Cụ thử đọc cái này và search GG cũng ra rất nhiều thông tin về việc Cao Biền xây thành Đại la, ngay cả trong chiếu rời đô của Lý Công Uẩn cũng nhắc đến thành Đại la là Kinh đô cũ của Cao Vương
Khi nhận được lệnh phải giao quyền lại cho Vương Yến Quyền, Cao Biền đang bao vây thành Giao Chỉ, ông giao lại binh sĩ cho Vi Trọng Tể và trở về Hải Môn để gặp Vương Yến Quyền chuyển giao quyền hành. Tuy nhiên, Cao Biền đã phái tiểu hiệu
Tăng Cổn (曾袞) còn Vi Trọng Tể phái tiểu sứ
Vương Huệ Tán (王惠贊) đi trước để báo tin chiến thắng tại Giao Chỉ, họ cho rằng Lý Duy Chu sẽ lại ngăn cản nên đi đường vòng để tránh doanh trại của Lý Duy Chu và Vương Yến Quyền, sau đó tiến về Trường An. Khi Tăng Cổn và Vương Huệ Tán đến Trường An và dâng tấu, Đường Ý Tông hài lòng và ban chỉ thăng chức cho Cao Biền là
Kiểm hiệu Công bộ thượng thư, phục quyền trấn thủ An Nam. Sau khi giao lại binh quyền, Cao Biền cùng 100 thủ túc lên đường, đến Hải Môn thì nhận được chiếu chỉ và trở lại chiến trường thành Giao Chỉ - nơi Lý Duy Chu và Vương Yến Quyền tiếp quản song đã chấm dứt bao vây. Cao Biền tiếp tục bao vây thành, đến tháng thứ 4 năm Hàm Thông thứ 7 (
866) thì hạ được thành, giết chết Đoàn Tù Thiên và tù trưởng bản địa Chu Đạo Cổ (朱道古)- người liên minh với quân Đại Lễ. Khi hay tin Cao Biền chiếm được thành Giao Chỉ, Đường Ý Tông đổi
An Nam đô hộ phủ thành
Tĩnh Hải quân, bổ nhiệm Cao Biền là
Tiết độ sứ. Cao Biền cho xây thành chu vi 3000 bộ, hơn 40 vạn gian phòng ốc, từ đó quân Đại Lễ không còn xâm phạm.
[6] Sau đó, ông cũng tiến hành một dự án lớn để loại bỏ những trở ngại tự nhiên trên thủy lộ giữa Tĩnh Hải quân và Lĩnh Nam Đông đạo
[chú 8], khó khăn về
giao thông của Giao Chỉ được loại bỏ.
[3]
Thành Đại La ban đầu do
Trương Bá Nghi cho đắp từ năm
Đại Lịch thứ 2 đời
Đường Đại Tông (
767), năm
Trinh Nguyên thứ 7 đời
Đường Đức Tông (
791),
Triệu Xương đắp thêm. Đến năm
Nguyên Hòa thứ 3 đời
Đường Hiến Tông (
808),
Trương Chu lại sửa đắp lại, năm
Trường Khánh thứ 4 đời
Đường Mục Tông (
824),
Lý Nguyên Gia dời phủ trị tới bên sông
Tô Lịch, đắp một cái thành nhỏ, gọi là
La Thành, sau đó Cao Biền cho đắp lại to lớn hơn.
Theo sử cũ thì
La Thành do Cao Biền cho đắp có chu vi 1.982,5 trượng (≈6,6 km); thành cao 2,6 trượng (≈8,67 m), chân thành rộng 2,5 trượng (≈8,33 m), nữ tường
[13] bốn mặt cao 5,5 thước (≈1,83 m), với 55 lầu vọng địch, 6 nơi úng môn
[14], 3 hào nước, 34 đường đi. Ông còn cho đắp đê vòng quanh ngoài thành dài 2.125,8 trượng (≈7,09 km), đê cao 1,5 trượng (≈5,00 m), chân đê rộng 2 trượng (≈6,66 m) và làm hơn 400.000 gian nhà. Theo truyền thuyết, do thành xây đi xây lại vẫn bị sụt ở vùng sông Tô Lịch, Cao Biền đã cho trấn yểm tại đây để làm cho đất vững và chặn dòng
long mạch của vùng đất này.
Một vài di vật trong số các di vật tìm được trong lòng sông Tô Lịch tháng 9 năm 2001 được một số nhà nghiên cứu cho là di tích của bùa yểm này (xem
Thánh vật ở sông Tô Lịch). Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng cần phải nghiên cứu thêm, vì nhiều di vật trong số này được xác định là thuộc về thời
nhà Trần và
nhà Lê, rất lâu sau thời của Cao Biền làm Tiết độ sứ ở Tĩnh Hải quân.
vi.wikipedia.org