[Funland] [Lịch sử] Vương quốc Phù Nam của người Mã Lai Nam Đảo - chủ nhân vùng Nam Bộ Việt Nam xưa !!!

Bopmuoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-448924
Ngày cấp bằng
27/8/16
Số km
1,495
Động cơ
-103,756 Mã lực
Tuổi
109
Không phải Bác nói gì cũng là chân lý. Bác là lãnh tụ chứ không phải là nhà sử hay hoa học.
Cái đó ai cũng hiểu cụ ạ. Càng là lãnh tụ thì những thứ đang đề cập càng phải chuẩn chỉ. Đừng cụ nào bắt bẻ "như thế nào là chuẩn chỉ, làm gì có cái gì chuẩn chỉ, hoàn hảo nhé". Em không mất công quote lại đâu.
Em nghĩ Bác viết cái này không hẳn là Bác hứng lên Bác viết đâu. Cả 1 Ê kíp tư vấn cho Bác cả đó!
 

Of.NguyenLinh

Xe lừa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
35,143
Động cơ
1,476,463 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com
Cái đó ai cũng hiểu cụ ạ. Càng là lãnh tụ thì những thứ đang đề cập càng phải chuẩn chỉ. Đừng cụ nào bắt bẻ "như thế nào là chuẩn chỉ, làm gì có cái gì chuẩn chỉ, hoàn hảo nhé". Em không mất công quote lại đâu.
Em nghĩ Bác viết cái này không hẳn là Bác hứng lên Bác viết đâu. Cả 1 Ê kíp tư vấn cho Bác cả đó!
Ê kíp đó chưa chắc đã là nhà nghiên cứu khoa học lịch sử, đến cụ Trần Trọng Kim nhiều cái còn sai lè, vì chủ yếu dựa vào sử TQ.
Sau này đội tây nó áp dụng khảo cổ, công nghệ Gen ... vào thì mọi thứ nó mới chính xác hơn được mà cụ.
Còn Triệu Đà bản chất là quan, nhân loạn lạc ly khai, sau vẫn thần phục lại.
 

Bopmuoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-448924
Ngày cấp bằng
27/8/16
Số km
1,495
Động cơ
-103,756 Mã lực
Tuổi
109
Ê kíp đó chưa chắc đã là nhà nghiên cứu khoa học lịch sử, đến cụ Trần Trọng Kim nhiều cái còn sai lè, vì chủ yếu dựa vào sử TQ.
Sau này đội tây nó áp dụng khảo cổ, công nghệ Gen ... vào thì mọi thứ nó mới chính xác hơn được mà cụ.
Còn Triệu Đà bản chất là quan, nhân loạn lạc ly khai, sau vẫn thần phục lại.
Nhà Triệu cũng kháng Hán và chống Hán khá mạnh đó cụ. Mãi tới triều Vua/Hoàng đến cuối mới thần phục, đến Lữ Gia cũng không cản nổi và cũng đành bỏ mạng và Việt Nam chính thức rơi vào Bắc Thuộc lần 1.
 

Of.NguyenLinh

Xe lừa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
35,143
Động cơ
1,476,463 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com
Nhà Triệu cũng kháng Hán và chống Hán khá mạnh đó cụ. Mãi tới triều Vua/Hoàng đến cuối mới thần phục và Việt Nam chính thức rơi vào Bắc Thuộc lần 1.
Mối quan hệ của nhà Hán và Triệu, là Hán coi Triệu cai quản dân Man Di, làm vùng đệm, vì bản chất xứ đó chưa ngon bằng các xứ khác mà Hán đang quan tâm, với lại Triệu Đà là dân Hán, cho nên nhà Hán cứ để ông làm, đánh nhau không lợi lộc gì.
Còn nếu theo quan điểm như cụ, con cháu của Thiết Mộc Chân, làm vua từ á tới âu, thì dân bản xứ phải coi các vị đó là người lập quốc của mình à?
Người Việt còn tồn tại tới ngày hôm nay không bị như Lưỡng Quảng là đặc tính đó, không chấp nhận kẻ khác dòng máu, chủng tộc.. cai trị mình,
Thế nên mới có chuyện người Việt chạy loạn làm quan nước khác, chứ chưa thấy ông mũi lõ nào làm quan nước Việt.
0ED923F5-AE61-401D-BE17-8F3955910180.png
 

Bopmuoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-448924
Ngày cấp bằng
27/8/16
Số km
1,495
Động cơ
-103,756 Mã lực
Tuổi
109
Mối quan hệ của nhà Hán và Triệu, là Hán coi Triệu cai quản dân Man Di, làm vùng đệm, vì bản chất xứ đó chưa ngon bằng các xứ khác mà Hán đang quan tâm, với lại Triệu Đà là dân Hán, cho nên nhà Hán cứ để ông làm, đánh nhau không lợi lộc gì.
Còn nếu theo quan điểm như cụ, con cháu của Thiết Mộc Chân, làm vua từ á tới âu, thì dân bản xứ phải coi các vị đó là người lập quốc của mình à?
Người Việt còn tồn tại tới ngày hôm nay không bị như Lưỡng Quảng là đặc tính đó, không chấp nhận kẻ khác dòng máu, chủng tộc.. cai trị mình,
Thế nên mới có chuyện người Việt chạy loạn làm quan nước khác, chứ chưa thấy ông mũi lõ nào làm quan nước Việt.
0ED923F5-AE61-401D-BE17-8F3955910180.png
Để em copy full cho nó nhanh, cứ cứ đoạn 1 đoạn 1 thành ra nó không đầy đủ, phiến diện.
------------------
Vấn đề chính thống của nhà Triệu
Ngôn ngữ
Theo dõi
Sửa đổi
Nhà Triệu là một triều đại, hay một giai đoạn lịch sử gây nhiều tranh cãi cho giới nghiên cứu sử học Việt Nam. Sử học Việt Nam tới nay có 2 quan điểm trái ngược nhau về triều đại này:

Triệu Vũ Đế đánh bại An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt và tiến hành cai trị vùng này, vậy thì nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam. Nhà Triệu có sự tự chủ cao, từng tồn tại độc lập với nhà Hán (ở Trung Quốc) trong 1 thời gian trước khi quy phục nhà Hán. Nhà Triệu mất là khởi đầu thời kỳ Bắc thuộc (năm 111 trước công nguyên). Đây cũng là quan điểm của một số sử gia Việt Nam thời phong kiến[1][2][3][4][5][6][7][8]
Triệu Đà là người Trung Hoa phương Bắc (nay là người Hán ở Trung Quốc)[9]. Triệu Đà quê ở Chân Định (nay thuộc tỉnh Hà Bắc ở miền Bắc Trung Quốc), là quan của nhà Tần, theo lệnh Tần Thủy Hoàng đem quân đánh chiếm vùng Lĩnh Nam (là nơi cư trú của các bộ tộc Bách Việt), đem di dân người Trung Hoa xuống để giành đất và được nhà Tần cho làm Huyện lệnh Long Xuyên thuộc quận Nam Hải mới khai hoá. Khi nhà Tần mất thì Triệu Đà mới tách ra cát cứ, do đó Triệu Đà vẫn là người Trung Hoa đến xâm lược nước Âu Lạc. Như vậy An Dương Vương mất nước là mở đầu thời kỳ Bắc thuộc.

Xoay quanh vấn đề Triệu Đà và nhà Triệu, mấu chốt là thế giới quan nhìn nhận của nhà sử học. Những người đề cao thuyết Thiên mệnh của Nho giáo (cho rằng ngôi vị là do "Trời định", ai xưng đế ở vùng đất nào thì nghiễm nhiên được coi là vua, nắm giữ "Thiên mệnh" của vùng đất đó, bất kể xuất thân thuộc dân tộc nào) thì sẽ nhìn nhận Triệu Đà là vua Việt Nam, đây là cách nhìn của nhiều sử gia Việt Nam thời phong kiến. Ngược lại, những nhà sử học có tư duy biện chứng về quốc gia - dân tộc, coi trọng nguồn gốc xuất thân, tính dân tộc của người cầm đầu chính quyền, bản chất của bộ máy quan lại nước Nam Việt (hầu hết quan lại Nam Việt là người Trung Hoa, còn người Việt chỉ là dân bị trị) và không công nhận thuyết "Thiên mệnh" thì sẽ coi Triệu Đà là triều đại xâm chiếm của Trung Quốc. Kể từ cuối Nhà Hậu Lê, khi tinh thần dân tộc ở Việt Nam ngày càng gia tăng, lấn át thuyết "Thiên Mệnh" thời cổ thì các sử gia Việt Nam cũng dần chuyển sang coi Triệu Đà là kẻ xâm lược (theo nguyên tắc Vua nước Việt phải là người Việt), đây cũng trở thành quan điểm chính thức của các sử gia Việt Nam thời hiện đại.

