu sân bay Foch của Pháp trước đây), tuy nhiên, giá trị của nó cũng hạn chế vì tàu này có kích thước nhỏ hơn tàu Liêu Ninh, đồng thời lại đóng trước khá lâu. Điều đáng quan tâm ở tàu này chỉ là các máy phóng máy bay.

Như vậy, Trung Quốc sẽ phải đóng tàu sân bay nội địa của mình dù là có bắt chước các giải pháp của nước ngoài.

Vấn đề quan trọng nhất là hệ thống động lực dành cho tàu sân bay, tức là nó sẽ là động cơ thông thường hay hạt nhân. Hiện nay, trong tất cả các ngành của công nghiệp quốc phòng, Trung Quốc gặp những khó khăn nghiêm trọng nhất chính là trong ngành chế tạo động cơ (động cơ cho xe tăng, máy bay và tàu). Giải quyết nhiệm vụ chế tạo động cơ, dù là thông thường, cho tàu sân bay cũng sẽ sẽ cực kỳ khó khăn đối với Trung Quốc, chứ đừng nói đến chế tạo lò phản ứng hạt nhân. Tuy nhiên, Bắc Kinh từ lâu đã chế tạo động cơ hạt nhân cho tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đường đạn và tàu ngầm nguyên tử tấn công, nên họ hoàn toàn đủ sức chế tạo lò phản ứng cho tàu nổi.

Một vấn đề không kèm phần quan trọng là lựa chọn loại máy bay trên hạm cho tàu sân bay mới. Đó có thể không chỉ là loại máy bay mới chỉ có 2 chiếc là J-15 vốn sao chép từ mẫu chế thử đầu tiên của Su-33, mà còn cả các biến thể trên hạm của tiêm kích J-10 và tiêm kích mới J-31 được cho là có tham vọng trở thành tiêm kích thế hệ 5. Hiện thời, các biến thể này chưa tồn tại, nhưng việc nghiên cứu chế tạo chúng đang được tiến hành. Cũng có khả năng có sự kết hợp các biến thể này. Ngoài ra, Trung Quốc chắc chắn sẽ phát triển một loại máy bay chỉ huy/báo động sớm trên hạm. Đây là nhiệm vụ khá phức tạp nên hiện chỉ có Mỹ giải quyết được.

Kinh nghiệm thế giới cho thấy, tất cả các nước có các tàu sân bay “bình thường” đều bắt đầu từ việc đóng tàu sân bay thông thường, sau đó mới đóng tàu sân bay hạt nhân. Tuy nhiên, kinh nghiệm này là cực kỳ hạn chế bởi vì vào nửa cuối thế kỷ XX, các tàu sân bay cỡ nhỏ biên chế các máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng Harrier thay cho các máy bay thông thường đã trở nên phổ biến. Các tàu sân bay kiểu này được đóng ở Anh (một chiếc trong số đó sau này được bán cho Ấn Độ), Italia và Tây Ban Nha (đóng cho hải quân Tây Ban Nha và Thái Lan). Rõ ràng là Trung Quốc không cần các tàu sân bay như thế, hơn nữa, họ cũng không có máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng.


(Còn tiếp)

Nguồn: Logic trường thành trên biển của Trung Quốc / Aleksandr Khramchikhin, Phó Giám đốc Viện Phân tích chính trị và quân sự (Nga) // VPK, № 17 (485), ngày 1.5.2013.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc: TSB Liêu Ninh vượt trội lớp 22DDH Nhật Bản

(Kienthuc.net.vn) - Chuyên gia quân sự Trung Quốc tuyên bố năng lực chiến đấu của tàu sân bay Liêu Ninh vượt trội hoàn toàn tàu sân bay 22DDH của Nhật Bản.



Theo trang mạng Qianzhan, Nhật Bản đang tích cực đóng tàu sân bay lớp 22DDH đầu tiên. Đây được xem là tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản kế từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, với lượng giãn nước toàn tải 27.000 tấn.
So với tàu chở trực thăng Shirane và Hyūga được trang bị cho Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF), 22DDH sử dụng boong tàu rộng và vị trí hạ/cất cánh máy bay bên mạn tàu lớn hơn so với Hyūga, phù hợp với yêu cầu cất hạ cánh, dừng đỗ của tiêm kích F-35B hay máy bay vận tải MV-22 Osprey.
Phác họa tàu sân bay 22DDH của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF).

22DDH tuy không có khoang trũng phục vụ hoạt động tàu đổ bộ nhỏ (chứa bên trong tàu), nhưng có thể dựa vào trực thăng vận tải trên tàu đưa binh lính lên “đảo xa” một cách nhanh chóng. Do các đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và các nước láng giềng chủ yếu là diện tích nhỏ, lực lượng đổ bộ quy mô lớn khó có thể triển khai, nên việc sử dụng trực thăng để đổ bộ là rất khả thi.
Tàu sân bay 22DDH có chiều dài 248m, lượng giãn nước toàn tải 27.000 tấn, trên boong tàu có đủ không gian cho 14 trực thăng.
Về hỏa lực phòng vệ, trên tàu được trang bị 2 pháo cao tốc và 2 bệ tên lửa đối không SeaRAM đảm nhận nhiệm vụ phòng không. Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống phóng mồi tiên tiến và các vũ khí chống ngầm như hệ thống gây nhiễu âm thanh.
Trang mạng An ninh Toàn cầu của Mỹ chỉ ra, 22DDH có thể chứa được 12 máy bay tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng F-35B.
Theo đánh giá giới phân tích quốc tế thì 22DDH hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu hoạt động của tiêm kích F-35B.

Tạp chí Khán Hòa cho rằng, trong tương lai với khả năng tảng hình và radar mảng pha hiện đại của F-35B cất cánh từ tàu lớp 22DDH, có thể thực hiện “khai hỏa trước đối phương” đối với máy bay J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Nhưng bước vào giai đoạn không chiến trên không, J-15 có thể sử dụng những lợi thế như về tốc độ để chiếm thể chủ động.
Cũng theo tạp chí này, sức chiến đấu tổng hợp của 8 máy bay F-35B không thể thua kém so với 24 máy bay J-15 của Trung Quốc. Hoặc có thể hiểu là sức chiến đấu của tàu lớp 22DDH và tàu Liêu Ninh là tương đương nhau.
Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Trung Quốc Thôi Dật Lương cho rằng, lượng giãn nước của tàu Liêu Ninh của Trung Quốc hơn hẳn 22DDH của Nhật Bản, ưu thế rõ ràng về số lượng máy bay lẫn lượt máy bay trên tàu sân bay Trung Quốc. Nếu so sánh sức chiến đấu toàn diện của hai biên đội tàu sân bay này thì tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc có ưu thế tuyệt đối.
Chuyên gia Trung Quốc khẳng định tàu sân bay Liêu Ninh hoàn toàn vượt trội 22DDH.

Ông Thôi Dật Lương chỉ ra, trong thời gian chiến tranh lạnh, Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) đã tìm hiểu về kế hoạch đóng tàu sân bay cỡ vừa và lớn. Nhìn vào khả năng tổng thể hiện nay của Nhật Bản, một khi vượt qua giới hạn về mặt pháp luật, thì việc tạo ra một tàu sân bay có lượng giãn nước tương đương với tàu sân bay Liêu Ninh không còn là vấn đề, thậm chí có thể tạo ra một tàu khổng lồ hơn so với tàu sân bay Mỹ và Anh.
Tất nhiên, trong tương lai gần thì điều này khó có thể xảy ra do Nhật Bản vẫn còn vướng nhiều ràng buộc và không dễ để Mỹ chấp nhận. Nhưng kế hoạch đóng tàu sân bay của Nhật Bản vẫn đáng để Trung Quốc phải hết sức cảnh giác.
 

cardreamer

Xe điện
Biển số
OF-147473
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
3,061
Động cơ
393,317 Mã lực
Nơi ở
Quảng Ninh
Nói xin lỗi các cụ, chứ trông cái con Niêu này như cái nhà thổ í, tàu chiến mà đèn đóm xanh đỏ rõ cưa sừng làm nghé. Có lẽ một số lãnh đạo TQ đã trung thực khi nói rằng sắm nó về để huấn luyện kỹ năng ban đầu cho phi công hải quân để chuẩn bị cho sau này, chỉ có các bác Khựa thích thẩm du là say đắm với những tính năng giời ơi đất hỡi; và các bác rỗi hơi bên ta thì đem dọa ma con cháu thôi. Em thật các cụ, có chiến sự em đố nó dám vào Biển Đông đấy!
 

tranbinhdinh

Xe hơi
Biển số
OF-89542
Ngày cấp bằng
23/3/11
Số km
114
Động cơ
407,240 Mã lực
Mấy em J hạ cánh ko chuẩn có thể kéo em LN này xuúong gặp Poseidon!
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực
Nói xin lỗi các cụ, chứ trông cái con Niêu này như cái nhà thổ í, tàu chiến mà đèn đóm xanh đỏ rõ cưa sừng làm nghé. Có lẽ một số lãnh đạo TQ đã trung thực khi nói rằng sắm nó về để huấn luyện kỹ năng ban đầu cho phi công hải quân để chuẩn bị cho sau này, chỉ có các bác Khựa thích thẩm du là say đắm với những tính năng giời ơi đất hỡi; và các bác rỗi hơi bên ta thì đem dọa ma con cháu thôi. Em thật các cụ, có chiến sự em đố nó dám vào Biển Đông đấy!
Chưa chắc đã đủ sức mà bò xuống Biển Đông được, tầu chiến mà dùng động cơ của tàu dân sự.[-(
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu sân bay Trung Quốc sẽ có máy phóng máy bay?

(Kienthuc.net.vn) - Tàu sân bay tương lai của Hải quân Trung Quốc có thể sẽ trang bị máy phóng máy bay do Ukraine chế tạo thay vì dùng boong phóng nhảy cầu.



