[Funland] Liêu Ninh và cách đánh

thangh253

Xe hơi
Biển số
OF-130072
Ngày cấp bằng
9/2/12
Số km
107
Động cơ
374,950 Mã lực
e thi lang ra biển ...gặp bầy kilo của VN mềnh chìm ngay hee
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc đã chế tạo được sàn nâng tiêm kích hạm?

Thứ năm 24/10/2013 10:44
ANTĐ - Hàng không mẫu hạm là phương tiện chuyên chở máy bay trên biển. Những hàng không mẫu hạm cỡ lớn có thể chuyên chở đến gần trăm máy bay nên không thể xếp chúng ở hết trên mặt boong. Vì vậy, người ta phải chế tạo những phương tiện chuyên chở và cất trữ.

Để cất trữ tiêm kích hạm, người ta thường thiết kế các kho máy bay khổng lồ ngay dưới các đường băng nhưng như vậy, vấn đề di chuyển máy bay ra, vào kho lại đặt ra một câu hỏi đối với các nhà thiết kế. Từ đó, những sàn nâng, hạ tiêm kích hạm (hay còn gọi là thang máy) đã ra đời. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với các hàng không mẫu hạm chuyên chở máy bay chiến đấu.
Máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc cất cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh


Thời kỳ đầu, các hàng không mẫu hạm không có sàn nâng, hạ máy bay, cho dù có thì vai trò của nó cũng không lớn. Khi đó, tiêm kích hạm ra, vào nhà kho thông qua 2 con đường lên, xuống rất rộng, được thiết kế 2 bên sườn nhà kho, 1 đường chuyên dùng từ mặt boong xuống nhà kho và 1 đường chuyên dùng cho máy bay lên mặt boong cất cánh.
Máy bay chiến đấu F-14 của Mỹ trên sàn nâng, hạ


Những hàng không mẫu hạm thời kỳ đầu còn có thiết kế rất độc đáo, đó là mặt boong 3 tầng. Tầng trên cùng chuyên để máy bay hạ cánh, tầng giữa và tầng dưới cùng để cất cánh. 2 mặt boong cất cánh nối với nhà kho, máy bay rời khỏi kho là có thể cất cánh ngay lập tức. Tàu sân bay “Kaga” và “Akagi” của Nhật là một minh chứng điển hình cho loại thiết kế mặt boong này. Dĩ nhiên, thời kỳ đó, tốc độ máy bay cất cánh rất chậm.
Tàu sân bay Akagi của Nhật với thiết kế 3 tầng, trong chuyến chạy thử đầu tiên năm 1929


Sau đó, các sàn nâng, hạ tiêm kích hạm ra đời và nhanh chóng trở thành một thiết kế cơ bản và phổ biến trên các tàu sân bay, tuy nhiên, ở thời kỳ sơ khai, các sàn nâng, hạ này chủ yếu được thiết kế ở khoảng giữa đường băng chính của tàu sân bay. Thiết kế kiểu này được định danh là kiểu sàn nâng phía trong (hay còn gọi là sàn nâng trung tâm), được bố trí chính giữa đường băng tàu sân bay.
Máy bay chiến đấu F/A-18C của Mỹ trên sàn nâng, hạ


Với kiểu thiết kế này, sàn nâng được kéo lên bằng cáp treo ở 4 xung quanh nên khả năng chống sóng gió và tính năng an toàn rất cao. Tuy nhiên, nó lại gây rất nhiều vấn đề cho khả năng chịu lực theo chiều dọc của hàng không mẫu hạm nên thường phải dùng thêm vài trăm tấn thép để gia cố, dẫn đến giảm không gian hiệu quả, không thể cùng lúc cất cánh và thu hồi máy bay.
Sàn nâng, hạ tiêm kích hạm còn được dùng để vận chuyển bom đạn


Hiện nay, các hàng không mẫu hạm hiện đại của Mỹ với số lượng tiêm kích hạm lên đến hàng trăm chiếc, ngoài ra còn có các máy bay trực thăng, máy bay tác chiến điện tử, cảnh báo sớm… Nên nó các sàn nâng, hạ riêng rẽ ở 2 bên sườn, làm tăng không gian mặt boong, vừa giúp máy may mang thêm được nhiều máy bay, vừa có thể đồng thời cất cánh hoặc thu hồi máy bay và làm tăng tính cân bằng cho tàu sân bay.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã có sàn nâng, hạ máy bay chiến đấu J-15