Các tài liệu lịch sử của nhà Triệu thì cho thấy đến cuối đời, Triệu Đà đã quyết định bỏ việc xưng Đế, quy phục nhà Hán (nhưng vẫn xưng Hoàng đế ở trong Nam Việt). Triệu Đà viết thư nhờ Lục Giả gửi cho vua Hán, trong thư Triệu Đà đã công nhận rằng mình là người Trung Hoa và nhà Triệu chỉ là chư hầu phục vụ cho nhà Hán, thay mặt vua Hán để cai trị phía Nam, bản thân ông ta cũng chỉ coi những thần dân người Việt là đám "Man Di" mà thôi chứ không coi họ ngang hàng với dân Trung Hoa[10].

Công nhận Sửa đổi

Từ khi giành lại quyền tự chủ, nhiều nhà sử học Việt Nam thời phong kiến coi Triệu Đà là vua chính thống của nước Đại Việt. Các bộ quốc sử Việt Nam soạn từ nhà Trần cho đến nhà Nguyễn đều chép nhà Triệu là một triều đại chính thống. Nhà Trần từng sắc phong Triệu Đà là Khai thiên Thế đạo Thánh vũ Thần triết Hoàng đế.

Bộ Đại Việt sử ký soạn bởi sử gia Lê Văn Hưu, đời Trần chép từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng. Ông so sánh Vũ Đế với các bậc vua hiền thời cổ như Thuấn, Văn Vương:
Đất Liêu Đông không có Cơ Tử thì không thành phong tục mặc áo đội mũ [như Trung Hoa], đất Ngô Cối không có Thái Bá thì không thể lên cái mạnh của bá vương. Đại Thuấn là người Đông Di nhưng là bậc vua giỏi trong Ngũ Đế. Văn Vương là người Tây Di mà là bậc vua hiền trong Tam Đại. Thế mới biết người giỏi trị nước không cứ đất rộng hay hẹp, người Hoa hay Di, chỉ xem ở đức mà thôi. Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là "lão phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy. Người làm vua nước Việt sau này nếu biết bắt chước Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việc quân quốc, giao thiệp với láng giềng phải đạo, giữ ngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương Bắc không thể lại ngấp nghé được.[11]
An Nam chí lược soạn bởi Lê Tắc đời Trần có viết:
Triệu Đà làm vua Nam Việt, mới lấy thi lễ giáo hóa nhân dân một ít.
Điều này chứng tỏ Triệu Đà là người mang sự học đến Việt Nam từ trước chứ không phải Sĩ Nhiếp.
Bình Ngô đại cáo soạn bởi Nguyễn Trãi thay lời Bình Định Vương Lê Lợi sau khi bình xong quân Minh:
Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc,
Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương.
Nghĩa là:

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nên độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Hai câu này khẳng định nước Việt không những độc lập với phương Bắc mà còn xưng đế hiệu cùng một thời (nhà Triệu với nhà Hán), tỏ ra hoàn toàn ngang hàng (tuy nhiên cũng có quan điểm khác cho rằng "Triệu" ở đây là chỉ Triệu Quang Phục, vua của nước Vạn Xuân. Tuy nhiên Triệu Quang Phục chỉ xưng Vương chứ chưa xưng đế nên không thể ngang hàng với nhà Hán được; vả lại, Triệu Quang Phục cùng thời nhà Lương chứ không cùng thời/gần thời với nhà Hán hay bất kỳ triều đại xưng Hán nào, khác với tính đối xứng của các nhà Lý–Tống và Trần–Nguyên, tuy vậy trong trường hợp của cặp Đinh–Đường thì nhà Đinh thành lập sau khi nhà Đường sụp đổ và nhà Tống thay thế.
Bộ Đại Việt sử ký toàn thư soạn bởi Ngô Sĩ Liên, sử gia nhà Hậu Lê cũng dành cho Triệu Vũ Đế những lời tốt đẹp:
Truyện Trung Dung có câu: "Người có đức lớn thì ắt có ngôi, ắt có danh, ắt được sống lâu". Vũ Đế làm gì mà được như thế? Cũng chỉ vì có đức mà thôi. Xem câu trả lời Lục Giả thì oai anh vũ kém gì Hán Cao. Đến khi nghe tin Văn Đế đặt thủ ấp trông coi phần mộ tổ tiên, tuế thời cúng tế, lại ban thưởng ưu hậu cho anh em, thì bấy giờ vua lại khuất phục nhà Hán, do đó tông miếu được cúng tế, con cháu được bảo tồn, thế chẳng phải là nhờ đức ư? Kinh Dịch nói: "Biết khiêm nhường thì ngôi tôn mà đức sáng, ngôi thấp mà không ai dám vượt qua". Vua chính hợp câu ấy.
Quốc sử quán triều Nguyễn thời vua Tự Đức vẫn ghi danh các vua Triệu như là tiền triều. Khâm định Việt sử Thông giám cương mục có ghi lời phê:
Xét chung từ trước đến sau, đất đai của nước Việt ta bị mất về Trung Quốc đã đến quá một nửa, tiếc rằng vua sáng tôi hiền các triều đại cũng nhiều người lỗi lạc hiếm có ở trên đời, mà vẫn không thể nào lấy lại được một tấc, đó là việc đáng ân hận lắm! Thế mới biết việc thu hồi đất đai đã mất, từ đời trước đã là việc khó, chứ không những ngày nay mà thôi. Thật đáng thương tiếc.
Việt Nam sử lược soạn bởi Trần Trọng Kim (1919) viết nhà Triệu là chính thống, thuộc một chương riêng, thuộc thời tự chủ không phải Bắc thuộc (Phần I: Thượng Cổ thời đại. Chương IV: Nhà Triệu)
Quyển thơ sử với đầu đề "Lịch sử nước ta" do Hồ Chí Minh viết tay (do Việt Minh Tuyên truyền Bộ xuất bản năm 1942) cũng đã có đoạn viết:
Triệu Đà là vị hiền quân
Quốc danh Nam Việt trị dân năm đời.


Quan điểm chính thống hiện nay của Việt Nam coi nhà Triệu là triều đại của ngoại bang, thời kỳ Bắc thuộc (bị Trung Hoa đô hộ) được tính từ thời nhà Triệu, nhưng lại có ngoại lệ là cuốn Niên biểu Việt Nam[12], tiếp theo nhà Thục, kê rõ nhà Triệu với đầy đủ các đời vua, tiếp theo là đến "Thời kỳ đấu tranh chống phong kiến Trung Hoa thống trị lần thứ nhất" tính từ năm 111 TCN. Trong bảng tra cứu niên hiệu các đời vua Việt Nam cũng liệt kê niên hiệu Kiến Đức của Thuật Dương Vương, vua cuối cùng nhà Triệu (thật ra Kiến Đức là tên húy của ông vua này). Ngoại lệ này có lẽ do sách niên biểu cốt để phục vụ việc tra cứu, trong khi nhiều sử sách xưa của Việt Nam coi nhà Triệu là một triều đại Việt Nam.

Phủ nhận Sửa đổi

Trong truyền thuyết dân gian từ lâu đời là "Mỵ Châu - Trọng Thủy", quân Triệu được người dân Việt coi là giặc, thể hiện trong câu nói của Thần Kim Quy nói với An Dương Vương: "Giặc ở sau lưng nhà vua đấy" (hàm ý việc Mỵ Châu rắc lông ngỗng dẫn đường cho quân Triệu).

Phủ nhận từ bản thân Triệu Đà Sửa đổi
Sau khi tới thủ phủ Long Xuyên nhậm chức, Triệu Đà đã xin Tần Thủy Hoàng cho di dân 50 vạn người (tương đương số dân Âu Việt, Lạc Việt thời đó) từ Trung Hoa đến vùng này để đồng hóa người Việt tại đây. Như vậy, Triệu Đà thực sự muốn mở rộng lãnh thổ cho người Trung Hoa thông qua việc di cư lấn đất, đồng hóa phong tục, tập quán của các bộ tộc Việt theo lối Trung Hoa chứ không hề muốn bảo tồn dân tộc Việt. Đặt giả định nếu nhà Tần tồn tại lâu dài như nhà Hán thì Triệu Đà sẽ mãi làm tướng cho nhà Tần, và với việc tổ chức di cư ồ ạt người Trung Hoa xuống phía Nam, Triệu Đà sẽ là một viên quan đắc lực giúp Nhà Tần thực hiện Hán hóa người Việt.

