[Funland] Liêu Ninh và cách đánh

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu sân bay Liêu Ninh sẽ bị biến dạng?


Chuyên gia Nga nhận định rằng trong những năm tới thân tàu sân bay Liêu Ninh (Trung Quốc) có thể bị biến dạng và mất thăng bằng.

Tạp chí quốc phòng Khán Hòa (số ra tháng 6) cho biết, Trung Quốc đã thiết kế lại hoàn toàn phần bên trong của tàu sân bay Liêu Ninh.


Tạp chí trên dẫn đánh giá của chuyên gia tàu sân bay Nga sau khi xem bản thiết kế bên trong khoang chứa máy bay của tàu Liêu Ninh cho biết tàu này đã được thiết kế lại hoàn toàn, chỉ bảo lưu phần vỏ tàu. Đây cũng là kết quả phân tích sơ bộ của các nhà thiết kế tàu thuyền Đức và Hà Lan.


Sở dĩ Trung Quốc cải tạo tàu sân bay Varyag, mua của Ukraine, làm thành tàu sân bay mang tên Liêu Ninh là vì quá trình này nhanh hơn so với việc chế tạo một tàu mới trong bối cảnh Hải quân Trung Quốc cần có tàu sân bay gấp. Hơn nữa, chuyên gia tàu sân bay Trung Quốc cho rằng chi phí còn rẻ hơn tàu sân bay Đô đốc Gorshkov mà Ấn Độ mua của Hải quân Nga, sau đó cải tạo thành tàu sân bay Vikramaditya.

Thân tàu Liêu Ninh đẹp đẽ có thể bị biến dạng trong tương lai?​
Tuy nhiên, giới chuyên gia Nga nhận định rằng cho tới nay chưa thể kiểm chứng việc Trung Quốc đã cải tạo thành công tàu sân bay Varyag, vì chất lượng thép sử dụng để chế tạo tàu Liêu Ninh không giống nhau. Cho nên, những năm tới nhiều khả năng thân tàu sẽ bị biến dạng và mất thăng bằng.


Về vấn đề này, kỹ sư thiết kế của phía Trung Quốc cho biết họ hoàn toàn biết rõ và đây là nguyên nhân căn bản mà hải quân lẫn ngành chế tạo tàu của nước này đều đang phải tiếp tục quan sát tình trạng tiếp theo của tàu sân bay Liêu Ninh. Trong bối cảnh chưa có đủ kinh nghiệm và kết luận liên quan cuối cùng, Trung Quốc sẽ không khinh suất chế tạo chiếc tàu sân bay nội địa hóa đầu tiên.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Kỳ 4: Tàu sân bay Liêu Ninh chỉ là miếng mồi ngon trên biển

(Soha.vn) - Một tàu sân bay với kích thước khổng lồ của mình nếu không có một hệ thống phòng thủ mạnh, cũng như một hệ thống tàu hộ tống lớn thì rất dễ biến thành "miếng mồi ngon" trên biển. Phương Tây đánh giá tàu Liêu Ninh của Trung Quốc thực sự là một tàu như vậy.

Chuyên trang công nghệ hải quân Naval Technology nhận định hàng không mẫu hạm này sở hữu các loại khí tài cơ bản như tên lửa đối không, pháo cận chiến cùng hệ thống radar. Thế nhưng, hiệu quả kết hợp của các vũ khí trên với hệ thống định vị và thiết bị điện tử vẫn đáng ngờ vì đây là điểm yếu lớn nhất mà công nghệ hải quân Trung Quốc chưa giải quyết được.



Hệ thống vũ khí trên tàu Liêu Ninh

Còn tờ “Luận cứ mỗi tuần” của Nga thì đánh giá: “Mặc dù tính năng của hệ thống phòng không tàu sân bay Trung Quốc không thể hình thành mạng lưới hỏa lực phòng thủ tầm gần dày đặc nhất, nhưng những thứ này hoàn toàn không quan trọng, bởi vì tàu sân bay Liêu Ninh rất có thể vĩnh viễn sẽ không trở thành tàu sân bay dùng cho tác chiến”.​
Tạp chí "Học giả ngoại giao" (The Diplomat) của Nhật, ngày 28/12/2012 đăng bài viết có tiêu đề: “ Liaoning – Paper Tiger or Growing Cub? ” (Tạm dịch: Liêu Ninh - Hổ giấy hay hổ đang lớn?) . Bài viết dẫn lời ông Ji, nhà nghiên cứu cao cấp, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Singapo nói rằng: “Tàu sân bay là vô dụng với Hải quân Trung Quốc. Nếu Liêu Ninh được dùng để chống lại Mỹ, nó không có khả năng sống sót”.