Theo tạp chí Khán Hòa, Không quân Hải quân Trung Quốc sẽ sớm có khả năng triển khai tiêm kích hạng nặng trên tàu sân bay với việc trang bị máy phóng do Ukraine chế tạo.
Hiện tại, Trung Quốc chỉ sở hữu máy bay tiêm kích trên hạm J-15 là có khả năng cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh. Những máy bay khác như các loại máy bay cảnh báo sớm KJ-200 và KJ-2000 là quá nặng để cất cánh từ tàu sân bay này. Hải quân Trung Quốc phải dựa vào những máy bay trực thăng như Ka-31 và Z-8YJ để đóng vai trò máy bay cảnh báo sớm.
Cũng theo nguồn tin của Khán Hòa, ngoài khu vực huấn luyện phi công tàu sân bay ở Crimea, Ukraine cũng đang phát triển máy phóng trên tàu sân bay – thiết bị nhiều khả năng sẽ được Trung Quốc sử dụng cho tàu sân bay trong tương lai.
Hải quân Trung Quốc đã đưa một máy phóng vào sử dụng để huấn luyện phi công tại cơ sở huấn luyện trên mặt đất.
Ảnh ghép của cư dân mạng Trung Quốc "mơ" tới tàu sân bay có máy phóng thủy lực.

Tàu sân bay với hệ thống máy phóng sẽ có khả năng đem theo được nhiều máy bay hoạt động trên tàu sân bay. Ngoài ra, các máy bay cũng sẽ được đưa vào hoạt động nhanh hơn so với tàu sân bay chỉ có đường băng kiểu nhảy cầu.
Hiện nay, trên thế giới chỉ có tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ và tàu Charles de Gaulle của Pháp được trang bị hệ thống máy phóng thủy lực cho phép cả máy bay vận tải cánh quạt cất cánh, thay vì chỉ là máy bay phản lực. Ngoài ra, các tiêm kích phản lực cũng không phải giảm tải trọng khi cất cánh trên hạm.
Trong khi đó, các tàu sân bay Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều nước khác lại chọn boong phóng kiểu nhảy cầu. Với kiểu boong phóng này chỉ cho phép tiêm kích phản lực cất cánh trong khi máy bay động cơ cánh quạt không thể. Không những thế, tiêm kích phản lực buộc phải giảm tải trọng mang vác. Ví dụ, tiêm kích hạm Su-33 và J-15 đều phải giảm tải trọng vũ khí từ 8 tấn xuống 6 tấn.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Học giả Đài Loan trêu tức Trung Quốc: 1 Izumo (Nhật) = 2 Liêu Ninh

Thứ ba 13/08/2013 11:31
ANTĐ - Tạp chí “Tuần báo Á châu” của Hồng Kông ngày 18/08 (Bản quảng cáo trước nội dung) có 1 bài viết như trêu tức Đại Lục, khi so sánh 12 chiếc F-35 trên tàu sân bay DDH-183 Izumo của Nhật vừa hạ thủy, có sức mạnh vượt trội 48 chiếc J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh.

Bài viết trên “Tuần báo Á châu” mang tiêu đề “Tàu sân bay Izumo của Nhật đấu với Quân giải phóng Trung Quốc” của tác giả Sái Dực, một học giả chuyên về quan hệ quốc tế, Giám đốc điều hành Quỹ nghiên cứu tổng hợp Đông Á của Đài Loan (Trung Quốc). Trong bài viết, học giả này đã khẳng định tàu sân bay Izumo của Nhật, sẽ vượt trội tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc, nếu nó được trang bị theo hướng mang theo 12 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35B của Mỹ.
Bài viết cho biết, ngày 06/08 vừa qua, tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH mang số hiệu DDH-183 Izumo đã được hạ thủy, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của lực lượng hải quân Nhật Bản. Một điều mà mọi người không hiểu được là tại sao 1 chiến hạm có lượng giãn nước tới 27.500 tấn, mà lại bị Nhật xếp vào loại “tàu khu trục” khi trên thực tế nó đúng là 1 tàu sân bay trực thăng.

Tàu sân bay DDH-183 Izumo của Nhật có khả năng mang theo 12 chiếc F-35B


Xét về tải trọng, Izumo còn lớn hơn cả tàu sân bay Garibaldi của Italia (14.000 tấn), tàu sân bay Principe of Asturias của Tây Ban Nha (17.000 tấn), tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet của Thái Lan (11.450 tấn), tàu sân bay lớp Invincible của Anh (21.000 tấn), tàu sân bay Dokdo của Hàn Quốc (19.000 tấn), ngang tàu sân bay Cavour của Italia (27.100 tấn), xấp xỉ tàu sân bay INS Virrat của Ấn Độ (28.700 tấn), kém một chút so với tàu sân bay Sao Paulo được Brazil mua của Pháp (32.700 tấn).
Với lượng giãn nước 27.500 tấn và tính năng lưỡng dụng (có thể mang theo cả máy bay trực thăng và máy bay phản lực cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng), DDH-183 Izumo được các chuyên gia quân sự xếp vào loại tàu sân bay, việc Nhật Bản gọi nó là tàu khu trục là cách nọ “né” sự chế ước của bản “Hiến pháp hòa bình”, cấm nước này không được phát triển các loại vũ khí có tính chất tiến công.

Máy bay F-35 của Mỹ đang tiếp dầu trên không


Bài báo cho biết, sở dĩ việc 22DDH hạ thủy gây sự quan tâm lớn của dư luận quốc tế, là bởi trên thực tế nó là một tàu sân bay hạng nhẹ có sức tấn công rất mạnh. Dự tính của các chuyên gia quân sự Mỹ là nó có thể mang theo tới 12 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5, phiên bản cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng F-35B.
Ông Sái Dực phân tích một cách rất “số học” là, theo nghiên cứu của Mỹ, 1 máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 có thể thắng được 4 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4. Như vậy 12 chiếc F-35B trên Izumo, có sức mạnh bằng 48 chiếc máy bay thế hệ thứ 4 như tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc, mà Liêu Ninh chỉ mang được tối đa 24 chiếc J-15. Điều này đồng nghĩa với việc tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc, sẽ hoàn toàn thất bại, khi đối đầu với tàu sân bay lớp 22DDH của Nhật Bản.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc có thể biến TSB Liêu Ninh thành "sở chỉ huy"?

(Kienthuc.net.vn) - Chuyên gia quân sự Đài Loan cho rằng, tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc sẽ đóng vai trò soái hạm.



* Soái hạm hay còn được gọi là kỳ hạm là một chiến hạm dùng bởi tư lệnh của nhóm tàu chiến đấu hải quân (đó có thể là hạm đội, hải đoàn...).
Theo chuyên gia Lin Ying-yu – Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế và Nghiên cứu Chiến lược (Đại học Tamkang, Đài Loan), tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang tên Liêu Ninh có khả năng được hải quân sử dụng như là soái hạm thay vì tàu chiến đấu.
Từ khi được thành lập vào năm 1949 tới nay, Hải quân Trung Quốc luôn tồn tại 2 điểm yếu lớn: tác chiến chống tàu ngầm và phòng không trên biển. Liêu Ninh được thiết kế chủ yếu không thực hiện các cuộc không kích bằng tiêm kích hạm J-15 nhưng nó có thể giúp xóa bỏ 2 điểm yếu lớn cho hải quân.
Theo ông Lin, với khả năng chỉ huy tốt hơn, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát và trinh sát, Liêu Ninh sẽ phục vụ tốt hơn như một tàu chỉ huy, tích hợp các hệ thống phòng không với tàu mặt nước xung quanh nó.
Tiêm kích hạm J-15 làm nhiệm vụ phòng không bảo vệ phi đội săn ngầm.

Tiêm kích J-15 có thể làm nhiệm vụ hộ tống bảo vệ trên không cho phi đội trực thăng chống ngầm cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh thực hiện các cuộc tấn công tàu ngầm đối phương. Điều này sẽ lấp đầy 2 thiếu sót lớn của Hải quân Trung Quốc.
Ngoài ra, J-15 có thể bắn hạ máy bay tác chiến chống ngầm P-3C Orion thế hệ mới của Đài Loan trong một cuộc xung đột tiềm năng.
Trong tương lai, Liêu Ninh cũng sẽ phục vụ như là một nền tảng làm nhiệm vụ dẫn đường và chỉ huy phương tiện bay không người lái trên chiến trường.
Bình luận về khả năng tác chiến chống tàu sân bay Trung Quốc của Quân đội Đài Loan. Ông Lin cho rằng, tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Hùng Phong III đang được trưng bày tại Triển lãm Công nghệ Hàng không Vũ trụ và Quốc Phòng Đài Loan có thể không phải là lựa chọn tốt nhất để chống tàu sân bay đối phương. Tàu ngầm sẽ hữu ích hơn, vì chúng không dễ bị phát hiện bởi đội tàu mặt nước của Hải quân Trung Quốc.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hải quân Trung Quốc thua xa Nga, Mỹ

(Kienthuc.net.vn) - Hải quân Trung Quốc tuy đã xây dựng lực lượng tàu chiến đông đảo, hùng hậu nhưng vẫn còn khoảng cách so với Nga, Mỹ.



Tuần báo Russian Military Messenger vừa đăng tải bài viết “Sau 20 năm nữa Trung Quốc mới có thể trở thành cường quốc trên biển” của Phó Chủ tịch Học viện các vấn đề địa chính trị, Tiến sĩ Khoa học Quân sự Konstantin Sivkov.
Theo bài viết, Hải quân Trung Quốc có khoảng 250.000 quân, có một tàu sân bay Liêu Ninh, 3 tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo, 5 tàu ngầm hạt nhân tấn công, khoảng 60 tàu ngầm phi hạt nhân, khoảng 60 tàu khu trục và tàu hộ vệ, hơn 160 tàu quét mìn và tàu đổ bộ, khoảng 300 tàu cao tốc các loại.
Bài viết cho rằng, phần lớn công nghệ tàu chiến của Hải quân Trung Quốc lạc hậu. Nhưng hiện nay tốc độ phát triển của Hải quân Trung quốc được xếp vào hàng đầu thế giới, một loạt các tàu chiến kiểu mới lần lượt được biên chế.
Tàu ngầm: đông nhưng chưa mạnh

