[Funland] Liêu Ninh và cách đánh

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Cứ tầm tàu ngầm 3 s hịp mà ồn , tặng 1 quả thủy lôi xong cho Liêu Ninh 2-3 quả Club là yên tâm . Không thì dùng su bắn phá sân bay ( trừ khi vượt qua được hàng phòng vệ )
 

Kute_lakhe

Xe tải
Biển số
OF-181238
Ngày cấp bằng
20/2/13
Số km
214
Động cơ
337,610 Mã lực
E không biết nhiều, lót dép hóng các cụ vậy
 

CCM

Xe tăng
Biển số
OF-158920
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
1,032
Động cơ
354,951 Mã lực
Em ước gì ngày nào bọn của nợ này cũng bị đứt cáp

http://baodatviet.vn/quoc-phong/201303/dut-cap-J-15-Trung-Quoc-suyt-lao-khoi-duong-bang-2344001/


Cập nhật lúc 09:44, 24/03/2013
Đứt cáp, J-15 Trung Quốc suýt lao khỏi đường băng

(ĐVO) - Trung Quốc không ngừng khoe khoang về những thành công liên tiếp cho kế hoạch trang bị sức mạnh chiến đấu cho tàu sân bay đầu tiên của họ. Trong đó sự kiện tiêm kích J-15 cất và hạ cánh thành công trên boong tàu sân bay Liêu Ninh là một bước "đột phá" nhưng ít ai biết rằng đằng sau nó lại là hàng loạt những sự cố kỹ thuật liên tiếp xảy ra.
Các thử nghiệm tiếp theo của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc và các máy bay chiến đấu mà nó được trang bị là một bước tiến lớn trong khả năng tác chiến của Hải quân Trung Quốc (PLAN). Tuy nhiên, việc quảng cáo thổi phồng xung quanh những chuyến hành trình thử nghiệm của Liêu Ninh trong mùa hè năm ngoái và thử nghiệm cất/hạ cánh thành công máy bay chiến đấu J-15 trên boong tàu sân bay hồi cuối tháng 10/2012 đánh một dấu mốc quan trọng – Trung Quốc chính thức trở thành một trong những cường quốc trên thế giới sở hữu sức mạnh tàu sân bay.
Việc phát triển ra một nền tảng máy bay là rất khó khăn, nó đòi hỏi trong thời gian nhiều năm thử nghiệm, phát hiện lỗi và gặp phải không ít những rủi ro. Trong khi không ai có thể ngăn cản tham vọng trở thành một cường quốc hải quân của Trung Quốc thì những câu chuyện về những phi công lái máy bay chiến đấu trên tàu sân bay đầu tiên của họ lại chứng minh ngược lại. Có rất nhiều thứ, có thể có và sẽ đi sai, sự kết hợp lại tạo ra nhiều nghi ngờ về khả năng Bắc Kinh sẽ có một tàu sân bay thật sự hữu ích trong thời gian tới.
J-15 cất cánh thành công trên boong tàu Liêu Ninh. Theo những thông tin mới được tiết lộ gần đây, đã có ít nhất 3 sự cố lớn liên quan đến lực lượng thử nghiệm các máy bay chiến đấu J-15 kể từ khi Hải quân Trung Quốc thành lập lực lượng tác chiến tàu sân bay hàng không đầu tiên vào hồi cuối năm 2006. Những vụ tai nạn và gần tai nạn đã được tiết lộ chi tiết trong một câu chuyện đáng chú ý, mới được diễn đàn Sina của Trung Quốc đăng tải trong tuần trước. Một nguồn thông tin cơ sở, có độ chính xác cao bởi Sina chuyên thu thập những thôn tin trực tiếp từ các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc và hiếm khi công bố những tin tức không thật về một phần của Quân đội Trung Quốc hùng mạnh.
Trong sự cố đầu tiên, tất cả diễn ra vào khoảng giữa tháng 6 đến cuối tháng 11/2011: Một phi công giấu tên, được gọi là “phi công thử nghiệm C” đang chuẩn bị hạ cánh từ chiếc J-15 ở trung tâm thử nghiệm bay Xian, thuộc miền Trung Trung Quốc khi một đèn cảnh báo màu đỏ lóe lên, báo hiệu máy bay bị rò rỉ thủy lực.
Tình trạng khẩn cấp mà máy bay J-15 gặp phải này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi J-15 là một bản sao chép “không giấy phép” từ tiêm kích hạm Su-33 (một biến thể Su-27 của Liên Xô). Một bản sao Su-27 khác của Trung Quốc là J-11B cũng gặp phải nhiều rắc rối nghiêm trọng về chất lượng điều khiển.
“Chương trình J-11B đang gặp những vấn đề lớn”, một nguồn tin tình báo Mỹ nói với Defense News. “Trung Quốc đã mất rất nhiều máy bay loại này do gặp tai nạn”. Nguồn tin chế giễu rằng phi công C có thể trở thành một nạn nhân tiếp theo.
Quay trở lại câu chuyện đầu tiên, phi công C vội vã hạ độ cao của máy bay để hạ cánh trước khi hệ thống thủy lực hoàn toàn thất bại. “Phi công C đã cố giữ chắc cần điều khiển và duy trì máy bay được cân bằng”, Sina báo cáo. Anh ta hạ cánh xuống mặt đất nhưng không có hệ thống thủy lực sẽ không thể phanh được. Phi hành đoàn dưới mặt đất nhận lệnh kích hoạt hệ thống cáp hãm trên đường băng để móc hãm phía đuôi máy bay có thể giúp máy bay từ từ giảm tốc độ và dừng trên đường băng.
Đằng sau thành công của J-15 vẫn còn hàng loạt sự cố không thể đoán trước. Nhưng không lâu sau, một phi công thử nghiệm B đã thực hiện hạ cánh trên tàu sân bay khi tốc độ máy bay J-15 của ông “giảm đột ngột”. Một trong hai động cơ của máy bay đã gặp sự cố bị cháy và có thể bị nổ. Phi công B nhanh chóng tính toán tốc độ, độ cao và khoảng cách của máy bay so với đường băng và quyết định tắt động cơ gặp sự cố.
Các nhân viên điều khiển không lưu lúc đó đã nghĩ rằng tai nạn đang đến gần với phi công B. Nhưng những cố gắng của phi công này đã thành công, máy bay J-15 hạ cánh thành công bằng một động cơ duy nhất.
Tuy nhiên, ở sự cố thứ ba lại ấn tượng hơn nhiều. Phi công thử nghiệm A đang mô phỏng hạ cánh trên sân bay với hệ thống cáp hãm đà, sử dụng móc hãm phía đuôi máy bay J-15 để móc vào những dây cáp tương tự như cấu hình hệ thống cáp hãm đà trên tàu sân bay Liêu Ninh, hệ thống này cho phép máy bay phải dừng lại sau 100 feet (30,5 m). Trong lần thử nghiệm này, máy bay J-15 của phi công đã vọt xuống đường băng ở tốc độ 125 dặm/giờ mà không cất cánh để có thể móc vào được một trong 2 dây cáp ở phía bên kia đường băng.
Chiếc J-15 móc vào dây hãm thứ nhất, nhưng tốc độ hạ cánh lớn kết hợp với chất lượng cáp đã làm cho dây cáp bị đứt đột ngột, hai cánh đuôi máy bay đập vào không khí và phát ra một âm thanh rất lớn. Các nhân viên chứng kiến cảnh tượng này đều tỏ ra sợ hãi, nhiều người còn toát cả mồ hôi hột. Nhưng may thay sợi cáp thứ hai đã móc được vào đuôi máy bay và giúp chiếc J-15 “lảo đảo” dừng lại mà không bị lao xuống biển.
Ngày 23/11/2012, phi công A đã điều khiển chiếc J-15 của ông và lần đầu tiên hạ cánh thành công trên boong tàu sân bay Liêu Ninh trước niềm vui của các nhân viên và thủy thủ trên tàu. Trung Quốc đã chứng minh được họ có thể sử dụng tàu sân bay ở qui mô hoạt động đầy đủ. Tuy nhiên, khi thực hiện huấn luyện và tác chiến thường xuyên thì việc J-15 có cất và hạ cánh an toàn trên tàu sân bay Liêu Ninh hay không lại là chuyện khác, bởi những nguy cơ rủi ro trong quá khứ vẫn luôn tiềm ẩn trong “nội tạng” của mỗi chiếc J-15 mà Bắc Kinh luôn hết lời ca ngợi.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hải quân TQ chưa đủ khả năng bảo vệ các tuyến hàng hải quan trọng
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-...rong/288810.gd

