[Funland] Liêu Ninh và cách đánh

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Liêu Ninh: Mồi ngon cho các loại tàu ngầm đối phương tiêu diệt

Thứ năm 25/04/2013 23:40
ANTĐ -
Vừa qua, Trung Quốc đã hoàn tất việc định hình biên chế của biên đội tàu sân bay Liêu Ninh. Nhóm tàu hộ tống này bao gồm hai tàu khu trục kiểu 051C thuộc lớp Lữ Châu và hai tàu hộ vệ tên lửa kiểu 054A, lớp Giang Khải cùng với một tàu tiếp tế.​

Ngay sau khi thông tin về nhóm tác chiến này được công bố, tạp chí "Học giả ngoại giao" (The Diplomat) của Nhật đã có bài phân tích về tính năng và ưu, nhược điểm của nó. Trong bài viết, tạp chí này cho biết khả năng tác chiến chống ngầm của hải quân Trung Quốc bị coi là tử huyệt chết người, chính nó sẽ biến Liêu Ninh trở thành mồi ngon cho các loại tầu ngầm của đối phương.
Kể từ khi Liêu Ninh đứng chân tại quân cảng Thanh Đảo - Sơn Đông ngày 27-2-2013 đến nay, nó đã tiến hành hàng loạt các đợt thử nghiệm và huấn luyện trên biển. Trong năm nay, tàu sân bay mang số hiệu 16 này sẽ bắt đầu các chuyến hải hành viễn dương, hiện công tác xây dựng cảng mẹ cho nó đang được hoàn thiện, từ cầu cảng này, Liêu Ninh có thể trực tiếp ra khơi.
Theo một số nguồn tin, cầu cảng neo của tàu sân bay có 16 sợi cáp để níu giữ tàu, bên ngoài được xây dựng 1 đập lớn để chắn sóng. Cảng mẹ của Liêu Ninh được xây dựng bên chân núi ven bờ Hoàng Hải, bề ngoài không khác gì các quân cảng hải quân khác.


Một số tờ báo nước ngoài thường gọi Liêu Ninh là "khách sạn nổi" vì tính năng tác chiến chưa hoàn thiện lại thường chăng đèn, kết hoa sặc sỡ.
Tàu sân bay không có khả năng tự bảo vệ và tiếp tế nên đi kèm theo nó là một biên đội trên dưới 10 tàu, bao gồm: tàu chi viện, bổ trợ; tàu khu trục phòng không; tàu hộ vệ chống ngầm… Thời gian qua, tuy Trung Quốc đã nỗ lực phát triển khả năng tác chiến cho tàu sân bay đầu tiên của mình, nhưng sự thật là con đường hoàn thiện một biên đội tàu sân bay Liêu Ninh còn rất nhiều chông gai.​
Tàu sân bay không thể ra khơi một mình được, với hàng chục máy bay các loại trên boong, công tác bảo đảm hậu cần cho biên đội máy bay có rất nhiều vấn đề phức tạp, chỉ tính riêng lực lượng bảo đảm máy bay đã gồm hàng chục nhóm khác nhau với đủ mọi loại, từ kỹ thuật cho đến xăng dầu.
Lực lượng tàu chi viện, bổ trợ của Trung Quốc rất yếu do thiếu tính định hướng. Thời gian qua, Trung Quốc ồ ạt phát triển các tàu tác chiến mà để hổng lực lượng tàu chi viện, bổ trợ hạng nặng, tầm xa. Tuy nó không có vai trò quan trọng trong tác chiến nhưng trong hải hành viễn dương, khả năng bảo đảm hậu cần kém sẽ làm hạn chế thời gian hoạt động của cả nhóm tàu.
Đảm bảo tiếp vận cho Liêu Ninh là tàu chi viện tiếp tế kiểu 903 lớp Phúc Trì có lượng giãn nước 23.000 tấn, bắt đầu phục vụ trong lực lượng hải quân Trung Quốc năm 2004. Tàu này phụ trách cung cấp nhiên liệu, nước, thực phẩm và các vật dụng cần thiết khác cho các lực lượng thực thi nhiệm vụ mà nó hỗ trợ.



Tàu hộ vệ tên lửa 582 "Bạng Phụ" lớp 056 của Trung Quốc
Tuy vậy với khả năng chuyên chở kém hơn rất nhiều so với các tàu tiếp tế T-AKE của Mỹ (tổng số 12 chiếc, tải trọng mỗi chiếc hơn 4 vạn tấn), nó sẽ khó mà bảo đảm cho một lực lượng hùng hậu ra khơi trong thời gian dài. Tuy Trung Quốc có 4 chiếc tàu này nhưng họ không thể cử đi cùng một lúc cả 2 tàu được. Trong thời bình, các tàu có thể ghé vào các cảng ven đường để nhận tiếp tế nhưng trong điều kiện tác chiến điều này không thể thực hiện được, các tàu tiếp tế có tải trọng quá nhỏ sẽ không bảo đảm yêu cầu tác chiến dài ngày.​
Tạp chí "The Diplomat" nhấn mạnh, hiện nay Trung Quốc đã phát triển được một thế hệ tàu khu trục tương đối hiện đại thuộc lớp 051 và 052, có khả năng phòng không khá mạnh. Tuy nhiên họ còn khiếm khuyết một lĩnh vực rất quan trọng, là khả năng tác chiến chống ngầm còn quá yếu, đặc biệt khi họ phải đối đầu với Mỹ và Nhật Bản - 2 cường quốc có khả năng tác chiến ngầm dưới nước cực kỳ xuất sắc.
Với những cường quốc hải quân, khả năng tác chiến chống ngầm của tàu hộ vệ có thể không được coi trọng vì trên thực tế, radar chống ngầm trên chiến hạm thường chỉ có khả năng phát hiện tàu ngầm ở khoảng cách dưới 50km, lực lượng trực thăng săn ngầm trên hạm cũng chỉ có bán kính tác chiến trên dưới 300km.
Vấn đề quan trọng nhất là lực lượng máy bay chống ngầm tầm xa xuất phát từ đất liền, đây mới là vấn đề mấu chốt trong hình thái tác chiến này. Hiện các tàu hộ vệ được coi là hiện đại lớp 054A và thế hệ tàu hộ vệ mới nhất lớp 056 của Trung Quốc đều không có khả năng phát hiện và tấn công tàu ngầm từ xa, trong khi đó Trung Quốc không hề có lực lượng máy bay trinh sát chống ngầm tầm xa xuất phát từ đất liền.

Tàu hộ vệ tên lửa 569 "Ngọc Lâm" lớp 054A
Hiện nay, cả Nhật và Mỹ đều sử dụng các loại máy bay trinh sát chống ngầm có phạm vi hoạt động thấp nhất là 4000 km như P-3C Orion và P-8A Poseidon, hiện nay còn bao gồm cả thủy phi cơ US-2. Chỉ những loại máy bay này mới bảo đảm khả năng phát hiện và hủy diệt từ xa, các tàu ngầm mang sát thủ hủy diệt tàu sân bay như các loại tàu ngầm mang tên lửa Club-S của Nga.​
Vì vậy, điểm yếu chết người về tác chiến chống ngầm sẽ biến Liêu Ninh thành mồi ngon cho các loại tàu ngầm của đối thủ. Có thể nói, con đường trở thành một tàu sân bay đúng nghĩa của Liêu Ninh còn rất dài và gian khổ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nhật- Trung mổ xẻ tàu sân bay Liêu Ninh

(ĐVO) - Hiện nay, cụm chiến đấu tàu sân bay Liêu Ninh từng bước hình thành, nhưng thiếu tàu ngầm hạt nhân, yếu về khả năng săn ngầm và tiếp tế.

Mạng sina Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, trong hoạt động kỷ niệm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc, Phó tham mưu trưởng Hải quân Trung Quốc - Tống Học cho hay, tàu sân bay tiếp theo của Trung Quốc sẽ được chế lớn hơn để mang theo được nhiều máy bay hơn. Ngày 23/4, trang mạng “Strategy Page” Mỹ phân tích cho rằng, cụm chiến đấu tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, hạt nhân là tàu sân bay Liêu Ninh, đã dần dần hình thành. Còn tờ “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản thì cho rằng, đối với cụm chiến đấu tàu sân bay Liêu Ninh, hạn chế về săn ngầm và tiếp tế sẽ được TQ tập trung giải quyết cấp bách.

Tống Học tuyên bố: “Chúng tôi sẽ sở hữu không chỉ 1 tàu sân bay, chiếc tàu sân bay tiếp theo chúng tôi hy vọng có thể chế tạo nó lớn hơn, bởi vì như vậy có thể mang theo nhiều máy bay hơn...

Theo ông này, lực lượng máy bay của tàu Liêu Ninh đang được thành lập, theo cách bố trí thông thường, 1 tàu sân bay ít nhất cần phối thuộc 2 trung đoàn máy bay.

Trương Tranh, chỉ huy tàu Liêu Ninh cho biết, biên đội tàu sân bay gồm tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu ngầm, tàu bảo đảm. Trong tương lai, trên tàu sân bay ngoài máy bay chiến đấu hải quân, còn trang bị nhiều loại máy bay như máy bay săn ngầm, máy bay trinh sát điện tử, máy bay cần vụ.

Tàu khu trục Type 051C, Hải quân Trung Quốc

Tờ “Học giả Ngoại giao” cho rằng, tàu sân bay không thể độc lập ra biển tác chiến, phải có các tàu chi viện đi theo bảo vệ và tiếp tế. Tờ “Strategy Page” thì phỏng đoán, biên đội tàu sân bay Trung Quốc gồm 2 tàu khu trục tên lửa Type 051C, 2 tàu hộ vệ Type 054A và 1 tàu tiếp tế.

Cụm chiến đấu tàu sân bay Trung Quốc sẽ tương tự như biên chế thường dùng của Hải quân Mỹ, Một cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ thông thường có 3-4 tàu khu trục, 1-2 tàu hộ vệ, 1 tàu ngầm hạt nhân tấn công và 1 tàu tiếp tế.

Theo bài báo, so với cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ, số lượng tàu ngầm hạt nhân hiện có của Trung Quốc ít, tính năng kém, đây có thể là nguyên nhân Trung Quốc chưa biên chế tàu ngầm hạt nhân cho biên đội tàu sân bay.