Theo bài viết, tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo Type 094 là nền móng lực lượng trọng tâm của Hải quân Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc có 3 tàu ngầm Type 094 và 3 tàu đang được đóng.
Những tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể tiêu diệt được mục tiêu tại Mỹ, Nga và các nước châu Âu. Nhưng so với tiêu chuẩn hiện nay, tiếng ồn của loại tàu ngầm này quá lớn, chỉ có thể được triển khai tại khu vực nước nông, cũng không thể đảm bảo được nó có giải quyết được vấn đề nó có thể tránh được các cuộc tấn công chống tàu ngầm của đối phương. Xét đến khía cạnh thiết bị tìm kiếm tàu ngầm cố định và cơ động của Mỹ đã phát triển đến mức rất cao, Hải quân Trung Quốc rất khó giải quyết vấn đề này.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 của Trung Quốc.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 thuộc tàu ngầm hạt nhân kiểu mới của Hải quân Trung Quốc. Và đã có 2 tàu được biên chế sử dụng, một tàu đang được đóng. Trung Quốc có kế hoạch đóng 5 tàu ngầm hạt nhân Type 095 – biến thể nâng cấp của Type 093 trước năm 2020.
Tàu ngầm phi hạt nhân do Trung Quốc sản xuất bao gồm lớp Type 041 và Type 039. Thông số kỹ thuật của tàu ngầm Type 041 và 039 đã đạt trình độ thế giới, có thể đối phó hiệu quả tàu ngầm hạt nhân Los Angeles của Mỹ và Project 971 Schuka-B của Nga.  
Ngoài tàu ngầm được đóng từ trong nước, Hải quân Trung Quốc còn trang bị 12 tàu ngầm lớp Kilo Project 636 và Project 877EKM của Nga. Những tàu ngầm này có thể phối hợp với tàu chống ngầm và không quân hải quân để hoàn thành nhiệm vụ săn tàu ngầm tại khu vực ven biển Trung Quốc.
Tóm lại, sau một thời gian rất dài, khả năng của tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc khi tác chiến viễn dương vẫn còn hạn chế. Nhưng xét về số lượng tàu ngầm, nó vẫn có thể phối hợp với lực lượng lục quân và không quân hải quân để gây thiệt hại đáng kể cho đối phương.
Tàu sân bay Liêu Ninh: giá trị không lớn
Đối với các tàu chiến mặt nước kiểu mới của Trung Quốc, đầu tiên phải đề cập đến đó là tàu sân bay Liêu Ninh. Trang bị của nó cho thấy sức mạng tàu sân bay Trung Quốc bắt đầu được thiết lập.
Tàu Liêu Ninh vốn là tàu sân bay cũ Varyag do Liên Xô đóng, được mua từ Ukraine với giá rẻ nhất thế giới, 20 triệu USD. Trong quá trình cải tạo, thiết bị kỹ thuật chủ yếu của nó là do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo. Về lý thuyết, tàu sân bay Liêu Ninh có thể mang được khoảng 60 máy bay, bao gồm 40 tiêm kích hạm J-15 và khoảng 20 trực thăng các loại.
Tàu sân bay Liêu Ninh hiện không có nhiều giá trị đáng để quan tâm.

Tuy nhiên, giới phân tích quốc tế bao gồm cả chuyên gia Mỹ cho rằng, ý nghĩa của tàu sân bay Liêu Ninh không lớn. Đầu tiên là về tính năng chủ yếu của J-15 như hệ thống điện tử, vũ khí trang bị kém hơn so với máy bay F/A-18E/F của Mỹ.
Tiếp theo, hiện nay tàu sân bay Liêu Ninh vẫn chưa được trang bị hệ thống radar dẫn đường và các loại vũ khí chiến đấu và trinh sát, khiến khả năng tác chiến của nó bị suy yếu lớn. Cuối cùng là tàu sân bay Liêu Ninh hầu như không có khả năng tự bảo vệ, chỉ có thể tấn công mục tiêu trên không bay ở tầm thấp. Và Trung Quốc có thể phải mất 1-2 năm nữa mới có thể đóng được một tàu sân bay giá trị thực sự.
Tàu chiến mặt nước tuy mạnh nhưng vẫn yếu thế

Bài viết chỉ ra, tàu khu trục hiện đại nhất của Hải quân Trung Quốc thuộc 2 lớp Type 051C và 6 chiếc Type 052C. So với 4 tàu khu trục hiện đại Project 956 do Nga chế tạo thì các tàu này được trang bị hệ thống tên lửa chống tàu, phòng không mạnh hơn hẳn.
Về phần lực lượng tàu hộ vệ, Trung Quốc có trong biên chế khá nhiều tàu hộ vệ Type 053 và Type 054. Tuy nhiên, Type 054A là loại hiện đại nhất được thiết kế tàng hình, vũ khí chống tàu và phòng không mạnh mẽ có thể đối phó hiệu quả các cuộc tấn công từ trên không.
Dựa vào lực lượng tàu chiến đấu mặt nước trên, Trung Quốc có thể tổ chức thành 6 đội tàu chiến, hoặc 1 đội tàu sân bay cộng thêm 23 tàu chiến. Dưới sự phối hợp của tàu ngầm và không quân hải quân, có thể tiêu diệt được một đội tàu sân bay của Mỹ.
Tuy lực lượng tàu chiến mặt nước Trung Quốc khá mạnh nhưng vẫn còn "khoảng cách lớn" khi so với Nga, Mỹ.

Tuy nhiên, lực lượng như vậy chưa phải là đủ để Hải quân Trung Quốc có thể đối kháng hiệu quả Hải quân Mỹ tại khu vực biển viễn dương. Thậm chí, ngay cả khi so với Hải quân Nga, Trung Quốc cũng có khoảng cách không nhỏ vì Nga có lợi thế rất lớn về tàu ngầm.
Trong phòng thủ vùng ven biển, tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 thể hiện sự nổi trội trong lực lượng phòng vệ ven biển Trung Quốc. Nó được trang bị một loạt thiết bị phóng tên lửa chống tàu mặt nước Ưng Kích -83 và hệ thống phòng không FL-3000N. Hiện nay, Trung Quốc có khoảng 10 tàu hệ vệ kiểu này. Trung Quốc còn trang bị hơn 40 tàu cao tốc tên lửa tàng hình Type 022 lớp Hồ Bắc.
Số lượng tàu này có thể giúp Hải quân Trung Quốc tổ chức xây dựng 3 đội tìm kiếm và tấn công tàu ngầm đối phương tại khu vực ven biển hoặc nhiều nhất là 10 đội tàu chiến đấu trang bị tên lửa để đối phó với tàu mặt nước của đối phương.
Không quân hải quân

Trong Không quân Hải quân Trung Quốc, lực lượng tấn công (tức là máy bay tấn công tàu mặt nước) tương đối phát triển. Hải quân Trung Quốc hiện có 48 tiêm kích đa năng Su-30MK2 và J-16 (sao chép công nghệ Su-30MK), số lượng nhỏ tiêm kích nội địa J-10A, 54 máy bay cường kích JH-7A và 124 tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ J-8II.
Tiêm kích hiện đại nhất Không quân Hải quân Trung Quốc, Su-30MK2.

Những máy bay chiến đấu này đủ để bảo vệ tàu hải quân tại khu vực ven biển tránh được các cuộc tấn công từ trên không của đối phương. Nó còn có thể phát động cuộc tấn công tập trung đối với tàu chiến đối phương ở vùng ven biển.
Bài viết chỉ ra, không ít chuyên gia quân sự khi so sánh lực lượng Hải quân Trung Quốc và Nga cho rằng, Hải quân Trung Quốc chiếm ưu thế áp đảo. Điều này không hoàn toàn đúng, hiện nay Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga đủ để đối kháng với Hải quân Trung Quốc.
Nếu Hải quân Trung Quốc và Nga đều duy trì đà phát triển như hiện nay, sau 7 hoặc 12 năm nữa Hải quân Trung Quốc mới có thể chiếm ưu thế tuyệt đối.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Chuyên gia Trung Quốc biện minh về 'vấn đề' của tàu sân bay Liêu Ninh

Sáng 23/8 vừa qua, tàu sân bay Liêu Ninh đã cập cảng Nhà máy Đóng tàu Đại Liên, làm dấy lên đồn đoán về khả năng chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã gặp phải vấn đề lớn.

Đây là lần đầu tiên tàu sân bay Liêu Ninh trở về bến cũ, nơi nó nằm đó 11 năm để phục vụ hoạt động cải tạo từ tiền thân là tàu Varyag mua từ Ukraine và mới rời đi từ ngày 25/2/2013 để tới đỗ ở căn cứ tàu sân bay Thanh Đảo.

Tàu sân bay Liêu Ninh đỗ ở cảng Đại Liên. Ảnh: Internet.
Việc tàu sân bay Liêu Ninh quay lại Nhà máy Đóng tàu Đại Liên sau khi hoàn thành đợt thí nghiệm nghiên cứu khoa học và huấn luyện trên biển lần thứ ba đã làm dấy lên đồn đoán cho rằng nó đã xuất hiện vấn đề, cần phải sửa chữa quy mô lớn, thậm chí là phải chỉnh sửa lại.
Theo chuyên gia tàu sân bay Trung Quốc Lý Kiệt, sau khi đưa vào phục vụ, tàu sân bay vẫn phải định kỳ trở về nhà máy để tiến hành duy tu, bảo dưỡng, có chiếc tàu sân bay sau khi trở về còn phải nằm lại nhà máy 3-4 năm để duy tu, thay đổi và lắp đặt thêm thiết bị.
Trong khi đó, chuyên gia hải quân Lưu Giang Bình cho rằng lần trở về Đại Liên lần này của tàu sân bay Liêu Ninh là nhằm giải quyết vấn đề phát hiện trong quá trình thực nghiệm khoa học, gồm kết cấu thân tàu, hệ thống động lực, thiết bị đi cùng tàu, vũ khí…
Theo ông Lưu Giang Bình, đây là quy luật thông thường, bất cứ tàu sân bay nào trong quá trình thử nghiệm hay hoạt động trên biển đều phát hiện một số vấn đề, cần phải trở về nhà máy để duy tu.
Liên quan tới việc tàu sân bay Liêu Ninh sẽ ở lại Đại Liên bao lâu, ông Lưu Giang Bình cho rằng vấn đề này tới nay không thể biết được, cần phải xem tàu sân bay Liêu Ninh gặp phải vấn đề gì.
 

huyleck

Xe điện
Biển số
OF-138128
Ngày cấp bằng
11/4/12
Số km
2,105
Động cơ
398,977 Mã lực
Em này cha vòng vòng rồi thì dính 1 quả Brahmot là mấy chú lình công tử bỏ tàu chạy hết ấy mà, chú khựa này chỉ giỏi nát ma thôi chả có vẹo gì !
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Type 052D: “lá chắn” bảo vệ tàu sân bay Trung Quốc

(Kienthuc.net.vn) - Chuyên gia Trung Quốc cho rằng tàu khu trục mới nhất nước này Type 052D đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ tàu sân bay trong nhóm tàu chiến đấu.