Tàu sân bay hạt nhân USS Nimitz của Mỹ chỉ cần 1 phút để tiêu diệt Liêu Ninh

Tờ Kanwa của Canada mới đăng bài viết với nhan đề “Các vũ khí lợi hại đánh đắm tàu Liêu Ninh”. Tác giả bài viết cho biết, các nước láng giềng của Trung Quốc sở hữu nhiều vũ khí lợi hại có thể đánh đắm tàu sân bay của Trung Quốc. Khi gặp những đối thủ được trang bị những vũ khí lợi hại (Su-30, Kh-35, Kilo 636 của Việt Nam; F-35 của Nhật Bản; Brahmos, MiG-29 của Ấn Độ) như vậy, Tàu Liêu Ninh của Trung Quốc sẽ không còn đường lui. Bài báo kết luận, tàu Liêu Ninh của Trung Quốc chỉ nên hoạt động tác chiến ở những nơi gần bờ.





Các loại vũ khí nguy hiểm với Liêu Ninh: Su-30, Yakhont, Brahmos, tàu ngầm Nhật

Tàu Liêu Ninh được đánh giá thấp về khả năng tự phòng vệ, nhất là khả năng phòng không, chống ngầm. Nó rất dễ bị tiêu diệt bởi các đòn đánh từ trên không bởi các loại máy bay như F-35, Su-27, Su-30 hoặc các loại tên lửa hành trình diệt hạm như Brahmos. Đặc biệt, khả năng chống ngầm của tàu sân bay Liêu Ninh gần như bằng không.
Tạp chí "The Diplomat" nhấn mạnh: Tuy nhiên, họ (TQ) còn khiếm khuyết một lĩnh vực rất quan trọng, là khả năng tác chiến chống ngầm còn quá yếu, đặc biệt khi họ phải đối đầu với Mỹ và Nhật Bản - 2 cường quốc có khả năng tác chiến ngầm dưới nước cực kỳ xuất sắc. Vì vậy, điểm yếu chết người về tác chiến chống ngầm sẽ biến Liêu Ninh thành mồi ngon cho các loại tàu ngầm của đối thủ.

Vũ khí trên tàu "hoành tráng" theo ý tưởng của Trung Quốc

Trong tưởng tượng và phát biểu của Trung Quốc tàu sân bay Liêu Ninh sẽ được trang bị máy bay "siêu khủng" J-15. Mời các bạn tìm hiểu thực hư vấn đề này trong kỳ 5: J-15 cất hạ cánh trên Liêu Ninh hay cú lừa ngoạn mục của Trung Quốc.
 

d32a1994

Xe máy
Biển số
OF-193448
Ngày cấp bằng
10/5/13
Số km
90
Động cơ
329,100 Mã lực
cái tàu này là của anh trung nằn nỉ mua cái cái tàu nhôm nhựa bỏ đi của nga ấy mà,thế nào tụi nó mò mãi vẫn chưa ra cái cách điều khiển thế thìddanhsh được ai,S300 của việt nam bắn phát là toi thôi,hay cho 2 em kilo 636 chạy ra xịt phát là thôi rồi
 

oojimioo

Xe điện
Biển số
OF-30267
Ngày cấp bằng
1/3/09
Số km
2,106
Động cơ
500,059 Mã lực
giờ oánh đc tàu này của nó chỉ có bảo Yết Kiêu thì chơi được :))
 

latson

Xe buýt
Biển số
OF-57784
Ngày cấp bằng
26/2/10
Số km
938
Động cơ
451,840 Mã lực
Nơi ở
1 chốn 4 quê!
chỉ đc cái to xác thôi chứ đánh đấm gì cái liêu ninh này !
 

tuctuc2010

Xe điện
Biển số
OF-60773
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
3,691
Động cơ
474,601 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số
cái tàu này là của anh trung nằn nỉ mua cái cái tàu nhôm nhựa bỏ đi của nga ấy mà,thế nào tụi nó mò mãi vẫn chưa ra cái cách điều khiển thế thìddanhsh được ai,S300 của việt nam bắn phát là toi thôi,hay cho 2 em kilo 636 chạy ra xịt phát là thôi rồi
Ồi bi giờ em mới biết tên lửa phòng không lại chống được cả hạm đới :D :D :D
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Em chưa hiểu lúc đấy thì dẫn bắn kiểu gì. Hay lúc đó coi tên lửa như viên đạn
Bản thân nó là đạn điều khiển và có rada tự tìm mục tiêu mà cụ. Vẫn đề là khả năng tích hợp dẫn bắn đối hải thôi.
 

bentley8

Xe điện
Biển số
OF-897
Ngày cấp bằng
25/7/06
Số km
3,031
Động cơ
581,868 Mã lực
Giả dụ trường hợp nó tẩn mình mà sợ tẩn lại nó hả cụ? đã động đến độc lập, chủ quyền của nhau thì nhất là bét hết. Mấy con shaddock sinh ra là để diệt tàu sân bay loại này rồi.