Quote:
(GDVN) - Trung Quốc thiếu năng lực kiểm soát biển, không có các căn cứ quân sự ở nước ngoài, thiếu đồng minh, không bảo vệ được các tuyến đường hàng hải.


Biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc hộ tống ở vịnh Aden - tiến hành tiếp tế trên biển.

Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc vừa dẫn bài viết ngày 27/3/2013 của tạp chí “Nhà ngoại giao” Nhật Bản với nhan đề “Hải quân TQ không có khả năng bảo vệ các tuyến đường hàng hải quan trọng, cần học hỏi Liên Xô”.

Theo bài báo, các nước luôn có rất nhiều tranh cãi về ý đồ của Trung Quốc trong xây dựng hệ thống chống can dự và phá vỡ vòng vây chuỗi đảo Thái Bình Dương, nhưng dư luận thường coi nhẹ những vấn đề hiện nay Hải quân Trung Quốc phải đối mặt, chẳng hạn thiếu năng lực kiểm soát biển, không thể tiến hành hộ tống đối với các tuyến đường hàng hải quan trọng của họ.

Vì vậy, Trung Quốc có lẽ sẽ muốn học hỏi Liên Xô/Nga, xây dựng lực lượng tàu chiến kiểm soát biển của mình, nhằm tăng cường khả năng tác chiến đa điểm trên biển, đồng thời bảo vệ tàu bè TQ khi đi xa .

Theo bài viết, Trung Quốc thường vận chuyển những tài nguyên quan trọng nhất trên các vùng biển mà họ chưa kiểm soát thực tế, đồng thời xuất khẩu các hàng hóa thành phẩm tới những khu vực vượt qua phạm vi phòng vệ của Quân đội Trung Quốc.

Dù Hải quân Trung Quốc cuối cùng có kiềm chế được Hải quân Mỹ ở duyên hải của họ hay không, thì thử thách lớn nhất, đầu tiên của họ là có khả năng bảo đảm các tuyến đường hàng hải quan trọng của Trung Quốc hay không.

Tư tưởng tàu kiểm soát biển hiện đại có nguồn gốc từ tàu sân bay hộ tống trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Tàu sân bay hộ tống là một loại tàu sân bay cỡ nhỏ, tốc độ chậm, mang theo máy bay chủ yếu làm nhiệm vụ săn ngầm.

Hải quân Hoàng gia Anh và Hải quân Mỹ dẫn đầu thế giới trong phát triển trên phương diện này. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, tàu sân bay hộ tống có thể buộc tàu ngầm Đức nổi lên mặt nước hoặc trực tiếp tiêu diệt nó, thể hiện vai trò xuất sắc.


Tàu tấn công đổ bộ USS Essex, Hải quân Mỹ

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ sử dụng tư tưởng tàu kiểm soát biển do tướng Elmo Zumwalt tích cực đề xướng, đã cải tạo vài chiếc tàu sân bay lớp Essex cũ, để nó làm nhiệm vụ săn ngầm.