Thời báo Hoàn Cầu mới đây đã đăng tải một số bức ảnh về chiếc tàu khu trục tên lửa Type 052D lần đầu tiến hành thử nghiệm trên biển tại khu vực biển Hoa Đông. Nhiệm vụ chủ yếu có thể là tiến hành thử nghiệm đối với động cơ tuabin khí của tàu.
Tàu khu trục Type 052D được trang bị hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng, radar mảng pha chủ động mạnh mẽ. So với Type 052C, hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng mới có thể phù hợp với nhiều loại tên lửa gồm: tên lửa hành trình Đông Hải-10 và tên lửa phòng không tầm xa Hồng Kỳ-9. Số lượng ống phóng tên lửa cũng được điều chỉnh từ 48 lên 64 ống, rõ ràng hỏa lực mạnh hơn so với tàu khu trục Type 052C Lan Châu.
Tàu khu trục Type 052D đầu tiên tiến ra biển thử nghiệm.

Truyền thông quốc tế đánh giá, tàu khu trục Type 052D thế hệ mới của Trung Quốc đã được hạ thủy. Type 052D là một loại tàu khu trục tên lửa đa dụng kiểu mới được phát triển trên nền tảng Type 052C, được trang bị hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng kiểu mới (64 ống), pháo hạm nòng đơn kiểu mới 130 mm, hệ thống tác chiến chỉ huy tổng hợp kiểu mới, hệ thống tên lửa phòng không tầm xa Hồng Kỳ 9, tên lửa hành trình đối đất, tên lửa chống tàu tầm xa và hệ thống radar mảng pha chủ động. Toàn bộ tính năng tổng hợp và khả năng tàng hình được nâng cao đáng kể, thiết bị động lực trên tàu cũng được nâng cấp.
Bình luận về vấn đề tàu khu trục Type 052D nếu gia nhập biên đội tàu sân bay sẽ đảm nhận nhiệm vụ gì? Chuyên gia Lý Lợi cho rằng, trong tương lai tàu này sẽ là lực lượng hành động rất quan trọng trong biên đội tàu sân bay, đóng vai trò chính trong bảo vệ an toàn tàu sân bay trước mối đe dọa từ trên không, trên biển.
Trước đây, Trung Quốc chưa từng có đội tàu quy mô lớn như vậy, trong tập trận có thể một tàu hộ vệ, một tàu khu trục, bao gồm một tàu tiếp tế tổng hợp có thể hợp thành một biên đội. Nhưng tàu sân bay muốn hành trình viễn dương thực sự, khi đối mặt với một số nhiệm vụ rất phức tạp, đều là do các tàu liên quan đi cùng đảm nhận. Vì bản thân tàu sân bay ngoài việc có thể chứa được máy bay trên tàu, thì khả năng phòng thủ trên không của tàu không có nhiều, cần phải dựa vào các tàu khu trục và tàu hộ vệ xung quanh, bao gồm cả tàu ngầm, tạo thành một rào cản rất tốt.
Theo một số nguồn tin, lượng giãn của Type 052D đã đạt tới 7.500 tấn.

Ông Lý Lợi nói thêm rằng, từ góc độ tàu khu trục, yêu cầu đầu tiên chính là trọng tải, trước đó tàu khu trục của Trung Quốc chỉ là tàu mấy nghìn tấn, đối với tàu trọng tải khoảng 5.000 tấn cũng tương đối lớn.
Nhưng, trong tương lai tàu khu trục cấp thế giới phải đạt đến 8 hoặc 9.000 tấn thậm chí 10.000 tấn, đây là xu hướng của hiện nay. Trọng tải lớn, một là hành trình viễn dương có thể càng xa, hai là có thể mang được nhiều vũ khí, có thể trang bị thêm radar mảng pha kiểu lớn. Tàu được trang bị tên lửa chống ngầm, tên lửa chống hạm, cũng có thể có cả tên lửa phòng không.
Nói đơn giản, tàu khu trục có lượng giãn nước 8-9.000 tấn là xu hướng phát triển tàu chiến trong tương lai, có thể trở thành lực lượng rất quan trọng của biên đội tàu sân bay.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Su-24 sẽ tiêu diệt tàu chiến Mỹ?
(Soha.vn) - Tàu chiến của Mỹ sẽ hoạt động bên ngoài phạm vi tác chiến của các hệ thống phòng thủ bờ biển của Syria, đặc biệt là hệ thống tên lửa chống hạm tối tân P-800 Yakhont.

Ủy ban chính sách đối ngoại Thượng viện Mỹ đã ủng hộ kế hoạch tấn công quân sự vào Syria của Tổng thống Obama. Như vậy, việc tấn công quân sự vào Syria sau cáo buộc nước này sử dụng vũ khí hóa học chỉ còn là vấn đề thời gian.
Hạm đội 5 và 6 Hải quân Mỹ đã bố trí quân ngoài khơi Địa Trung Hải và chỉ còn chờ lệnh khai hỏa. Theo như kế hoạch dự kiến ban đầu thì Mỹ sẽ chỉ sử dụng hạn chế các biện pháp quân sự đối với Syria bằng không quân và hải quân. Nhiều khả năng Mỹ sẽ tấn công Syria bằng tên lửa hành trình tấn công Tomahawk phóng từ các tàu chiến ngoài khơi Địa Trung Hải.

Su-24 là máy bay thế hệ 3 đầu tiên của Liên Xô được trang bị hệ thống dẫn hướng và tấn công kỹ thuật số.
Tàu chiến của Mỹ sẽ hoạt động bên ngoài phạm vi tác chiến của các hệ thống phòng thủ bờ biển của Syria, đặc biệt là hệ thống tên lửa chống hạm tối tân P-800 Yakhont với tầm bắn 300km, tốc độ nhanh gấp 3 lần tốc độ âm thanh.
Nếu muốn tấn công đáp trả hạm đội tàu chiến Mỹ, Syria phải sử dụng đến không quân. Trong biên chế Không quân Syria có một loại vũ khí có thể tạo nên những bất ngờ, thậm chí là thiệt hại lớn cho hạm đội tàu chiến Mỹ, đó là cường kích Su-24.
Su-24 Fencer (Kiếm sĩ) là một cường kích ném bom tiền tuyến được thiết kế bởi tập đoàn Sukhoi cho Không quân Liên Xô vào năm 1983. Máy bay được thiết kế để đột nhập mạng lưới phòng không đối phương nhằm tiêu diệt các mục tiêu mặt đất trong mọi điều kiện thời tiết và bất kể ngày đêm.
Máy bay được thiết kế theo kiểu cánh cụp cánh xòe để phù hợp với nhiệm vụ bổ nhào cắt bom ở độ cao thấp. Su-24 được trang bị hệ thống điện tử hiện đại cho nhiệm vụ tấn công mặt đất. Hệ thống nhắm mục tiêu PNS-24 kết hợp với thiết bị dẫn đường vô tuyến có thể thực hiện các chức năng sau: Cảnh báo địa hình, phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu, nhắm mục tiêu cho tên lửa, phát hiện hoạt động radar của đối phương.
Ngoài ra hệ thống này còn được sử dụng để kiểm soát quá trình hạ cánh. Biến thể Su-24M được trang bị hệ thống nhắm mục tiêu PNS-24M, hệ thống mới được tích hợp thêm hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu laser cùng với hệ thống dẫn hướng quang truyền hình cho vũ khí dẫn đường bằng kênh TV.

Su-24 có thể mang theo tới 8 tấn vũ khí chuyên dùng cho tấn công mặt đất. Những vũ khí này hoàn toàn có thể gây thiệt hại nặng cho tàu chiến Mỹ.
Su-24 có thể mang theo 8 tấn vũ khí với các loại vũ khí chuyên dùng cho tấn công mặt đất như: Tên lửa dẫn hướng vô tuyến Kh-23 tầm bắn 5km, tên lửa Kh-25 dẫn đường bằng laser tầm bắn 20km, tên lửa dẫn hướng laser/TV Kh-29 tầm bắn 10km, tên lửa chống bức xạ Kh-31P tầm bắn 110km, tên lửa Kh-59 dẫn hướng bằng TV tầm bắn 90km, bom thông minh KAB-500/1500 cùng các loại bom thông thường và rocket không điều khiển.


Một trong những thế mạnh của Su-24 là khả năng hành trình tốc độ siêu âm ở độ cao thấp, nhờ vào thiết kế cánh cụp cánh xòe độc đáo. Su-24 có thể đạt tốc độ tối đa tới 1.280km ở độ cao mực nước biển. Đây chính là điểm mạnh mà Không quân Syria có thể khai thác trong việc đột kích nhóm tác chiến tàu sân bay Hải quân Mỹ.
Syria có thể sử dụng Su-24 bay ở độ cao dưới tầm radar trên các tàu chiến Mỹ để bí mật tiếp cận đội hình chiến đấu. Khi đã lọt vào đội hình chiến đấu của tàu chiến Mỹ, những chiếc Su-24 sẽ bay vọt lên cao sau đó bổ nhào tấn công. Su-24 có thể tấn công theo kiểu hỗn hợp, một chiếc phóng tên lửa chống bức xạ Kh-31P để hút các trạm radar trên tàu chiến Mỹ, những chiếc còn lại sẽ phóng các loại tên lửa như Kh-25, Kh-29 và Kh-59. Những tên lửa này có cơ chế dẫn đường khác nhau nên rất khó vô hiệu hóa bằng các biện pháp tác chiến điện tử.