Các tài liệu lịch sử của nhà Triệu còn cho thấy đến cuối đời, Triệu Đà đã quyết định bỏ danh hiệu Đế, quy phục nhà Hán (nhưng vẫn xưng Hoàng Đế ở trong Nam Việt). Triệu Đà viết thư nhờ Lục Giả gửi cho vua Hán, trong thư ông viết:

“ Man Di đại trưởng lão phu, thần Đà, mạo muội đáng chết, hai lạy dâng thư lên Hoàng đế bệ hạ. Lão phu vốn là lại cũ ở đất Việt, Cao Đế ban cho ấn thao làm Nam Việt Vương. Hiếu Huệ Hoàng Đế lên ngôi, vì nghĩa không nỡ tuyệt nên ban cho lão phu rất hậu. Cao Hậu lên coi việc nước lại phân biệt Hoa - Di, ra lệnh không cho Nam Việt những khí cụ làm ruộng bằng sắt và đồng; ngựa, trâu, dê nếu cho thì cũng chỉ cho con đực, không cho con cái. Lão phu ở đất hẻo lánh, ngựa, trâu, dê đã già... Lại nghe đồn rằng, phần mộ của cha mẹ lão phu bị đập phá, anh em họ hàng đều bị giết. Vì vậy, bọn lại bàn nhau rằng: "Nay bên trong không được phấn chấn với nhà Hán, bên ngoài không lấy gì để tự cao khác với nước Ngô". Vì vậy mới đổi xưng hiệu là Đế, để tự làm Đế nước mình, không dám làm điều gì hại đến thiên hạ. Cao Hoàng Hậu nghe tin cả giận, tước bỏ sổ sách của Nam Việt, khiến cho việc sai người đi sứ không thông... Lão phu ở đất Việt 49 năm, đến nay đã ẵm cháu rồi, nhưng vẫn phải dậy sớm, ngủ muộn, nằm không yên chiếu, ăn không biết ngon, mắt không trông sắc đẹp, tai không nghe tiếng chuông trống, chỉ vì không được làm bề tôi nhà Hán mà thôi. Nay may được bệ hạ có lòng thương đến, được khôi phục hiệu cũ, cho thông sứ như trước, lão phu dù chết xương cũng không nát. Vậy xin đổi tước hiệu, không dám xưng Đế nữa.[13] ”
Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Quyển 113, phần Nam Việt liệt truyện,[14] thì ghi lại Triệu Đà tâu với sứ giả của Hán Văn Đế về việc mình xưng đế cũng chỉ để khác biệt với Mân Việt "chỉ có ngàn dân", Âu Lạc "trần truồng" và "lấy thế làm vui" như sau:

“ Đến năm thứ nhất Hiếu Văn đế (179 TCN), vừa an định thiên hạ xong, vua cho sứ giả bố cáo với chư hầu và tứ Di rằng thiên tử từ đất Đại về kinh đô lên ngôi, sẽ dùng đức để cai trị muôn dân. Mồ mả cha mẹ Đà ở Chân Định được vua thiết lập làng thôn trông coi chăm sóc, hằng năm cúng tế đầy đủ. Lại gọi anh em họ của Đà đến, cho làm quan và đối đãi rất hậu. Văn đế bảo bọn Trần Bình tiến cử người có khả năng đi sứ Nam Việt, Bình nói có Lục Giả người Hảo Chỉ, từ thời tiên đế đã quen đi sứ Nam Việt. Bèn gọi Giả vào triều cho chức Thái trung đại phu để làm sứ giả. Lục Giả đến Nam Việt, Việt vương hoảng sợ, viết thư tạ tội rằng: “Thần là Đà, đại trưởng lão xứ Man Di, trước đây Cao hậu ngăn trở chia cách Nam Việt, trộm ngờ bởi Trường Sa vương là bầy tôi sàm nịnh, lại nghe người ở xa tới bảo Cao Hậu đã giết hết gia tộc nhà Đà, đào đốt mồ mả tiền nhân, vì cớ ấy tôi quên mất tôn ti trật tự, xâm phạm biên giới Trường Sa. Vả lại phương nam này ẩm thấp, giữa chốn Man Di, phía đông là Mân Việt chỉ có ngàn dân vẫn xưng vương, phía tây Âu Lạc là nước trần truồng cũng xưng vương. Lão thần lấy bậy đế hiệu, lấy thế làm vui, đâu dám để vua trời nghe được.” Bèn cúi đầu sát đất lạy tạ, nguyện mãi mãi là phiên thần, có nghĩa vụ cống nạp. Bèn hạ lệnh xuống người trong nước: “Ta nghe nói hai anh hùng không thể cùng tồn tại, hai người đức hạnh và tài năng không bao giờ ở cùng thời đại. Hoàng đế nhà Hán là thiên tử hiền nhân. Từ nay trở về sau bỏ đế hiệu, xe mui vàng và cờ tả đạo.” Lục Giả trở về báo lại, Hiếu Văn đế rất vui lòng. Đến thời Hiếu Cảnh đế (157 TCN), Đà vẫn xưng thần, sai người vào triều thỉnh chầu. Tuy vậy ở Nam Việt vẫn trộm dùng đế hiệu như cũ, chỉ khi đi sứ thiên tử mới xưng vương và nhận triều mệnh như chư hầu. Đến năm Kiến Nguyên thứ tư (137 TCN), Triệu Đà mất. ”
Như vậy, Triệu Đà đã nhận rằng mình chỉ là phiên vương phục vụ cho nhà Hán, thay mặt vua Hán để cai trị phía Nam, bản thân ông cũng tỏ ra khinh miệt người Việt địa phương, coi họ chỉ là đám "Man Di", là xứ "trần truồng" mà thôi.

Phủ nhận bởi các sử gia nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn
Sử gia Hồ Sĩ Dương nhà Hậu Lê khi soạn lại Lam Sơn thực lục (1679) đã viết lời bình:

Vũ đế nhà Triệu cùng vua Hán đều tự làm vua nước mình, gồm có đất ở ngoài Ngũ Lĩnh, đóng đô ở Phiên Ngung, thật là vua anh hùng. Thế nhưng chẳng qua cũng là một người Tàu sang cai trị nước ta, chưa được chính thống...
Ngô Thì Sĩ, một thế kỷ sau, cuối đời Hậu Lê đã đánh giá vai trò của nhà Triệu trong Việt sử tiêu án, ông khẳng định nước Nam Việt là ngoại bang, Triệu Đà là kẻ ngoại tộc:

An Dương Vương mất nước, để quốc thống về họ Triệu, chép to 4 chữ: "Kỷ Triệu Vũ Đế". Người đời theo sau đó không biết là việc không phải. Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Triệu Đà khởi phát ở Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngung, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để cơ mi lấy dân, chứ chưa từng đến ở nước ta. Nếu coi là đã làm vua nước Việt, mà đến ở cai trị nước ta, thì sau đó có Lâm Sĩ Hoằng khởi ở đất Bàn Dương, Lưu Nghiễm khởi ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng cho theo Quốc kỷ được ư? Triệu Đà kiêm tính Giao Châu, cũng như Ngụy kiêm tính nước Thục, nếu sử nước Thục có thể đưa Ngụy tiếp theo Lưu Thiện, thì quốc sử ta cũng có thể đưa Triệu tiếp theo An Dương. Không thế, thì xin theo lệ ngoại thuộc để phân biệt với nội thuộc vậy.
Đại Việt sử ký tiền biên là bộ Quốc sử của nhà Tây Sơn đã chính thức chấp nhận quan điểm của Ngô Thì Sĩ và phủ nhận nhà Triệu, cải chính một quan niệm cũ kéo dài trong sử sách. Trong Đại Việt sử ký tiền biên, thời kỳ Triệu Đà nắm quyền không phải thời kỳ tự chủ mà là thời kỳ Ngoại thuộc, được chép thành kỷ "Ngoại thuộc Triệu Vũ đế". Ngô Thì Sĩ đã nói:

"Không nhận Đà là vua, là để cho nước ta thành một nước riêng đấy [...] Triệu Đà đời Tần chỉ là một quan huyện lệnh. Nhân nhà Tần loạn chiếm cứ đất Lưỡng Quảng… Các nhà làm sử như Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên lấy công mở đầu nghiệp đế mà quy cho Đà… Hết sức tán dương đức khiêm tốn của Đà là sai đấy… Đà chiếm Ngũ Lĩnh, chỉ khổ vì lòng tham không biết thế nào là đủ, lại tiêu diệt An Dương Vương mà thôn tính đất đai, truyền được vài đời rồi mất. Bản đồ sổ sách thuộc nước cũ của An Dương phải nhập vào nhà Hán, do đó nước ta thành nguồn lợi cho Trung Quốc… nước ta ngoại thuộc vào Triệu, nên nội thuộc vào nhà Hán, cho mãi đến nhà Đường quốc thống bị đoạn tuyệt, suy nguồn gốc người đầu tiên gây nên tai vạ không phải Đà thì còn ai? Hơn nữa, Đà đặt nước ta làm quận huyện, chỉ biết tịch thu đất đai, vơ vét thuế má, chỉ cốt đầy ngọc bích cho nhà Hán, chất túi Lục Giả có đủ nghìn vàng. Còn như giáo hóa phong tục, không mảy may để ý đến. Trải qua hàng trăm năm đất nước chỉ là lệ thuộc… Lê Văn Hưu đặt phép chép sử đó, lập lối nghị luận đó, Ngô Sĩ Liên theo lối hiểu nông cạn đó mà không sửa đổi, cho đến bài Tổng luận của Lê Tung, thơ vịnh sử của Đặng Minh Khiêm cùng nhau ca tụng cho Đà là bậc vua giỏi của nước mình. Đến nay đã trải hàng nghìn năm không ai cải chính, bởi vậy tôi phải luận thật sâu"
Sử quan Đặng Xuân Bảng của nhà Nguyễn nhận định:

Triệu Đà đóng đô ở Phiên Ngung không thuộc vào đất của nước ta. Cai trị nước ta là do các viên quan lại (người phương Bắc) do Triệu Đà sai đến. Nước ta nội thuộc Triệu cũng như nội thuộc Hán, Đường, làm sao so sánh với An Dương Vương mà lẫn lộn thành triều đại chính thống của nước ta được? Việt sử (chỉ Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn) theo sử cũ, cho là triều đại chính thống của nước ta là sai
Trong một bài viết trên báo Sông Hương năm 1936, Phạm Quỳnh phản đối các sử gia phong kiến đã coi Triệu Đà là vua của Việt Nam. Theo ông, "quốc sử phải lấy dân tộc làm nền", Triệu Đà là người Hán nên không thể coi là vua nước Việt, và "sử gia phong kiến tôn y (Triệu Đà) là ông vua khai quốc, ấy là đã làm một việc vô nghĩa..." [15]
Phủ nhận hiện nay Sửa đổi
Từ thập niên 1950 của thế kỉ 20, các nhà sử học Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều nhất trí coi Triệu Đà là kẻ thù xâm lược.

Học giả Đào Duy Anh, trong cuốn Lịch sử cổ đại Việt Nam (1957) cho rằng:
Nhà Triệu không phải là quốc triều, Triệu Đà chỉ là một tên giặc cướp nước, quan niệm của Lê Văn Hưu là quan niệm lịch sử phản dân tộc!
Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam, tập I: Văn học dân gian (1961, PGS. Đỗ Bình Trị):
Thất bại của An Dương Vương do không đề phòng kẻ địch – thậm chí còn tin vào kẻ địch nham hiểm – là mặt thứ hai của bài học giữ nước[16].
Văn học dân gian Việt Nam (1962), GS. Đinh Gia Khánh viết:
Thần Nông lúc đầu vốn có trong thần thoại của Miêu tộc, dân tộc Hán sau này đã nhập vị thần này vào sổ bạ nhà thần Hán tộc; mặt khác, ông đánh giá Triệu Đà là kẻ ngoại xâm, kẻ gây ra tấn bi kịch nước mất, nhà tan cho cha con An Dương Vương[17].
Lịch sử Việt Nam, tập 1 (1971, công trình tập thể không ghi tên các tác giả), được biên soạn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam. Cuốn sách đã viết về Triệu Đà với cái nhìn thiếu thiện cảm:
Triệu Đà biết rằng không thể thắng được Âu Lạc về quân sự nên rút về núi Vũ Ninh, xin hòa với An Dương Vương. Hắn sai con trai là Trọng Thủy sang hàng phục An Dương Vương, xưng thần mà thờ. An Dương Vương gả con gái là Mị Châu cho Trọng Thủy. Trọng Thủy ở gửi rể bên nước Âu Lạc. Đấy chính là mưu mẹo mà Triệu Đà dùng để chiếm nước Âu Lạc. Trong những năm ở gửi rể, Trọng Thủy đã dò xét tình hình Âu Lạc, học phép chế nỏ và phá nỏ của người Âu Lạc rồi trốn về nước báo cho Triệu Đà. Kết hợp lực lượng quân sự và mưu mẹo gián điệp, lần này Triệu Đà thôn tính được nước Âu Lạc. An Dương Vương thua trận, phải nhảy xuống biển tự vẫn. Việc đó xảy ra vào khoảng năm 179 trước Công nguyên[18].
Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam (1974), nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh nhận xét:
...Nếu dân tộc Âu Lạc đã thống nhất từ bên dưới thì xã hội Âu Lạc lại bắt đầu chia rẽ từ bên trên. Quyền lợi vật chất đã tập trung vào một dòng họ quý tộc. Dòng họ này sống bằng mồ hôi nước mắt và máu của nô tì lao dịch, co rúm vào trong nội thành, đã mất cảnh giác với kẻ thù lại không tin vào nhân dân, thậm chí nghe lời gièm pha của bọn gian thần mà hại cả kiệt tướng trung thần. Sự đối lập giai cấp và lẫn lộn bạn thù này tất phải mở đường cho cuộc xâm lược của cha con họ Triệu nòi Hán và kết thúc bằng số phận bi thảm của cha con vua Chủ (An Dương Vương và Mị Châu). Trong lúc đó thì quần chúng vẫn không nguôi hận thù đối với bọn cướp nước.[19]
Trong Văn học dân gian Việt Nam (1990, do GS. Lê Chí Quế chủ biên)[20] và Văn học dân gian Việt Nam, tập 2 (của PGS. Hoàng Tiến Tựu)[21], các tác giả đều xếp Triệu Đà vào hàng ngũ bọn xâm lược.
Giáo sư Trần Văn Giàu, người sáng lập ngành sử học của nền khoa học sư phạm Việt Nam hiện đại, trình bày rõ ràng trong cuốn "Triết học và tư tưởng", phần bài viết "Tư tưởng chủ đạo của người viết sử", ông nêu:
Triều đại chính thống phải là của người bản quốc, không phải của người nước ngoài, đất nước phải là độc lập tự chủ, không thuộc vào địa bàn thống trị của nước khác, người cầm quyền nước ta không xưng thần với ngoại bang. Điều này thì rõ ràng là đúng. Nhưng khi ứng dụng vào thực tế lịch sử thì có mấy chỗ khó. Các sử thần thời Nguyễn đã nhận thức đúng rằng Triệu Đà không phải là vua nước ta mà là vua nước Nam Việt đã thôn tính nước ta, nhưng họ vì thiếu sử liệu mà ngỡ rằng Thục An Dương Vương, vua nước Âu Lạc, mặc dầu đóng đô ở Cổ Loa cũng không được xem là chính thống.
Phan Huy Lê, giáo sư lịch sử, trong lời giới thiệu cuốn Đại Việt Sử ký Toàn thư (2000) cho rằng việc Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên coi nhà Triệu là một vương triều chính thống của Việt Nam là một sai lầm nghiêm trọng. Ông khẳng định Nam Việt là một nước cát cứ của một tập đoàn phong kiến, không phải là nước của người Việt Nam. Ông cho rằng việc Triệu Đà đặt tên nước là Nam Việt (tỏ ý muốn phục hưng nước cũ của người Việt) cũng như việc Triệu Đà tự xưng là "Man Di đại trưởng lão phu", lấy vợ Việt, theo tục Việt... chỉ là các thủ đoạn mị dân Việt. Việc Triệu Đà chống Tần chống Hán cũng chỉ nhằm thỏa mãn mộng bá vương của riêng mình...
Một sai lầm nghiêm trọng hơn là nhận thức về nhà Triệu, Đại Việt sử ký toàn thư- đã dành cả quyền 2 phần Ngoại kỷ chép về kỷ họ Triệu, coi nhà Triệu như một vương triều chính thống của ta. Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, sai lầm trên có nhiều nguyên nhân phức tạp của nó.
Triệu Đà là người Hán (quê ở huyện Chân Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc), làm quan lệnh huyện Long Xuyên quận Nam Hải thời nhà Tần... chính Triệu Đà là kẻ đã xâm lược và đô hộ nước Âu Lạc. Sự thật lịch sử là như vậy... Nhưng Triệu Đà xây dựng lực lượng cát cứ, mưu đồ "tranh bá đồ vương" trên một địa bàn người Việt mà nhà Tần muốn thôn tính; cư dân tuyệt đại đa số là người Việt. Trong hoàn cảnh đó, để có lực lượng chống Tần, chống Hán, thực hiện mộng bá vương của mình, Triệu Đà và các vua Triệu kế tục đã thực hiện nhiều thủ đoạn mị dân nhằm tranh thủ các thủ lĩnh ngưòi Việt, tìm hậu thuẫn trong cư dân người Việt... Nhưng nhiều sử gia phong kiến đã không nhận ra bộ mặt cát cứ, xâm lược của nhà Triệu và ngộ nhận coi nhà Triệu là một triều đại của Việt Nam.
Tố Hữu làm thơ gọi họ Triệu là "giặc", phê phán Mỵ Châu làm mất nước:
Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu,
Trái tim lầm chỗ để trên đầu.
Nỏ thần vô ý trao tay giặc,
Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu.
Quan điểm phủ nhận Triệu Đà hiện là quan điểm chính thống của giới sử học Việt Nam, được phản ảnh trong các bộ thông sử quốc gia, được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông và đại học.