Theo tờ “Strategy Page”, trong cụm chiến đấu tàu sân bay, tàu khu trục Type 051C chủ yếu phụ trách phòng không, lượng giãn nước là 7.100 tấn, tốc độ cao nhất là 48 km/giờ, thủy thủ đoàn 290 người. Trên tàu có hệ thống phóng thẳng, tổng cộng trang bị 48 quả tên lửa phòng không S-300 do Nga chế; đồng thời tàu này còn trang bị 8 quả tên lửa chống hạm C-803, 1 pháo chính nòng đơn 100 mm, 2 pháo bắn nhanh 30 mm và thiết bị phóng ngư lôi.

Tàu hộ vệ Type 054A có lượng giãn nước nhỏ hơn, là 4.300 tấn, tốc độ cao nhất là 49 km/giờ, biên chế nhân viên 165 người. Trang bị trên tàu gồm 1 pháo chính 76 mm, 2 pháo bắn nhanh 30 mm, 8 quả tên lửa chống hạm C-803.

Tàu này thiên về tác chiến săn ngầm, trang bị thiết bị phóng ngư lôi săn ngầm, tên lửa săn ngầm và hệ thống phóng thẳng với 32 ống phóng tên lửa phòng không và săn ngầm. Tàu này còn trang bị 1 máy bay trực thăng săn ngầm. Radar, thiết bị sonar và hệ thống điện tử của tàu này đều là hàng nội địa, sức mạnh chưa có kiểm chứng.

Tàu hộ vệ tên lửa 054A, Hải quân Trung Quốc
Tờ “Học giả Ngoại giao” cho rằng, mặc dù tàu khu trục mới có khả năng hoàn thành nhiệm vụ phòng không, nhưng do các đối thủ Mỹ, Nhật Bản đều có khả năng tác chiến dưới nước xuất sắc, khả năng săn ngầm của Hải quân Trung Quốc vẫn là khâu yếu. Ngoài ra, lực lượng hậu cần gồm tàu chở dầu, tàu đạn dược, tàu đông lạnh cũng là một điểm yếu rõ rệt của Hải quân Trung Quốc.

Theo tờ “Strategy Page”, trong tiếp tế hạm đội, Hải quân Trung Quốc thường sử dụng tàu tiếp tế Type 903 mới nhất, lượng giãn nước 23.000 tấn, bắt đầu đưa vào hoạt động năm 2004, chủ yếu tiếp tế dầu, nước, thức ăn và các vật phẩm khác cho hạm đội thực hiện nhiệm vụ.

Bài viết cho rằng, tàu Type 903 tương đương với tàu tiếp tế Type T-AKE hiện có của Mỹ. Nhưng quy mô hạm đội có thể tiếp tế của 12 tàu tiếp tế Type T-AKE (lượng giãn nước 40.000 tấn) của Mỹ lớn hơn nhiều khả năng của 4 tàu tiếp tế Type 903. Theo bài viết, do Trung Quốc tích cực đưa tàu chiến ra biển xa hoạt động, phạm vi hoạt động không còn giới hạn ở bờ biển Somalia, mà là Thái Bình Dương xa hơn, cho nên Trung Quốc hiện cần gấp nhiều tàu tiếp tế hơn.

Tàu tiếp tế tổng hợp Type 903, Hải quân Trung Quốc
Trang mạng “Strategy Page” cho rằng, tàu sân bay Liêu Ninh đã tiến hành chạy thử trên biển hơn 1 năm, và 6 tháng trước cũng tập cất/hạ cánh thử máy bay chiến đấu hải quân J-15; Trung Quốc tuyên bố tàu sân bay Liêu Ninh chỉ là 1 con tàu huấn luyện.

Trung Quốc cũng công khai tuyên bố, sẽ trang bị 24 máy bay chiến đấu và 26 máy bay trực thăng cho tàu Liêu Ninh, đồng thời sử dụng con tàu này để huấn luyện phi công và nhân lực quân sự khác, mục đích là tích lũy kinh nghiệm và nhân lực cho 4 hoặc nhiều tàu sân bay hơn trong tương lai.

Trương Tranh cho biết, đào tạo thủy thủ cho tàu sân bay Trung Quốc đã trải qua 3 giai đoạn: đào tạo tại nhà trường, đào tạo trang bị mới và đào tạo tại nhà máy. Trên cơ sở đó, tiến hành huấn luyện liên quan dựa vào nhiệm vụ của tàu sân bay. Hiện nay, thủy thủ tàu sân bay đã có khả năng điều khiển vũ khí trang bị. Tống Học tiết lộ, không lâu nữa, Hải quân Trung Quốc sẽ mời các tùy viên quân sự nước ngoài tham quan tàu Liêu Ninh.
Máy bay chiến đấu hải quân J-15 thử nghiệm trên tàu sân bay Liêu Ninh
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc làm gì để tàu sân bay Liêu Ninh không là ‘hổ giấy’?

Theo InfonetCác nhà phân tích quân sự quốc tế khẳng định, nếu Trung Quốc đưa Liêu Ninh ra biển bây giờ, nó sẽ nhanh chóng trở thành mục tiêu “tập bắn” cho hải quân các nước khác, kể cả là những nước có tiềm lực hải quân yếu ớt. Trung Quốc biết điều đó và họ đang gấp rút khắc phục điểm yếu.


Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Các nhà phân tích quân sự phương Tây cho rằng Hải quân Trung Quốc đang được hiện đại hóa với tốc độ nhanh hơn tất cả các binh chủng khác của quân đội nước này. Khi được trang bị đầy đủ, Liêu Ninh sẽ có thể chứa được tới 50 máy bay phản lực và một số máy bay trực thăng.
Ngoài ra, có vẻ như chắc chắn Trung Quốc đã xác định rằng Hải quân sẽ đóng vai trò then chốt trong các kế hoạch triển khai lực lượng quân sự và bành trướng lãnh thổ trong thập kỷ tới và địa bàn tác chiến chính của lực lượng này sẽ là các vùng biển nằm trong khu vực Thái Bình Dương.
Trong trường hợp đó, kẻ thù tiềm tàng số 1 của lực lượng này chính là hải quân Mỹ. Hiện Mỹ có 11 tàu sân bay khổng lồ đang trấn giữ tại các vùng có tầm quan trọng chiến lược. Anh, Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Tây Ban Nha, Nga và Pháp mỗi nước đều có một tàu sân bay trong khi Italia có tới 2 tàu.
Để thực hiện được chiến lược chiến lược này, ít nhất Trung Quốc phải khắc phục được tình trạng “hổ giấy” của Liêu Ninh tức là phải có một đội ngũ tiêm kích đủ lớn, có khả năng cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay và một đội ngũ kỹ thuật viên có khả năng đảm bảo cho các máy bay chiến đấu có thể hoạt động trong các điều kiện đại dương khác nhau.
Chưa hết, theo các nhà phân tích quân sự quốc tế, nếu Trung Quốc đưa Liêu Ninh ra biển tham chiến bây giờ, nó sẽ nhanh chóng trở thành mục tiêu “tập bắn” cho hải quân các nước khác, kể cả là những nước có tiềm lực hải quân yếu ớt như Philippines bởi con tàu sân bay này chưa có một đội tàu hộ tống, tàu hậu cần và kỹ thuật đủ điều kiện hỗ trợ nó. Tính toán của giới quân sự cho rằng, Trung Quốc cần ít nhất 3 tàu sân bay mới có thể duy trì sự hiện diện thường xuyên trên biển.
Ông Andrew Erickson, chuyên gia thuộc trường Hải quân Mỹ đã từng có lần phát biểu trên tờ Wall Street Journal: “Trung Quốc đã có chiếc tàu sân bay đầu tiên. Đã có những chiếc tiêm kích J-15 đầu tiên có khả năng cất cánh, hạ cánh xuống tàu sân bay.
Nhưng hơn ai hết, chính người Trung Quốc hiểu rằng họ chưa dọa được ai cả. Đó mới chỉ là cây số đầu tiên trong cuộc thi marathon dài 42 km. Người ta có thể thấy ngạc nhiên khi vận động viên này tiến bộ từ con số 0 nhưng thực tế, chính vận động viên đó đang phải lo lắng về việc sẽ chạy 41 km còn lại như thế nào”.

Tiêm kích J-15 của Trung Quốc đã có thể cất cánh và hạ cánh trên tàu Liêu Ninh
Trung Quốc hiểu điểm yếu của họ và họ cũng đã bắt đầu sửa chữa nó. Ngày 28/8/2012, tại nhà máy Trường Hưng (gần Thượng Hải), Trung Quốc đã cho hạ thủy vỏ chiếc tàu khu trục tên lửa 6.000 tấn lớp Lữ Dương III, thứ 2.
Con tàu này dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng từ năm 2014 chiếc tàu loại này. Lữ Dương III có một số cải tiến quan trọng so với thế hệ trước như: hệ thống phòng không, ngoài radar bắt và theo dõi mục tiêu còn có thêm 32 ống phóng đứng tên lửa phòng không HQ-9B.
Thêm vào đó, các tên lửa phiên bản cho hải quân loại tên lửa hành trình DH 10 có điều khiển nhờ hệ thống định vị không gian Compass của Trung Quốc hiện đã phủ sóng ở khắp châu Á.
Cũng theo nguồn tin từ Đài Loan, vào năm 2020, Trung Quốc sẽ có trong tay một số tàu tác chiến cao giúp cho hải quân nước này có thể trở thành lực lượng mạnh thứ 2 trong vùng, sau Mỹ.
Ngoài ra, còn phải nói đến 60 tàu cao tốc phóng tên lửa lớp Hầu Bắc được trang bị mỗi tàu 8 tên lửa hành trình chống hạm, khoảng 15 chiếc khinh hạm phòng không hiện đại lớp Giang Khải II trang bị tên lửa hải đối không HQ-16 (5 chiếc loại này đang được đóng), 13 chiếc tàu ngầm cổ điển lớp Tống và 8 chiếc khác thuộc lớp Nguyên, hiện đại hơn và êm hơn, được trang bị hệ thống đẩy độc lập kiểu AIP.
Dự kiến, đến năm 2015, Hải quân Trung Quốc sẽ được tăng cường thêm 5 chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095 dùng để bảo vệ các tàu sân bay trong tương lai, từ nay đến năm 2020.
Như vậy, Trung Quốc sẽ sở hữu một hạm đội đáng kể mà chỉ có hải quân Nhật Bản và Mỹ là có khả năng đối đầu, với năng lực răn đe đáng kể.
 