Tận dụng lợi thế bay tốc độ siêu âm ở độ cao thấp, những chiếc Su-24 của Syria có thể bí mật tiếp cận đội hình chiến đấu của Hải quân Mỹ và tung đòn tấn công khiến lực lượng này không kịp trở tay.
Đây là chiến thuật mà Không quân Nga hay sử dụng, phóng đồng thời nhiều loại tên lửa có cơ chế dẫn đường khác nhau khiến đối phương gặp khó khăn trong việc tác chiến điện tử. Mỗi chiếc Su-24 có thể mang theo 4 quả tên lửa Kh-25, hoặc 3 tên lửa Kh-29, hoặc 2 tên lửa Kh-31P và 2 tên lửa Kh-59.
Với lối đánh này thì cho dù hệ thống đánh chặn của Mỹ khó lòng mà tiêu diệt hết được các tên lửa, chỉ cần một quả lọt qua lưới lửa phòng thủ trên chiến hạm của Mỹ cũng đủ gây tổn thất lớn cho các tàu chiến Mỹ.
Ngoài ra, Không quân Syria có thể sử dụng chiến thuật nghi binh khi cho một vài chiếc Su-24 bay ở độ cao lớn để thu hút sự chú ý của các radar và hệ thống phòng không trên tàu chiến Mỹ. Nhóm còn lại bay ở độ cao thấp hơn, bí mật tiếp cận tàu chiến Mỹ và bất ngờ tung ra đòn tấn công.
Những chiến thuật đột kích này hoàn toàn có thể gây ra bất ngờ và tổn thất lớn cho hạm đội tàu chiến Mỹ. Trong một cuộc tập trận vào năm 2000, Không quân Nga đã sử dụng Su-24 (biến thể trinh sát Su-24MR) bay ở độ cao rất thấp rồi bất ngờ tiếp cận nhóm tác chiến tàu sân USS-Kitty Hawk của Hạm đội 7 ngoài khơi biển Nhật Bản trong một kịch bản tấn công giả định. Cuộc viếng thăm khiến tàu sân bay này được một phen thất kinh.
Như vậy có thể thấy rằng chiến thuật sử dụng Su-24 bay ở độ cao rất thấp rồi bất ngờ tiếp cận nhóm tàu chiến Mỹ hoàn toàn có thể tạo được bất ngờ lớn và gây tổn thất cho chiến hạm Mỹ. Tuy nhiên, để áp dụng chiến thuật này cùng đòi hỏi rất nhiều yếu tố và những rủi ro không nhỏ.
Để sử dụng chiến thuật này thì khả năng cảnh báo sớm và phát hiện từ xa vị trí hoạt động của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ là cực kỳ quan trọng. Nhiệm vụ đột kích chỉ có thể thành công khi xác định được chính xác vị trí hoạt động của đối phương.
Về thực lực thì Syria không đủ khả năng để xác định nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ từ xa nhưng họ có thể nhờ Nga trợ giúp vấn đề này. Tàu do thám SSV-201 Priazovye của Nga đang hoạt động ngoài khơi Địa Trung Hải hoàn toàn có thể cung cấp thông tin về vị trí nhóm tàu chiến Mỹ và hỗ trợ dẫn đường khi cần thiết.
Một bất lợi khác cho Syria là Mỹ có hệ thống cảnh báo sớm và ngăn chặn từ xa rất hùng hậu. Vòng ngoài là các tiêm kích F/A-18 thường xuyên hoạt động để bảo vệ cho nhóm tác chiến bên dưới, trên các chiến hạm Mỹ sở hữu những hệ thống phòng không tối tân có thể tiêu diệt Su-24 trước khi nó kịp tấn công.
Lợi thế chắc chắn nghiêng về phía Mỹ nhưng điều đó không có nghĩa là Syria không có cơ hội. Vấn đề ở chổ là họ có dám làm điều đó hay không. Trong chiến tranh Việt Nam, ngay như MiG-17 cổ lỗ còn dám đột kích tấn công tàu khu trục Mỹ nói gì đến Su-24 hiện đại hơn rất nhiều lần.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
'Liêu Ninh có nhiều điểm giống tàu sân bay Mỹ'

(Soha.vn) - Mặc dù được xây dựng tại Ukraine vào cuối thời Xô Viết nhưng tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc lại có nhiều điểm giống với tàu sân bay của Mỹ hơn là của Nga.

Đó là nhận định của tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review (có trụ sở tại Canada). Theo Kanwa, hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần CIWS trên tàu sân bay Liêu Ninh tiên tiến hơn hẳn so với hệ thống Type 730 trang bị trên các tàu khu trục Type 052B và Type 052C của Hải quân Trung Quốc.
Cụ thể, hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần Type 730 gồm pháo 7 nòng 30mm, tốc độ bắn 4.200 viên/phút. Trong khi đó, hệ thống CIWS trên tàu Liêu Ninh trang bị pháo 10 nòng, tốc độ bắn 6.000 viên/phút.

Tiêm kích J-15 tập cất/hạ cánh trên boong tàu sân bay Liêu Ninh ngày 19/6/2013. Ảnh: CNS
Giống như hầu hết các tàu sân bay của Mỹ, khả năng phòng thủ của Liêu Ninh chủ yếu phụ thuộc vào hệ thống CIWS, thay vì tên lửa hành trình chống tàu P-700 Granit trang bị trên tàu sân bay lớp Kuznetsov của Nga. Mặc dù P-700 Granit là một loại vũ khí vô cùng lợi hại để chống lại tàu chiến của đối phương nhưng kích cỡ của nó lại chỉ phù hợp với một số phương tiện phóng nhất định. Đó là lý do tại sao chỉ chỉ có 18 chiếc Su-33, 4 chiếc Su-25UTG, 15 trực thăng Ka-28 và 2 trực thăng Ka-31 được triển khai trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov.
Với hệ thống phòng thủ và tên lửa ít hơn tàu sân bay Nga, các tàu sân bay của Mỹ phát huy tối đa vai trò của chúng là làm sàn bay để các máy bay cất và hạ cánh. Trong khi đó, các tàu khu trục và tàu hộ tống trong nhóm tác chiến tàu sân bay sẽ đảm nhận trách nhiệm lớn hơn là phòng không và chống tàu ngầm. Hiện tại, tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ được trang bị 48 máy bay chiến đấu F/A-18 và 4 máy bay tác chiến điện tử EA-6B.
Theo Kanwa, khả năng phòng thủ của Liêu Ninh chủ yếu phụ thuộc vào các tiêm kích hạm J-15, thay vì tên lửa hành trình nên có vẻ như Mỹ đang dần trở thành hình mẫu để Trung Quốc nghiên cứu, học hỏi trong quá trình phát triển học thuyết tác chiến tàu sân bay.
Trong khi đó, tạp chí Military Parade có trụ sở tại Nga cho biết Trung Quốc có thể đang đồng thời xây dựng 2 chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên của mình tại các nhà máy đóng tàu ở Đại Liên và Giang Nam (Thượng Hải).
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc cải tạo TSB dựa theo học thuyết Mỹ

(Kienthuc.net.vn) - Tuy tàu sân bay Liêu Ninh có nguồn gốc tại Liên Xô nhưng khi cải tạo, Trung Quốc lại đi theo học thuyết tàu sân bay của Mỹ.



Theo tạp chí Khán Hòa, tuy tàu sân bay Liêu Ninh được Liên Xô đóng nhưng khi Trung Quốc cải tạo lại thì nó có nhiều điểm chung với tàu sân bay Mỹ hơn Nga. Hay nói cách khác, Trung Quốc cải tạo tàu sân bay theo học thuyết tàu sân bay của Mỹ.
Khán Hòa lưu ý rằng, hệ thống pháo phòng không cao tốc (CIWS) trên Liêu Ninh tiên tiến hơn nhiều so với Type 730 CIWS trang bị trên tàu khu trục Type 052B hay Type 052C của Trung Quốc. Theo đó, Type 730 trang bị pháo 7 nòng cỡ 30mm đạt tốc độ bắn 4.200 viên/phút trong khi hệ thống CIWS của Liêu Ninh có pháo 11 nòng cỡ 30mm đạt tốc độ bắn 10.000 phát/phút.
Giống như hầu hết tàu sân bay Mỹ, hệ thống vũ khí của Liêu Ninh chủ yếu là pháo – tên lửa tầm gần thay vì tên lửa hành trình chống tàu tầm xa như loại P-700 Granit trang bị trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga. Lưu ý rằng, tàu Liêu Ninh vốn thuộc lớp tàu tương tự Kuznetsov.
Mặc dù tên lửa P-700 Granit là vũ khí đáng sợ đối với tàu chiến địch nhưng do kích cỡ lớn của tên lửa cùng hệ thống phóng mà nó hạn chế đáng kể khả năng chở máy bay của Đô đốc Kuznetsov. Đây là lý do tại sao Kuznetsov chỉ có thể chở 18 chiếc tiêm kích hạm Su-33, 4 Su-25UTG cũng như 15 trực thăng Ka-28 và Ka-31.
Tàu sân bay Liêu Ninh chủ yếu trang bị hệ thống vũ khí tầm gần gồm: tên lửa tầm gần FL-3000N; pháo CIWS Type 1130; rocket săn ngầm.

Với hệ thống phòng thủ và tên lửa ít hơn, tàu sân bay Mỹ phát huy tối đa vai trò là nền tảng phóng máy bay chiến đấu và các loại máy bay khác trong khi các tàu khu trục, tuần dương trong nhóm chiến đấu chịu trách nhiệm phòng không, chống hạm và chống ngầm. Các tàu sân bay lớp Nimitz có thể chở tới 48 tiêm kích F/A-18 và 4 máy bay tác chiến điện tử E/A-6B, chưa kể các máy bay trực thăng, cảnh báo sớm, vận tải.
Đối với Trung Quốc, tàu sân bay Liêu Ninh chủ yếu dựa vào tiêm kích J-15 thay vì tên lửa hành trình để bảo vệ chính mình và hỗ trợ hạm đội tác chiến. Khán Hòa cho rằng, dựa trên mô hình học thuyết tàu sân bay của Mỹ, Trung Quốc sẽ nghiên cứu phát triển học thuyết cho riêng mình trong tác chiến tàu sân bay.
Tờ Military Parade (trụ sở tại Nga) cho rằng, Trung Quốc có thể xây dựng 2 tàu sân bay nội địa đầu tiên đồng thời tại 2 nhà máy ở Đại Liên và Giang Nam (Thượng Hải).
 

bún ngan

Xe hơi
Biển số
OF-210079
Ngày cấp bằng
14/9/13
Số km
134
Động cơ
316,840 Mã lực
chưa đc kiểm nghiệm thực tiễn khó mà đoán cái nào là ưu việt
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tác chiến Không-Biển trong tư duy quân sự Việt Nam

Do chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Hải quân từng quốc gia khác nhau cho nên tổ chức, bố trí lực lượng để tạo ra sức mạnh hoàn toàn khác nhau.