Con này cùng loại với con Kuznetsov. Kuznetsov thuộc loại vừa đi vừa đẩy thế mà lá cải xứ Thiên đường tâng bốc lên là đi đến đâu bọn Nato sợ rúm ró đến đấy. LN thì vừa tân trang lại chưa biết đánh đấm thế nào nhưng chạy cho đến nay vẫn chưa thấy trục trặc gì lớn. Cũng các loại lá cải bảo ọp ẹp lắm khéo không chịu được sóng to, ak ak. Thôi thì đủ các chiêu trò dìm hàng nhưng giờ nó lừng lững tiến ra biển Đông không biết có thằng nào dám bắn không hay chỉ giỏi ngồi múa võ bàn phím? Mà bắn nó chìm tức là chọc vào thể diện của 1,4 tỷ người đấy hô hô.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Khiếm khuyết khiến tàu sân bay Trung Quốc chỉ xếp hạng 2


Trang mạng Flightglobal đưa tin, Liêu Ninh còn 1 điểm yếu rất lớn khiến tàu sân bay Trung Quốc chưa thể sánh được với Pháp, Brazil chứ đừng nói là Mỹ.




Flightglobal là một trang mạng rất có uy tín trong giới hàng không trên thế giới. Ngày 4/7 vừa qua, trang mạng này đã có bài viết đánh giá những thành tựu thu được trong chuyến hải hành tầm xa của Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc trong thời gian vừa qua.


Bài viết cho biết, trong chuyến hành trình tầm xa kéo dài 25 ngày này, máy bay tiêm kích hạm J-15, các sĩ quan chỉ huy bay và phi công của Liêu Ninh chính thức được cho phép bay trên tàu sân bay. Điều này đã đưa Trung Quốc trở thành một trong vài nước trên thế giới có khả năng tự bồi dưỡng, huấn luyện phi công bay trên tàu sân bay.


Flightglobal còn đề cập đến vấn đề, vào tháng 4 năm nay một quan chức quân sự cao cấp của Trung Quốc đã tiết lộ, Trung Quốc đang có kế hoạch đóng những hàng không mẫu hạm lớn hơn Liêu Ninh, có thể mang thêm rất nhiều máy bay so với Liêu Ninh.


J-15 cất cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh.​
Ước mơ của người Trung Quốc về hàng không mẫu hạm tương lai là nó không chỉ mang được các máy bay chiến đấu, mà còn dung nạp được nhiều loại khác như: Máy bay trinh sát, máy bay dự cảnh, máy bay chống ngầm, máy bay tác chiến điện tử và máy bay cánh quạt kiểu như V-22 Osprey của Mỹ.


Flightglobal phân tích, liên đội không quân tổng hợp trên tàu sân bay yêu cầu nó phải có đầy đủ 2 yếu tố, là máy phóng để hỗ trợ cất cánh và cáp hãm đà để hỗ trợ hạ cánh (CATOBAR). Hiện nay, trong số các cường quốc tàu sân bay trên thế giới chỉ có Mỹ, Pháp và Brazil là có đầy đủ năng lực trên.


Thế nhưng, Liêu Ninh hiện chỉ có khả năng “cất cánh ngắn và chặn hạ cánh” (STOBAR), hỗ trợ máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng. Nhưng loại máy bay dự cảnh E-2C và 1 số loại máy bay khác trên tàu sân bay Mỹ đều phải có máy phóng để hỗ trợ cất cánh.


Vì vậy, muốn phát triển một tàu sân bay đúng nghĩa của nó, tức là dung nạp được tất cả các loại máy bay khác nhau, thì Liêu Ninh nhất thiết phải có loại trang bị này. Nếu không, Liêu Ninh sẽ không bao giờ trở thành một hàng không mẫu hạm đầy đủ năng lực tác chiến. Hiện giờ, Liêu Ninh không thể sánh được với bất cứ tàu sân bay nào của các nước nói trên.


Tàu sân bay NAe São Paulo của Brazil là lối thoát cho hải quân Trung Quốc?​
Tự lực phát triển trang bị này không phải là điều đơn giản và rất tốn kém thời gian. Chính vì vậy, vấn đề Bắc Kinh đạt được thỏa thuận với Brazi, để đào tạo phi công tiêm kích hạm Trung Quốc trên tàu sân bay NAe São Paulo, ngay từ cuối năm 2009 đang đặt cho người ta rất nhiều câu hỏi, phải chăng đó là bước đi tính trước tương lai của Bắc Kinh?