KennyBaoNam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-120855
Ngày cấp bằng
16/11/11
Số km
80
Động cơ
383,090 Mã lực
đồ tầu trung ương chắc cũng ác phết :D
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hé lộ tiêm kích Nga “dọa” tàu sân bay Mỹ



(Kienthuc.net.vn) - Máy bay trinh sát phản lực Su-24MR của Nga đã bất ngờ tiếp cận, phóng "giả" (tên lửa) dọa tàu sân bay USS Kitty Hawk của Hải quân Mỹ.

Ngày 15/11/2000, Quân đội Nga tiết lộ một thông tin gây sốc, tiêm kích đa năng Su-27 và máy bay trinh sát Su-24MR của họ đã qua mặt được hệ thống radar trinh sát trên tàu sân bay USS Kitty Hawk (Mỹ) để thực hiện một cuộc viếng thăm chiếc “siêu hạm” này trên vùng biển Nhật Bản.


Tàu sân bay thông thường lớn nhất thế giới

USS Kitty Hawk (CV-63) là một trong những “siêu hạm” và cũng là chiếc tàu sân bay phục vụ lâu nhất trong Quân đội Mỹ. Nó được hạ thủy năm 1961 và đã trải qua 3 lần đại tu vào năm 1977, 1982 và 1988. Ngoài ra, nó còn được bảo dưỡng trong một thời gian khá dài ở xưởng đóng tàu hải quân ở Philadenphia năm 1987. Kết quả của lần bảo dưỡng này đã kéo dài tuổi thọ của chiếc tàu này từ 30-50 năm.


Tàu Kitty Hawk có lượng giãn nước toàn tải 82.000 tấn, dài 319m. Tàu sử dụng động cơ tuốc bin khí cho phép đạt tốc độ tối đa 61km/h. Có thể nói, trước khi nghỉ hưu năm 2009, Kitty Hawk được xem là “ông vua” về kích thước trong thế giới tàu sân bay thông thường.

Tàu sân bay thông thường lớn nhất thế giới USS Kitty Hawk.​
Trên tàu Kitty Hawk được trang bị 4 máy phóng thủy lực cùng 4 đường băng cho máy bay cất hạ cánh. Tổng chiều rộng mặt sàn sân bay trên tàu là 76,8 m.


Với thân hình đồ sộ, Kitty Hawk mang được tới 85 máy bay các loại (gồm 40 tiêm kích F/A-18E/F; 4 máy bay tấn công điện EA-6B; 4 máy bay cảnh báo sớm E-2C…) và biên chế thủy thủ đoàn gần 6.000 người.


Những kẻ đột nhập

Su-27 là một loại máy bay tiêm kích hạng nặng do hãng Sukhoi (Nga) sản xuất. Máy bay được tích hợp nhiều trang bị điện tử tối tân gồm radar tầm xa, tổ hợp ngắm quang – điện.


Máy bay có khả năng mang tới 8 tấn vũ khí trên 10 giá treo gồm các loại tên lửa không không tầm ngắn, tầm trung cùng bom và rocket. Ngoài ra, nó còn được trang bị 1 pháo 30 mm với 150 viên đạn dùng cho không chiến tầm cực gần.


Còn Su-24MR là biến thể máy bay làm nhiệm vụ trinh sát của cường kích cánh cụp cánh xòe Su-24.


Trong thân Su-24MR được trang bị một thiết bị trinh sát BKP-1 cùng với các thiết bị chụp ảnh tự động AP-402M nằm ở hai bên thân và bụng máy bay. Sau khoang lái được gắn hệ thống trinh sát hồng ngoại. Với thiết kế hiện đại, Su-24MR có thể trực tiếp xử lý các tin tức thu được sau đó chuyển về trạm tình báo mặt đất.


Su-24MR có một ưu điểm đặc biệt là khả năng duy trì vận tốc siêu âm ở độ cao thấp và năng lực tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết. Bên cạnh đó, loại máy bay này cũng có thể mang theo tên lửa và tấn công các mục tiêu mặt đất từ độ cao 1.300m hoặc mang vũ khí hạt nhân chiến thuật.


Với những khả năng này, từ khi chính thức biên chế trong không quân, Su-24MR đã được khối NATO đánh giá là một chiếc máy bay trinh sát nguy hiểm.


Nhận thấy khả năng thâm nhập tầm thấp của Su-24MR, Quân đội Nga đã lên kế hoạch cho máy bay này “viếng thăm” tàu sân bay Mỹ với một chiếc Su-27 hộ tống.

Máy bay trinh sát phản lực Su-24MR của Không quân Nga.​
Theo tài liệu Quân đội Nga: những điều chưa biết, ngày 9/11/2000, một chiếc Su-27 cùng trinh sát cơ Su-24MR được lệnh bí mật cất cánh từ căn cứ không quân của Trung đoàn Không quân Trinh sát độc lập số 11 với nhiệm vụ đặc biệt: “Bất ngờ viếng thăm tàu sân bay USS Kitty Hawk của Hạm đội 7 – Mỹ đang hoạt động trong vùng biển Nhật Bản”.


Để thực hiện chuyến viếng thăm, các máy bay Nga đã sử dụng các thiết bị gây nhiễu và ngụy trang để lặng lẽ tiếp cận tàu sân bay Kitty Hawk. Khi mục tiêu đã có thể nhìn rõ bằng mắt thường, các thiết bị theo dõi, cảnh giới trên tàu sân bay Mỹ vẫn không hề hay biết.


Thấy thời cơ thuận lợi, viên phi công lái Su-24MR cho máy bay lấy độ cao rồi bổ nhào xuống tàu sân bay rồi nhấn nút phóng tên lửa (giả định), sau đó kéo cần điều khiển và thoát ly khỏi vùng nguy hiểm.


Cuộc viếng thăm bất ngờ của 2 chiếc máy bay Nga đã khiến người Mỹ một phen hú vía. Vì họ có tất cả các phương tiện hiện đại để phát hiện đối phương từ xa nhưng đã trở thành mù lòa khi không hề phát hiện được 2 chiếc máy bay lạ đang di chuyển về phía mình.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Đợi khi nào Liêu Ninh của chú Tập con đi lượn lờ nhà mình cho 1 con su 22 với su 30 lượn quanh cho vui nhẩy .
 

Picnic

Xe tải
Biển số
OF-116537
Ngày cấp bằng
12/10/11
Số km
376
Động cơ
389,350 Mã lực
Hé lộ tiêm kích Nga “dọa” tàu sân bay Mỹ



(Kienthuc.net.vn) -
Theo tài liệu Quân đội Nga: những điều chưa biết, ngày 9/11/2000, một chiếc Su-27 cùng trinh sát cơ Su-24MR được lệnh bí mật cất cánh từ căn cứ không quân của Trung đoàn Không quân Trinh sát độc lập số 11 với nhiệm vụ đặc biệt: “Bất ngờ viếng thăm tàu sân bay USS Kitty Hawk của Hạm đội 7 – Mỹ đang hoạt động trong vùng biển Nhật Bản”.


Để thực hiện chuyến viếng thăm, các máy bay Nga đã sử dụng các thiết bị gây nhiễu và ngụy trang để lặng lẽ tiếp cận tàu sân bay Kitty Hawk. Khi mục tiêu đã có thể nhìn rõ bằng mắt thường, các thiết bị theo dõi, cảnh giới trên tàu sân bay Mỹ vẫn không hề hay biết.


Thấy thời cơ thuận lợi, viên phi công lái Su-24MR cho máy bay lấy độ cao rồi bổ nhào xuống tàu sân bay rồi nhấn nút phóng tên lửa (giả định), sau đó kéo cần điều khiển và thoát ly khỏi vùng nguy hiểm.


Cuộc viếng thăm bất ngờ của 2 chiếc máy bay Nga đã khiến người Mỹ một phen hú vía. Vì họ có tất cả các phương tiện hiện đại để phát hiện đối phương từ xa nhưng đã trở thành mù lòa khi không hề phát hiện được 2 chiếc máy bay lạ đang di chuyển về phía mình.
Cụ có tài liệu quân đội Mỹ kô ạ.
 

Picnic

Xe tải
Biển số
OF-116537
Ngày cấp bằng
12/10/11
Số km
376
Động cơ
389,350 Mã lực

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Ấy vậy mà sau sự kiện đó người Mỹ kêu là tàu ngầm Trung Quốc ồn hơn cả tàu Liên Xô thời xưa . 1 là do chúng nó không bật thiêt bị điện tử ( sóng này rất hại ) , 2 là hệ thống săn ngầm và cảnh giới của mợ Mèo rỏm .
 

lamborghini_GT

Xe tăng
Biển số
OF-53099
Ngày cấp bằng
17/12/09
Số km
1,128
Động cơ
463,566 Mã lực
Tuổi
37
Con này mấy năm nữa là gỉ chìm nghỉm ý mà hàng khựa lởm lắm.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Lầu Năm Góc: Hải quân Trung Quốc kém chống ngầm, yếu quản lý

(Soha.vn) - Báo cáo về về tiềm lực quân sự của Trung Quốc năm 2013 của Lầu Năm Góc cho thấy Hải quân Trung Quốc còn nhiều hạn chế.

Bộ Quốc phòng Mỹ đã đưa ra một báo cáo 92 trang về tình hình và triển vọng của lực lượng vũ trang của Trung Quốc, mil.news.sina.com.cn hôm thứ Tư (8/5) cho hay.
Bản báo cáo mới là sự phát triển của những nghiên cứu tương tự từ Lầu Năm Góc trong năm 2010, Trung tâm nghiên cứu của NASA về Không quân Trung Quốc trong năm 2010, Văn phòng tình báo hải quân từ năm 2007 và 2009.

