- Biển số
- OF-138332
- Ngày cấp bằng
- 13/4/12
- Số km
- 2,331
- Động cơ
- 390,417 Mã lực
Đánh giá nguy cơ từ chương trình tàu sân bay Trung Quốc
6:42 PM, 25/07/2013, Views: 3818 | By Nhân Vũ
VietnamDefence - Nếu có các tàu sân bay thực thụ, hải quân Trung Quốc sẽ khiến Mỹ né tránh giao chiến, sẽ có khả năng tấn công toàn lãnh thổ Nhật, Sakhalin, quần đảo Kurils và Kamchatka của Nga và có thêm thế mạnh trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Chương trình tàu sân bay của Trung Quốc chỉ bị cầm chân bởi chất lượng động cơ.
>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (1)
>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (2)
>> So sánh sức mạnh hải quân Trung-Nhật
>>Vì sao Trung Quốc không đánh Đài Loan?
>> Trung Quốc sẵn sàng đánh lớn
Sau những thử nghiệm kéo dài nhiều năm, Trung Quốc đã triển khai đóng hàng loạt cá tàu khu trục lớp Type 052С/D, frigate lớp Type 054А, corvette lớp Type 056. Nhờ các cơ sở đóng tàu lớn nhất thế giới, điều đó sẽ dẫn tới hình thành hạm đội lớn thứ hai trên thế giới. Về chất lượng, nó sẽ vẫn thua kém, dù không nhiều, các lực lượng hải quân tiên tiến nhất thế giới hiện nay là hải quân Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Sự phát triển tiếp theo của hải quân Trung Quốc sẽ tất yếu đi theo con đường đóng tàu sân bay.
Nếu như Trung Quốc không định đóng tàu sân bay thì họ đã chẳng mua tàu sân bay Varyag, vốn đã được đóng hoàn thiện thành tàu Liêu Ninh. Vì những đặc điểm kết cấu của mình, tàu này không phải là tàu sân bay thực thụ và sẽ được hải quân Trung Quốc sử dụng tàu huấn luyện-thí nghiệm. Sau đó, sẽ là việc đóng một loạt các tàu sân bay “bình thường” ở ngay tại Trung Quốc theo các thiết kế của Trung Quốc, nếu không tàu sân bay thí nghiệm sẽ chẳng cần thiết phải có.
“Đối với phương Tây, khía cạnh hải quân của chương trình xây dựng quân đội của Trung Quốc là đáng quan tâm nhất bởi lẽ đụng độ trên bộ với quân đội Trung Quốc, NATO sẽ không có cơ hội” Không còn nghi ngờ, Bắc Kinh sẽ bắt đầu đóng các tàu sân bay lớn hơn, có kích thước vượt trội tàu Liêu Ninh và có thể sánh được với các tàu sân bay Mỹ. Việc đóng các tàu sân bay cỡ nhỏ hơn là vô nghĩa bởi lẽ các tàu loại này sẽ được đóng hoặc là để hoạt động ở vùng biển xa và đại dương, hoặc là để tác chiến với một địch thủ rất mạnh (hải quân Mỹ và Nhật Bản), hoặc là thậm chí dùng để sử dụng chống một địch thủ đáng gờm ở khoảng cách khá xa bờ biển Trung Quốc (như hải quân của Mỹ hay Ấn Độ). Dẫu sao, trên mỗi một tàu sân bay như thế, cần phải có càng nhiều càng tốt máy bay, nhiên liệu và đạn dược.
Số lượng tàu sân bay mà Trung Quốc sẽ đóng rõ ràng là hiện giờ khó mà xác định chính xác được. Chắc chắn sẽ là 6 chiếc, không kể tàu Liêu Ninh, mỗi hạm đội của Trung Quốc (Bắc Hải, Đông Hải, Nam Hải) sẽ có 2 tàu sân bay, bằng với số lượng tàu sân bay trong biên chế Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Mỗi cụm tàu sân bay Trung Quốc, ngoài bản thân tàu sân bay, sẽ gồm 4 tàu khu trục lớp Type 052С/D và 4 frigate lớp Type 054А (hay trong tương lai, các tàu khu trục và frigate thuộc các lớp mới), cũng như 2-3 tàu bảo đảm. Trung Quốc chắc chắn sẽ có đủ số lượng tàu hộ tống cần thiết cho tất cả các tàu sân bay vào thời điểm đưa vào biên chế tàu sân bay đầu tiên trong số đó.