Thời gian trước đây, khi mới hạ thủy, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc không hề có sàn nâng, hạ máy bay. Nhưng trong một số bức ảnh gần đây, thể hiện rõ máy bay tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc đang được vận chuyển bằng một sàn nâng, hạ. Điều này thể hiện tàu sân bay Trung Quốc đã đột phá qua được một trong những nút thắt công nghệ rất khó khăn.
Nguyễn Ngọc
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Thằng khựa này học hỏi nhanh thật. :
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
phải thực tiễn.lý thuyết chưa đủ tin
nói về khả năng đánh đấm của liêu ninh thì còn nghi ngờ nhưng chế tạo thiết bị nâng mà được như vậy là cũng tiến bộ lắm ròi.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc đang vật vã giải tỏa cơn khát tàu sân bay

(Vũ khí) - Trung Quốc không thiếu tiền, Trung Quốc cũng không thiếu khả năng, trình độ, nhưng “cái gì cũng phải có thời gian” là quy luật. Khi tham vọng được hối thúc bất chấp quy luật thời gian thì biến mục đích thành “cơn khát” là điều tất yếu.



“Cơn khát” tàu sân bay của Trung Quốc Trên quả địa cầu chúng ta, đất chỉ bao phủ 1/3, đại dương bao la cũng chỉ bao phủ 7/3, chỉ có không khí (vùng trời) là bao phủ toàn bộ hoàn cầu, cho nên, cường quốc bá chủ đất liền mới bá chủ 1/3 thế giới, cường quốc bá chủ đại dương cũng chỉ mới bá chủ 7/3 thế giới, nhưng bá chủ vùng trời thì cường quốc đó mới thực sự bá chủ hoàn cầu.
Có lẽ chính vì thế mà làm chủ hay bá chủ vùng trời so với vùng đất hoặc vùng biển là vô cùng khó khăn.
Không có tàu sân bay, Hải quân quốc gia chỉ là Hải quân bờ. Không có tàu sân bay, Trung Quốc không bao giờ trở thành cường quốc biển. Không có tàu sân bay, hiện tại, Biển Đông, Trường Sa …với Trung Quốc chỉ là tham vọng bất thành.
Tiếp dầu trên không là thành tựu của công nghệ nhưng là sự bế tắc, mạo hiểm đầy rủi ro của chiến thuật. Chưa bàn đến liệu tàu sân bay của Trung Quốc có phù hợp khi tham gia tác chiến trên Biển Đông hay không, mối hiểm nguy tàu sân bay phải đương đầu trong vùng biển hẹp như thế nào… mà chúng ta chỉ quan tâm là Hải quân Trung Quốc (PLAN) sẽ tác chiến ra sao trên Biển khi không có tàu sân bay.
Hơn ai hết, Trung Quốc thừa biết tàu sân bay Izomo trực thăng của Nhật Bản hạ thủy 8/2013 khi cần thiết, 20 chiếc F-35 cất hạ cánh thẳng đứng xuất hiện trên đó sẽ tạo nên một tàu sân bay tấn công cực mạnh. Trung Quốc chưa hết sốc trước sự kiện này lại phải “nhảy dựng” lên khi Nhật Bản tuyên bố trong năm tới sẽ hạ thủy chiếc thứ 2.
Khi một đối tượng tác chiến trực tiếp nguy hiểm “đua” với tốc độ như thế trong khi Trung Quốc đang rất ì ạch với tàu sân bay thì không lo lắng, hốt hoảng mới là chuyện ngạc nhiên. Lo và hoảng sâu sắc hơn khi Trung Quốc không thiếu tiền để đóng tàu sân bay mà thiếu trình độ công nghệ mới đáng sợ. Có được tiền nhiều hay ít với có được trình độ công nghệ cao hay thấp là 2 vấn đề khác nhau.
Tuy nhiên, có được tàu sân bay hay không với Trung Quốc chỉ là vấn đề thời gian, nhưng với tình thế và tương quan quân sự hiện tại, PLAN như một chuyên gia quân sự Mỹ đánh giá rằng, ngoài 500 km, PLAN không biết làm gì…không phải là thiếu căn cứ và không phải là điều mà giới chiến lược quân sự Trung Quốc không suy nghĩ tới.
Cuộc tập trận “Cơ động-5” của 3 hạm đội lớn nhất của PLAN (Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải) chỉ đúng với mục đích “lưng tựa lưng” trong đối kháng “mở đường trên mặt biển” mà thiếu hẳn một lực lượng “làm sạch” bầu trời.
Rốt cuộc, tuy đây là cuộc diễn tập đầu tiên, lớn nhất của Trung Quốc ở biển xa nhưng đã bị Nhật Bản “khiêu khích” làm bộc lộ một tử huyệt đau nhói là sự làm chủ vùng trời trong khu vực tác chiến.
Tàu sân bay, tàu sân bay, đó là không một cụm từ mơ ước của PLAN mà đã trở thành “cơn khát” của toàn thể Trung Hoa vĩ đại.
Đường giải “cơn khát” tàu sân bay đầy cạm bẫy