Trung Quốc thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Julang-1 (JL-1) năm
1982 (cuộc thử nghiệm thành công cho phép Trung Quốc trở thành quốc gia
thứ năm trên thế giới sở hữu tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo).

Đặc biệt, báo cáo rất chú trọng đến triển vọng phát triển của hải quân Trung Quốc. Hiện nay, ba tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Type-094 lớp Tấn (Jin class) đã được đưa vào phục vụ trong các hạm đội, còn hai chiếc nữa thì đang trong các giai đoạn xây dựng khác nhau. Các tàu ngầm này được trang bị tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn mới Julang-2 (JL-2) với tầm bắn 7.400 km .
Với việc sử dụng các loại tên lửa, Hải quân Trung Quốc đã tạo ra một hệ thống vũ khí hạt nhân mạnh mẽ trên biển. Trong năm 2012, Hải quân nước này đã tổ chức phóng thử nghiệm thành công một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm và trong năm 2013 các tên lửa này có thể đưa vào hoạt động. Hiện, Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo thế hệ mới Type-096.
Ngoài ra, Trung Quốc có hai tàu ngầm tấn công Type-093 và đang xây dựng hai tàu ngầm nữa thuộc lớp này. Dự kiến, sẽ có 5 chiếc tàu ngầm loại 093 được đưa vào hoạt động. Trong 10 năm tới, Trung Quốc có thể bắt đầu xây dựng một loạt các tàu ngầm Type 095 có độ ồn thấp với khả năng tấn công vào các mục tiêu mặt đất.

Tàu ngầm Type-093 của Trung Quốc.

Số lượng tàu ngầm phi hạt nhân lớp Nguyên (Yuan class) với động cơ đẩy khí độc lập có thể đạt 20 chiếc. Những chiếc tàu ngầm sẽ nâng cao khả năng chiến đấu và khả năng tấn công của hải quân Trung Quốc.
Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc còn cho triển khai các tên lửa đạn đạo DF-21, với tầm bắn trên 1.500 km, có khả năng phá hủy các mục tiêu hải quân, trong đó có tàu sân bay ở phía tây Thái Bình Dương. Các tên lửa đầu tiên thuộc loại hình này đi vào phục vụ trong năm 2010. Trung Quốc cũng đã có những nỗ lực rất lớn để xây dựng hệ thống radar phát hiện đường chân trời kết hợp với các vệ tinh có thể cải thiện đáng kể độ chính xác của các cuộc tấn công vào các mục tiêu ở tầm xa.
Tuy nhiên, báo cáo của Lầu Năm Góc cũng lưu ý rằng hải quân Trung Quốc tiếp tục có những điểm yếu, trong đó nổi trội lên là sự yếu kém của hệ thống chống ngầm, thiếu nhân sự có trình độ và trình độ quản lý tập trung của lực lượng hải quân còn hạn chế.


Trung Quốc khiếp hãi “Hung thần tàu ngầm” P-8I của Ấn Độ

Thứ sáu 10/05/2013 06:40
ANTĐ - Ngày 09/05 vừa qua, “Thời báo Hoàn Cầu” của Trung Quốc đã có bài viết săm soi tính năng hiện đại của máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8I của Ấn Độ và bày tỏ sự lo lắng khi nó bắt đầu triển khai tuần tiễu trên biển.

“Thời báo Hoàn Cầu” cho biết, hầu hết giới công nghiệp đều cho rằng, Ấn Độ triển khai P-8I sẽ nâng cao cực độ khả năng tuần tiễu và trinh sát tầm xa trên đại dương. Mục đích mua sắm và triển khai P-8I của họ là nhằm khống chế toàn bộ Ấn Độ Dương và đối phó với sự uy hiếp đang ngày càng gia tăng từ các tàu ngầm Trung Quốc.
P-8I là phiên bản xuất khẩu của “Hải Thần” P-8A (P-8A Poseidon) - một loại máy bay tuần tiễu trên biển đa chức năng do hãng Boeing nghiên cứu, chế tạo trên cơ sở nguyên mẫu chiếc máy bay chở khách Boeing 737 thuộc “Kế hoạch nghiên cứu MMA” (Multi-mission Maritime Aircraft), triển khai vào cuối thập niên 90, thế kỷ XX.


P-8A bắt đầu bay thử năm 2009 và hiện đang được khẩn trương chế tạo hàng loạt. Hải quân Mỹ dự định đặt mua khoảng 110 chiếc, đưa vào trang bị 100 chiếc, số còn lại phục vụ công tác huấn luyện và dự bị. Hoạt động quân sự đầu tiên mà P-8A “Poseidon” tham gia chính là cuộc diễn tập “Vành đai Thái Bình Dương” (RIMPAC 2012) diễn ra từ ngày 11/7 đến 2/8 tại Honolulu - Hawai.
Hải quân Ấn Độ đã ký hợp đồng đặt mua 8 chiếc P-8I, hiện chiếc đầu tiên trong loạt 8 chiếc đã được bàn giao và được điều động đến bảo vệ không phận và hải phận Ấn Độ trên biển Ấn Độ Dương.
P-8I có chiều dài 39 m, cao 12 m, sải cánh 35 m, trọng lượng rỗng 62 tấn, tải trọng bay tối đa 85 tấn, P-8I Poseidon sử dụng 2 động cơ phản lực CFM56-7B27A với lực đẩy 120 kN, hành trình tối đa trên 11.000 km, bán kính tác chiến 4800km, tốc độ bay tối đa là 900 km/h, tốc độ bay tuần tra thông thường 400km/h.


Với phi hành đoàn 9 người, P-8I được sử dụng trong các nhiệm vụ tác chiến mặt nước và tác chiến chống ngầm tầm xa; trinh sát và giám sát (ISR) thu thập tin tức tình báo từ ven bờ ra các vùng biển xa. Trần bay tối đa của P-8I là gần 13km nhưng chủ yếu nó sẽ bay trinh sát ở tầm thấp khoảng 15000 feet (4,57km).
P-8I không có khoang vũ khí trong thân máy bay mà lắp đặt 5 giá treo vũ khí trong khoang và 6 giá treo vũ khí hai bên cánh, có thể mang theo lượng vũ khí hơn 5,5 tấn, bao gồm: bom, ngư lôi Mk-54 và tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, khiến nó có khả năng chống ngầm xuất sắc và chống tàu mặt nước cũng rất mạnh.
Vũ khí chống ngầm chủ yếu của P-8I là ngư lôi Mk-54. Đây là loại ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ phóng từ trên không hiện đại nhất hiện nay, có thể phóng từ trên hạm, trên máy bay trực thăng, máy bay phản lực với tầm bắn 15km, cự li tự động tìm kiếm mục tiêu của ngư lôi là hơn 900m. Hệ thống động cơ đẩy của Mk-54 sử dụng công nghệ điều khiển bằng phần cứng giúp nó có độ tin cậy và khả năng biến tốc cao.


Thiết bị trinh sát ngầm chủ yếu của P-8I bao gồm: hệ thống thăm dò từ tính vỏ tàu ngầm MAD do công ty CAE của Canada chế tạo và radar giám sát biển AN/APY-10 của hãng Raytheon. Đây là loại radar tích hợp đầy đủ các tính năng của radar giám sát biển AN/APS-137 mà hải quân Mỹ hiện đang sử dụng, bổ sung thêm chức năng kiểm soát không trung và điều khiển vũ khí, cải thiện khả năng theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu, kích thước của nó cũng nhỏ hơn AN/APS-137 một chút để phù hợp lắp đặt trên máy bay.
Ngoài ra trên máy bay còn lắp đặt các thiết bị kiểm tra, giám sát giống như P-3C, bao gồm: thiết bị thăm dò từ tính và hồng ngoại, hệ thống phao sonar, phao nước và pháo sáng…
Khi tiến hành các nhiệm vụ chống ngầm, P-8I có thể cùng một lúc giám sát 64 phao sonar bị động và 32 phao sonar chủ động, tức là gấp 3 lần loại máy bay trinh sát chống ngầm P-3C Orion hiện đang sử dụng trong không quân Mỹ, Nhật và đang được Đài Loan đặt mua...


Trong một bản báo cáo cuối tháng 4 vừa qua, Ấn Độ đã chia sẻ với Mỹ số liệu về những vụ “chạm mặt” bất đắc dĩ với những tàu ngầm khả nghi. Trong năm 2012 đã xảy ra tổng cộng 22 vụ, đây có khả năng là các tàu ngầm tấn công Trung Quốc đang tuần tra ngoài phạm vi lãnh hải của mình.
Bộ quốc phòng Ấn Độ cảnh báo: “Sự bành trướng của tàu ngầm Trung Quốc tại Ấn Độ Dương hiển nhiên đã phá hoại ưu thế của tàu ngầm Ấn Độ tại khu vực này, là sự uy hiếp rất lớn đối với an ninh trên tuyến vận tải biển chiến lược qua Ấn Độ Dương”.
Thế nên, việc Ấn Độ triển khai máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8I trên Ấn Độ Dương chủ yếu nhằm ngăn chặn tàu ngầm Trung Quốc đột nhập vào khu vực biển vốn dĩ là lãnh địa truyền thống của họ, điều này làm người Trung Quốc rất lo lắng.
Phương tiện tác chiến chống ngầm tầm xa này không chỉ có khả năng trinh sát, phát hiện mà nó còn có khả năng “xử lý” các tàu ngầm ồn ào, rất dễ phát hiện của Trung Quốc. Thực sự, P-8I không còn là “Hải Thần” nữa mà đã trở thành “Hung Thần” đối với tàu ngầm Trung Quốc.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Toàn thông tin kiểu tự trấn an bằng cách dìm hàng thằng này, nâng bi thằng khác của báo lá cải VN.
Cụ đừng nóng , các bác nhà mình cũng tính cả rồi . Nhà báo có nổ cũng có ảnh hưởng gì đến tiềm lực quân sự đâu .
 

fusionvie

Xe điện
Biển số
OF-54088
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
2,273
Động cơ
472,768 Mã lực
Em muốn xem chiến tranh thật cơ, xem chiến tranh mồm nhiều cũng chán :D
 

tdh42

Xe tải
Biển số
OF-186590
Ngày cấp bằng
23/3/13
Số km
263
Động cơ
335,610 Mã lực
con này Kựa chỉ để huấn luyện và nghiên cứu ra 1 con "made in china" thôi. nó mà mang đánh nhau thì khó.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu ngầm Kilo - 'Mãnh hổ rình mồi' ở Biển Đông
Quote:
Hải chiến hiện đại với không gian chiến trường mở rộng do sự gia tăng khoảng cách phát hiện đối phương, sự phát triển vượt bậc của vũ khí, tầm xa công kích, khả năng cơ động, độc lập tác chiến rất cao...