Quan điểm nhìn nhận Sửa đổi

Vấn đề xưng Đế ở phương Nam Sửa đổi
Những người công nhận nhà Triệu cho rằng: Triệu Đà đã xưng Đế ở phương Nam, đặt tên nước là Nam Việt để chống lại nhà Hán ở phương Bắc. Lãnh thổ xưng đế của ông ta bao gồm cả Việt Nam thời kỳ đó, nên có thể coi ông ta là vua của Việt Nam.

Tuy nhiên, những người phản bác nhà Triệu lập luận rằng: Trong lịch sử Trung Quốc không thiếu những giai đoạn hỗn loạn, khi triều đình trung ương suy yếu thì các tướng lĩnh đua nhau tách ra cát cứ, lập nước riêng để tranh giành địa vị bá chủ. Nếu chỉ vì lý do "xưng Đế ở phương Nam" mà công nhận Triệu Đà thì Việt Nam sẽ còn phải công nhận rất nhiều vua cát cứ Trung Hoa khác. Có thể dẫn ra 2 nước cát cứ có nguồn gốc, lãnh thổ giống hệt như nhà Triệu:

Nước Đông Ngô của Tôn Quyền (thời Tam Quốc): Nước này có hoàn cảnh rất giống nước Nam Việt của Triệu Đà, quân chủ khai quốc đều từng là quan lại của triều đình Trung Quốc, khi triều đình trung ương sụp đổ thì mới tách ra cát cứ, chống đối lại triều đình mới ở phương Bắc. Lãnh thổ của Đông Ngô cũng khá giống nước Nam Việt, đều thu về góc phía Nam và bao gồm cả miền Bắc Việt Nam hiện nay. Do vậy, nếu công nhận Triệu Đà là vua của Việt Nam thì cũng phải công nhận Tôn Quyền là vua chính thống của Việt Nam, đồng thời khởi nghĩa của Bà Triệu (năm 248) cũng sẽ không còn là "kháng chiến chống giặc phương Bắc" nữa mà sẽ là một cuộc "nổi loạn chống lại vua chính thống của nước Việt".
Ngoài ra, nước Nam Hán của Lưu Nghiễm (thời Ngũ đại Thập quốc): Nước này cũng có xuất thân giống Triệu Đà. Lưu Nghiễm là quan của nhà Đường, sau khi nhà Đường diệt vong thì tách ra cát cứ vào năm 917. Lãnh thổ Nam Hán có 1 giai đoạn (930-931) cũng giống hệt nước Nam Việt của Triệu Đà: gồm 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và miền Bắc Việt Nam ngày nay, kinh đô cũng đóng ở Phiên Ngung. Thậm chí khi mới lập quốc, Lưu Nghiễm còn đặt tên nước là Đại Việt (大越), về sau mới đổi lại thành Nam Hán. Như vậy, nước Nam Hán có nguồn gốc, lãnh thổ hoàn toàn giống như Triệu Đà khi trước (đến năm 931 thì Nam Hán mới bị mất kiểm soát miền bắc Việt Nam và bị Ngô Quyền đánh bại trong trận Bạch Đằng (938)). Vì lẽ đó, nếu công nhận Triệu Đà là vua Việt Nam thì sử sách Việt Nam cũng phải công nhận nước Nam Hán là triều đại của Việt Nam, Lưu Nghiễm là vua chính thống của Việt Nam, Ngô Quyền sẽ chẳng phải là "vị tướng có công chống giặc phương Bắc" mà sẽ phải coi ông là một "viên tướng khởi binh chống lại triều đình", đồng thời trận Bạch Đằng (938) sẽ chỉ được coi là 1 cuộc "nội chiến" mà thôi.
Sử quan Ngô Thì Sĩ nhà Hậu Lê trong Việt sử tiêu án cũng dựa vào lý do này để khẳng định Triệu Đà là kẻ xâm chiếm chứ không phải vua chính thống của Việt Nam. Ông viết: "...Nếu coi là đã làm vua nước Việt mà đến ở cai trị nước ta, thì sau đó có Lâm Sĩ Hoằng khởi binh ở đất Bàn Dương, Lưu Nghiễm khởi binh ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng cho đó là Quốc kỷ (vua chính thống) được ư?.."

Ngoài ra, những người công nhận nhà Triệu đã hiểu lầm ý nghĩa tên nước "Nam Việt" của Triệu Đà, họ cho rằng Triệu Đà đặt tên nước như vậy chứng tỏ ông ta đã tự coi mình là người Việt và muốn đưa dân tộc Việt ngang hàng với dân tộc Hán. Thực ra thì không phải như vậy: các triều đại tại Trung Quốc thường lấy quốc hiệu theo nơi phát tích ban đầu của vua khai quốc (ví dụ: Nhà Tần có tổ tiên là Phi Tử được phong cho ấp Tần, Nhà Hán khởi đầu với Lưu Bang vốn được phong làm vương ở đất Hán Trung, Nhà Đường khởi đầu với Lý Uyên vốn được phong làm quốc công ở đất Đường...). Vào thời kỳ Triệu Đà, các vùng đất ở phía nam sông Trường Giang đều được người Trung Hoa gọi là "đất Việt" (Việt ở đây là "vượt quá", chỉ miền đất mà văn hóa Trung Hoa chưa vươn tới). Do Triệu Đà khởi binh cát cứ ở đó nên ông ta cứ theo truyền thống của Trung Hoa mà đặt tên nước là "Nam Việt" mà thôi, chứ hoàn toàn không phải vì quan tâm đến các bộ tộc người Việt mà ông ta cai trị.

Vấn đề nguồn gốc dân tộc Sửa đổi
Triệu Đà là người Trung Hoa (đến từ phía Bắc sông Hoàng Hà, ngày nay là miền Bắc Trung Quốc), vốn là quan nhà Tần, quê ở Chân Định (tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày nay), mộ cha mẹ vẫn táng ở đấy.

Những người công nhận nhà Triệu cho rằng: Nếu đặt ra vấn đề nguồn gốc của Triệu Đà, thì nguồn gốc của An Dương Vương, gần đây có một số cuốn sách (Lịch sử Việt Nam tập 1, Theo dòng lịch sử - nhiều tác giả) đã nêu ra giả thuyết rằng Thục Phán có cha là hoàng tử của nước Thục ở Tứ Xuyên (Trung Quốc)[cần dẫn nguồn]. Nếu giả thuyết này là đúng, An Dương Vương có là một triều đại Việt Nam không? Ngoài ra, nếu truy về nguồn cội tổ tiên, thì còn những trường hợp khác mà sử đã ghi, như Lý Nam Đế (Lý Bí) có tổ 7 đời là người phương Bắc (Trung Hoa) vào Việt Nam[cần dẫn nguồn], hoặc tổ tiên 5 đời của nhà Trần cũng vốn xuất thân từ đất Mân (Phúc Kiến - Trung Quốc) sang[cần dẫn nguồn]; tổ tiên của Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật sang Việt Nam thời Dương Tam Kha (sử chép là thời Hậu Hán 947 - 950, tương đương Dương Bình vương) được phong chức ở châu Hoan...

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, trên thế giới, việc một người nước ngoài làm vua không phải là không có. Chẳng hạn nước Nga vẫn ghi nhận vợ của Pyotr Đại đế là Ekaterina I, dù không phải là người Nga nhưng được chồng cho thừa kế ngôi, là nữ hoàng như các nữ hoàng khác. Theo tác giả Hà Văn Thùy[22], cuối thế kỷ 18, vua nước Xiêm là một người Trung Quốc tên Trịnh Quốc Anh[23] từng kéo quân sang đánh Hà Tiên. Trong khi đó, Triệu Đà có vợ Trình thị là người Đường Thâm, Giao Chỉ, nên các con cháu ông - các đời vua sau của nhà Triệu - đều có phần máu Việt.