Nếu không quân của PLAN chỉ cần đảm bảo tác chiến bất cứ đâu (chưa mơ ước đến việc tác chiến bất cứ lúc nào) thì Trung Quốc chẳng cần tàu sân bay cho tốn kém, phức tạp và lo lắng, hoảng sợ khi đối phương đã có. Bởi vậy, hiện tại Trung Quốc chỉ còn 2 cách để khắc phục:
Một là cải tiến công nghệ động cơ máy bay, làm sao để sử dụng nhiên liệu ít nhất mà bay với tầm bay xa nhất, bất cứ đâu trên đại dương. Đây là điều không thể với trình độ công nghệ hiện tại của Trung Quốc. Ngay Mỹ cũng không đủ khả năng công nghệ chế tạo được máy bay kiểu này, Mỹ mới đóng tàu sân bay.
Hai là cung cấp đủ nhiên liệu cho máy bay hoạt động mà không cần hạ cánh, tức là tiếp dầu trên không. Đây là biện pháp khả thi nhất trong tình hình hiện nay và thực tế Trung Quốc đang đi theo “con đường” này.
Hiện nay đa phần các loại máy bay chiến đấu J-10, Su-30MKK, Su-30MK2, J-15 của không quân Trung Quốc, đây là những loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất, khi tác chiến biển xa như tại quần đảo Trường Sa chẳng hạn, đều bắt buộc phải sử dụng phương thức “tiếp dầu đồng đội”, nếu không thì chẳng có thời gian tác chiến với không quân đối phương.
Các loại máy bay tiếp dầu của Trung Quốc hiện nay như HY-6 (H-6Y) chỉ chở tối đa được 30 tấn dầu, thông thường thì chỉ 20 tấn, trong khi đó chỉ tính riêng tiêm kích hạng nặng Su-30MK2 một lần tiếp nhận dầu đã hết 9,5 tấn, mỗi lần chỉ tiếp được cho 2 máy bay là rất không bảo đảm cho yêu cầu tác chiến.
Vì thế, Trung Quốc đang có kế hoạch mua 20 chiếc IL-76 và IL-76MD nhằm mục đích chuyển đổi các máy bay vận tải IL-76 thành máy bay tiếp dầu IL-78 có thể chở tối đa được 60 tấn dầu, thông thường cũng mang được 50 tấn, khả năng tiếp nhiên liệu trên không đạt 900 đến 2.200 lít mỗi phút. Lúc đó thời gian tiếp dầu sẽ nhanh hơn, số may bay được tiếp dầu trong một lần nhiều hơn.
Về mặt công nghệ, tiếp dầu trên không là một tiến bộ của tri thức loài người, nhưng xét về mặt chiến thuật quân sự thì đây là một tử huyệt rất nguy hiểm hay được coi như “gót chân Asin”.
Các quốc gia có những mục tiêu cần phải bảo vệ trước sự xâm lấn của Trung Quốc sẽ không khó để xác định vị trí tiếp dầu. Lúc đó kế hoạch tác chiến của đối phương càng đơn giản, hiệu quả bao nhiêu thì của PLAN lại càng thêm rắm rối, phức tạp, thiếu hiệu quả bấy nhiêu.
Biết rằng làm chủ vùng trời là trụ cột sức mạnh, là yếu tố quyết định thành bại của chiến dịch quân sự, nhưng tiếp dầu trên không để thay thế cho tàu sân bay trên một chiến trường một hướng là mạo hiểm. Đặc biệt khi khu vực tiếp dầu nằm ngoài tầm kiểm soát của hệ thống phòng không của mình nhưng lại trong tầm tấn công của đối phương thì lại càng cực kỳ mạo hiểm.
Cả một khu rừng lớn chỉ có một con đường đến một khúc suối có nước thì cá sấu và cọp dữ cũng biết rình mồi ở đâu.
Khi khát mà không có nước, người ta làm mọi điều để giải khát. Đó là lúc bất chấp, liều lĩnh nhất và đương nhiên dễ bị mắc bẫy nhất.
Quả thật, con đường đi để giải “cơn khát” tàu sân bay của Trung Quốc sẽ có rất nhiều cạm bẫy.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Báo chí viết gì mà mâu thuẫn vậy? ở trên thì :Trung Quốc không thiếu tiền, Trung Quốc cũng không thiếu khả năng, trình độ, nhưng “cái gì cũng phải có thời gian” là quy luật. Khi tham vọng được hối thúc bất chấp quy luật thời gian thì biến mục đích thành “cơn khát” là điều tất yếu.
Còn trong nội dung bài viết thì:
Lo và hoảng sâu sắc hơn khi Trung Quốc không thiếu tiền để đóng tàu sân bay mà thiếu trình độ công nghệ mới đáng sợ. Có được tiền nhiều hay
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,393
Động cơ
641,331 Mã lực
Ở Liêu Ninh ngon nhất là thịt cừu và bia Shenyang, còn tàu sân bay có ngon không thì... kệ :)) :)) :)). Em hỏi đám đối tác của em bên đó là chúng mày có biết cái tàu sân bay có tên tỉnh của chúng mày không, chúng nó đều bảo chả biết gì hết, thiên hạ quá rộng và VN là bạn tốt :).
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Em nghĩ cái cảnh máy bay đang tiếp dầu mà có vài quả tên lửa táng vào thì thế nào nhể các cụ ?
 