Tàu ngầm với khả năng tác chiến cao độ và các thông số kỹ chiến thuật hiện đại có thể tham gia thực hiện đa số các nhiệm vụ quan trọng, những nhiệm vụ được giao cho lực lượng hải quân và hạm đội. Các hình thức tác chiến của tàu ngầm tương tự như các hình thức tác chiến của các chiến hạm nổi, các lực lượng tàu chiến trong hạm đội và quân chủng.


Ra đòn bất ngờ, hủy diệt lớn

Hoạt động tác chiến của tầu ngầm trong chiến tranh hiện đại có những đặc điểm nổi bật như sau: Luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất do kẻ thù có thể tấn công rất bất ngờ; Khả năng sử dụng vũ khí hủy diệt lớn và khả năng sử dụng vũ khí thông thường rất cao; khu vực tác chiến của hạm đội nằm rất xa so với căn cứ hải quân; hoạt động tác chiến điện tử rất mạnh, chủ yếu là tác chiến chế áp sonar, thủy âm; tính phức tạp trong điều hành tác chiến, tổ chức hiệp đồng tác chiến của tất cả các lực lượng vũ trang, trang thiết bị đặc biệt công nghệ hiện đại và đảm bảo hậu cần kỹ thuật của hậu phương.

Tầu ngầm với khả năng tác chiến cao độ và các thông số kỹ chiến thuật hiện đại có thể tham gia thực hiện đa số các nhiệm vụ quan trọng, những nhiệm vụ được giao cho lực lượng hải quân và hạm đội. Các hình thức tác chiến của tàu ngầm tương tự như các hình thức tác chiến của các chiến hạm nổi, các lực lượng tầu trong hạm đội và quân chủng. Tàu ngầm có thể tham gia các hoạt động tác chiến có hệ thống hoặc các chiến dịch, có thể trong đội hình lực lượng chủ lực hoặc lực lượng chi viện hỏa lực. tiến hành các trận đánh trên biển, tiến hành những đòn tấn công và thực hiện các trận tiến công và phản công.

Hệ thống các hoạt động tác chiến của tầu ngầm được thực hiện, theo nguyên tắc chung, được thực hiện với một nhóm mục tiêu giới hạn để liên tục tấn công đối phương, phong tỏa mọi hoạt động của chúng và gây tổn thất nặng nề cho đối phương. Trong quá trình tiến hành các hoạt động tác chiến có hệ thống, có thể xảy ra tình huống đứt đoạn các hoạt động thông tin liên lạc trên biển và đại dương, khí thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các tuyến vận tải đường biển và đại dương, tiến hành trinh sát, tiêu diệt các lực lượng chống ngầm của đối phương, các tầu ngầm đa nhiệm của đối phương và thực hiện các nhiệm vụ khác.

Hải chiến là hình thức tác chiến chủ yếu của hải quân, trong đó có tầu ngầm, căn cứ vào các mục tiêu, vị trí, thời gian khai hỏa và tiến công, hỏa lực và cơ động của các tàu, các đội, liên đội và liên đoàn, các phân đội với mục đích hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tiêu diệt binh lực địch hoặc giáng cho địch những tổn thất nặng nề, buộc địch phải thoái lui, không đạt được mục đích đề ra.



Mô hình hải chiến hiệp đồng binh chủng.


Một trong những nét đặc trưng của của hải chiến hiện đại ngày nay là không gian chiến trường mở rộng do sự gia tăng khoảng cách phát hiện đối phương, sự phát triển vượt bậc của vũ khí trên biển, tầm xa công kích được tăng cường, khả năng cơ động rất cao, khả năng độc lập tác chiến và khả năng hải trình và tác chiến rất xa căn cứ của các phương tiện mang vũ khí (tầu chiến các loại), từ đó tầm xa tác chiến trong không gian chiến trường rất rộng. Đồng thời có sự tham gia của hàng loạt các binh chủng và các đơn vị đặc nhiệm tác chiến của hải quân, sử dụng rất nhiều các phương tiện, trang thiết bị quân sự hiện đại.

Trong điều kiện chiến trường hiện nay, tầm tác chiến của các loại vũ khí trang bị trên boong lên đến hàng trăm km tầm xa, do đó không gian một trận hải chiến có thể lên đến hàng trăm km chiều rộng và sâu của chiến trường.

Trong tương lai gần, tầm xa công kích của các loại hỏa khí boong tầu càng ngày càng tăng, dẫn đến không gian chiến trường ngày càng rộng lớn hơn, công tác quản lý, quan sát và theo dõi tình huống chiến trường cần đến những phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng, hiện đại.

Nét đặc trưng khác của một trận hải chiến là ý nghĩa quan trọng của nhiệm vụ làm mất khả năng điều khiển, mất kiểm soát các loại vũ khí công kích mục tiêu, buộc các đầu đạn lệch khỏi quỹ đạo chuyển động (ngư lôi, tên lửa) nhắm đến mục tiêu mà chúng phải tiêu diệt.


Tấn công tàu sân bay, khu trục hạm, tàu ngầm địch

Ảnh hưởng to lớn của vũ khí tấn công mục tiêu và triển khai đội hình chiến đấu kịp thời đã rút ngắn lại khoảng thời gian cần thiết dành cho thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, làm tăng cường tốc độ biến đổi tình huống trên chiến trường, diễn biến trận đánh và nhịp độ tác chiến của các bên tham gia hải chiến.
Có thể lấy ví dụ một trận hải chiến là tác chiến giữa phân đội tầu ngầm chiến thuật với tầu tuần dương tấn công của đối phương.



Tầu ngầm Kilo phóng ngư lôi mang tên lửa Club tiêu diệt chiến
hạm địch (mô phỏng 3D).






Tên lửa Club công kích chiến hạm từ nhiều hướng.


Đòn tấn công là hình thức chiến thuật sử dụng lực lượng của hạm đội, trong đó có thể là tầu ngầm, trong thời gian ngắn nhất bằng hỏa lực mạnh nhất có thể (hạt nhân hoặc thông thường tiêu diệt hoặc làm thiệt hại nặng nề cho đối phương.

Trong điều kiện chiến tranh hiện đại ngày nay, khái niệm đòn tấn công từ hình thái chiến thuật, chiến dịch đã hình thành hình thái chiến lược (đòn tấn công chiến lược).

Trong tương lai gần (những năm gần đây) đòn tấn công sẽ là hình thức tác chiến chủ yếu của lực lượng Hải quân – Hạm đội, đặc biệt trong hình thái chiến lược đòn tấn công sẽ là duy nhất, vì chỉ có thể triển khai các đòn tấn công trên không gian chiến trường rộng lớn, khoảng cách đến mục tiêu rất xa, đồng thời triển khai trên nhiều hướng mới có thể cho phép đạt được mục tiêu chiến lược, vì như vậy mới có thể đánh quỵ tiềm năng kinh tế chiến tranh của đối phương.

Hoặc đập tan âm mưu, ý đồ tác chiến của đối phương- đòn tấn công nhanh, mạnh, dồn dập vào các hải cảng, căn cứ quân sự hải quân của đối phương bằng tên lửa tầm gần, tầm trung, tầm xa, bom, ngư lôi có điều khiển với đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường.

Trong hình thái chiến thuật, đòn tấn công có thể xác định khác với giai đoạn trước đây, khi đòn tấn công chỉ là một thành phần của một trận đánh, bao gồm một tập hợp các hoạt động công kích đối phương kết hợp lại trong một nhiệm vụ chiến thuật, đòn tấn công cũng có ý nghĩa tương đương như một trận đánh.



Một tầu ngầm phóng một loạt tên lửa hành trình có thể tiêu diệt được một hoặc một số chiến hạm có lượng giãn nước lớn. Đòn tấn công có thể thực hiện được nhờ vũ khí hiện đại có khả năng công kích trên tầm bắn rất xa và đầu đạn có công suất phá hủy rất lớn, do đó đòn tấn công trong nhiều trường hợp không phải là cuộc đấu tay đôi, mà là tấn công trên một hướng cùng một lúc. Trong một số trường hợp, đòn tấn công theo các mục tiêu trên đất liền cho phép đạt được mục đich chiến lược chỉ bằng một đơn vị chiến đấu (một đơn vị tầu).

Theo phạm vi và nhiệm vụ thực hiện, đòn tấn công có thể là chiến lược, chiến dịch và chiến thuật; theo tính năng kỹ thuật vũ khí sử dụng có thể là vũ khí hủy diệt lớn ( tên lửa mang đầu đạn hủy diệt lớn) hoặc vũ khí thông thường; theo thời gian có thể là đồng thời cùng một lúc hoặc liên tiếp, theo số lượng các đơn vị tham gia chiến đấu và số lượng mục tiêu cần tiêu diệt có thể là: đòn tấn công đơn độc, đòn tấn công của một đội (nhóm,đoàn) tầu, đòn tấn công có quy mô lớn và đòn tấn công tập trung.

Đòn tấn công đơn lẻ có thể là đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân vào mục tiêu của đối phương trên đất liền, đòn tấn công của đội có thể là đòn tấn công bằng tên lửa hành trình của một đội tầu ngầm vào một đoàn congvoa quân sự của đối phương, đòn tấn công tập trung có thể là đòn tấn công của một phân đội tầu ngầm vào một tầu sân bay chủ lực trong đội tàu sân bay công kích của đối phương.