Đồng thời, Mỹ còn tích cực cải tạo tàu tấn công đổ bộ Guam lớp Iwo Jima thành tàu kiểm soát biển. Nhưng dư luận phổ biến cho rằng, hoạt động cải tạo này không thành công lắm. Song, việc thảo luận vấn đề này trong Hải quân Mỹ đã kéo dài tới cuối thập niên 70 và thập niên 80.

Trên thực tế, Mỹ hoàn toàn không cần chế tạo tàu kiểm soát biển chuyên dụng, bởi vì rất nhiều đồng minh của Mỹ đều đã chế tạo và sẽ tiếp tục chế tạo tàu sân bay cỡ nhỏ, có thể thực hiện nhiệm vụ kiểm soát biển cơ bản trên phạm vi thế giới.

Những tàu sân bay này gồm có tàu sân bay lớp Colossus triển khai ở các nơi trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tàu sân bay Dedalo của Tây Ban Nha và tàu sân bay 16DDH Hyuga hiện có của Nhật Bản.

Mỹ hoàn toàn có thể dựa vào sức mạnh của đồng minh để làm nhiệm vụ hộ tống cho họ. Đồng thời, các căn cứ quân sự của Mỹ phân bố khắp thế giới cũng có thể tiến hành hỗ trợ cho máy bay kiểm soát biển (cất cánh từ mặt đất).


Tàu sân bay trực thăng Hyuga, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Trong khi đó, trên phương diện này, Trung Quốc lại không có bất cứ ưu thế nào như vậy. Trước hết, tuy rằng Pakistan về lâu dài muốn chế tạo tàu kiểm soát biển, nhưng trong tương lai gần, họ sẽ không đầu tư vốn để chế tạo tàu kiểm soát biển.

Hơn nữa, Trung Quốc cũng không có căn cứ quân sự tốt để hỗ trợ cho máy bay kiểm soát biển. Về năng lực kiểm soát biển tầm xa, Quân đội Trung Quốc cũng có rất nhiều hạn chế.

Bài viết cho rằng, sự phát triển tàu kiểm soát biển của Liên Xô có ý nghĩa làm bài học cho Trung Quốc. Liên Xô cũ tuy có mức độ lệ thuộc vào thương mại với bên ngoài nhỏ hơn Trung Quốc hiện tại, nhưng hải quân hai nước này có cơ cấu rất giống nhau.

Liên Xô chế tạo tàu sân bay trực thăng lớp Moscow và tàu tuần dương hạng nặng lớp Kiev (mang theo máy bay) làm tàu kiểm soát biển của họ. Những con tàu này hoàn toàn không thiết kế riêng để hộ tống tàu thương mại, mà thiết kế cho tác chiến săn ngầm. Hơn nữa, theo thời gian, lực lượng hàng không của Hải quân Liên Xô đã có được kinh nghiệm từ bản thân tàu cũ, không ngừng cải tạo nâng cấp trang bị mới.

Bài viết kết luận, Trung Quốc đã vượt qua một số bước trung gian, trực tiếp chế tạo tàu sân bay của họ thành một tàu huấn luyện. Nhưng, Quân đội Trung Quốc vì vậy cũng đã bỏ lỡ cơ hội phát triển một loại trang bị cỡ vừa chi phí ít có thể hỗ trợ cho các hoạt động kiểm soát biển gần. Trong khi đó, thiếu đi loại trang bị này hay trang bị thay thế khác, sẽ làm cho Quân đội Trung Quốc rơi vào cục diện không làm họ hài lòng và phải lo lắng.

Một khi muốn bảo đảm sự thông suốt cho các tuyến đường hàng hải trong môi trường không tốt, tàu sân bay Liêu Ninh chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ ở 1 khu vực trong 1 lần, thời gian thực hiện nhiệm vụ rất hạn chế.

Theo một số học giả quân sự TQ, về lực lượng hàng không của hải quân, học phương pháp phát triển mang tính cách mạng của Liên Xô có thể hỗ trợ rất lớn cho Quân đội Trung Quốc.


Tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc

Việt Dũng

E không biết nhiều, lót dép hóng các cụ vậy
E là gái thật hả ? a iu e :x
 

phong_qh

Xe buýt
Biển số
OF-78365
Ngày cấp bằng
19/11/10
Số km
736
Động cơ
425,100 Mã lực
Nơi ở
Cầu cảng
trên tầu chiến lớn đặc biệt là tầu sân bay thì trang bị pháo cao tốc phòng vệ tầm cực gần để làm gì nhỉ?
 

bocume

Xe tăng
Biển số
OF-31146
Ngày cấp bằng
12/3/09
Số km
1,482
Động cơ
767,485 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
yogabau.vn
Thì để chặng cuối cho những chú đạn lọt được qua lớp PK tầm xa mà cụ :D
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
CIWS tương lai sẽ dần bị loại bỏ thôi vì khả năng đánh chặn kém . Ngoài ciws thì các dòng tên lửa tầm gần như hệ thốm RAM và Kastan có khả năng đánh chặn tốt hơn nên các khu trục lớp mới không còn dùng ciws nữa .
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
CIWS tương lai sẽ dần bị loại bỏ thôi vì khả năng đánh chặn kém . Ngoài ciws thì các dòng tên lửa tầm gần như hệ thốm RAM và Kastan có khả năng đánh chặn tốt hơn nên các khu trục lớp mới không còn dùng ciws nữa .
Bỏ thế nào được, cũng như máy bay trước bỏ canon giờ vẫn phải lắp. Đôi khi bắn chim hay cá bơi gần mà phải vác tên lửa ra thì lãng phí quá
 