auto_spa

Xe máy
Biển số
OF-18454
Ngày cấp bằng
10/7/08
Số km
50
Động cơ
505,110 Mã lực
em hóng cái
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Chê TSB Ấn Độ, Trung Quốc “tự vả vào miệng mình”

(Kienthuc.net.vn) - Chuyên gia quân sự Trung Quốc đã lên tiếng chê bai tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ nhưng thực tế họ cũng chẳng khá hơn.



Ngày 16/11 vừa qua, Nga đã tiến hành bàn giao cho Ấn Độ tàu sân bay INS Vikramaditya. Buổi lễ bàn giao có sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Antony. Tàu sân bay INS Vikramaditya sẽ thay thế cho tàu sân bay INS Viraat dự kiến ngưng hoạt động vào năm 2015.
Tàu sân bay INS Vikramaditya sẽ về nước dưới sự hộ tống của 5 tàu chiến trong Hải quân Ấn Độ. Phương tiện truyền thông Ấn Độ cho biết, tàu sân bay INS Vikramaditya sẽ hoạt động với vai trò soái hạm của Hải quân Ấn Độ và sẽ về nước qua biển A Rập như một minh chứng cho sức mạnh quân sự của họ. “Đây là một khoảnh khắc đầy tự hào cho đất nước”, truyền thông Ấn Độ đã viết.
Chuyên gia Trung Quốc mổ xẻ chê bai hết mức tàu sân bay Ấn Độ, nhưng họ quên mất rằng tàu sân bay Liêu Ninh cũng có cùng nguồn gốc với tàu Vikramaditya.

Ngay khi tàu sân bay INS Vikramaditya được bàn giao cho Hải quân Ấn Độ, các chuyên gia quân sự Trung Quốc đã lên tiếng “chê bai” tàu sân bay này cũng như nhóm tàu hộ tống cho nó. Chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, nhóm tàu sân bay Ấn Độ thiếu trầm trọng khả năng đảm đương phòng không tầm xa như các tàu Aegis của Mỹ.
Họ ví von rằng, Hải quân Trung Quốc có loại tàu chiến Aegis như vậy - khu trục phòng không Type 052D. Việc thiếu các tàu khu trục phòng không cấp hạm đội làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tàu sân bay này. Tuy nhiên, có lẽ họ đã quên rằng chương trình tàu khu trục Kolkata (đang hoàn thiện) của Ấn Độ được đánh giá là một trong những tàu chiến hiện đại nhất thế giới hiện nay.
Tàu khu trục Kolkata được trang bị tới 3 hệ thống tên lửa phòng không đủ 3 cấp độ, tầm thấp, tầm trung và tầm xa. Tàu khu trục này thậm chí còn vượt trội so với Type 052D của Trung Quốc. Nhà phân tích Zheng Wenhai cho rằng, Hải quân Ấn Độ có nhiều năm vận hành tàu sân bay nhưng chưa bao giờ có nhóm tác chiến tàu sân bay đúng nghĩa.
Trung Quốc có Type 052D thì Ấn Độ có siêu hạm phòng không Project 15A Kolkata.