Những khó khăn chính
Khó khăn của Trung Quốc là họ không có kinh nghiệm đóng các tàu như vậy. Tàu Varyag-Liêu Ninh và hơn nữa là các tàu sân bay đồng nát mua trước đó là Kiev và Minsk của Liên Xô, cũng như và Melbourne của Australia sẽ không cho phép các nhà khoa học và kỹ sư Trung Quốc có được các công nghệ cần thiết do kích thước nhỏ và thiết kế cổ lỗ sĩ của các tàu này. Chắc chắn, các kỹ sư Trung Quốc sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng tàu sân bay São Paulo của Brazil (tàu sân bay Foch của Pháp trước đây), tuy nhiên, giá trị của nó cũng hạn chế vì tàu này có kích thước nhỏ hơn tàu Liêu Ninh, đồng thời lại đóng trước khá lâu. Điều đáng quan tâm ở tàu này chỉ là các máy phóng máy bay.
Như vậy, Trung Quốc sẽ phải đóng tàu sân bay nội địa của mình dù là có bắt chước các giải pháp của nước ngoài.
Vấn đề quan trọng nhất là hệ thống động lực dành cho tàu sân bay, tức là nó sẽ là động cơ thông thường hay hạt nhân. Hiện nay, trong tất cả các ngành của công nghiệp quốc phòng, Trung Quốc gặp những khó khăn nghiêm trọng nhất chính là trong ngành chế tạo động cơ (động cơ cho xe tăng, máy bay và tàu). Giải quyết nhiệm vụ chế tạo động cơ, dù là thông thường, cho tàu sân bay cũng sẽ sẽ cực kỳ khó khăn đối với Trung Quốc, chứ đừng nói đến chế tạo lò phản ứng hạt nhân. Tuy nhiên, Bắc Kinh từ lâu đã chế tạo động cơ hạt nhân cho tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đường đạn và tàu ngầm nguyên tử tấn công, nên họ hoàn toàn đủ sức chế tạo lò phản ứng cho tàu nổi.
Một vấn đề không kèm phần quan trọng là lựa chọn loại máy bay trên hạm cho tàu sân bay mới. Đó có thể không chỉ là loại máy bay mới chỉ có 2 chiếc là J-15 vốn sao chép từ mẫu chế thử đầu tiên của Su-33, mà còn cả các biến thể trên hạm của tiêm kích J-10 và tiêm kích mới J-31 được cho là có tham vọng trở thành tiêm kích thế hệ 5. Hiện thời, các biến thể này chưa tồn tại, nhưng việc nghiên cứu chế tạo chúng đang được tiến hành. Cũng có khả năng có sự kết hợp các biến thể này. Ngoài ra, Trung Quốc chắc chắn sẽ phát triển một loại máy bay chỉ huy/báo động sớm trên hạm. Đây là nhiệm vụ khá phức tạp nên hiện chỉ có Mỹ giải quyết được.
Kinh nghiệm thế giới cho thấy, tất cả các nước có các tàu sân bay “bình thường” đều bắt đầu từ việc đóng tàu sân bay thông thường, sau đó mới đóng tàu sân bay hạt nhân. Tuy nhiên, kinh nghiệm này là cực kỳ hạn chế bởi vì vào nửa cuối thế kỷ XX, các tàu sân bay cỡ nhỏ biên chế các máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng Harrier thay cho các máy bay thông thường đã trở nên phổ biến. Các tàu sân bay kiểu này được đóng ở Anh (một chiếc trong số đó sau này được bán cho Ấn Độ), Italia và Tây Ban Nha (đóng cho hải quân Tây Ban Nha và Thái Lan). Rõ ràng là Trung Quốc không cần các tàu sân bay như thế, hơn nữa, họ cũng không có máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng.