Việt Nam triệt để lợi dụng thế địa lý của mình đã và đang xây dựng một thế trận cho phòng thủ biển với một mục tiêu chiếm ưu thế cao với địch khi tác chiến.
Tác chiến không đối hạm-trụ cột sức mạnh Hải quân Việt Nam?
Phải công nhận rằng, hạm đội tàu sân bay (CSG) là biểu tượng sức mạnh quân sự của bất kì quốc gia nào sở hữu chúng. Đó là một “căn cứ quân sự” di động bao gồm các lực lượng đối không, đối hải, đối đất, chống ngầm có một sức công phá khủng khiếp, cơ động nhanh, ở bất cứ nơi đâu trên đại dương mà không phụ thuộc vào vị trí địa lý của quốc gia sử dụng nó.
Học thuyết tác chiến không-biển của Mỹ mà giới phân tích, bình luận quân sự tốn không ít giấy mực, cũng được xây dựng từ cơ sở, nòng cốt những CSG này.
Hơn ai hết, Việt Nam đã từng đối đầu với “nguyên bản” của học thuyết này của Mỹ trong cuộc chiến 1965-1973, chỉ khác mỗi điểm là ngày nay, thay vì pháo hạm, Mỹ sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk.
Chẳng có gì nghi ngờ khi một chuyên gia quân sự Nga đã khẳng định rằng, tầm cỡ như Hải quân Trung Quốc, nếu tấn công để tiêu diệt 2 hạm đội tàu sân bay Mỹ thì hơn 80% lực lượng hải quân của họ cũng bị xóa sổ. (2 CSG=1 PLAN)
Việt Nam rút ra được điều gì?

Đội hình của hạm đội tàu sân bay Mỹ
Hạm đội tàu sân bay của Mỹ (CSG), khối chiến đấu này có những đặc điểm chủ yếu sau:
Một là hướng tấn công chủ yếu là từ biển vào đất liền hoặc vào các hạm đội của đối phương.
Hai là có tính cơ động cao, do đó vị trí không cố định.
Ba là cơ cấu lực lượng. Cơ cấu chính của 1 hạm tàu sân bay gồm: 1 tàu sân bay, 2 tuần dương hạm, 2 khu trục hạm tên lửa, 1-2 khinh hạm săn ngầm, 1-2 tàu ngầm nguyên tử tấn công và các tàu hậu cần.
Là chiến hạm có trọng tải lớn nhất trong CSG, nhưng tàu sân bay chỉ đơn thuần là sân bay cho các đơn vị chiến đấu cơ F/A-18EF Super Hornet đa nhiệm (phòng thủ, tấn công…) và điều phối hoạt động hạm đội với khả năng phòng thủ tối thiểu.
Đảm bảo phòng không của CSG là các tuần dương hạm lớp Ticonderoga và khu trục hạm lớp Arleigh Burke thông qua sự kết hợp của các hệ thống điều phối hỏa lực Aegis, tổ hợp SM-2;3. Ngoài ra, các chiến hạm này cũng đảm bảo khả năng tấn công hải đối bờ thông qua tên lửa hành trình Tomahawk.
Nhiệm vụ chống ngầm, ngoài tàu ngầm nguyên tử lớp Virginia còn là trực thăng đa nhiệm MH-60 Seahawk và các hệ thống sonar thủy âm, thiết bị gây nhiễu, mồi bẫy trên các chiếm hạm trong CSG.
Trong cơ cấu này, có thể thấy, máy bay F/A-18EF Super Hornet thực sự được coi như là “lưỡi hái của thần chết” và do đó, tác chiến bằng không quân là phương án tác chiến chủ công mang tính quyết định kết thúc chiến dịch của khối chiến đấu này.
Vai trò của tàu sân bay, do đó, là máy bay, trong khối tấn công quân sự này quan trọng tới mức, ngay giới quân sự cũng sẽ không tưởng tượng được nếu không có tàu sân bay thì phương án tác chiến của Mỹ sẽ ra sao trong các cuộc tấn công vào Lybia, Syria, Apganixtan…dù không ai phủ nhận sức mạnh của các tàu tuần dương, khu trục và tàu ngầm.
Từ đặc điểm của khối chiến đấu có sức mạnh khủng khiếp này của Mỹ, Việt Nam rút ra một điều:
Lực lượng Không quân Hải quân là một mũi nhọn tấn công trên biển nguy hiểm nhất, có hiệu quả nhất, nó là “xương sống” sức mạnh của CSG.
Và, trong bất luận trường hợp nào thì tàu mặt nước vẫn luôn kém ưu thế khi phải đối đầu với Không quân Hải quân.
Các cuộc chiến tranh trước đây, uy lực và khả năng phòng không của các chiến hạm chưa có điều kiện để kiểm chứng, nhưng đòn tấn công của Không quân với chiến thuật thống trị bầu trời đã tỏ ra quá nguy hiểm với hệ thống phòng thủ trên bờ và các tàu mặt nước thì đã được chứng minh.
Ai cũng biết, tuần dương hạm lớp Ticonderoga hiện đại nhất thế giới, có thể phóng một loạt 122 quả tên lửa phòng không. Các chuyên gia Trung Quốc đã tính phải cần 150 đến 200 máy bay Su-27 của Trung Quốc đánh “hội đồng” mới diệt được chiến hạm này.
Nhưng với Su-35 hay T-50 hoặc máy bay thế hệ 5+ thì lại khác, nó sẽ trở thành kẻ bị săn ngay nếu như hoạt động độc lập, thiếu sự bảo vệ ngược lại của máy bay trên tàu sân bay.
Trên Biển Đông, giả sử một chiếc tàu khu trục hạm hiện đại đối đầu với Su-30MK2. Về kinh tế khu trục hạm sẽ đắt hơn ít nhất là 10 lần Su-30MK2, còn về tác chiến, không tính đến yếu tố chiến thuật, thì chỉ cần 10 chiếc Su-30MK2 với vũ khí mang theo như Kh-31P, Kh-59ME hay BrahMos là đã chiếm ưu thế để biến khu trục hạm thành kẻ bị săn.
Như vậy Việt Nam có cần phải cố và ưu tiên mua sắm nhiều tàu chiến hiện đại để đối đầu với khu trục hạm trên biển khi không đủ sức để “đua” về số lượng hay là mua sắm Su-30MK2?
Không khó trả lời điều này nhưng phải dựa trên cơ sở là Su-30MK2 và các loại máy bay khác như Su-27, Su-22… có đủ khả năng để tác chiến trên biển xa hay không khi Việt Nam không có tàu sân bay mới quan trọng.
Xây dựng “hạm đội tàu sân bay” kiểu Việt Nam
Nhiều người cho rằng “Việt Nam là một tàu sân bay không thể đánh chìm” là sự ví von của giới văn chương, nhưng trong tư duy của các nhà quân sự Việt Nam thì không. Việt Nam không giàu có để hoang phí đến mức từ Thanh Hóa trở vào mỗi tỉnh đều có một sân bay dân sự.
Với một chiều dài hơn 3000 km đường bờ biển, trong đó có quần đảo Trường Sa cách bờ 600 km, có thể nói, Việt Nam đã và đang cài đặt thế trận, xây dựng một đội hình tấn công (khối chiến đấu) với thành phần lực lượng gồm máy bay Su-30MK2, Su-22M4, Su-27…, tên lửa Bastion-P, tàu ngầm KILO, tàu khu trục Gepard 3.9, tàu tên lửa nhỏ Molnya, hệ thống trinh sát phát hiện từ xa… để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên biển của Việt Nam
Nhìn vào lực lượng có thể thấy, khối chiến đấu này so với cơ cấu lực lượng trong hạm đội tàu sân bay Mỹ, tuy tính năng kỹ, chiến thuật kém xa nhưng Mỹ có cái gì thì Việt Nam có cái đó, còn nhiệm vụ, tính chất, thì hoàn toàn theo kiểu Việt Nam. Đó là:
1- Chiều tấn công là từ bờ ra biển nhưng có nhiều hướng tấn công.
Hạm đội tàu sân bay Mỹ (CSG) chỉ có thể từ một hướng tấn công vào nhiều mục tiêu trong đất liền, thậm chí do hành quân theo đội hình hộ tống tàu sân bay nên tấn công vào hạm đội đối phương cũng vậy, một hướng.
Trong khi đó đòn tấn công của máy bay Việt Nam được xuất phát từ nhiều vị trí sân bay trên bờ và do các lực lượng trong đội hình không có nhiệm vụ hộ tống, bảo vệ máy bay mà chỉ hiệp đồng tác chiến cùng nhau với máy bay, tấn công mục tiêu đã định, cho nên, đội hình tấn công này có thế tấn công nhiều hướng vào một mục tiêu.
Tấn công từ một hướng vào nhiều mục tiêu và tấn công vào một mục tiêu từ nhiều hướng đã nói rõ khả năng, tính chất, tư tưởng học thuyết quân sự… kiểu Mỹ và kiểu Việt Nam trong khối chiến đấu này.
2- Mục tiêu tấn công là các chiến hạm địch trong đội hình hành quân, đội hình xuất phát đổ bộ…(cho nên cơ cấu chiến hạm mang tên lửa hành trình như Mỹ là xa xỉ)
3- Uy lực, sức mạnh chủ yếu của đòn tấn công là tác chiến không đối hạm. Tức là đòn tấn công của máy bay Su-30MK2, Su-27, Su-22M4…vào tàu mặt nước của địch.
Như vậy, nếu như khối chiến đấu hạm đội tàu sân bay Mỹ tạo ra một sức mạnh khủng khiếp trong đòn tấn công từ đại dương vào đất liền, có thể đánh sập hệ thống phòng thủ một quốc gia bằng phương thức tác chiến “thống trị bầu trời” kết hợp với sử dụng vũ khí công nghệ cao thì khối chiến đấu Việt Nam đang xây dựng không thể, không phải tạo ra sức mạnh đó.
Đây là khối chiến đấu của “con nhà giàu” mà chỉ dựa trên thế địa lý, “con nhà nghèo” Việt Nam mới xây dựng được khi không có tàu sân bay.
Với Việt Nam, có tàu sân bay hay không, ta không quan tâm vì thực tế, tàu sân bay chỉ đơn thuần là một sân bay trên biển cho máy bay cất cánh tấn công và hạ cánh khi hết năng lượng, vũ khí, mà sân bay ở trên bờ không cho phép.
Vấn đề chúng ta quan tâm là trong tình hình hiện nay, tác chiến không đối hạm (một nội dung của tác chiến không-biển) có vai trò vị trí quan trọng như thế nào trong hệ thống phòng thủ và tấn công trên biển để xác định việc bố trí, tổ chức xây dựng lực lượng phù hợp theo cách Việt Nam.
Thực tế hiện nay, lực lượng tàu mặt nước của HQVN là quá mỏng manh. Việc bổ sung thêm 6 tàu ngầm KILO, 2 tàu Gepard 3.9 “khu trục chống ngầm” và 10 chiếc Molnya…chỉ mới đảm bảo được một bộ khung tối thiểu.
Chính vì thế, Việt Nam tăng cường thêm 12 chiếc Su-30MK2 và tương lai sẽ còn nhiều loại nữa như máy bay chống ngầm P1 của Nhật Bản…là nhằm mục đích tăng cường sức mạnh, khả năng chiếm ưu thế của khối chiến đấu này trong tác chiến trên biển của Việt Nam ở giai đoạn hiện tại khi đối thủ chưa có tàu sân bay. Đó chính là biểu hiện tư duy quân sự mới về tác chiến không đối hạm của Hải quân Việt Nam trong tình hình mới.
Tuy nhiên bất luận trường hợp nào, dù đối phương có tàu sân bay hay chưa có thì việc ưu tiên tăng cường sức mạnh Không quân Hải quân, nhận thức đúng về vai trò, vị trí của tác chiến không đối hạm nói riêng và tác chiến không-biển nói chung trong hải chiến hiện đại để xây dựng lực lượng, xây dựng cách đánh là một sách lược cực đúng và thông minh rất phù hợp với Việt Nam.
http://soha.vn/quan-su/tac-chien-khongbien-trong-tu-duy-quan-su-viet-nam-20131009172423307.htm
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Trung Quốc cải tạo TSB dựa theo học thuyết Mỹ

(Kienthuc.net.vn) - Tuy tàu sân bay Liêu Ninh có nguồn gốc tại Liên Xô nhưng khi cải tạo, Trung Quốc lại đi theo học thuyết tàu sân bay của Mỹ.