Công kích là hoạt động cơ động chiến đấu của tầu, của một đội tầu có sử dụng vũ khí vào một mục tiêu trên biển của đối phương. Theo phương án sử dụng vũ khí, công kích có thể là sử dụng ngư lôi, tên lửa hoặc kết hợp cả ngư lôi, tên lửa đồng thời; theo phương pháp thực hiện công kích có thể đơn lẻ, theo đội ( nhóm, đoàn, phân đội cấp chiến thuật) tầu ngầm hoặc liên kết phối hợp. Khi thực hiện nhiệm vụ công kích có thể thực hiện đồng loạt, liên tiếp, từ một hướng hay từ nhiều hướng.

Ví dụ; một tầu ngầm đa nhiệm tấn công một tầu ngầm nguyên tử hay diesel khác của đối phương, hoặc ví dụ về công kích đồng thời và liên tiếp lực lượng đổ bộ bằng hình thức chiến thuật phục kích che mành của các tầu ngầm ngư lôi diesel.

Khi thực hiện các nhiệm vụ được giao, các tầu ngầm có thể sử dụng nhiều hình thức tác chiến.

Các hình thức tác chiến là đội hình và phương thức sử dụng lực lượng và phương tiện của phân đội, liên đội để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong trận đánh.

Các hình thức tác chiến nói chung bao hàm: Thứ tự tiêu diệt lực lượng của địch; Hướng tấn công chính và các đòn tấn công dự kiến tiếp theo; Đội hình chiến đấu của phân đội, liên đội và bản chất của cơ động chiến đấu.

Chẳng hạn khi triển khai trận đánh của đội tàu ngầm chống tàu sân bay tấn công của đối phương, trình tự đòn tấn công và công kích của liên đoàn tầu ngầm với tên lửa hành trình và tầu ngầm sử dụng ngư lôi có thể khác nhau, phụ thuộc vào khả năng chống ngầm và phòng không của nhóm tầu sân bay.

Khi gặp lực lượng phòng không của đối phương rất mạnh, nhóm mục tiêu đầu tiên cần phải tiêu diệt là các tầu hộ tống, nhằm giảm khả năng chống tên lửa hành trình tấn công, và ngược lại, khi lực lượng phòng không của đối phương yếu hơn, nhóm mục tiêu đầu tiền có thể khác đi.

Hướng đòn tấn công chính được xác định từ tình huống, mục tiêu nào, khu vực nào cần tấn công để có thể đạt được mục đích của trận đánh nhanh nhất. Khi tiến hành trận đánh chống lực lượng đổ bộ, mục tiêu chủ yếu là tiêu diệt các tàu đổ bộ, không phải các tầu yểm trợ hoặc chi viện hỏa lực, tầu hộ tống, vì vậy, nhóm mục tiêu chủ yếu tập trung hỏa lực của tầu ngầm sẽ là các tầu đổ bộ, đó cũng là hướng tấn công chính.



Đội hình tầu ngầm tuần tiễu (Mô phỏng 3D).


Đội hình chiến đấu bao gồm phương pháp xây dựng đội hình (trong mối quan hệ liên kết giữa các tầu, các đơn vị tham gia tác chiến, giữa lực lượng bên ta và bên địch) lực lượng trinh sát hỏa lực, lực lượng tấn công chủ lực, lực lượng che chắn và các tầu ngầm đơn độc tác chiến để tiến hành trận đánh chống lại lực lượng hải quân đối phương.

Đội hình tác chiến cần đáp ứng được ý đồ tác chiến, đảm bảo đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ được giao, tập trung được hỏa lực vào hướng lựa chọn và tăng cường được lực lượng. Đảm bảo hiệp đồng tác chiến và điều hành các lực lượng tham gia chiến đấu. Đảm bảo hiệp đồng tác chiến là liên kết phối hợp hành động giữa các lực lượng theo các mục tiêu đã chọn, thực hiện theo nhiệm vụ được giao, vị trí, thời gian và phương pháp thực hiện nhiệm vụ để đạt được mục đích của trận đánh.

Hiệp đồng tác chiến là công tác tổ chức hiệp đồng giữa các tầu ngầm trong một đơn vị, giữa các đơn vị tầu ngầm với nhau và giữa các đơn vị tầu ngầm và các lực lượng khác.

Những mục đích cơ bản của hiệp đồng tác chiến cấp chiến thuật, đó là tăng cường sức mạnh của hỏa lực đòn tần công vào đối phương, giảm tối thiểu khoảng thời gian giữa các đợt hỏa lực, tăng cường độ chắc chắn ổn định của tầu ngầm, thuận lợi điều hành các lực lượng trinh sát, trinh sát hỏa lực, lực lượng tấn công chủ lực ( phục kích che màn) của tầu ngầm, đảm bảo xác định và chỉ thị mục tiêu cho các tầu ngầm khác, có tầm bắn xa hơn tầm quan sát của các thiết bị quan sát trên boong tầu.


Phục kích tựa 'hổ rình mồi'

Vũ khí phương tiện tàu ngầm dùng để tấn công, tiêu diệt đối phương – vũ khí hủy diệt lớn hay vũ khí thông thường, tên lửa hoặc ngư lôi. Tính chất của nhiệm vụ chiến đấu (Ví dụ; quan sát căn cứ hải quân của đối phương, đánh tan và tiêu diệt đoàn công voa quân sự, đổ bộ lực lượng trinh sát đặc nhiệm lên vùng bờ biển của địch, truy tìm tàu ngầm tên lửa của đối phương trong vùng biển rộng…).

Cơ cấu biên chế tổ chức và năng lực tác chiến của đơn vị, lực lượng của đối phương. Địa hình thủy văn khu vực vùng nước tác chiến và những điều kiện tình huống khác. Cơ cấu biên chế lực lượng, được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu được xác định từ việc nhận định tính khả thi và lực lượng có trong tay.



Năng lực tác chiến của phân đội là những thông số kỹ chiến thuật về số lượng, chất lượng, xác định khả năng có thể thực hiện được nhiệm vụ được giao trong trời gian định trước và trong tình huống cụ thể. Năng lực tác chiến của của đơn vị phụ thuộc vào trình độ năng lực kỹ chiến thuật, mức độ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của phân đội, tư tưởng chính trị tinh thần, vũ khí trang bị được biên chế và tình trạng kỹ thuật của vũ khí trang bị, trình độ năng lực chỉ huy và điều hành của lực lượng cán bộ chỉ huy trong biên chế, khả năng đảm bảo hậu cần kỹ thuật, đồng thời cũng tính đến khả năng chống trả, phản kích của đối phương và điều kiện, tình huống chiến trường.

Điều kiện địa vật lý – thủy văn môi trường: Có tác động đến lựa chon phương pháp sử dụng tầu ngầm tác chiến, các điều kiện đó có thể là các thành tố sau:
Khoảng cách đến khu vực chiến sự, diện tích không gian trận đánh, khả năng định vị và dẫn đường trong khu vực (độ sâu đáy biển, dòng chảy, khả năng xác định vị trí bằng radar, hệ thống Glonass hoặc GPS.., khả năng định vị bằng các thiên thể (sao, bản đồ sao), hiện tượng thủy văn và điều kiện thời tiết (sóng lớn, sương mù dày đặc, hơi nước , độ bao phủ của mặt băng..)

Khoảng cách xa của khu vực tác chiến làm phức tạp thêm khả năng tổ chức hiệp đồng tác chiến giữa các tầu ngầm, vốn có khả năng hải hành xa và bí mật, với các lực lượng khác. Diện tích rộng lớn của khu vực tác chiến ảnh hượng mạnh đến khả năng tập trung lực lượng đủ để triển khai đòn tấn công quyết liệt.

Sự xuất hiện các dòng chảy mạnh, hay thay đổi, gió lớn và biển động dữ dội cũng ảnh hưởng đến khả năng xác định chính xác vị trí tàu ngầm, trời nhiều mây, sương mù, hơi nước nhiều cũng làm giảm khả năng xác định tọa độ của tầu, đặc biệt đối với tầu ngầm tên lửa đạn đạo, hiệu quả đòn tấn cống của tầu ngầm tên lửa phụ thuộc hoàn toàn vào xác định vị trí điểm phóng.

Tàu ngầm có thể tiến hành các hoạt động tác chiến trên biển theo nhiều phương án. Các đơn vị tàu ngầm xác định khu vực tác chiến, khu vực tác chiến được hiểu là một vùng nước trên biển, trên đại dương, trong khu vực đó, các tầu ngầm hoặc các đơn vị tầu ngầm thực hiện nhiệm vụ được giao.

Theo nội dung nhiệm vụ, khu vực tác chiến có thể có những tên miền khác nhau:

- Khu vực trinh sát tìm kiếm: Trong kế hoạch, quy định giới hạn khu vực mà tầu ngầm được giao nhiệm vụ phát hiện địch.

- Khu vực chạm địch- Khu vực triển khai đội hình chiến thuật trên biển của hải đội tầu ngầm hoặc hải đội tầu binh chủng hợp thành.

- Khu vực hỏa lực- Khu vực tiến hành các hoạt động cơ động của tầu ngầm khi phóng tên lửa hành trình hoặc đạn đạo.

- Khu vực tuần tiễu hỏa lực- Khu vực tầu ngầm cơ động trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất, sử dụng vũ khí tấn công khi nhận được mệnh lệnh.

- Khu vực tập kết: Khu vực (vùng) biển, trong khu vực đó tầu ngầm, sau khi hoàn thành hoặc thực hiện nhiệm vụ, chờ đợi bổ xung vũ khí, đạn, cơ sở vật chất và chuyển triển khai cơ động tác chiến sang các hướng chiến đấu khác.

Khu vực tập kết thông thường nằm ngoài tuyến phòng thủ chống ngầm của đối phương.



Tàu ngầm Kilo mang tên Hà Nội của hải quân Việt Nam.


Khu vực tác chiến của tầu ngầm được xác định để tập trung lực lượng, mà ở đó, theo yêu cầu cần thiết của tình huống chiến trường, cấp chỉ huy có thể bố trí các tàu ngầm như hổ phục kích rình mồi. Khu vực tác chiến theo diện tích bề mặt, vị trí bố trí lực lượng và điều kiện địa lý, thủy văn môi trường cho phép các tầu ngầm hoạt động cơ động tốt, có khả năng tránh được lực lượng chống ngầm của đối phương, có khả năng nhanh chóng phát hiện mục tiêu, khả năng sử dụng hiệu quả vũ khí trên boong đánh địch, đồng thời cũng phải bảo đảm tránh được nhiễu loạn điện từ trường và an toàn trước hỏa lực của các lực lượng khác trong tuyến tiếp giáp với các khu vực tác chiến của các lực lượng khác trong và ngoài đơn vị.