(Còn tiếp)
Nguồn: Logic trường thành trên biển của Trung Quốc / Aleksandr Khramchikhin, Phó Giám đốc Viện Phân tích chính trị và quân sự (Nga) // VPK, № 17 (485), ngày 1.5.2013.
6:42 PM, 25/07/2013, Views: 3818 | By Nhân Vũ
VietnamDefence - Nếu có các tàu sân bay thực thụ, hải quân Trung Quốc sẽ khiến Mỹ né tránh giao chiến, sẽ có khả năng tấn công toàn lãnh thổ Nhật, Sakhalin, quần đảo Kurils và Kamchatka của Nga và có thêm thế mạnh trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (1)
>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (2)
>> So sánh sức mạnh hải quân Trung-Nhật
>>Vì sao Trung Quốc không đánh Đài Loan?
>> Trung Quốc sẵn sàng đánh lớn
Sau những thử nghiệm kéo dài nhiều năm, Trung Quốc đã triển khai đóng hàng loạt cá tàu khu trục lớp Type 052С/D, frigate lớp Type 054А, corvette lớp Type 056. Nhờ các cơ sở đóng tàu lớn nhất thế giới, điều đó sẽ dẫn tới hình thành hạm đội lớn thứ hai trên thế giới. Về chất lượng, nó sẽ vẫn thua kém, dù không nhiều, các lực lượng hải quân tiên tiến nhất thế giới hiện nay là hải quân Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Sự phát triển tiếp theo của hải quân Trung Quốc sẽ tất yếu đi theo con đường đóng tàu sân bay.
Nếu như Trung Quốc không định đóng tàu sân bay thì họ đã chẳng mua tàu sân bay Varyag, vốn đã được đóng hoàn thiện thành tàu Liêu Ninh. Vì những đặc điểm kết cấu của mình, tàu này không phải là tàu sân bay thực thụ và sẽ được hải quân Trung Quốc sử dụng tàu huấn luyện-thí nghiệm. Sau đó, sẽ là việc đóng một loạt các tàu sân bay “bình thường” ở ngay tại Trung Quốc theo các thiết kế của Trung Quốc, nếu không tàu sân bay thí nghiệm sẽ chẳng cần thiết phải có.
“Đối với phương Tây, khía cạnh hải quân của chương trình xây dựng quân đội của Trung Quốc là đáng quan tâm nhất bởi lẽ đụng độ trên bộ với quân đội Trung Quốc, NATO sẽ không có cơ hội” Không còn nghi ngờ, Bắc Kinh sẽ bắt đầu đóng các tàu sân bay lớn hơn, có kích thước vượt trội tàu Liêu Ninh và có thể sánh được với các tàu sân bay Mỹ. Việc đóng các tàu sân bay cỡ nhỏ hơn là vô nghĩa bởi lẽ các tàu loại này sẽ được đóng hoặc là để hoạt động ở vùng biển xa và đại dương, hoặc là để tác chiến với một địch thủ rất mạnh (hải quân Mỹ và Nhật Bản), hoặc là thậm chí dùng để sử dụng chống một địch thủ đáng gờm ở khoảng cách khá xa bờ biển Trung Quốc (như hải quân của Mỹ hay Ấn Độ). Dẫu sao, trên mỗi một tàu sân bay như thế, cần phải có càng nhiều càng tốt máy bay, nhiên liệu và đạn dược.
Số lượng tàu sân bay mà Trung Quốc sẽ đóng rõ ràng là hiện giờ khó mà xác định chính xác được. Chắc chắn sẽ là 6 chiếc, không kể tàu Liêu Ninh, mỗi hạm đội của Trung Quốc (Bắc Hải, Đông Hải, Nam Hải) sẽ có 2 tàu sân bay, bằng với số lượng tàu sân bay trong biên chế Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Mỗi cụm tàu sân bay Trung Quốc, ngoài bản thân tàu sân bay, sẽ gồm 4 tàu khu trục lớp Type 052С/D và 4 frigate lớp Type 054А (hay trong tương lai, các tàu khu trục và frigate thuộc các lớp mới), cũng như 2-3 tàu bảo đảm. Trung Quốc chắc chắn sẽ có đủ số lượng tàu hộ tống cần thiết cho tất cả các tàu sân bay vào thời điểm đưa vào biên chế tàu sân bay đầu tiên trong số đó.