Ông Wenhai cho rằng, Hải quân Ấn Độ thiếu năng lực cảnh báo sớm đường không hoạt động từ tàu sân bay. Mặc dù Mỹ có thể bán máy bay cảnh báo sớm E-2D Hawkeye cho Ấn Độ nhưng máy bay này không thể hoạt động trên tàu sân bay INS Vikramaditya. Nếu không có các máy bay AWACS hoạt động, tàu sân bay của Ấn Độ sẽ không có khả năng nhận thức tình huống ở mức độ cao điều này ảnh hưởng xấu đến khả năng tác chiến.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng cố tình quên là tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cũng chẳng khá khẩm gì hơn. Hai tàu sân bay này đều được thiết kế boong tàu theo kiểu nhảy cầu nên không thể hoạt động các máy bay cánh cố định tải trọng lớn. Vị chuyên gia này chỉ ra điểm yếu của tàu sân bay Ấn Độ nhưng chính ông ta lại thừa nhận luôn “điểm yếu chí tử” của tàu sân bay Liêu Ninh.
Tàu Liêu Ninh cũng dùng boong phóng nhảy cầu, vì vậy chuyên gia Trung Quốc chê tàu Ấn Độ cũng đồng nghĩa với việc họ từ thừa nhận điểm yếu của Liêu Ninh.

Nói về tiêm kích trên hạm, ông Wenhai cho rằng, tiêm kích trên hạm MiG-29K có khả năng hoạt động tác chiến thua kém tiêm kích trên hạm F/A-18E/F Super Hornet của Mỹ và sau tiêm kích trên hạm J-15 của nước này. Mặc dù xét về tải trọng vũ khí MiG-29K không bằng J-15 nhưng điều đó không có nghĩa là MiG-29K sẽ kém J-15 mà ngược lại.
Cần nhớ rằng J-15 là một tiêm kích “hồn Nga da Trung Quốc” sao chép lại từ nguyên mẫu T-10K của tiêm kích hạm Su-33. Trong khi đó MiG-29K được thiết kế để thay thế Su-33, hiển nhiên là nó phải tốt hơn tiêm kích cũ. Còn J-15 vẫn là một mẫu thử nghiệm không hơn không kém, còn MiG-29K đã đi vào hoạt động trong Hải quân Nga và sẵn sàng hoạt động trong Hải quân Ấn Độ.
Tiêm kích hạm MiG-29K được Hải quân Nga lựa chọn để thay thế Su-33, không có lý gì nó lại kém hơn J-15 - bản sao chép công nghệ từ Su-33.

Một khía cạnh khác mà chuyên gia Trung Quốc chê bài tàu sân bay Ấn Độ là có lượng giãn nước nhỏ hơn nhiều so với tàu sân bay Liêu Ninh. Tàu sân bay INS Vikramaditya có lượng giãn nước toàn tải 45.000 tấn mang theo 30 máy bay các loại trong đó có 24 chiếc tiêm kích trên hạm MiG-29K.
Còn tàu sân bay Liêu Ninh có lượng giãn nước toàn tải 65.000 tấn, mang theo khoảng 56 máy bay trong đó có 30 tiêm kích trên hạm J-15. Lý thuyết là như vậy nhưng hiện tại tàu sân bay Liêu Ninh vẫn phải nằm “đắp chiếu” tại cảng nhiều hơn là hoạt động vì chưa có tiêm kích trên hạm.
Chê tàu sân bay INS Vikramaditya, đánh giá thấp tiêm kích trên hạm MiG-29K, nhưng hành động này của các chuyên gia quân sự Trung Quốc cũng tự phơi bày luôn các điểm yếu của tàu sân bay Liêu Ninh.
 

