Để đánh giá tổng quát về tiến bộ khoa học kỹ thuật của mỗi quốc gia, thì sử dụng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII). Đây là chỉ số do WIPO, một cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc công bố.
Tổ chức đánh giá xếp hạng : WIPO (
nguồn).
Bảng xếp hạng GII 2017 (
The Global Innovation Index 2017) : Việt Nam xếp thứ 47/127.
So với các nước Đông Nam Á :
Xếp dưới Singapore (hạng 7), Malaysia (hạng 37).
Xếp trên Thái Lan (hạng 51), Philippines (hạng 73), Indonesia (hạng 87), Campuchia (hạng 101).
Điều đó có nghĩa là sự tiến bộ khoa học kỹ thuật của Việt Nam (đóng góp chủ chốt bởi tầng lớp các GS, Phó GS, Tiến sĩ) ở mức rất khá so với khu vực.
Ví dụ :
Sự tiến bộ của các trường đại học hạng top của Việt Nam :
Những năm trước các trường đại học Việt Nam thứ hạng ở mức 2xxx theo bảng xếp hạng của Webometrics, thời điểm hiện tại đã có các trường đại học Việt Nam tiệm cận thứ hạng 1xxx (cụ thể là Đại học Quốc gia thứ hạng 1308, Đại học Bách khoa thứ hạng 1338). Nguồn :
http://webometrics.info/en/Asia/Vietnam
Bảng xếp hạng Webometrics dựa trên 04 tiêu chí :
+ Presence (Mức độ xuất hiện): Số lượng các website con được lưu trữ trên hệ thống của trường được nhận biết bởi Google
+ Impact (Mức độ ảnh hưởng): Số lượng backlink từ các website khác trở về website của trường
+ Openess (Mức độ mở): Số lượng trích dẫn các công trình khoa học trên nguồn dữ liệu Google Scholar
+ Excellence (Sự xuất sắc): Top 10% bài báo do đội ngũ các giảng viên, nhà khoa học của Trường đăng trên các tạp chí khoa học được trích dẫn nhiều nhất thuộc danh mục Scopus.
Trong 04 tiêu chí trên, hai tiêu chí Openess và Excellence đóng vai trò rất quan trọng trong tốc độ thăng hạng của trường đại học. Tuy không thể biết chính xác các công trình khoa học, các bài nghiên cứu của Giáo sư, Tiến sĩ hai trường Đại học Quốc gia và Đại học Bách khoa. Nhưng việc thăng hơn 1000 hạng trong vài năm gần đây, chứng tỏ rất nhiều công trình khoa học của hai trường này, được Google Scholar và Scopus công nhận.
Các Giáo sư của Đại học Quốc gia (70 người)
xem tại đây, các Phó Giáo sư của đại học Quốc gia (378 người)
xem tại đây.
Các Giáo sư và Phó Giáo sư của Đại học Bách khoa (37 người)
xem tại đây.
Như vậy là có 485 Giáo sư và Phó Giáo sư làm việc hiệu quả.
Để mọi người dễ hình dung, người viết bài này (Jochi Daigaku) đang là sinh viên của Đại học Sophia (Nhật Bản) thứ hạng 17xx (nghĩa là thua xa hai trường Đại học Quốc gia và Đại học Bách khoa).
Nghiên cứu về giống, cây trồng, vật nuôi :
Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (
nguồn)
+ Chọn tạo và đưa vào sản xuất 114 giống lúa, trong đó 45 giống được công nhận chính thức.
+ Xây dựng được 11 quy trình kỹ thuật được công nhận ở cấp Quốc gia, trong đó có 5 quy trình kỹ thuật canh tác lúa, 2 quy trình kỹ thuật canh tác cây trồng cạn luân canh với lúa và 4 quy trình phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.
+ Diện tích sử dụng giống lúa do Viện Lúa ĐBSCL chọn tạo đã đạt trên 2,4 triệu ha, chiếm 34,87% diện tích giống lúa của cả nước.
Ban lãnh đạo : 04 Tiến sĩ.
Các bộ môn nghiên cứu : 07 Tiến sĩ.
Như vậy là đang có 11 Tiến sĩ làm việc hiệu quả.
Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III (
nguồn)
+ Đóng góp rất lớn vào chủ động con giống nhân tạo cho cá tra, cá basa.
Năm 1997 Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được 425 tấn cá tra, basa (kim ngạch xuất khẩu 1,65 triệu USD).
Năm 2011 đạt đỉnh kim ngạch xuất khẩu 1,8 tỷ USD (gấp hơn 1000 lần năm 1997).
Hiện tại 2018 ước tính kim ngạch xuất khẩu 1,7 tỷ USD. (
nguồn VASEP).
Ban lãnh đạo : 03 PGS, Tiến sĩ.
Hội đồng khoa học : 08 Tiến sĩ.
Như vậy là đang có 11 PGS, Tiến sĩ đang làm việc hiệu quả.