Theo tạp chí Khán Hòa, tuy tàu sân bay Liêu Ninh được Liên Xô đóng nhưng khi Trung Quốc cải tạo lại thì nó có nhiều điểm chung với tàu sân bay Mỹ hơn Nga. Hay nói cách khác, Trung Quốc cải tạo tàu sân bay theo học thuyết tàu sân bay của Mỹ.
Khán Hòa lưu ý rằng, hệ thống pháo phòng không cao tốc (CIWS) trên Liêu Ninh tiên tiến hơn nhiều so với Type 730 CIWS trang bị trên tàu khu trục Type 052B hay Type 052C của Trung Quốc. Theo đó, Type 730 trang bị pháo 7 nòng cỡ 30mm đạt tốc độ bắn 4.200 viên/phút trong khi hệ thống CIWS của Liêu Ninh có pháo 11 nòng cỡ 30mm đạt tốc độ bắn 10.000 phát/phút.
Giống như hầu hết tàu sân bay Mỹ, hệ thống vũ khí của Liêu Ninh chủ yếu là pháo – tên lửa tầm gần thay vì tên lửa hành trình chống tàu tầm xa như loại P-700 Granit trang bị trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga. Lưu ý rằng, tàu Liêu Ninh vốn thuộc lớp tàu tương tự Kuznetsov.
Mặc dù tên lửa P-700 Granit là vũ khí đáng sợ đối với tàu chiến địch nhưng do kích cỡ lớn của tên lửa cùng hệ thống phóng mà nó hạn chế đáng kể khả năng chở máy bay của Đô đốc Kuznetsov. Đây là lý do tại sao Kuznetsov chỉ có thể chở 18 chiếc tiêm kích hạm Su-33, 4 Su-25UTG cũng như 15 trực thăng Ka-28 và Ka-31.
Tàu sân bay Liêu Ninh chủ yếu trang bị hệ thống vũ khí tầm gần gồm: tên lửa tầm gần FL-3000N; pháo CIWS Type 1130; rocket săn ngầm.

Với hệ thống phòng thủ và tên lửa ít hơn, tàu sân bay Mỹ phát huy tối đa vai trò là nền tảng phóng máy bay chiến đấu và các loại máy bay khác trong khi các tàu khu trục, tuần dương trong nhóm chiến đấu chịu trách nhiệm phòng không, chống hạm và chống ngầm. Các tàu sân bay lớp Nimitz có thể chở tới 48 tiêm kích F/A-18 và 4 máy bay tác chiến điện tử E/A-6B, chưa kể các máy bay trực thăng, cảnh báo sớm, vận tải.
Đối với Trung Quốc, tàu sân bay Liêu Ninh chủ yếu dựa vào tiêm kích J-15 thay vì tên lửa hành trình để bảo vệ chính mình và hỗ trợ hạm đội tác chiến. Khán Hòa cho rằng, dựa trên mô hình học thuyết tàu sân bay của Mỹ, Trung Quốc sẽ nghiên cứu phát triển học thuyết cho riêng mình trong tác chiến tàu sân bay.
Tờ Military Parade (trụ sở tại Nga) cho rằng, Trung Quốc có thể xây dựng 2 tàu sân bay nội địa đầu tiên đồng thời tại 2 nhà máy ở Đại Liên và Giang Nam (Thượng Hải).
Tàu liêu ninh hư rồi em nghe nói chuẩn bị bán làm sắt vụn, các cụ có biết giá bao nhiêu không để VN mình mua về làm cái máy xử lý rác thải ngoài trường sa =))=))
 

meotom2010

Xe điện
Biển số
OF-167449
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
3,860
Động cơ
382,721 Mã lực
Nơi ở
Khu đô thị Handiresco 17 Phạm Văn Đồng
Website
www.facebook.com
Tác chiến Không-Biển trong tư duy quân sự Việt Nam

Do chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Hải quân từng quốc gia khác nhau cho nên tổ chức, bố trí lực lượng để tạo ra sức mạnh hoàn toàn khác nhau.

Việt Nam triệt để lợi dụng thế địa lý của mình đã và đang xây dựng một thế trận cho phòng thủ biển với một mục tiêu chiếm ưu thế cao với địch khi tác chiến.
Tác chiến không đối hạm-trụ cột sức mạnh Hải quân Việt Nam?
Phải công nhận rằng, hạm đội tàu sân bay (CSG) là biểu tượng sức mạnh quân sự của bất kì quốc gia nào sở hữu chúng. Đó là một “căn cứ quân sự” di động bao gồm các lực lượng đối không, đối hải, đối đất, chống ngầm có một sức công phá khủng khiếp, cơ động nhanh, ở bất cứ nơi đâu trên đại dương mà không phụ thuộc vào vị trí địa lý của quốc gia sử dụng nó.
Học thuyết tác chiến không-biển của Mỹ mà giới phân tích, bình luận quân sự tốn không ít giấy mực, cũng được xây dựng từ cơ sở, nòng cốt những CSG này.
Hơn ai hết, Việt Nam đã từng đối đầu với “nguyên bản” của học thuyết này của Mỹ trong cuộc chiến 1965-1973, chỉ khác mỗi điểm là ngày nay, thay vì pháo hạm, Mỹ sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk.
Chẳng có gì nghi ngờ khi một chuyên gia quân sự Nga đã khẳng định rằng, tầm cỡ như Hải quân Trung Quốc, nếu tấn công để tiêu diệt 2 hạm đội tàu sân bay Mỹ thì hơn 80% lực lượng hải quân của họ cũng bị xóa sổ. (2 CSG=1 PLAN)
Việt Nam rút ra được điều gì?