TaiMV

Xe điện
Biển số
OF-136764
Ngày cấp bằng
1/4/12
Số km
2,867
Động cơ
391,562 Mã lực
Nơi ở
Sáng ở Đồ Sơn & tối về Quất Lâm.
Bỏ thế nào được, cũng như máy bay trước bỏ canon giờ vẫn phải lắp. Đôi khi bắn chim hay cá bơi gần mà phải vác tên lửa ra thì lãng phí quá
Bắn ngư dân nữa chứ (dĩ nhiên chỉ có thằng bẩn bựa nó mới làm).:-w
 

mit mat

Xe đạp
Biển số
OF-105483
Ngày cấp bằng
11/7/11
Số km
30
Động cơ
395,400 Mã lực
Con này em nghĩ chỉ để luyện tập thôi chứ vác đi oánh nhau sao đc (trừ khi nó đi lùa đội thuyền thúng ) :)
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Với tốc độ tên lửa chống hạm loại ngon hiện nay 2.5-3.5 thì khả năng ciws đánh chặn rất khó , phải cải tiến sâu . Còn đế bắn tàu bè nhỏ hay mấy cái linh tinh đã có pháo hạm ở đầu tàu và súng máy 12.7 , 50 bố trí quanh tàu đảm nhiệm .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Báo Nga: Cụm chiến đấu tàu sân bay TQ có khả năng săn ngầm rất yếu

Thứ bảy 13/04/2013 08:54
(GDVN) - Cụm tàu sân bay TQ dựa vào khả năng phòng không của tàu khu trục Type 051C, 052C và 052D, nhưng đối mặt với mối đe dọa chí tử - tàu ngầm.

Trung Quốc tập trung chế tạo, sử dụng tàu sân bay cho tranh chấp lãnh thổ trên biển?! Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, tàu sân bay Liêu Ninh đã đem lại rất nhiều tự hào cho người dân Trung Quốc, nhưng đối với các nhà nghiên cứu phương Tây, thì họ lại có phản ứng ngược lại. Ở phương Tây, một số người cho rằng, tàu sân bay Liêu Ninh và kế hoạch tàu sân bay của Trung Quốc chỉ là “tiếng vang”, nó hoàn toàn không có bất cứ ý nghĩa quân sự thực tế nào.
Đây là bài viết về tàu sân bay Liêu Ninh trên tạp chí của Học viện Hải quân Mỹ của Thượng tá Hải quân Mỹ, Robert Rubel.
Vasilli Cashin, chuyên gia Trung tâm công nghệ và phân tích chiến lược Nga đã tiến hành phân tích đối với kết luận của nhà nghiên cứu Mỹ.
Ở Trung Quốc, tàu sân bay Liêu Ninh, thực ra là tàu huấn luyện, đã trở thành biểu tượng quan trọng cho sự kiêu ngạo dân tộc. Bộ Quốc phòng Trung Quốc chính thức cho hay, tàu sân bay Liêu Ninh chủ yếu dùng để huấn luyện và thử nghiệm. Điều này hầu như đã bị quên lãng.
Điều khác với những bản tin của truyền thông Trung Quốc là, những đánh giá của phương Tây bảo thủ hơn. Nhà phân tích Mỹ Robert Rubel đã so sánh tàu sân bay Liêu Ninh với tàu sân bay hiện đại của Mỹ, từ đó chỉ ra những hạn chế của nó.

Máy bay chiến đấu hải quân J-15 đậu trên boong tàu sân bay Liêu Ninh Chẳng hạn, kích thước sải cánh của máy bay trên boong tàu không lớn (có thể mang theo gần 30 máy bay), mô hình cất cánh không có máy phóng, tạm thời không có máy bay cảnh báo sớm và trang bị săn ngầm hiệu quả. Đồng thời, còn chưa có máy bay tiếp dầu hải quân.
Một khi xảy ra chiến tranh với Mỹ, số phận của tàu sân bay Trung Quốc đã được định trước – Robert Rubel nhấn mạnh.
Nhưng, trên thực tế, tất cả những điểm yếu có liên quan đến chương trình tàu sân bay của Trung Quốc hoàn toàn không xét tới mục đích chính trong xây dựng tàu sân bay của Trung Quốc. Vasilli Cashin, chuyên gia vấn đề quốc phòng Nga cho là như vậy.
Ông cho rằng, trước hết, cha đẻ tàu sân bay Trung Quốc, Thượng tướng Lưu Hoa Thanh, ngay từ thập niên 1980 đã xác định phương hướng phát triển chủ yếu. Đó chính là việc xây dựng tàu sân bay Trung Quốc không phải là để tiến hành đối đầu với tàu cùng loại của Mỹ.
Nhưng chúng lại có thể “đóng vai trò quan trọng trong các cuộc xung đột cục bộ ở biển Đông và Đài Loan”. Nếu chiến tranh xảy ra ở khu vực cách bờ biển tương đối xa, thì cho dù là tàu sân bay yếu ớt, nó cũng có thể giành ưu thế nổi bật trước hạm đội của đối phương khi họ không có sự hỗ trợ của tàu sân bay.

Tàu khu trục Type 052C, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc Các tàu khu trục như 051C, 052C và đang chế tạo như 052D được TQ khoa trương là đã có thể bảo đảm phòng thủ trên không hiệu quả cho cụm tàu sân bay Trung Quốc. Nhưng, điểm yếu của hạm đội Trung Quốc vẫn là khó chống lại sự tấn công của tàu ngầm.
Từ những lời kêu gọi, đánh giá của các chuyên gia quân sự Trung Quốc, trong đó có tướng “học giả” Doãn Trác, tầng lớp lãnh đạo quân sự Trung Quốc đã ít có nhận thức về vấn đề này, đồng thời sẽ bỏ ra nguồn lực tương đối cho việc giải quyết vấn đề.
Trong khuôn khổ chương trình tàu sân bay của mình, Liên Xô từng có ý tưởng chế tạo máy bay do thám và chỉ thị mục tiêu hai chỗ ngồi Su-27КРЦ. Loại máy bay này có thể dẫn đường cho tên lửa chống hạm hạng nặng. Người Trung Quốc đã xây dựng kế hoạch chế tạo máy bay tương tự trên nền tảng máy bay J-15. Nếu như vậy, tàu sân bay Trung Quốc có khả năng trở thành thủ đoạn có hiệu quả và quan trọng nhất của lực lượng vũ trang Trung Quốc hỗ trợ cho khu vực phong tỏa.
Hơn nữa, tàu sân bay Liêu Ninh chỉ là bước đi đầu tiên trên con đường tham vọng “ngàn dặm”. Theo bài báo, trong 10 năm tới, Trung Quốc có khả năng sở hữu hạm đội tàu sân bay trang bị động cơ hạt nhân và máy phóng điện từ. Những tàu sân bay này có thể trang bị các loại máy bay chiến đấu và máy bay hỗ trợ.