Do lệnh cấm vận của EU đối với Trung Quốc, Pháp không thể thực hiện hợp tác huấn luyện kỹ thuật tàu sân bay cho Hải quân Trung Quốc. Hải quân Anh hiện chỉ có tàu sân bay sử dụng kỹ thuật cất cánh STOVL (cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng). Do đó, Brazil với tàu NAe São Paulo trở thành lựa chọn duy nhất của Trung Quốc, nếu họ định đưa vào sử dụng tàu sân bay sử dụng kỹ thuật cất cánh CATOBAR.


Thế nhưng huấn luyện phi công trên đó nhưng Liêu Ninh và các tàu sân bay tương lai của Trung Quốc không có máy phóng thì có ích gì? Họ sẽ tự chế tạo được hay "tìm kiếm" ở đâu? Đó là câu hỏi lớn đối với các chuyên gia quân sự trên thế giới.
 

Jimmy_

Xe tải
Biển số
OF-122601
Ngày cấp bằng
30/11/11
Số km
432
Động cơ
385,180 Mã lực
đồng nát mông má lại. k biết sức mạnh nó có khủng như nó khoe k bác nhỉ
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
TSB Liêu Ninh “kém cỏi” hơn so với tàu Mỹ


(Kienthuc.net.vn) - Tàu sân bay Liêu Ninh được đánh giá là “kém cỏi” hơn so với tàu Mỹ khi chỉ đáp ứng yêu cầu hoạt động của tiêm kích phản lực và trực thăng.




Theo tạp chí Flight Global, việc máy bay cảnh báo sớm không có khả năng cất, hạ cánh trên boong tàu Liêu Ninh – tàu sân bay đầu tiên Trung Quốc, gây bất lợi lớn cho Hải quân Trung Quốc trong nỗ lực ngăn chặn sức mạnh Hải quân Mỹ ở Đông Á.


“Mặc dù gần đây Trung Quốc đã đạt được nhiều thành công trong thử nghiệm tiêm kích hạm J-15 cất hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh, nhưng vẫn còn thách thức khác đối với Hải quân Trung Quốc trước khi hoạt động của tàu sân bay có thể nâng lên đẳng cấp cao hơn A-Class,” chuyên gia quân sự Greg Waldron cho biết.

Chỉ có tiêm kích hạm J-15 và trực thăng là có thể cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh.​
Phó Tham mưu trưởng Hải quân Trung Quốc Song Xue cho biết, máy bay trinh sát, máy bay chống ngầm, máy bay tác chiến điện tử máy bay trực thăng rất cần thiết cho hoạt động của liên đội hàng không hỗn hợp đầy đủ cho tàu sân bay Liêu Ninh.


“Liên đội hàng không hỗn hợp như vậy đòi hỏi tàu sân bay phải thiết kế với máy phóng thủy lực để hỗ trợ cất cánh. Các quốc gia sở hữu tàu sân bay có khả năng này hiện chỉ có Mỹ, Pháp và Brazil”, ông Waldron cho biết.


Cũng theo ông Waldron, hiện chỉ có máy bay tiêm kích J-15 và trực thăng là có thể vận hành từ boong phóng của tàu sân bay Liêu Ninh. Nhưng Liêu Ninh không thể đáp ứng yêu cầu hoạt động của các loại máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không giống như loại E-2 Hawkeye của Mỹ và máy bay khác nếu không có máy phóng thủy lực.


Thực tế, Trung Quốc được cho là đang nỗ lực phát triển máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm cho tàu sân bay mang tên JZY-01 dựa trên khung thân cơ sở máy bay vận tải Y-7. JZY-01 được miêu tả có nhiều đặc điểm giống với máy bay cảnh báo E-2 của Mỹ.

Máy bay cảnh báo sớm cho tàu sân bay JZY-01.​
Tuy nhiên, chương trình này được cho là đang gặp rất nhiều khó khăn vì kích cỡ của JZY-01 khá lớn, việc chuyển đổi kiểu cánh thông thường thành cánh gấp (tiết kiệm diện tích trên tàu sân bay) là không đơn giản.


Ngoài ra, JZY-01 sử dụng động cơ tuốc bin cánh quạt, khó có khả năng cho phép máy bay cất cánh từ boong phóng kiểu nhảy cầu mà đòi hỏi cần máy phóng. Hầu như toàn bộ tàu sân bay thiết kế kiểu boong phóng này trên thế giới đều không có khả năng tiếp nhận máy bay cánh bằng, động cơ cánh quạt.