Patriots

Xe cút kít
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
16,891
Động cơ
493,356 Mã lực
Cho tầu ngầm tiếp cận trong tầm ngư lôi là Lock ngon phải không các cụ? Vấn đề là làm sao tiếp cận? Thì các thủy thủ phải tập luyện, các nước khác cũng tiếp cận thành công bằng tầu ngầm rồi, ta cũng sẽ làm được.
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,393
Động cơ
641,331 Mã lực
Cái mà người TQ có thể tự hào là con Liêu Ninh do họ tự cải tạo, còn con Vik là do người Ấn phải thuê hoàn toàn người Nga chứ không có tự làm được. Thế thôi chứ mấy con này chắc chẳng đánh nhau bao giờ mà so cao thấp.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Cái mà người TQ có thể tự hào là con Liêu Ninh do họ tự cải tạo, còn con Vik là do người Ấn phải thuê hoàn toàn người Nga chứ không có tự làm được. Thế thôi chứ mấy con này chắc chẳng đánh nhau bao giờ mà so cao thấp.
Em nghĩ tàu sân bay của ấn sẽ mạnh hơn đấy.
Thứ nhất thuê của Nga thì chất lượng sẽ hơn liêu ninh.
Thứ 2 tầu SB Ấn đang đóng thì có sự giúp đỡ của Nga. Vậy thì liêu ninh làm sao mà so được
 

humxam75

Xe container
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
5,146
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Em nghĩ tàu sân bay của ấn sẽ mạnh hơn đấy.
Thứ nhất thuê của Nga thì chất lượng sẽ hơn liêu ninh.
Thứ 2 tầu SB Ấn đang đóng thì có sự giúp đỡ của Nga. Vậy thì liêu ninh làm sao mà so được
Vấn đề là khả năng chủ động của anh Tung cửa khá hơn
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Vấn đề là khả năng chủ động của anh Tung cửa khá hơn
Em thì lại không nghĩ là khả năng chủ động của anh trung cẩu khá hơn, về tương lai thì em chưa biết nhưng hiện tại em thấy vũ khí trung cẩu chưa có gì ra hồn, số lượng vũ khí lớn ??? trong tác chiến hiện đại thì ăn nhau ở chất lượng vũ khí thôi
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu sân bay Liêu Ninh ra Biển Đông huấn luyện

(Kienthuc.net.vn) - Nhóm tàu chiến đấu Hải quân Trung Quốc gồm tàu sân bay Liêu Ninh và các tàu hộ tống đang tiến ra Biển Đông tiến hành hoạt động huấn luyện.



Mạng Hải quân Trung Quốc đưa tin, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cùng với tàu khu trục tên lửa Thẩm Dương, Thạch Gia Trang, tàu hộ vệ tên lửa Yên Đài và Duy Phương đã rời cảnh Thanh Đảo vào sáng ngày hôm nay để đến khu vực biển Đông triển khai hoạt động nghiên cứu thử nghiệm và huấn luyện quân sự.
Đây là lần đầu tiên tàu sân bay Liêu Ninh chức hành trình huấn luyện dài ngày trên biển sau khi được biên chế. Trong lần triển khai này, tàu sân bay Liêu Ninh sẽ tiến hành kiểm tra trong tình hình làm việc liên tục đối với tính năng của các trang thiết bị liên quan, tiến hành rèn luyện và kiểm tra trình độ huấn luyện toàn diện của các binh sỹ trên tàu, tiến hành thử nghiệm tính năng của các trang thiết bị trong điều kiện thời tiết khác nhau.
Tàu sân bay Liêu Ninh.

Tàu sân bay Liêu Ninh được bàn giao cho Hải quân Trung Quốc hơn 1 năm nay, các hoạt động thử nghiệm và huấn luyện liên tục được tiến hành. Máy bay chiến đấu trên hạm đã lần lượt hoàn thành các bài thử nghiệm và huấn luyện như hạ cánh, cất cánh nhảy cầu trên tàu sân bay, bay và cất cánh nhảy cầu ở khoảng cách ngắn trên tàu. Các tiêm kích hạm J-15 cũng luyện với trọng lượng lớn, hạ cánh liên tục trong điều kiện thời tiết phức tạp.
Hiện nay tàu sân bay Liêu Ninh vẫn trong giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm và huấn luyện. Lần đến biển Đông lần này là hoạt động đã nằm trong kế hoạch thử nghiệm và huấn luyện của tàu sân bay Liêu Ninh.
 

Pobeda

Xe buýt
Biển số
OF-8259
Ngày cấp bằng
16/8/07
Số km
562
Động cơ
551,666 Mã lực
Thế là con cá nhà táng ấy nó mò xuống ao nhà mình rồi đấy. các cụ tranh thủ tập ngắm bắn cho quen đi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top