Máy bay trực thăng săn ngầm Z-9EC, Hải quân Trung Quốc
 

arc_tuan

Xe buýt
Biển số
OF-33816
Ngày cấp bằng
23/4/09
Số km
963
Động cơ
487,432 Mã lực

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
'Điểm mặt' siêu vũ khí Mỹ dàn trận tại châu Á

http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/623355/Diem-mat-sieu-vu-khi-My-dan-tran-tai-chau-A-tpol.html

TPO - Tiêm kích tàng hình F-22, máy bay ném bom chiến lược B-52, B-1B, B-2, tàu ngầm nguyên tử lớp Ohio, tàu sân bay nguyên tử USS George Washington… đều tập trung bố trí ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Cùng với chiến lược xoay trục về châu Á, gần đây quân đội Mỹ đang đẩy nhanh các bước "hướng Đông” trọng tâm chiến lược toàn cầu, các loại vũ khí tấn công chiến lược của quân đội Mỹ cũng được điều động liên tục tới khu vực Tây Thái Bình Dương.

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không ngừng leo thang mới đây đã vô tình trao cho Mỹ lý do tuyệt vời để triển khai các loại quân bị tối tân như chiến đấu cơ tàng hình 'chim ăn thịt' F-22, 'pháo đài bay' B-52, máy bay oanh tạc B-1B, máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2 Spirit, các tàu khu trục mang tên lửa đánh chặn lớp Aegis và tàu ngầm hạt nhân chiến lược áp sát khu vực này.

Nhiều chuyên gia đã thẳng thừng nhận xét rằng mục tiêu của Mỹ không phải một Triều Tiên nghèo khó, yếu ớt mà sâu xa chính là việc hình thành vòng vây kiềm tỏa đối thủ lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc. Có thể việc Trung Quốc nghiên cứu chế tạo máy bay thế hệ thứ 5 đã phá vỡ thế cân bằng chiến lược quân sự ở Tây Thái Bình Dương, nhưng trước tiên chính Mỹ đã chủ ý đến và làm thay đổi quy tắc trò chơi.

'Chim ăn thịt' F-22 tham gia vòng vây

Khi báo chí đang xôn xao về sự ra đời máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Trung Quốc, ngày 7/1/2011 không quân Mỹ loan báo 15 máy bay tàng hình siêu âm F-22 sẽ được triển khai tạm thời tại căn cứ Kadena của quân Mỹ ở tỉnh Okinawa, Nhật Bản. Kể từ năm 2007 đến nay, đây là lần thứ 5 quân đội Mỹ bố trí tạm thời máy bay F-22 tại Okinawa.


Máy bay tàng hình siêu âm F-22 của Không quân Mỹ.

Thời gian bố trí lần này là 4 tháng. Không quân Mỹ cho biết, việc triển khai tạm thời lần này "là để làm nổi bật sự tham gia của Mỹ đối với (công việc phòng vệ của) đối tác quan trọng Nhật Bản, thể hiện quyết tâm bảo đảm ổn định và an ninh của quân đội Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương".

Các nhà phân tích cho rằng, với tư cách là lực lượng đột kích không chiến của quân Mỹ, máy bay chiến đấu F-22 xuất hiện thường xuyên ở Okinawa, nhằm hình thành sự răn đe chiến lược đối với các nước có liên quan, tiến tới đặt nền tảng cho việc giành lấy quyền kiểm soát châu Á-Thái Bình Dương cho quân đội Mỹ.

Dựa vào tính năng tàng hình và khả năng tuần tra siêu âm của F-22, dưới sự chi viện của máy bay tiếp dầu, F-22 có thể xuyên thẳng tung thâm lục địa châu Á, thực hiện nhiệm vụ của hệ thống tấn công phòng không, trung tâm chỉ huy và trung tâm chính trị.

Tháng 1/2009, 12 máy bay F-22 lần đầu tiên đóng tại Căn cứ không quân Andersen ở Guam. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với việc tăng cường ưu thế sức mạnh quân sự cho Quân đội Mỹ. So với căn cứ Kadena, Guam cách lục địa châu Á xa hơn, ở mức độ lớn có thể tránh được sự tấn công của không quân các nước châu Á.


Máy bay ném bom chiến lược B-1B.

Dưới sự chi viện của máy bay tiếp dầu trên không, máy bay F-22 có hành trình gần 4.000 km lại có thể độc lập trực tiếp xâm nhập, trực tiếp tấn công các mục tiêu mặt đất ở lục địa châu Á, từ đó tạo ra ưu thế đối với các nước châu Á.

Ngoài F-22, ba loại máy bay ném bom chiến lược của quân Mỹ gồm B-52, B-1B, B-2 hiện nay đều được bố trí tại căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam. Máy bay ném bom chiến lược với khả năng tấn công tầm xa luôn là vũ khí tác chiến lợi hại quan trọng của Quân đội Mỹ.

Chẳng hạn máy bay ném bom chiến lược B-2 có thể bay liên tục 12.000 km mà không cần tiếp thêm nhiên liệu, có thể mang theo vài chục quả bom dẫn đường chính xác hoặc 8 tên lửa hành trình. Ngoài ra, máy bay ném bom mới B-3 đang được quân đội Mỹ phát triển, cũng có thể sẽ được điều đến Guam.