Tuy nhiên, những người phản bác nhà Triệu lập luận rằng:

Thông tin cho rằng An Dương Vương có cha là dòng dõi người nước Thục ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) chỉ là giả thuyết dựa trên truyền thuyết dân gian, nếu so với chính sử thì có nhiều mâu thuẫn. Nước Thục được chính sử ghi chép là bị tiêu diệt vào năm 316 TCN, tức khoảng 108 năm trước khi An Dương Vương lên ngôi (208 TCN), như vậy rất khó có chuyện An Dương Vương là "con của hoàng tử nước Thục". Chính sử cũng không ghi chép cụ thể về nguồn gốc của Thục Phán, chỉ ghi xuất thân là thủ lĩnh của người Âu Việt (người Tày, người Nùng và người Choang cổ) cư trú ở vùng Đông Bắc Việt Nam, tức là An Dương Vương vẫn là người Việt.
Lý Nam Đế, nhà Trần hay nhà Hồ tuy có tổ tiên là người phương Bắc, nhưng đã chuyển sang cư ngụ tại Việt Nam trong nhiều thế hệ (ít nhất cũng là 5 đời, khoảng 150 năm). Trong thời gian dài như vậy, việc chung sống, tiếp thu văn hóa và các quan hệ hôn nhân qua nhiều thế hệ với người Việt bản xứ đã khiến hậu duệ của các dòng họ này mất hẳn "bộ gen" và tập quán văn hóa của người Hán, các vị vua của những triều đại này đã hoàn toàn "Việt hóa", họ đều tự coi mình là người Việt và không còn ấn tượng gì về ngôn ngữ, phong tục tập quán của Trung Quốc. Trong khi đó, Triệu Đà sinh ra và lớn lên hoàn toàn ở phương Bắc, hoàn toàn tiếp thu văn hóa và ngôn ngữ Trung Hoa, ông ta chỉ cư trú ở Nam Việt trong giai đoạn cuối đời mà thôi (và ngay cả khi đó, ông ta cũng đóng đô ở Quảng Đông chứ chưa hề tới sống ở miền Bắc Việt Nam ngày nào).
Trường hợp nữ hoàng Ekaterina I của Nga cũng không thể so với Triệu Đà: vị nữ hoàng này chỉ là một người ngoại quốc đã "nhập gia" quê chồng, sau khi chồng mất thì bà mới lên ngôi theo di chiếu của chồng mình (con bà sau này vẫn là người thừa kế hợp pháp ngai vàng nước Nga), và toàn bộ triều đình, quân đội, ngôn ngữ vẫn là bản địa. Còn với Triệu Đà thì toàn bộ triều đình, quân đội, ngôn ngữ là dị biệt và phỏng theo nhà Tần của Trung Hoa. Đặt giả định nếu nhà Tần không mất thì Triệu Đà sẽ không tách ra cát cứ, và cũng sẽ chẳng có nước Nam Việt mà đó chỉ là một quận của Trung Hoa mà thôi. Vai trò của Triệu Đà khi ấy sẽ chẳng khác gì những viên quan Thái thú triều đình phía Bắc khác đã cai trị Việt Nam suốt thời Bắc thuộc.
Ngoài ra, theo khảo sát dân số thì cuối thời Nam Việt, cả nước này có 1,3 triệu dân, trong đó có khoảng 100 ngàn người Hoa di cư từ phía Bắc. Tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng người Trung Hoa nắm giữ hầu hết chức vụ chủ chốt trong triều đình Nam Việt[24]. Về sau triều đình có tuyển thêm người bản xứ như tể tướng Lữ Gia, nhưng con số này vẫn rất ít, và cũng chỉ tuyển những người tinh thông chữ Hoa, biết nói tiếng Hoa (tức là đã "Hán hóa") mà thôi. Như vậy cho thấy nhà Triệu vẫn coi mình là triều đại của người Trung Hoa, không coi người Việt có tư cách ngang hàng với người Trung Hoa.
Vấn đề "xâm lược" hay "thống nhất" Sửa đổi
Những người phản đối tính chính thống của nhà Triệu, trong đó có Ngô Thì Sĩ, lập luận rằng Triệu Đà khởi phát ở bên ngoài lãnh thổ nước Việt, chiếm nước Việt làm quận huyện. Nước Nam Việt của Triệu Đà không phải nước Việt với ba vùng Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam mà trong sử sách Việt Nam vẫn coi là lãnh thổ của mình. Do đó, nếu coi Triệu Đà là một vua Việt Nam thì giả thuyết này coi nước Việt Nam lúc ấy bao gồm cả các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, một phần nhỏ của tỉnh Hồ Nam, Vân Nam và Phúc Kiến của Trung Quốc bây giờ. Nếu không thì phải cho đây là một sự xâm lược.

Một số học giả lại không cho việc Triệu Đà tấn công vùng đất của Âu Lạc và nhập vào Nam Việt là xâm lược. Tác giả Hà Văn Thùy[22] lập luận rằng "sự liên kết trong mỗi quốc gia còn lỏng lẻo và biên giới từng quốc gia chưa ổn định, đang trong xu hướng sáp nhập tập trung thành những quốc gia đủ mạnh để tồn tại. Do đó, việc Tần Thủy Hoàng thôn tính các nước Sở, Ngô, Việt... để thành nước Tần không phải hành động xâm lược mà là công lớn thống nhất đất nước. Tương tự vậy, việc Triệu Đà chiếm Âu Lạc cũng không thể coi là xâm lược mà là hành động thống nhất những nhóm, những tiểu quốc người Việt lại thành một nước Việt lớn hơn, ngăn chặn hành động thôn tính của kẻ mạnh ở phương Bắc." Học giả này đánh giá cao vai trò của nhà Triệu trong việc "tạo nên và củng cố tinh thần quốc gia của người Việt".

Theo một nghiên cứu của tác giả E Lusuo người Đài Loan về quá trình nhà Tần bình định vùng Lĩnh Nam, vào thời nhà Tần, dân cư bên này hay bên kia biên giới Việt-Trung thời hiện tại là không thể phân biệt được[25], do dân khu vực Quảng Đông, Quảng Tây thời đó chưa bị Hán hóa như bây giờ. Một sự kiện lịch sử ủng hộ thuyết này đó là: cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng cũng nhận được sự ủng hộ và tham gia của cư dân tại các quận Nam Hải, Hợp Phố, mà nay thuộc địa phận Trung Quốc, đã chiếm được 65 thành trì (Theo sách Hậu Hán thư, chương 68: "Lịch sử về tộc Man Di phía Nam và Tây Nam" (Biographies of the Southern and the Southwestern Barbarians)); các học giả Trung Quốc gọi họ là người Lạc Việt, họ được cho là sử dụng cùng một ngôn ngữ.

Ngược lại, những quan điểm phản bác cho rằng:

Tần Thủy Hoàng cũng là người Trung Hoa, do đó việc ông ta cho quân thôn tính các nước, thống nhất Trung Hoa chỉ là chuyện nội bộ của dân tộc này. Trong khi đó, Triệu Đà được sử sách ghi rõ là người Trung Hoa chứ không phải là người thuộc các bộ tộc Bách Việt, đối với ông ta thì các bộ lạc Bách Việt chỉ là "Nam Man" (cách gọi chung mang ý miệt thị của người Trung Hoa với các bộ lạc Bách Việt ở phía Nam sông Trường Giang thời đó), là dân bị ông ta cai trị mà thôi. Việc Triệu Đà tấn công, hợp nhất các bộ lạc người Việt chỉ là để phục vụ tham vọng xưng Đế cát cứ của ông ta mà thôi chứ không phải vì lợi ích của các nhóm người Việt, việc dùng quan lại địa phương là người Việt cũng chỉ là phương thức "Dùng người Việt trị người Việt" để ổn định tình hình những vùng quân Triệu mới chiếm đóng.
Sau khi tới thủ phủ Long Xuyên nhậm chức, Triệu Đà đã xin Tần Thủy Hoàng di dân 50 vạn người (tương đương số dân Việt thời đó) từ Trung Hoa đến vùng này để đồng hóa người Việt tại đây. Như vậy, Triệu Đà thực sự muốn cải biến phong tục, tập quán của các bộ tộc Việt theo lối Trung Hoa chứ không hề muốn bảo tồn dân tộc Việt. Đặt giả định nếu nhà Triệu tồn tại lâu dài như nhà Hán thì với bộ máy quan lại, ngôn ngữ cung đình hoàn toàn phỏng theo Trung Hoa, triều đại này sẽ dần Hán hóa người Việt chứ không phải ngược lại. Người Âu Việt, Lạc Việt (tổ tiên người Việt hiện nay) khi đó sẽ bị nhà Triệu làm Hán hóa toàn bộ, giống như nhà Hán đã làm thành công với các nhóm như Mân Việt, Sơn Việt (nay là người ở các tỉnh Lưỡng Quảng, Phúc Kiến, Vân Nam, Quý Châu thuộc Trung Quốc).
Sử quan Đặng Xuân Bảng của nhà Nguyễn cũng dựa vào lập luận này để phủ định Triệu Đà là vua Việt Nam: "Triệu Đà đóng đô ở Phiên Ngung không thuộc vào đất của nước ta. Cai trị nước ta là do các viên quan lại (người phương Bắc) do Triệu Đà sai đến. Nước ta nội thuộc Triệu cũng như nội thuộc Hán, Đường, làm sao so sánh với Thục Phán mà lẫn lộn thành triều đại chính thống của nước ta được?"