Để tránh các khu vực chồng lấn, giữa các khu vực có phân dịnh đường biên giới. Khu vực tác chiến của tầu ngầm được đánh dấu tọa độ các góc (hoặc được đánh dấu bằng tọa độ trung tâm và phương vị các hướng) và theo các bản đồ đặc biệt được chia lưới ô vuông sẽ đánh dấu mã số các ô vuông. Hải hình của khu vực tác chiến phụ thuộc vào điều kiện địa lý (đặc biệt là khu vực tác chiến ven bờ và các khu vực nước nông, quần đảo, khu vực tác chiến cũng phụ thuộc vào nhiệm vụ vào nhiệm vụ được giao. Trong khu vực biển rộng, đại dương và vùng nước sâu, khu vực tác chiến thông thường là hình chữ nhật.

http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/625320/tau-ngam-kilo---manh-ho-rinh-moi-o-bien-dong-tpod.html
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Cách kìm LN hay nhất =))

USS Nimitz xuất hiện gần Trường Sa răn đe tàu TQ?

Nhìn vào bối cảnh khu vực, các khoa mục diễn tập và chủ động đưa tin của truyền thông Mỹ, hành động này rõ ràng là đứng về phía Philippines.


Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" ngày 27/5 có bài viết cho rằng, đúng với thời điểm Trung Quốc-Philippines đối đầu tại bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam) trên biển Đông, cụm chiến đấu tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Nimitz Mỹ đã ồn ào xuất hiện.

Có nguồn tin cho biết, cụm tàu sân bay này đã tổ chức diễn tập các khoa mục như "yểm trợ phòng thủ đảo" ở vùng biển gần Philippines, tính mục đích rất rõ ràng – có ý đồ răn đe tàu thuyền Trung Quốc hoạt động trái phép ở vùng biển bãi Cỏ Mây, thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam), đồng thời gián tiếp khuyên Philippines không để tình hình leo thang gây ra "hậu quả không thể dự đoán".
Tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Nimitz CVN 68 trên biển Đông ngày 22/5/2013. Trong hình là máy bay chiến đấu-tấn công FA-18E Super Hornet huấn luyện cất/hạ cánh trên tàu sân bay. Theo bài báo, tàu sân bay USS Nimitz đã khá “kín tiếng” khi ở Sasebo, Nhật Bản. "Ngày 15/5, trong thời điểm Chính phủ Hàn Quốc và chính khách Nhật Bản tranh cãi về quan điểm lịch sử, hạm đội Hàn Quốc và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản lại lặng lẽ tổ chức diễn tập liên hợp nhằm "bảo vệ quyền lợi biển" ở biển Hoa Đông.

Cuộc diễn tập này tuy chỉ diễn ra trong 1 ngày, nhưng quy mô rất lớn. Tuy nhiên, truyền thông Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ hầu như không nhắc đến một chữ nào, bởi vì tàu sân bay USS Nimitz quá nhạy cảm, có thể khiến cho tình hình bán đảo Triều Tiên tiếp tục xấu đi và gây bất mãn mạnh mẽ từ Chính phủ Trung Quốc, cho nên các bên liên quan đều đã lựa chọn kín tiếng".

Sau khi kết thúc diễn tập, hành động tiếp theo của cụm chiến đấu tàu sân bay USS Nimitz càng bí mật hơn, không chỉ ở Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, trang mạnh chính thức của tàu sân bay USS Nimitz và Hạm đội Thái Bình Dương cũng không có bất cứ thông tin nào, hơn nữa khi truyền thông Nhật Bản hỏi con tàu này đi hướng nào, quân Mỹ tại Nhật cũng nói năng thận trọng, mãi cho đến ngày 22 tháng 5.
Máy bay cảnh báo sớm E-2C trên tàu sân bay USS Nimitz CVN 68 Mỹ ở biển Đông. Cùng ngày, trang mạng Hải quân Mỹ đã công bố một hình ảnh "Đại sứ Mỹ tại Singapore David Aardman bay đến tàu sân bay USS Nimitz", cho thấy tàu sân bay này đang ở biển Đông. Đây là lần đầu tiên báo Mỹ tiết lộ về vị trí, hoạt động của tàu sân bay Nimitz sau khi kết thúc diễn tập 3 nước.

Hình ảnh mới này cho thấy: 1 máy bay E-2C của phi đội máy bay cảnh báo sớm cất cánh từ tàu sân bay USS Nimitz, thực hiện nhiệm vụ huấn luyện; ngày 23 tháng 5, mạng Hải quân Mỹ đã liên tiếp công bố 2 hình ảnh máy bay tấn công chiến đấu F/A-18 cất/hạ cánh từ tàu sân bay USS Nimitz, chú thích của hình ảnh là: Tàu sân bay USS Nimitz trên biển Đông. Nhiệm vụ của tàu san bay hiện diện trên biển Đông được chú thích thêm là: bảo đảm an ninh trên biển và hợp tác an ninh khu vực chiến lược.

Một nguồn tin cho biết: "Đương nhiên, động thái cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ không hề sơ hở, bản thân tàu sân bay USS Nimitz mang theo đại đội tấn công 11/Liên đội máy bay tàu sân bay 11, phi đội máy bay cảnh báo sớm 117 và phi đội máy bay săn ngầm tăng cường sức mạnh. Biên đội còn có tàu tuần dương tên lửa USS Chosin, tàu khu trục tên lửa USS Sampson, tàu khu trục tên lửa USS Pinckney và tàu hộ vệ tên lửa USS Rentz. Ở dưới nước còn có 1 tàu ngầm hạt nhân đảm đương hoạt động trinh sát và yểm trợ".
Ngày 22/5/2013, máy bay chiến đấu F/A-18 C hạ cánh xuống tàu sân bay USS Nimitz CVN 68 trên biển Đông Hoạt động trên biển Đông lần này của cụm chiến đấu tàu sân bay USS Nimitz một mặt là muốn "tăng cường hợp tác hải quân với các nước ASEAN, khẳng định quyết tâm bảo vệ lợi ích của đồng minh", mặt khác có quan hệ trực tiếp với tình hình hiện nay của biển Đông.

Có nguồn tin cho biết: "Thời điểm này có liên quan tới sự kiện đối đầu giữa Đài Loan-Philippines (tàu công vụ Philippines bắn chết ngư dân Đài Loan) và đối đầu Trung Quốc-Philippines tại bãi Cỏ Mây (Trung Quốc ngăn cản hoạt động của Philippines), bởi vì vùng biển hoạt động mới nhất của tàu sân bay đã tiếp cận vùng biển Trường Sa.

Hơn nữa, sau khi đi vào biển Đông, cụm chiến đấu tàu sân bay này đã liên tục cho cất/hạ cánh máy bay cảnh báo sớm E-2C, một mặt là tiến hành diễn tập, mặt khác có thể theo dõi và thu thập tin tức tình báo hoạt động tàu chiến của Trung Quốc và Đài Loan ở biển Đông.

Nhìn vào tình hình đã nắm được, cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ trước sau đã tổ chức diễn tập các khoa mục như yểm trợ tàu vận tải, chi viện trên không và trên biển cho lực lượng phòng thủ đảo, tấn công chống hạm, điều này rõ ràng có ý đồ đứng về phía Philippines".

Theo bài báo, những hình ảnh do Hải quân Mỹ chính thức công bố cho thấy, máy bay chiến đấu tấn công F/A-18 cất/hạ cánh trên tàu sân bay USS Nimitz là hoạt động trọng điểm của huấn luyện. Máy bay chiến đấu F/A-18 là một loại máy bay chiến đấu hải quân đa năng chuyên cất/hạ cánh trên tàu sân bay, do Công ty McDonnell Mỹ phát triển cho Hải quân Mỹ, sản xuất tổng cộng 1.458 chiếc.

Loại máy bay chiến đấu này là loại máy bay đầu tiên của quân Mỹ mang thân phận vừa là máy bay chiến đấu vừa là máy bay tấn công; là máy bay hải quân hoàn thiện nhất trên thế giới hiện nay. Tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon trang bị cho máy bay này có thể tấn công các mục tiêu tàu chiến trên biển.

Trong năm nay, Hải quân Mỹ rõ ràng đã gia tăng sự hiện diện ở biển Đông, đặc biệt là hoạt động thời gian dài của cụm chiến đấu tàu sân bay trên vùng biển này. Chỉ trước đây hơn 1 tháng, cụm chiến đấu tàu sân bay USS John Stennis vừa mới triển khai một loạt hoạt động quân sự ở biển Đông.

Phóng viên Hải quân Mỹ cho rằng, biển Đông là tuyến đường quốc tế chủ yếu, quan trọng, toàn cầu có 1/3 vận tải đường biển phải đi qua, trong khi đó vùng biển này lại là nơi tranh chấp của nhiều nước, bởi vì ở đây có chứa nguồn dầu khí phong phú.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc xúc tiến xuất khẩu tàu chiến tới Nam Mỹ


(Kienthuc.net.vn) - Thời báo Hoàn cầu đưa tin, Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu tàu ngầm tấn công phi hạt nhân S-20 và tàu chiến mặt nước hiện đại tới thị trường Nam Mỹ.