Quân đội Mỹ từng cho biết, máy bay ném bom chiến lược này có thể mang theo một lượng lớn bom đạn, có thể triển khai hành động 24/24 giờ trong bất kỳ thời tiết nào.

Theo kế hoạch của Không quân Mỹ, B-3 sẽ ra đời vào năm 2018. Các nhà phân tích cho rằng, máy bay ném bom chiến lược và máy bay chiến đấu F-22 đồng thời hiện diện tại khu vực Tây Thái Bình Dương sẽ tăng cường rất lớn cho quân Mỹ khả năng can dự nhanh đối với các vấn đề của châu Á-Thái Bình Dương.

'Bảo kiếm' tàu ngầm nguyên tử

Trên biển, Mỹ bố trí nhiều tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng nguyên tử tại khu vực Đông Á, đã tạo ra thế bao vây ngăn chặn Hải quân Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương.

Năm 2001, quân đội Mỹ đã thành lập trung đội tàu ngầm số 15 tại căn cứ hải quân Apra trên đảo Guam, tiếp theo đó trang bị 3 tàu ngầm tấn công nguyên tử "Los Angeles", chúng luôn có khả năng rình rập xung quanh eo biển Đài Loan, tiến hành do thám dưới nước.

Năm 2008, tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa hành trình "Ohio" của Mỹ cũng được kéo vào quân cảng Apra. Là tàu ngầm được trang bị nhiều tên lửa hành trình nhất thế giới, tàu ngầm "Ohio" có thể được trang bị 154 quả tên lửa hành trình "Tomahawk", khả năng tấn công chỉ đứng sau hạm đội tàu sân bay.

Chỉ huy tàu ngầm "Ohio", Thượng tá Hale từng khoe rằng, chỉ cần từ tây Guam đi vài trăm km, tàu "Ohio” sẽ có thể tiến hành uy hiếp tầm xa đối với khu vực eo biển Đài Loan.

Cuối tháng 9/2010, quân cảng Apra ở Guam đã đón tiếp một "bảo kiếm” trong đội ngũ tàu ngầm nguyên tử của hải quân Mỹ, đó là tàu ngầm tấn công nguyên tử tiên tiến nhất "Hawaii" lớp Virginia.

Tàu ngầm nguyên tử này có thể lặn sâu tới 243 m, mang theo 24 quả ngư lôi nặng 2 tấn, có thể phóng tên lửa hành trình "Tomahawk". Các nhà phân tích cho rằng, với khả năng trinh sát và cơ động gần bờ mạnh, khi đến chốt giữ tại đây, tàu ngầm nguyên tử này sẽ trở thành một "người lính” bao vây, phong tỏa và do thám các loại tin tức ở vùng biển xung quanh Trung Quốc.

"Con bài" tàu sân bay

Ngay từ năm 2004, cựu Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Fargo đã đề nghị, tăng cường 1 tàu sân bay thường trú lâu dài ở một nơi nào đó tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương giữa Hawaii và Guam, nhằm duy trì một trạng thái "sẵn sàng chiến đấu cao”. Trong năm 2010 vừa qua, khái niệm "nhóm tàu sân bay” từ 2 – 3 tàu sân bay, thực sự đã làm căng thẳng "dây thần kinh” an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tàu sân bay USS George Washington đóng tại Yokosuka, Nhật Bản đã liên tục tiến hành tập trận với 2 đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản trong năm 2010. Sau khi tình hình bán đảo Triều Tiên lại rơi vào tình trạng căng thẳng bởi sự kiện đấu pháo đảo Yeonpyeong, Hải quân Mỹ đã liên tiếp phát đi tín hiệu tăng cường tàu sân bay tới châu Á-Thái Bình Dương.

Báo chí Mỹ gần đây cho biết, hạm đội tàu sân bay Carl Vinson (có kế hoạch thay thế tàu USS George Washington đang được nghỉ ngơi, tu sửa) đã đến vùng biển Okinawa. Tàu Carl Vinson sẽ tổ chức tập trận chung với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Hải quân Hàn Quốc.

Các nhà quan sát cho rằng, Mỹ giỏi đánh "con bài tàu sân bay”, động thái phức tạp này chủ yếu là để uy hiếp tinh thần, nhằm khẳng định rằng, không thể thách thức địa vị bá chủ của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương.

"Gươm súng sẵn sàng' ở Đông Á

Các nhà phân tích cho rằng, quân đội Mỹ "gươm súng sẵn sàng” ở khu vực Đông Á đã gây ra tác hại đối với tình hình an ninh khu vực này:

Một là, làm trầm trọng hơn sự đối đầu quân sự trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các vấn đề điểm nóng tập trung ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Giải quyết những vấn đề này, các bên cần đối thoại và tham vấn.


Tàu ngầm tấn công nguyên tử "Hawaii".

Mỹ muốn thông qua sức ép vũ lực để tìm cách giải quyết vấn đề, đặc biệt là trực tiếp bố trí vũ khí tấn công chiến lược ở tiền duyên các điểm nóng, cho thấy quyết tâm sẵn sàng can dự bất cứ lúc nào, điều này không chỉ bất lợi cho giải quyết vấn đề, mà còn làm tăng khả năng xảy ra xung đột.

Hai là, có thể gây ra cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hiện nay, khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn tồn tại các vấn đề như tranh chấp biên giới, lãnh thổ và tranh giành quyền lợi biển.

Mỹ tăng cường bố trí quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ làm gia tăng sức ép quân sự đối với một số nước, thúc đẩy những nước này đẩy nhanh tăng cường sức mạnh quân sự của mình.


Tàu sân bay nguyên tử USS George Washington .