Giải pháp tạm thời của Hải quân Trung Quốc tạm thời là sẽ sử dụng trực thăng làm nhiệm vụ vận tải, chống ngầm và cảnh báo sớm đường không. Tất nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế bởi so với máy bay cánh bằng thì trực thăng thua kém về tầm bay, trần bay, tốc độ.


Theo Phó Tham mưu trưởng Song Xue, tàu sân bay tương lai của Hải quân Trung Quốc sẽ lớn hơn và mang được nhiều máy bay hơn. Nhưng đó là câu chuyện của tương lai, còn hiện tại tàu sân bay Liêu Ninh còn “thua kém nhiều” so với tàu Mỹ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Không quân Hải quân Trung Quốc mạnh cỡ nào?

(Kienthuc.net.vn) - Không quân Hải quân Trung Quốc được xem là lực lượng lớn nhất ở khu vực châu Á với 25.000 quân thường trực trang bị hàng trăm máy bay đủ kiểu loại.

Không quân Hải quân Trung Quốc làm nhiệm vụ chính là cung cấp khả năng phòng không cho hạm đội tàu mặt nước, tuần tra chống ngầm, tuần tra bảo vệ vùng lãnh hải, tuần tra bảo vệ bờ biển và tác chiến chống tàu mặt nước. Lực lượng này trang bị đủ loại máy bay gồm: tiêm kích, cường kích, tiếp dầu, trinh sát, tác chiến điện tử, tuần tra biển, vận tải, huấn luyện, trực thăng. Với quy mô 25.000 quân và hàng trăm máy bay, đây là lực lượng không quân hải quân lớn nhất khu vực châu Á.
Về lực lượng máy bay ném bom, Không quân Hải quân Trung Quốc hiện có trong trang bị 14 máy bay ném bom chiến lược lớn nhất nước này Tây An H-6. Máy bay có khả năng mang được tên lửa hành trình chống tàu mặt nước tốc độ cận âm.
Lực lượng máy bay cảnh báo sớm có 8 chiếc KJ-200 thiết kế trên khung gầm cơ sở máy bay vận tải Y-8.
Máy bay tuần tra chống ngầm tầm xa có 3 chiếc Y-8MPA trang bị các hệ thống radar trinh sát mặt nước, hệ thống định vị thủy âm tìm kiếm tàu ngầm. Y-8MPA có khả năng đạt tầm bay xa đến 5.600km, thời gian hoạt động liên tục trên không 10,5 giờ.
Máy bay trinh sát có 5 chiếc Y-8 ELINT được trang bị các khí tài trinh sát điện tử.
Lực lượng vận tải có 12 chiếc máy bay vận tải hạng trung Y-8 có thể chở 96 lính thường hoặc 82 lính dù hoặc 20 tấn hàng hóa.
Lực lượng không quân tiêm kích thuộc Hải quân Trung Quốc hiện có khá nhiều loại máy bay, đầu tiên là 20 chiếc tiêm kích đa năng J-10.
23 chiếc tiêm kích đa năng Su-30MK2 hiện đại do Nga sản xuất. Đây cũng là loại tiêm kích mạnh nhất, hiện đại nhất Không quân Hải quân Trung Quốc.
Tất nhiên là không thể thiếu những chiếc tiêm kích hạm J-15 đang hoạt động trên tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16). Không rõ liệu Hải quân Trung Quốc nhận bao nhiêu chiếc J-15.
Không quân tiêm kích còn có 24 chiếc J-11BH, đây là biến thể của tiêm kích J-11B mà Trung Quốc sao chép công nghệ Su-27SK của Nga.
35 chiếc tiêm kích – bom JH-7A được thiết kế làm nhiệm vụ thực hiện các cuộc tấn công tàu mặt nước với tên lửa chống tàu siêu thanh tầm xa YJ-91.
Ngoài những dòng máy bay hiện đại thế hệ 4, Không quân Hải quân Trung Quốc hiện vẫn còn duy trì một số tiêm kích phòng không thế hệ 3 lỗi thời gồm 48 chiếc J-8II do Trung Quốc phát triển dựa trên loại J-7. Máy bay này chỉ có thể mang được tên lửa đối không tầm ngắn làm nhiệm vụ đánh chặn máy bay địch.
Và 35 chiếc tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ J-7D/E mà Trung Quốc phát triển dựa trên loại MiG-21 của Nga.
Cùng với J-8II và J-7D/E, Không quân Hải quân Trung Quốc còn có 30 chiếc cường kích Q-5 ra đời từ những năm 1970. Loại máy bay này chủ yếu làm nhiệm vụ yểm trợ tầm gần, tải trọng vũ khí chỉ có 2 tấn.
Làm nhiệm vụ tuần tra và tìm kiếm cứu nạn trên biển là 4 chiếc thủy phi cơ cỡ lớn SH-5. Loại máy bay này từng được thiết kế cho nhiệm vụ chống ngầm và chống tàu mặt nước nhưng nó “không thành công”. Và hiện tại chủ yếu làm nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn trên biển.
Đội ngũ máy bay huấn luyện có 12 chiếc Hồng Du JL-8.
9 chiếc máy bay vận tải đa dụng Y-7.
Lực lượng trực thăng của Không quân Hải quân Trung Quốc hiện biên chế 9 chiếc Ka-31 (Nga chế tạo) làm nhiệm vụ cảnh báo sớm đường không.
26 chiếc trực thăng vận tải kiêm nhiệm vụ tuần tra biển Z-8 do Trung Quốc chế tạo dựa trên loại SA 321 Super Frelon của Pháp.
17 chiếc trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28 nhập khẩu từ Nga.
Trực thăng vận tải hạng trung có 8 chiếc Mi-8 nhập khẩu từ Nga.
Không quân Hải quân Trung Quốc có 25 chiếc trực thăng săn ngầm Z-9C do nước này tự sản xuất dựa theo công nghệ loại Eurocopter AS.565 Panther.
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,621
Động cơ
463,295 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Cách đánh thì không thiếu chỉ thiếu tiền mua vũ khí để đánh thôi
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Máy bay Tàu được vài hôm rụng như sung ( nói vui không có thằng bẩu là nói đểu ) .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Biển Đông: Việt Nam có cách hóa giải 'quân bài chủ' JH-7 Trung Quốc