Những khó khăn chính
Khó khăn của Trung Quốc là họ không có kinh nghiệm đóng các tàu như vậy. Tàu Varyag-Liêu Ninh và hơn nữa là các tàu sân bay đồng nát mua trước đó là Kiev và Minsk của Liên Xô, cũng như và Melbourne của Australia sẽ không cho phép các nhà khoa học và kỹ sư Trung Quốc có được các công nghệ cần thiết do kích thước nhỏ và thiết kế cổ lỗ sĩ của các tàu này. Chắc chắn, các kỹ sư Trung Quốc sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng tàu sân bay São Paulo của Brazil (tàu sân bay Foch của Pháp trước đây), tuy nhiên, giá trị của nó cũng hạn chế vì tàu này có kích thước nhỏ hơn tàu Liêu Ninh, đồng thời lại đóng trước khá lâu. Điều đáng quan tâm ở tàu này chỉ là các máy phóng máy bay.
Như vậy, Trung Quốc sẽ phải đóng tàu sân bay nội địa của mình dù là có bắt chước các giải pháp của nước ngoài.
Vấn đề quan trọng nhất là hệ thống động lực dành cho tàu sân bay, tức là nó sẽ là động cơ thông thường hay hạt nhân. Hiện nay, trong tất cả các ngành của công nghiệp quốc phòng, Trung Quốc gặp những khó khăn nghiêm trọng nhất chính là trong ngành chế tạo động cơ (động cơ cho xe tăng, máy bay và tàu). Giải quyết nhiệm vụ chế tạo động cơ, dù là thông thường, cho tàu sân bay cũng sẽ sẽ cực kỳ khó khăn đối với Trung Quốc, chứ đừng nói đến chế tạo lò phản ứng hạt nhân. Tuy nhiên, Bắc Kinh từ lâu đã chế tạo động cơ hạt nhân cho tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đường đạn và tàu ngầm nguyên tử tấn công, nên họ hoàn toàn đủ sức chế tạo lò phản ứng cho tàu nổi.
Một vấn đề không kèm phần quan trọng là lựa chọn loại máy bay trên hạm cho tàu sân bay mới. Đó có thể không chỉ là loại máy bay mới chỉ có 2 chiếc là J-15 vốn sao chép từ mẫu chế thử đầu tiên của Su-33, mà còn cả các biến thể trên hạm của tiêm kích J-10 và tiêm kích mới J-31 được cho là có tham vọng trở thành tiêm kích thế hệ 5. Hiện thời, các biến thể này chưa tồn tại, nhưng việc nghiên cứu chế tạo chúng đang được tiến hành. Cũng có khả năng có sự kết hợp các biến thể này. Ngoài ra, Trung Quốc chắc chắn sẽ phát triển một loại máy bay chỉ huy/báo động sớm trên hạm. Đây là nhiệm vụ khá phức tạp nên hiện chỉ có Mỹ giải quyết được.
Kinh nghiệm thế giới cho thấy, tất cả các nước có các tàu sân bay “bình thường” đều bắt đầu từ việc đóng tàu sân bay thông thường, sau đó mới đóng tàu sân bay hạt nhân. Tuy nhiên, kinh nghiệm này là cực kỳ hạn chế bởi vì vào nửa cuối thế kỷ XX, các tàu sân bay cỡ nhỏ biên chế các máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng Harrier thay cho các máy bay thông thường đã trở nên phổ biến. Các tàu sân bay kiểu này được đóng ở Anh (một chiếc trong số đó sau này được bán cho Ấn Độ), Italia và Tây Ban Nha (đóng cho hải quân Tây Ban Nha và Thái Lan). Rõ ràng là Trung Quốc không cần các tàu sân bay như thế, hơn nữa, họ cũng không có máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng.
(Còn tiếp)
Nguồn: Logic trường thành trên biển của Trung Quốc / Aleksandr Khramchikhin, Phó Giám đốc Viện Phân tích chính trị và quân sự (Nga) // VPK, № 17 (485), ngày 1.5.2013.