Ba là, đã làm tăng sự ngờ vực giữa một số nước. Quân đội Mỹ tiến hành "bố trí tiền duyên” ở châu Á-Thái Bình Dương, ngoài việc điều động tập trung các loại vũ khí tiên tiến, còn tăng cường quan hệ đồng minh quân sự với một số nước đồng minh, biến họ thành căn cứ tiền duyên để Mỹ can dự vào các vấn đề khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia trong khu vực lại bày tỏ ủng hộ sự tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ trước tốc độ hiện đại hóa quân đội nhanh chóng của Trung Quốc suốt một thời gian dài vừa qua, cũng như sự ngang ngược, cứng rắn của nước này trong giải quyết tranh chấp chủ quyền với một số nước láng giềng.

Trịnh Thái Bằng​
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Cụ phải tính đến phương án đánh chặn trên con Lieu Ninh chớ . Khoảng 2-3 hệ thống RAM và Type 1030 phòng thủ tầm cực gần có khả năng đánh chặn , chưa tính đến lũ khu trục đàn em .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc sẽ đóng tàu sân bay lớn hơn Liêu Ninh



(Kienthuc.net.vn) - Tân Hoa Xã dẫn lời quan chức cấp cao Hải quân Trung Quốc cho hay, nước này sẽ đóng mới tàu sân bay thứ 2 lớn hơn, mang nhiều máy bay hơn.

Thông tin này được đưa ra sau khi các quan chức Trung Quốc từ chối trả lời truyền thông nước ngoài trong tháng 9/2012 rằng nước này đang đóng tàu sân bay thứ 2 ở Thượng Hải.


“Trung Quốc sẽ có nhiều hơn một tàu sân bay… Tàu sân bay tiếp theo sẽ lớn hơn và mang nhiều máy bay chiến đấu hơn”, Tân Hoa Xã dẫn lời Phó Tham mưu trưởng Hải quân Trung Quốc Song Xue.


Ông này cũng tiết lộ thêm rằng, phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin tàu sân bay thứ hai đang xây dựng tại Thượng Hải là không chính xác nhưng ông này cũng không nói thêm điều gì.

Trung Quốc sẽ đóng tàu sân bay thứ 2 lớn hơn. Ảnh minh họa​
Trung Quốc đang biên chế một tàu sân bay Liêu Ninh được cải tạo từ tàu sân bay Varyag của Liên Xô (cũ). Con tàu này được Trung Quốc mua từ Ukraine với giá rẻ như cho… 20 triệu USD. Ban đầu nó được dự định sẽ trở thành trung tâm giải trí nổi, nhưng sau cùng Trung Quốc lại cải tạo thành tàu sân bay hiện nay.


Nước này được cho là đang phát triển thêm các phương tiện quân sự để hỗ trợ hoạt động tàu sân bay gồm: máy bay chiến đấu tàng hình trên hạm; máy bay không người lái và tàu ngầm hạt nhân.


“Hải quân Trung Quốc đang xây dựng một lực lượng không quân hạm cho Liêu Ninh, và sẽ có ít nhất 2 trung đoàn không quân trên một tàu sân bay (bao gồm máy bay chiến đấu, máy bay trinh sát, máy bay săn ngầm, máy bay tác chiến điện tử và trực thăng)”, ông Song nói.


Các quan chức Trung Quốc cho hay, Liêu Ninh sẽ được sử dụng chủ yếu cho mục đích đào tạo.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Điểm mặt nhóm hộ tống tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc

Thứ tư 24/04/2013 22:38
ANTĐ -Nhóm hộ tống cho tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang tên Liêu Ninh đã được thiết lập. Nhóm này bao gồm hai tàu khu trục Type 051C (lớp Lữ Châu) và hai tàu hộ vệ tên lửa Type 054A (lớp Giang Khải) cộng với một tàu tiếp tế.


Nhóm này tương tự như những nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ đã được sử dụng từ lâu, với 3-4 tàu khu trục, 1-2 tàu hộ vệ tên lửa, một tàu ngầm hạt nhân và một tàu tiếp vận. Tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc hiện có rất ít và không tốt lắm, đó có lẽ là lý do tại sao Trung Quốc đã không đưa một trong số tàu ngầm hạt nhân của mình vào nhóm hộ tống này.
Tàu Type 51C là một tàu khu trục 7.100 tấn, được tối ưu hóa cho phòng không. Nó mang 48 tên lửa phòng không S-300 của Nga (với tầm hoạt động 150 km) trong các ống phóng thẳng đứng, cộng với tám tên lửa đối hạm C-803 (với tầm hoạt động 300 km), một khẩu pháo 100mm, hai khẩu pháo tự động chống tên lửa 30mm, sáu ống phóng ngư lôi, và một trực thăng. Thủy thủ đoàn gồm 290 người và tốc độ tối đa 48 km/h.



Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc

Tàu hộ vệ tên lửa Type 54A là một tàu 4.300 tấn với tốc độ tối đa 49 km/h. Thủy thủ đoàn 165 người điều hành một khẩu pháo 76mm, hai khẩu pháo tự động chống tên lửa 30mm đa nòng, tám tên lửa đối hạm C-803, sáu ngư lôi chống tàu ngầm, 12 tên lửa chống tàu ngầm 240mm, 32 ống phóng thẳng đứng chứa tên lửa phòng không hoặc chống tàu ngầm, và một máy bay trực thăng. Đối với cả hai tàu này, các đài radar, sonar và hệ thống điện tử tất cả đều do Trung Quốc sản xuất.