(Soha.vn) - Tại đảo Hải Nam, trung đoàn 27 thuộc sư đoàn 9, Hạm đội Nam Hải được trang bị máy bay tiêm kích - bom JH-7A. Loại máy bay này được xem như lực lượng chủ lực trên biển của Trung Quốc. Liệu máy bay “made in China” có thực sự là một ẩn số trên biển Đông hay không?

JH-7 - Con bài chủ lực trong mưu đồ biển Đông
Xian JH-7 (Jian Hong-7/ Jian nghĩa là máy bay tiêm kích, Hong nghĩa là máy bay ném bom; Tên ký hiệu của NATO: Flounder) là một loại máy bay tiêm kích-ném bom hai chỗ, hai động cơ đang phục vụ trong Không lực Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân và Không quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Máy bay được chế tạo bởi Tập đoàn Công nghiệp máy bay Tây An và Viện thiết kế máy bay 602. Đợt máy bay JH-7 đầu tiên được cung cấp cho Không lực Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc giữa thập niên 1990 để thử nghiệm đánh giá và phiên bản cải tiến JH-7A bắt đầu hoạt động trong năm 2004.
JH-7 còn có một phiên bản dành cho mục đích xuất khẩu là FBC-1 Flying Leopard. Nhưng hiện tại không có bất kỳ khách hàng quốc tế nào ngó ngàng tới FBC-1.​
Vào đầu thập niên 1970, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đặt ra yêu cầu phát triển một loại máy bay tiêm kích ném bom mới nhằm thay thế cho Harbin H-5 và Nanchang Q-5 đã lỗi thời. Vào tháng 12 năm 1988, 6 nguyên mẫu đã được chế tạo và một đợt gồm 12 đến 18 chiếc JH-7 đã được chuyển giao cho Không quân Quân Giải phóng Nhân dân vào đầu thập niên 1990 để thử nghiệm đánh giá.

JH-7 được xem là máy bay chủ lực của Không lực Hải quân Quân giải phóng nhân dân

JH-7 là máy bay đơn giản và nhẹ hơn so với máy bay Su-24 hay F-111 cánh cụp cánh xòe và rẻ hơn rất nhiều so với máy bay tiêm kích đa chức năng Su-30. JH-7 được thiết kế chuyên dùng cho nhiệm vụ tấn công vào các vị trí quan trọng trên biển. JH-7A là một phiên bản nâng cấp với radar JL-10A PD, hệ thống fly-by-wire mới, kính chắn một mảnh, thêm các giá treo vũ khí, và khả năng mang được tên lửa chống bức xạ của Nga Kh-31 và bom điều khiển bằng laser.
Về đặc tính kỹ thuật, JH-7 có chiều dài 22,32 m; sải cánh 12,7 m; chiều cao 6,57 m; trọng lượng rỗng 14.500 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 28.475 kg; máy bay được trang bị 02 động cơ Xian WS9, lực đẩy 54 kN, đốt nhiên liệu lần hai là 91,2 kN mỗi chiếc; vận tốc cực đại 1.808 km/h trên độ cao 11.000 m (36.000 ft); tốc độ tuần tra 903 km/h; tầm bay 3.650 km; bán kính chiến đấu 1.650 km (890 hải lý); trần bay 15 km.
JH-7 có thể mang được 6.500 kg (14.500 lb) vũ khí; được trang bị 01 pháo tự động hai nòng 23 mm GSh-23L, 300 viên đạn; mang tên lửa không đối không PL-5, tên lửa chống tàu Yingji-8K và Yingji-82K, tên lửa chống radar Yingji-91 và được trang bị bom rơi tự do và điều khiển bằng laser.
Điều đặc biệt quan trọng, JH-7 có khả năng tác chiến bình thường trong mọi điều kiện thời tiết như: sương mù, mưa, bão lớn hay nắng gắt... sẵn sàng thực hiện các hoạt động tác chiến cho cả ngày và đêm.