Vấn đề chấp nhận triều đại ngoại tộc Sửa đổi
Có người cho rằng quan điểm của các sử gia Việt Nam và Trung Quốc, một nước phong kiến khác tại châu Á, có sự khác nhau. Ở Trung Quốc, có nhiều triều đại, điển hình là Bắc Ngụy thời Nam Bắc triều, nhà Nguyên, nhà Thanh đều xuất thân ngoại tộc, không phải người Hán, nhưng sử sách vẫn chép như những triều đại khác của Trung Quốc, không coi là thời kỳ bị nội thuộc người Mãn Châu hay Mông Cổ. Theo học giả Lê Thành Khôi (năm 1955) thì mặc dù gốc Trung Hoa, Triệu Đà đã chịu đồng hóa với dân Nam Việt, mà ông chấp nhận các phong tục tập quán đến độ gần như quên cả quá khứ của mình.[26]

Ngược lại, những quan điểm phản bác cho rằng:

Bắc Ngụy, nhà Nguyên, nhà Thanh phát tích từ Nội Mông và Mãn Châu, ngày nay các lãnh thổ này đều đã thuộc về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Vì lẽ đó, các dân tộc Mông Cổ, Mãn Châu cũng đã là 1 thành viên trong nước Trung Hoa hiện đại. Đối với đất nước Trung Quốc ngày nay, các dân tộc này dù là thiểu số nhưng vẫn có địa vị pháp lý và quyền công dân ngang hàng với người dân tộc Hán, do vậy triều đại của các dân tộc thiểu số này cũng phải có địa vị pháp lý ngang hàng với các triều đại của dân tộc Hán.
Những triều đại như Bắc Ngụy, nhà Nguyên, nhà Thanh khởi phát từ dân tộc thiểu số, nhưng về sau họ đều sử dụng tiếng Hán, dùng quan lại người Hán để trị quốc, nghi lễ tập tục trong triều đình đã Hán hóa phần lớn (thậm chí người Mãn đã Hán hóa đến mức ngày nay chỉ còn một số rất ít người già còn biết tiếng Mãn, còn lớp trẻ chỉ biết tiếng Hán). Một phần người Mông Cổ hay người Mãn ngày nay là 2 trong số 56 dân tộc anh em sinh sống trên đất nước Trung Quốc, tức là lịch sử của họ cũng có thể coi là một phần lịch sử quốc gia, do vậy việc công nhận các triều đại này cũng không có gì là bất hợp lý (Giả dụ nếu người Tày, người Nùng lập nên một triều đại cai trị Việt Nam, thì Nhà nước Việt Nam hiện nay cũng sẽ công nhận đó là một triều đại chính thống của Việt Nam, bởi người Tày, người Nùng giờ đây cũng là 1 thành viên trong 54 dân tộc anh em sinh sống trên đất nước Việt Nam).
Trong khi đó, nhà Triệu của Triệu Đà không có cả hai đặc điểm trên: Triệu Đà là người Trung Hoa, quê ở mãi tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc), và người Việt Nam thì gần như không có ai coi người Trung Hoa là 1 dân tộc bộ phận của đất nước mình. Mặt khác, nhà Triệu dùng phần lớn quan lại là người Trung Hoa và ngôn ngữ cung đình cũng là tiếng Hoa chứ không hề "Việt hóa" (bởi quan niệm của người Trung Hoa khi đó đều coi dân tộc mình là trung tâm văn minh, còn dân Việt chỉ là đám "Man di" thấp kém). Do đó không thể công nhận nước Nam Việt giống như Trung Quốc công nhận nhà Nguyên, nhà Thanh được.

----------------
Chú thích Sửa đổi

^ “Bowman, John Stewart (2000). Columbia Chronologies of Asian History and Culture. Columbia University Press (published August 15, 2000). p. 524. ISBN 978-0231110044. "Finally, in 111 B.C. the Han Chinese seize and annex the entire kingdom of Nan Yueh, reducing it to a province named Chiao - Chih". - Đến năm 111 Tr CN, nhà Hán Trung Quốc chiếm và ghép toàn bộ nước Nam Việt, biến nó trở thành quận Giao Chỉ”.
^ “"After almost 100 years of diplomatic and military duels between the Han dynasty of China and Trieu Da and his successors, Nam Viet was conquered (111 BCE) by the Chinese under the Han emperor Wudi. Thus, the territories occupied by the ancestors of the Vietnamese fell under Chinese rule". Thời khi Trung Quốc cai trị bắt đầu sau khi Nam Việt của nhà Triệu bị đánh đổ”.
^ “"Part of the lower China used to be Vietnam. During the first Chinese conquest in 111 B.C., the Han Dynasty conquered the south and expanded its territorial dominance" - Bắc Thuộc tính từ sau khi nhà Triệu bị mất”.
^ “"China dominated Vietnam for over 1,000 years (111 B.C. to A.D. 938) but were never able to assimilate the Vietnamese and endured frequent Vietnamese rebellions." Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam từ năm 111 trước công nguyên (khi nhà Triệu bị thôn tính)”.
^ “" BCE 111 - The land is conquered by the Chinese and the Han Dynasty." - Đất này bị xâm lược bởi Trung Quốc và nhà Hán từ năm 111 trước Công nguyên (thời điểm nhà Triệu bị đánh bại)”.
^ “University of Kentucky Press. trang. 6–7 "Chinese Rule (111 BC- AD 938)" Trung Quốc cai trị 111 trước công nguyên (nhà Triệu mất) - 938 sau công nguyên”.
^ “Washington, D.C.: Federal Research Division, Library of Congress trang 19. "111 BC - Nan Yueh conquered by Han." Năm 111 TCN, Nam Việt bị thôn tính bởi nhà Hán”.
^ “The Columbia Guide to the Vietnam War”.
^ Không gọi là người Hán vì khái niệm người Hán lúc đó chưa hình thành.
Triệu Đà lập một quốc gia riêng là Nam Việt từ năm 207 TCN. Lưu Bang lập ra nhà Hán năm 206 TCN.
Triệu Đà sinh ra trong thời nhà Tần, lúc mà Chiến Quốc Thất Hùng mới bị dẹp bỏ (221TCN), các tộc người ở Trung Quốc chưa hòa lẫn với nhau để sinh ra khái niệm Người Hán.
^ Đại Việt sử ký toàn thư, Quyển 2, Kỷ nhà Triệu
^ Bộ sử này nay không còn, nhưng lời bàn của Lê Văn Hưu được Ngô Sĩ Liên dẫn lại trong Đại Việt sử ký toàn thư.
^ Vụ Bảo tồn Bảo tàng, Niên biểu Việt Nam, Hà Nội: Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, 1984. Niên biểu Việt Nam, in lần thứ ba, có chỉnh lý và bổ sung, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.16.
^ Đại Việt sử ký toàn thư, Ngoại kỷ Quyển 2, Triệu thị kỷ.
^ Tư Mã Thiên. Sử ký Tư Mã Thiên, Quyển 113, Nam Việt liệt truyện.
^ Sông Hương ngày 15 Tháng Tám 1936.
^ Sđd, tr. 98.
^ Văn học dân gian Việt Nam, Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội, tr. 76 – 77.
^ Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 74, 77.
^ Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 36.
^ Văn học dân gian Việt Nam, in lần thứ hai, Nhà Xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 52–54.
^ Văn học dân gian Việt Nam, tập 2, Nhà Xuất bản Giáo dục, in tại Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 38.
^ a ă Hà Văn Thùy, Tìm lại cội nguồn tổ tiên cội nguồn văn hóa.
^ Trịnh Chiêu (郑昭) - Taksin, vua Xiêm từ 1767 đến 1782, sinh tại Ayutthaya, Thái Lan, bố là người gốc Trừng Hải (澄海), Trung Quốc, mẹ là người Thái.
^ Tiền Hán thư (quyển 65), Địa lý chí của Ban Cố.
^ Jeffrey Barlow, The Zhuang: A Longitudinal Study of Their History and Their Culture, Section Chap. 3: The Qin Invasion of the Lingnan
^ Lê Thành Khôi, Le Vietnam, histoire et civilisation, les Edition de Minuit, Paris 1955, tr. 93.