Tàu khu trục lớp Lữ Châu Type 051C của Trung Quốc

Tương tự như Nhật Bản và Hàn Quốc đã làm, Trung Quốc dường như dựa theo sự tiên phong của Mỹ trong thiết kế tàu khu trục. Tàu khu trục cơ bản Mỹ hiện đang sử dụng là các tàu lớp Burke. Đây là một thiết kế mà là kết quả dựa trên kinh nghiệm thiết kế tàu khu trục trải qua hơn nửa thế kỷ của thế chiến II và thời chiến tranh lạnh. Ngay cả sau khi tàu lớp Burke được thiết kế, trong những năm 1980, thiết kế này cũng đã được tiếp tục cải tiến. Các tàu Burke thế hệ đầu tiên là tàu 8.300 tấn, trong khi những chiếc mới nhất, chở nặng với nhiều thiết bị hơn và phi hành đoàn nhỏ hơn, là tàu 10.000 tấn (tương đương về trọng lượng so với tàu tuần dương hạng nặng trong thế chiến II). Với tốc độ tối đa gần 50 km/h, vũ khí chính của chúng là 90 ống phóng thẳng đứng, cùng với sàn có thể chứa tên lửa phòng không, đối hạm, chống tên lửa hoặc tên lửa hành trình. Ngoài ra còn có một khẩu pháo 127mm (5 inch), hai pháo tự động chống tên lửa 20mm, sáu ống phóng ngư lôi, và hai máy bay trực thăng. Các tàu lớp Burke hiện tại đã là một thành tố không thể thay thế, và do đó lớp tàu chiến này sẽ còn tồn tại và phát triển.



Tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Khải Type 054A của Trung Quốc

Trung Quốc đang sử dụng tàu tiếp vận Type 903 (lớp Phúc Trì) mới cho các nhiệm vụ quan trọng nhất của họ. Chiếc tàu chở dầu/hàng hóa 23.000 tấn này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2004. Tàu tiếp vận này cung cấp nhiên liệu, nước, thực phẩm và các vật dụng cần thiết khác cho các lực lượng thực thi nhiệm vụ mà nó hỗ trợ. Tàu tiếp vận này sẽ đi đến các cảng địa phương để tích trữ làm đầy những kho lưu trữ nhiên liệu, nước, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác sau khi đã bị cạn kiệt.
Tàu Type 903 cũng tương tự như mười hai tàu tiếp vận của Mỹ T-AKE đang hoạt động. Những con tàu 40.000 tấn này phục vụ một hạm đội lớn hơn nhiều so với bốn tàu Type 903s của Trung Quốc và là một phần của một số lượng lớn các tàu tiếp vận mà Mỹ hiện đang sử dụng. Hiện nay, Trung Quốc cần nhiều tàu tiếp vận hơn bởi họ gửi các tàu chiến đi thực hiện nhiệm vụ viễn chinh một cách thường xuyên hơn, không chỉ như đến khu vực biển Somali mà còn ra cả ngoài khơi xa Thái Bình Dương.



Tàu tiếp vận lớp Phúc Trì Type 903

Liêu Ninh là một tàu tải trọng 65.000 tấn đã qua hơn một năm thử nghiệm trên biển và cho phép máy bay cất cánh từ boong tàu sáu tháng trước. Trung Quốc đã tuyên bố rằng Liêu Ninh chủ yếu phục vụ cho nhiệm vụ huấn luyện. Trung Quốc dường như có kế hoạch cho việc tăng số lượng lên tới 24 máy bay chiến đấu và 26 trực thăng trên Liêu Ninh và sử dụng tàu để huấn luyện phi công và các lực lượng đặc nhiệm khác cho ít nhất là bốn tàu sân bay nữa sẽ được đóng mới. Nhóm hộ tống mới này sẽ cho phép các tàu hộ tống thực hành hoạt động tác chiến với một tàu sân bay.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc thành lập hạm đội thứ 4 ở Biển Đông?



(Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc có thể thành lập hạm đội thứ 4 biên chế tàu sân bay và làm nhiệm vụ chiến đấu tại khu vực Biển Đông và Điếu Ngư/Senkaku ở biển Hoa Đông.

Đây là thông tin được đăng tải trên tờ Want China Times. Tương tự, tờ Focus Taiwan viết:
“Hạm đội này sẽ là lực lượng chiến lược tương tự Quân đoàn Pháo binh số 2 – lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc”.​

Trung Quốc hiện có 3 hạm đội gồm: Bắc Hải (căn cứ chính ở Thanh Đảo) chịu trách nhiệm ở khu vực biển Hoàng Hải; Đông Hải (căn cứ chính tại Ninh Ba) chịu trách nhiệm khu vực biển Hoa Đông và Nam Hải (căn cứ chính ở Trạm Giang) chịu trách nhiêm ở khu vực Biển Đông.


Hạm đội thứ 4 của Trung Quốc sẽ đặt căn cứ ở Tam Á, đảo Hải Nam. Ảnh minh họa​
Theo tờ Strait Times, hạm đội thứ 4 sẽ được đặt căn cứ ở Tam Á (đảo Hải Nam) và sẽ triển khai hai nhóm tàu sân bay trong tương lai.


Nhóm tác chiến tàu sân bay sẽ bao gồm các thành phần: 1-2 tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093; 1-2 khu trục tên lửa lớp Sovremenny; 1-2 tàu khu trục phòng không tầm cao Type 052C; một khinh hạm Type 054A và một tàu hậu cần cỡ lớn lớp Fuchi.


Về khu vực hoạt động, hạm đội thứ 4 sẽ triển khai ở các khu vực chính gồm: Biển Đông; và quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Ngoài ra, hạm đội này cũng sẽ hoạt động ở phía Tây Thái Bình Dương, phía Tây Guam, từ eo biển Malacca đến Ấn Độ dương, Trung Đông và bờ biển phía Đông của châu Phi.


Tờ Minh Báo (Hong Kong) trước đó cho hay, hạm đội thứ 4 sẽ đảm nhiệm sứ mệnh mới. Nhà phân tích Antony Wong Dong cho rằng, hạm đội thứ 4 sẽ trở thành hạm đội chiến đấu sau năm 2020.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top