Các vũ khí được trang bị trên JH-7A

Theo các thông tin khác nhau, quân đội Trung Quốc có 160-180 máy bay JH-7, loại máy bay này còn đang tiến hành sản xuất liên tục.
Hiện nay, Không lực Hải quân Quân giải phóng Nhân dân có 3 trung đoàn trang bị JH-7, mỗi trung đoàn được biên chế từ 24 đến 28 máy bay.​
Hạm đội Đông Hải, sư đoàn số 6 có trung đoàn số 16 và 17 đều được trang bị JH-7.
Hạm đội Nam Hải, sư đoàn số 9 có trung đoàn số 27 đặt căn cứ tại đảo Hải Nam trang bị biến thể cải tiến JH-7A.
Gần đây, giới chuyên gia quân sự Trung Quốc có ý định đưa các máy bay JH-7 tới Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam) mà Trung Quốc đang chiếm giữ trái phép. Với những nước đi này, Trung Quốc muốn tận dụng triệt để khả năng của loại máy bay tiêm kích-ném bom trên trong trường hợp xảy ra xung đột ở biển Đông.
Vì vậy, có thể nói rằng, JH-7 thực sự là một ẩn số trên biển Đông mà chúng ta cần tìm cách hóa giải.​
Hàng rẻ nên chất lượng đương nhiên thấp
JH-7 là mẫu máy bay tiêm kích-ném bom mới nhất và có tỷ lệ nội địa hóa cao của Trung Quốc. Máy bay đã bắt đầu được nghiên cứu chế tạo từ năm 1973 nên đó chính là điểm yếu của loại máy bay này với những vấn nạn về động cơ, điều khiển và vũ khí tấn công chính xác. Các chuyên gia quân sự đã nhanh chóng chỉ ra những điểm yếu của nó.
JH-7 là một máy bay tấn công ném bom xâm nhập sâu trong mọi thời tiết, với chỗ ngồi trong buồng lái kiểu side-bay-side (hai phi công ngồi cạnh nhau), trang bị hệ thống đối phó điện từ (ECM) và khả năng quét địa hình tương tự như General Dynamics F-111. Các nhà phân tích phương Tây phân tích thiết kế JH-7 có thể bị ảnh hưởng bởi F-111, tất nhiên là với chất lượng và độ tin cậy thấp hơn nhiều.
Những chiếc JH-7 đầu tiên sử dụng động cơ nhập khẩu Rolls-Royce Spey Mk.202. Sau đó, chúng được thay thế bởi động cơ sản xuất nội địa theo giấy phép chế tạo của Spey Mk.202 có tên gọi ở Trung Quốc là WoShan-9 (WS-9). Loạt JH-7 đầu tiên sử dụng động cơ nội địa WS-9 ra đời giữa thập niên 90 nhưng chất lượng quá kém, bị không quân từ chối tiếp nhận nên chỉ được 50 chiếc là đã ngừng sản xuất để nâng cấp lên JH-7A với động cơ RD-93 của Nga.
Do trình độ công nghệ chế tạo động cơ của Trung Quốc còn nhiều lạc hậu nên JH-7 chỉ có tốc độ trung bình với động cơ Mk.202/WS-9, khả năng mang vũ khí là 6.5 tấn, thấp hơn so với Sukhoi Su-24 và Su-30 (8 tấn), và General Dynamics F-111 (14 tấn). Thậm chí, loại máy bay này còn được đánh giá là không bằng tiêm kích bom cổ lỗ của Nga là Su-24.