Tờ “Phượng Hoàng” Hồng Kông dẫn các nguồn tin cho biết, vệ tinh Mỹ đã phát hiện vào tháng 9 hàng năm đều có rất nhiều quân nhân tập kết trong vườn các trường học của Trung Quốc, sau đó lại biến mất trong 1 đêm. Sau khi trải qua nhiều tháng phân tích và tiếp tục trinh sát, họ mới biết sinh viên Trung Quốc đều phải tiến hành huấn luyện quân sự. Đây chính là môi trường không gian của Trung Quốc - nó không chỉ là điều quan tâm nhất của vệ tinh quan sát thương mại, mà càng là nơi quan tâm nhất của vệ tinh do thám quân sự toàn cầu. Hàng năm đều có mấy chục vệ tinh quan sát đối đất có tỷ lệ phân giải cao nhiều lần đi qua bầu trời của Trung Quốc, đằng sau chúng có hể có vô vàn nhân viên phân tích đang chờ đợi có được những phát hiện mới từ các bức ảnh vệ tinh này.
Hình ảnh tàu sân bay Liêu Ninh do Công ty vệ tinh Digital Globe Mỹ chụp được ngày 1/3/2013. Đối với việc tàu sân bay Liêu Ninh đến cảng chính mới ở Thanh Đảo, những thông tin về nó hầu như đều do các công ty vệ tinh thương mại các nước cung cấp. Chẳng hạn, những hình ảnh vệ tinh mới nhất của Công ty vệ tinh trái đất số hóa (Digital Globe) Mỹ cho biết, tàu sân bay Liêu Ninh và tàu tiếp tế 88 neo đậu ở hai bên của 1 cầu tàu.
Xuất phát từ mục đích tuyên truyền thương mại, công ty này nhiều lần công bố các hình ảnh vệ tinh chụp được về tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc, trong đó có hình ảnh chạy thử trước đây của tàu Liêu Ninh.
Digital Globe không phải là doanh nghiệp Mỹ đầu tiên công khai khả năng sử dụng vệ tinh của họ để quan sát Trái đất. Năm 2006, vệ tinh thương mại Mỹ tuyên bố đã chụp được "tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn" ở vùng biển Đại Liên của Trung Quốc.
Đương nhiên điều quen thuộc nhất của dư luận vẫn là các tạp chí quân sự nổi tiếng quốc tế như Jane's, Kanwa - những tạp chí này thường sử dụng hình ảnh vệ tinh cả trang báo để phỏng đoán về các động thái quân sự mới nhất của Trung Quốc.
Vệ tinh do thám quang học Keyhole-12 Mỹ Công ty Digital Globe có trụ sở tại bang Colorado Mỹ hiện nay sở hữu 3 vệ tinh, bao gồm vệ tinh QuickBird, WorldView-1 và WorldView-2, đều có tỷ lệ phân giải đạt khoảng 0,5 m.
Dựa vào những vệ tinh mạnh này, Digital Globe luôn là nhà cung ứng hình ảnh vệ tinh cho Google. Google đã từng công bố các hình ảnh vệ tinh về các căn cứ quân sự của Trung Quốc. Đồng thời Digital Globe cũng luôn cung cấp dịch vụ cho các cơ quan tình báo của Chính phủ và Quân đội Mỹ.
Mỹ là quốc gia có năng lực vệ tinh do thám quân sự mạnh nhất trên thế giới. Từ tháng 8 năm 1960 phóng vệ tinh do thám chụp ảnh đầu tiên trên thế giới đến nay, đặc biệt là sau khi nhiều máy bay trinh sát chiến lược bị các nước xã hội chủ nghĩa bắn rơi vào thập niên 60-70 thế kỷ trước, Mỹ đã sử dụng vệ tinh do thám để tìm hiểu về thực lực quân sự của các nước như Liên Xô, Trung Quốc. Từ đó trở đi, họ cũng không ngừng đổi mới kỷ lục đối với vệ tinh quan sát Trái đất.
Bên ngoài luôn cho rằng, vệ tinh do thám tỷ lệ phân giải cao tốt nhất của Mỹ có máy ảnh tiêu cự dài 6 m, có thể chụp được hình ảnh tỷ lệ phân giải 0,05 m. Điều này có nghĩa là, họ có thể nhìn rõ biển tên trên ngực của quân nhân.
Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Mỹ cơ bản duy trì quy mô 6-8 vệ tinh do thám trên quỹ đạo, chúng chủ yếu là vệ tinh do thám quang học dòng Keyhole và vệ tinh do thám radar dòng Lacrosse. Vệ tinh Keyhole được bắt đầu phóng từ năm 1960, chiếc vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo hiện nay là Keyhole-12 thế hệ thứ năm.
Vệ tinh do thám hồng ngoại tiên tiến nhất thế giới GEO-1 của Mỹ Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, do phần lớn lãnh thổ của Liên Xô và một số khu vực được Mỹ quan tâm khác thường bị các tầng mây che phủ, cho nên năm 1988 Mỹ đã phóng vệ tinh trinh sát hình ảnh radar Lacrosse đầu tiên, Mỹ cũng là quốc gia sở hữu loại vệ tinh này sớm nhất.
Rất nhanh, chiến tranh vùng Vịnh bùng nổ. Mặc dù người Iraq đã đốt cháy giếng dầu, nhưng Lacrosse vẫn có thể nhìn xuyên qua khói đen để tìm hiểu tình hình mặt đất. Loại vệ tinh này có chi phí chế tạo lên tới 500 triệu đến 1 tỷ USD. Mãi đến năm 2008, Mỹ mới thừa nhận sự tồn tại của loại vệ tinh này.
Ngoài 2 loại vệ tinh do thám hình ảnh này, trên vũ trụ Mỹ còn có 1 dòng vệ tinh trinh sát điện tử, chúng dùng để trinh sát, thu thập tín hiệu điện từ phát ra từ hệ thống dò vũ khí cự ly xa, radar và thông tin.
Chẳng hạn, chức năng chính của vệ tinh NROL15 được phóng vào tháng 6 năm 2012 hiện vẫn chưa được tiết lộ.
Điều có thể phản ánh được sức mạnh của vệ tinh do thám Mỹ là, chúng căn cứ vào sự khác nhau của đối tượng do thám, có dòng chuyên môn khác nhau. Chẳng hạn ngoài vệ tinh hình ảnh quang học, radar, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo khác nhau của Mỹ cũng có rất nhiều vệ tinh dùng để cảnh báo sớm tên lửa.
Vệ tinh do thám QuickBird của Công ty Digital Globe Mỹ Đầu năm 2012, vệ tinh quỹ đạo Trái đất đồng bộ đầu tiên GEO1 của hệ thống hồng ngoại trong không gian đã được đưa vào sử dụng. Căn cứ vào tiết lộ của hãng Lockheed Martin, nhà thầu chính của hệ thống hồng ngoại không gian, vệ tinh này có bộ cảm biến hòng ngoại rất mạnh, phức tạp, có thể dò riêng đối với ngọn lửa tên lửa phóng trên Trái đất. Đồng thời, GEO2 cũng đã đi vào giai đoạn thử nghiệm dự phóng và vận hành thử cuối cùng.
Với tính chất là vệ tinh cảnh báo sớm tên lửa tốt nhất hiện nay, mặc dù trong giai đoạn đẩy tên lửa sau khi nhiên liệu đẩy cháy hết, ngọn lửa tan biến, đầu đạn và thân đạn tách ra thì hệ thống hồng ngoại không gian vẫn có thể tiếp tục theo dõi đầu đạn.
Sự tồn tại của những vệ tinh này cũng là lá chắn chủ yếu đối với việc tên lửa tấn công tàu sân bay: Một khi tên lửa phóng đi, vệ tinh sẽ phát hiện và tính toán nơi phóng của nó, sau đó nhanh chóng thông báo cho tàu sân bay di chuyển.
Mặc dù Mỹ là một siêu cường, nhưng duy trì hệ thống vệ tinh khổng lồ như vậy vẫn còn khó khăn. Đặc biệt là, chiến lược quân sự của Mỹ từng bước chuyển hướng sang ứng phó với các sự kiện bất ngờ và chiến tranh cục bộ công nghệ cao, vệ tinh trinh sát hình ảnh cỡ lớn đã xuất hiện những vấn đề như chi phí quá cao, số lượng ít, chu kỳ dài, năng lực cơ động kém.
Bắt đầu từ thập niên 90 của thế kỷ trước, Mỹ quyết định thúc đẩy chương trình "hệ thống hình ảnh tương lai", hy vọng phóng "chòm sao" do thám gồm các vệ tinh cỡ nhỏ có đặc điểm nhỏ hơn, nhẹ hơn và rẻ hơn.
Mỹ đã lựa chọn phương án của hãng Boeing, nhưng trong quá trình thực hiện cuối cùng, chi phí vượt mức lớn, công nghệ then chốt không thể đột phá, đến năm 2005, chương trình đã tiêu tốn 4-5 tỷ USD này buộc phải dừng lại.
Huieren (âm), quan chức Cục tình báo Trung ương từng lãnh đạo lĩnh vực do thám vệ tinh Mỹ từng nói một câu nổi tiếng rằng: Vạch ra phương án thành công không có nghĩa là có thể nghiên cứu chế tạo thành công phần cứng.
Để giải quyết khoảng trống từ sự thất bại của "hệ thống hình ảnh tương lai", Mỹ đã áp dụng một số biện pháp khẩn cấp: Tăng cường hợp tác với các công ty thương mại như Digital Globe, gia tăng mức độ mua sắm, yêu cầu phóng vệ tinh Keyhole mới.
Nhưng, đối với sự phát triển của vệ tinh trinh sát tương lai Mỹ, vẫn tồn tại các quan điểm khác nhau.
Trong tình hình này, năm 2009 Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phê chuẩn chương trình vệ tinh trinh sát quang học mới, dự định sử dụng vài tỷ USD để chế tạo vệ tinh cỡ lớn mới. Cũng chính dưới sự tài trợ của nguồn vốn này, Digital Globe cũng đang nghiên cứu phát triển vệ tinh hình ảnh thương mại mới.
Khác với Nhà Trắng, Quốc hội Mỹ hy vọng sử dụng vệ tinh rẻ hơn, áp dụng công nghệ mới, kể cả "chòm sao" vệ tinh cỡ nhỏ. Những người trong lĩnh vực vệ tinh quan sát Trái đất trên toàn thế giới hiện nay đều đang quan sát sự lựa chọn cuối cùng của Mỹ.
 

dongnv

Xe hơi
Biển số
OF-158911
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
112
Động cơ
351,410 Mã lực
Vn nhà mình nên tăng cường hợp tác quân sự với các nước như Isaren hoặc Nga và Ấn Độ tăng cường nâng các tên lửa lên 500KM thì lúc đấy Liêu Ninh muốn hoạt động cũng phải đắn đo và suy nghĩ :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top