Đội hình của hạm đội tàu sân bay Mỹ
Hạm đội tàu sân bay của Mỹ (CSG), khối chiến đấu này có những đặc điểm chủ yếu sau:
Một là hướng tấn công chủ yếu là từ biển vào đất liền hoặc vào các hạm đội của đối phương.
Hai là có tính cơ động cao, do đó vị trí không cố định.
Ba là cơ cấu lực lượng. Cơ cấu chính của 1 hạm tàu sân bay gồm: 1 tàu sân bay, 2 tuần dương hạm, 2 khu trục hạm tên lửa, 1-2 khinh hạm săn ngầm, 1-2 tàu ngầm nguyên tử tấn công và các tàu hậu cần.
Là chiến hạm có trọng tải lớn nhất trong CSG, nhưng tàu sân bay chỉ đơn thuần là sân bay cho các đơn vị chiến đấu cơ F/A-18EF Super Hornet đa nhiệm (phòng thủ, tấn công…) và điều phối hoạt động hạm đội với khả năng phòng thủ tối thiểu.
Đảm bảo phòng không của CSG là các tuần dương hạm lớp Ticonderoga và khu trục hạm lớp Arleigh Burke thông qua sự kết hợp của các hệ thống điều phối hỏa lực Aegis, tổ hợp SM-2;3. Ngoài ra, các chiến hạm này cũng đảm bảo khả năng tấn công hải đối bờ thông qua tên lửa hành trình Tomahawk.
Nhiệm vụ chống ngầm, ngoài tàu ngầm nguyên tử lớp Virginia còn là trực thăng đa nhiệm MH-60 Seahawk và các hệ thống sonar thủy âm, thiết bị gây nhiễu, mồi bẫy trên các chiếm hạm trong CSG.
Trong cơ cấu này, có thể thấy, máy bay F/A-18EF Super Hornet thực sự được coi như là “lưỡi hái của thần chết” và do đó, tác chiến bằng không quân là phương án tác chiến chủ công mang tính quyết định kết thúc chiến dịch của khối chiến đấu này.
Vai trò của tàu sân bay, do đó, là máy bay, trong khối tấn công quân sự này quan trọng tới mức, ngay giới quân sự cũng sẽ không tưởng tượng được nếu không có tàu sân bay thì phương án tác chiến của Mỹ sẽ ra sao trong các cuộc tấn công vào Lybia, Syria, Apganixtan…dù không ai phủ nhận sức mạnh của các tàu tuần dương, khu trục và tàu ngầm.
Từ đặc điểm của khối chiến đấu có sức mạnh khủng khiếp này của Mỹ, Việt Nam rút ra một điều:
Lực lượng Không quân Hải quân là một mũi nhọn tấn công trên biển nguy hiểm nhất, có hiệu quả nhất, nó là “xương sống” sức mạnh của CSG.
Và, trong bất luận trường hợp nào thì tàu mặt nước vẫn luôn kém ưu thế khi phải đối đầu với Không quân Hải quân.
Các cuộc chiến tranh trước đây, uy lực và khả năng phòng không của các chiến hạm chưa có điều kiện để kiểm chứng, nhưng đòn tấn công của Không quân với chiến thuật thống trị bầu trời đã tỏ ra quá nguy hiểm với hệ thống phòng thủ trên bờ và các tàu mặt nước thì đã được chứng minh.
Ai cũng biết, tuần dương hạm lớp Ticonderoga hiện đại nhất thế giới, có thể phóng một loạt 122 quả tên lửa phòng không. Các chuyên gia Trung Quốc đã tính phải cần 150 đến 200 máy bay Su-27 của Trung Quốc đánh “hội đồng” mới diệt được chiến hạm này.
Nhưng với Su-35 hay T-50 hoặc máy bay thế hệ 5+ thì lại khác, nó sẽ trở thành kẻ bị săn ngay nếu như hoạt động độc lập, thiếu sự bảo vệ ngược lại của máy bay trên tàu sân bay.
Trên Biển Đông, giả sử một chiếc tàu khu trục hạm hiện đại đối đầu với Su-30MK2. Về kinh tế khu trục hạm sẽ đắt hơn ít nhất là 10 lần Su-30MK2, còn về tác chiến, không tính đến yếu tố chiến thuật, thì chỉ cần 10 chiếc Su-30MK2 với vũ khí mang theo như Kh-31P, Kh-59ME hay BrahMos là đã chiếm ưu thế để biến khu trục hạm thành kẻ bị săn.
Như vậy Việt Nam có cần phải cố và ưu tiên mua sắm nhiều tàu chiến hiện đại để đối đầu với khu trục hạm trên biển khi không đủ sức để “đua” về số lượng hay là mua sắm Su-30MK2?
Không khó trả lời điều này nhưng phải dựa trên cơ sở là Su-30MK2 và các loại máy bay khác như Su-27, Su-22… có đủ khả năng để tác chiến trên biển xa hay không khi Việt Nam không có tàu sân bay mới quan trọng.
Xây dựng “hạm đội tàu sân bay” kiểu Việt Nam
Nhiều người cho rằng “Việt Nam là một tàu sân bay không thể đánh chìm” là sự ví von của giới văn chương, nhưng trong tư duy của các nhà quân sự Việt Nam thì không. Việt Nam không giàu có để hoang phí đến mức từ Thanh Hóa trở vào mỗi tỉnh đều có một sân bay dân sự.
Với một chiều dài hơn 3000 km đường bờ biển, trong đó có quần đảo Trường Sa cách bờ 600 km, có thể nói, Việt Nam đã và đang cài đặt thế trận, xây dựng một đội hình tấn công (khối chiến đấu) với thành phần lực lượng gồm máy bay Su-30MK2, Su-22M4, Su-27…, tên lửa Bastion-P, tàu ngầm KILO, tàu khu trục Gepard 3.9, tàu tên lửa nhỏ Molnya, hệ thống trinh sát phát hiện từ xa… để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên biển của Việt Nam
Nhìn vào lực lượng có thể thấy, khối chiến đấu này so với cơ cấu lực lượng trong hạm đội tàu sân bay Mỹ, tuy tính năng kỹ, chiến thuật kém xa nhưng Mỹ có cái gì thì Việt Nam có cái đó, còn nhiệm vụ, tính chất, thì hoàn toàn theo kiểu Việt Nam. Đó là:
1- Chiều tấn công là từ bờ ra biển nhưng có nhiều hướng tấn công.
Hạm đội tàu sân bay Mỹ (CSG) chỉ có thể từ một hướng tấn công vào nhiều mục tiêu trong đất liền, thậm chí do hành quân theo đội hình hộ tống tàu sân bay nên tấn công vào hạm đội đối phương cũng vậy, một hướng.
Trong khi đó đòn tấn công của máy bay Việt Nam được xuất phát từ nhiều vị trí sân bay trên bờ và do các lực lượng trong đội hình không có nhiệm vụ hộ tống, bảo vệ máy bay mà chỉ hiệp đồng tác chiến cùng nhau với máy bay, tấn công mục tiêu đã định, cho nên, đội hình tấn công này có thế tấn công nhiều hướng vào một mục tiêu.
Tấn công từ một hướng vào nhiều mục tiêu và tấn công vào một mục tiêu từ nhiều hướng đã nói rõ khả năng, tính chất, tư tưởng học thuyết quân sự… kiểu Mỹ và kiểu Việt Nam trong khối chiến đấu này.
2- Mục tiêu tấn công là các chiến hạm địch trong đội hình hành quân, đội hình xuất phát đổ bộ…(cho nên cơ cấu chiến hạm mang tên lửa hành trình như Mỹ là xa xỉ)
3- Uy lực, sức mạnh chủ yếu của đòn tấn công là tác chiến không đối hạm. Tức là đòn tấn công của máy bay Su-30MK2, Su-27, Su-22M4…vào tàu mặt nước của địch.
Như vậy, nếu như khối chiến đấu hạm đội tàu sân bay Mỹ tạo ra một sức mạnh khủng khiếp trong đòn tấn công từ đại dương vào đất liền, có thể đánh sập hệ thống phòng thủ một quốc gia bằng phương thức tác chiến “thống trị bầu trời” kết hợp với sử dụng vũ khí công nghệ cao thì khối chiến đấu Việt Nam đang xây dựng không thể, không phải tạo ra sức mạnh đó.
Đây là khối chiến đấu của “con nhà giàu” mà chỉ dựa trên thế địa lý, “con nhà nghèo” Việt Nam mới xây dựng được khi không có tàu sân bay.
Với Việt Nam, có tàu sân bay hay không, ta không quan tâm vì thực tế, tàu sân bay chỉ đơn thuần là một sân bay trên biển cho máy bay cất cánh tấn công và hạ cánh khi hết năng lượng, vũ khí, mà sân bay ở trên bờ không cho phép.
Vấn đề chúng ta quan tâm là trong tình hình hiện nay, tác chiến không đối hạm (một nội dung của tác chiến không-biển) có vai trò vị trí quan trọng như thế nào trong hệ thống phòng thủ và tấn công trên biển để xác định việc bố trí, tổ chức xây dựng lực lượng phù hợp theo cách Việt Nam.
Thực tế hiện nay, lực lượng tàu mặt nước của HQVN là quá mỏng manh. Việc bổ sung thêm 6 tàu ngầm KILO, 2 tàu Gepard 3.9 “khu trục chống ngầm” và 10 chiếc Molnya…chỉ mới đảm bảo được một bộ khung tối thiểu.
Chính vì thế, Việt Nam tăng cường thêm 12 chiếc Su-30MK2 và tương lai sẽ còn nhiều loại nữa như máy bay chống ngầm P1 của Nhật Bản…là nhằm mục đích tăng cường sức mạnh, khả năng chiếm ưu thế của khối chiến đấu này trong tác chiến trên biển của Việt Nam ở giai đoạn hiện tại khi đối thủ chưa có tàu sân bay. Đó chính là biểu hiện tư duy quân sự mới về tác chiến không đối hạm của Hải quân Việt Nam trong tình hình mới.
Tuy nhiên bất luận trường hợp nào, dù đối phương có tàu sân bay hay chưa có thì việc ưu tiên tăng cường sức mạnh Không quân Hải quân, nhận thức đúng về vai trò, vị trí của tác chiến không đối hạm nói riêng và tác chiến không-biển nói chung trong hải chiến hiện đại để xây dựng lực lượng, xây dựng cách đánh là một sách lược cực đúng và thông minh rất phù hợp với Việt Nam.
http://soha.vn/quan-su/tac-chien-khongbien-trong-tu-duy-quan-su-viet-nam-20131009172423307.htm
Bài này viết lủng củng quá,đang bàn về tàu sân bay,sân bay quân sự lại nhảy sang sân bay dân sự.
E dự là VN ta tỉnh nào cũng có sân bay quân sự (ít nhất là từ bờ bắc sông Bến Hải trở vào).Chi phí xây dựng một sân bay quân sự (loại dã chiến) rẻ hơn xây dựng một sân bay dân sự.Đó là chưa kể đối với những chiến đấu cơ hiện đại,việc tạm thời đáp xuống đường cao tốc hiện đại để tiếp liệu khẩn cấp trong trường hợp có chiến tranh không phải không có khả năng.
Với lợi thế hình thể thon gọn ôm lấy bờ biển dài và nhược điểm nền kinh tế khó khăn,việc đầu tư tàu sb ở VN là lãng phí và không tưởng trong điều kiện hiện tại.Thay vào đó,áp dụng chiến thuật du kích trên đất liền,hoàn toàn có thể hướng tới xây dựng những biên đội tàu chiến cao tốc,biên đội tàu ngầm mai phục,các biên đội máy bay có thể nhanh chóng tập trung lực lượng tấn công và phân tán rút lui theo kiểu chiến thuật bầy sói,kết hợp với lực lượng phòng thủ bờ biển được trang bị pháo tầm xa và tên lửa địa đối hải.
Cá nhân e cho rằng,việc TQ tung hê con Liêu Ninh còn ẩn chứa mưu đồ khác,chứ không hoàn toàn là phô trương sức mạnh hải quân.Tại sao:
1.Bản thân TQ rõ hơn ai hết về sức mạnh của con Liêu Ninh này.Không có lý do gì,với một con tàu sân bay đời cũ,vài con tiêm kích copy mà TQ lại tự tin đến mức dám đe dọa cả Nhật Bản-HQ và to mồm với Mỹ.Điều này không hợp với tính cách "âm thầm thâm độc" của người Tàu.
2.Từ trước đến nay,TQ chưa bao giờ có một học thuyết quân sự hải quân hoàn chỉnh,hay nói rõ hơn,TQ chưa bao giờ trải qua thời kỳ nào mà hải quân phát triển mạnh,có thể đè bẹp được lực lượng HQ của các nước trong khu vực,chưa nói gì đến Nga hay Mỹ.Việc xây dựng lực lượng HQ thiện chiến rất tốn kém và mất thời gian hơn rất nhiều so với lục quân.
Vậy thì tại sao TQ to mồm thế,e dự là:
1.Thu hút sự chú ý,hướng tới phân tán đầu tư sức mạnh quốc phòng của các nước vào HQ.Rõ ràng,với việc TQ tung ra con Liêu Ninh,dù là hổ giấy cũng khiến các nước trong khu vực phải đầu tư vào HQ nhiều hơn dự kiến,khiến việc đầu tư vào lục quân,không quân của họ bị suy giảm.
2.Che giấu chiến lược quân sự thật sự của mình.Hướng dư luận chú ý vào HQ,TQ có thể ngấm ngầm phát triển lục quân,không quân hoặc tên lửa đạn đạo,thậm chí có gắn cả VKHN.
3.Việc gây rùm beng sức mạnh quân sự với nước ngoài để trấn áp dư luận,bất mãn trong nội bộ đất nước về kinh tế,chính trị vốn là con bài mà TQ đã sử dụng nhiều lần.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top