Động cơ WS-9 do Trung Quốc chế tạo được trang bị cho JH-7

Hiện Trung Quốc chỉ mới công nhận có hai vụ tai nạn của JH-7 xảy ra tại triển lãm hàng không, còn trong huấn luyện thì không có thông tin nào:
Ngày 19 tháng 7 năm 2009, một chiếc JH-7 đã bị rơi khi đang bay biểu diễn trong một cuộc triển lãm hàng không tại Trung Quốc, khiến hai phi công thiệt mạng do không nhảy được ra ngoài.
Ngày 14 tháng 10 năm 2011, một chiếc JH-7A cũng đã bị rơi khi đang bay biểu diễn trong một cuộc triển lãm hàng không tại Trung Quốc. Một phi công thiệt mạng, phi công còn lại nhảy được ra ngoài an toàn.
Tuy chất lượng thấp hơn nhiều nhưng JH-7 là máy bay đơn giản và nhẹ hơn so với máy bay Su-24 hay F-111, đồng thời rẻ hơn rất nhiều so với máy bay tiêm kích đa chức năng Su-30. JH-7 chính là đại diện tiêu biểu cho xu hướng vũ khí của Trung Quốc “hàng rẻ, số lượng nhiều để bù chất lượng”.
Hóa giải ẩn số JH-7 trên biển Đông
Do yếu tố địa lý nên với tầm hoạt động chỉ 1.650 km cùng khả năng cơ động yếu nên có thể nói rằng JH-7 không có nhiều thời gian tác chiến trên biển Đông. Trung Quốc có ý định bố trí JH-7 trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà họ đang chiếm đóng trái phép, chính ý định này đã bộc lộ điểm yếu về tầm hoạt động và khả năng cơ động của JH-7.
Trước hết, phải khẳng định rằng ý định bố trí JH-7 trên đảo Phú Lâm là không khả thi. Đảo Phú Lâm chỉ là đảo nhỏ, địa hình đơn giản nên khó bố trí hệ thống phòng thủ. Quân ta chỉ cần sử dụng một lực lượng nhỏ gọn, bí mật và bất ngờ tập kích sẽ dễ dàng phá hủy các máy bay cũng như đường băng, từ đó vô hiệu hóa JH-7 ngay khi chưa kịp cất cánh.

Trung Quốc có ý định đưa JH-7 ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam) mà Trung Quốc đang chiếm giữ trái phép


Tên lửa đối đất 3M-14E được trang bị trên tàu ngầm Kilo 636 Việt Nam sắp tiếp nhận có tầm bắn 275 km, đầu đạn 400 kg có thể làm tê liệt căn cứ xuất phát của đối phương

Chỉ còn phương án điều động máy bay JH-7 từ đảo Hải Nam ra các vùng biển có thể xảy ra xung đột. Khi đó, nếu Việt Nam dùng các tiêm kích như Mig-21, Su-22, Su-30MK2, Su-30MK2V đánh chặn trên đường hành quân buộc JH-7 phải cơ động, tránh hỏa lực hoặc tham chiến. Với những cuộc chiến kiểu này, bên phòng thủ bất cứ khi nào cũng dễ dàng giành chiến thắng do nắm được yếu tố bí mật, bất ngờ.

Máy bay Su-30MK2 Việt Nam tuần tra trên quần đảo Trường Sa

Ngoài ra, khi JH-7 cơ động vòng tránh hay chiến đấu sẽ rất hao nhiên liệu và phần dành cho tác chiến sau đó hầu như không còn bao nhiêu, thậm chí có khi không đủ để quay về căn cứ. Đấy là chưa kể hệ thống vũ khí của JH-7 còn rất lâu nữa mới so sánh được với vũ khí của Nga trên các tiêm cường kích mà Việt Nam sở hữu.
Ngay cả khi đã vượt qua hỏa lực phòng không nhiều tầng lớp của Không quân Việt Nam thì hỏa lực phòng không trên các tàu chiến Việt Nam cũng hoàn toàn hóa giải được các tên lửa chống tàu mà JH-7 mang theo.
Với những bất lợi như trên hoàn toàn có thể giải thích vì sao Trung Quốc luôn nóng lòng mong muốn được sở hữu một tàu sân bay đúng nghĩa.
Tuy nhiên không vì thế mà Việt Nam được phép lơ là, mất cảnh giác với JH-7. Chúng ta phải luôn dự báo được tình hình, chủ động sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống nhằm giữ vững chủ quyền biển đảo.
 

regu

Xe đạp
Biển số
OF-16902
Ngày cấp bằng
1/6/08
Số km
48
Động cơ
509,070 Mã lực

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
em dự 2 quả là nó làm mộ dưới đáy Biển .
Nếu chỉ 1 mình Liêu Ninh thì phải ăn 4-6 tên lửa chống hạm và 2 quả ngư lôi mới chìm nổi . Còn khu trục hạm và tàu hộ tống thì phải độ dăm quả ngư lôi với một tá chống hạm .
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top