-------
Nguồn: https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Vấn_đề_chính_thống_của_nhà_Triệu
 

Of.NguyenLinh

Xe lừa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
35,143
Động cơ
1,476,463 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com
Để em copy full cho nó nhanh, cứ cứ đoạn 1 đoạn 1 thành ra nó không đầy đủ, phiến diện.
------------------
Vấn đề chính thống của nhà Triệu
Ngôn ngữ
Theo dõi
Sửa đổi
Nhà Triệu là một triều đại, hay một giai đoạn lịch sử gây nhiều tranh cãi cho giới nghiên cứu sử học Việt Nam. Sử học Việt Nam tới nay có 2 quan điểm trái ngược nhau về triều đại này:

Triệu Vũ Đế đánh bại An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt và tiến hành cai trị vùng này, vậy thì nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam. Nhà Triệu có sự tự chủ cao, từng tồn tại độc lập với nhà Hán (ở Trung Quốc) trong 1 thời gian trước khi quy phục nhà Hán. Nhà Triệu mất là khởi đầu thời kỳ Bắc thuộc (năm 111 trước công nguyên). Đây cũng là quan điểm của một số sử gia Việt Nam thời phong kiến[1][2][3][4][5][6][7][8]
Triệu Đà là người Trung Hoa phương Bắc (nay là người Hán ở Trung Quốc)[9]. Triệu Đà quê ở Chân Định (nay thuộc tỉnh Hà Bắc ở miền Bắc Trung Quốc), là quan của nhà Tần, theo lệnh Tần Thủy Hoàng đem quân đánh chiếm vùng Lĩnh Nam (là nơi cư trú của các bộ tộc Bách Việt), đem di dân người Trung Hoa xuống để giành đất và được nhà Tần cho làm Huyện lệnh Long Xuyên thuộc quận Nam Hải mới khai hoá. Khi nhà Tần mất thì Triệu Đà mới tách ra cát cứ, do đó Triệu Đà vẫn là người Trung Hoa đến xâm lược nước Âu Lạc. Như vậy An Dương Vương mất nước là mở đầu thời kỳ Bắc thuộc.

Xoay quanh vấn đề Triệu Đà và nhà Triệu, mấu chốt là thế giới quan nhìn nhận của nhà sử học. Những người đề cao thuyết Thiên mệnh của Nho giáo (cho rằng ngôi vị là do "Trời định", ai xưng đế ở vùng đất nào thì nghiễm nhiên được coi là vua, nắm giữ "Thiên mệnh" của vùng đất đó, bất kể xuất thân thuộc dân tộc nào) thì sẽ nhìn nhận Triệu Đà là vua Việt Nam, đây là cách nhìn của nhiều sử gia Việt Nam thời phong kiến. Ngược lại, những nhà sử học có tư duy biện chứng về quốc gia - dân tộc, coi trọng nguồn gốc xuất thân, tính dân tộc của người cầm đầu chính quyền, bản chất của bộ máy quan lại nước Nam Việt (hầu hết quan lại Nam Việt là người Trung Hoa, còn người Việt chỉ là dân bị trị) và không công nhận thuyết "Thiên mệnh" thì sẽ coi Triệu Đà là triều đại xâm chiếm của Trung Quốc. Kể từ cuối Nhà Hậu Lê, khi tinh thần dân tộc ở Việt Nam ngày càng gia tăng, lấn át thuyết "Thiên Mệnh" thời cổ thì các sử gia Việt Nam cũng dần chuyển sang coi Triệu Đà là kẻ xâm lược (theo nguyên tắc Vua nước Việt phải là người Việt), đây cũng trở thành quan điểm chính thức của các sử gia Việt Nam thời hiện đại.

Các tài liệu lịch sử của nhà Triệu thì cho thấy đến cuối đời, Triệu Đà đã quyết định bỏ việc xưng Đế, quy phục nhà Hán (nhưng vẫn xưng Hoàng đế ở trong Nam Việt). Triệu Đà viết thư nhờ Lục Giả gửi cho vua Hán, trong thư Triệu Đà đã công nhận rằng mình là người Trung Hoa và nhà Triệu chỉ là chư hầu phục vụ cho nhà Hán, thay mặt vua Hán để cai trị phía Nam, bản thân ông ta cũng chỉ coi những thần dân người Việt là đám "Man Di" mà thôi chứ không coi họ ngang hàng với dân Trung Hoa[10].

Công nhận Sửa đổi

Từ khi giành lại quyền tự chủ, nhiều nhà sử học Việt Nam thời phong kiến coi Triệu Đà là vua chính thống của nước Đại Việt. Các bộ quốc sử Việt Nam soạn từ nhà Trần cho đến nhà Nguyễn đều chép nhà Triệu là một triều đại chính thống. Nhà Trần từng sắc phong Triệu Đà là Khai thiên Thế đạo Thánh vũ Thần triết Hoàng đế.

Bộ Đại Việt sử ký soạn bởi sử gia Lê Văn Hưu, đời Trần chép từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng. Ông so sánh Vũ Đế với các bậc vua hiền thời cổ như Thuấn, Văn Vương:
Đất Liêu Đông không có Cơ Tử thì không thành phong tục mặc áo đội mũ [như Trung Hoa], đất Ngô Cối không có Thái Bá thì không thể lên cái mạnh của bá vương. Đại Thuấn là người Đông Di nhưng là bậc vua giỏi trong Ngũ Đế. Văn Vương là người Tây Di mà là bậc vua hiền trong Tam Đại. Thế mới biết người giỏi trị nước không cứ đất rộng hay hẹp, người Hoa hay Di, chỉ xem ở đức mà thôi. Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là "lão phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy. Người làm vua nước Việt sau này nếu biết bắt chước Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việc quân quốc, giao thiệp với láng giềng phải đạo, giữ ngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương Bắc không thể lại ngấp nghé được.[11]
An Nam chí lược soạn bởi Lê Tắc đời Trần có viết:
Triệu Đà làm vua Nam Việt, mới lấy thi lễ giáo hóa nhân dân một ít.
Điều này chứng tỏ Triệu Đà là người mang sự học đến Việt Nam từ trước chứ không phải Sĩ Nhiếp.
Bình Ngô đại cáo soạn bởi Nguyễn Trãi thay lời Bình Định Vương Lê Lợi sau khi bình xong quân Minh:
Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc,
Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương.
Nghĩa là:

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nên độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Hai câu này khẳng định nước Việt không những độc lập với phương Bắc mà còn xưng đế hiệu cùng một thời (nhà Triệu với nhà Hán), tỏ ra hoàn toàn ngang hàng (tuy nhiên cũng có quan điểm khác cho rằng "Triệu" ở đây là chỉ Triệu Quang Phục, vua của nước Vạn Xuân. Tuy nhiên Triệu Quang Phục chỉ xưng Vương chứ chưa xưng đế nên không thể ngang hàng với nhà Hán được; vả lại, Triệu Quang Phục cùng thời nhà Lương chứ không cùng thời/gần thời với nhà Hán hay bất kỳ triều đại xưng Hán nào, khác với tính đối xứng của các nhà Lý–Tống và Trần–Nguyên, tuy vậy trong trường hợp của cặp Đinh–Đường thì nhà Đinh thành lập sau khi nhà Đường sụp đổ và nhà Tống thay thế.
Bộ Đại Việt sử ký toàn thư soạn bởi Ngô Sĩ Liên, sử gia nhà Hậu Lê cũng dành cho Triệu Vũ Đế những lời tốt đẹp:
Truyện Trung Dung có câu: "Người có đức lớn thì ắt có ngôi, ắt có danh, ắt được sống lâu". Vũ Đế làm gì mà được như thế? Cũng chỉ vì có đức mà thôi. Xem câu trả lời Lục Giả thì oai anh vũ kém gì Hán Cao. Đến khi nghe tin Văn Đế đặt thủ ấp trông coi phần mộ tổ tiên, tuế thời cúng tế, lại ban thưởng ưu hậu cho anh em, thì bấy giờ vua lại khuất phục nhà Hán, do đó tông miếu được cúng tế, con cháu được bảo tồn, thế chẳng phải là nhờ đức ư? Kinh Dịch nói: "Biết khiêm nhường thì ngôi tôn mà đức sáng, ngôi thấp mà không ai dám vượt qua". Vua chính hợp câu ấy.
Quốc sử quán triều Nguyễn thời vua Tự Đức vẫn ghi danh các vua Triệu như là tiền triều. Khâm định Việt sử Thông giám cương mục có ghi lời phê:
Xét chung từ trước đến sau, đất đai của nước Việt ta bị mất về Trung Quốc đã đến quá một nửa, tiếc rằng vua sáng tôi hiền các triều đại cũng nhiều người lỗi lạc hiếm có ở trên đời, mà vẫn không thể nào lấy lại được một tấc, đó là việc đáng ân hận lắm! Thế mới biết việc thu hồi đất đai đã mất, từ đời trước đã là việc khó, chứ không những ngày nay mà thôi. Thật đáng thương tiếc.
Việt Nam sử lược soạn bởi Trần Trọng Kim (1919) viết nhà Triệu là chính thống, thuộc một chương riêng, thuộc thời tự chủ không phải Bắc thuộc (Phần I: Thượng Cổ thời đại. Chương IV: Nhà Triệu)
Quyển thơ sử với đầu đề "Lịch sử nước ta" do Hồ Chí Minh viết tay (do Việt Minh Tuyên truyền Bộ xuất bản năm 1942) cũng đã có đoạn viết:
Triệu Đà là vị hiền quân
Quốc danh Nam Việt trị dân năm đời.


Quan điểm chính thống hiện nay của Việt Nam coi nhà Triệu là triều đại của ngoại bang, thời kỳ Bắc thuộc (bị Trung Hoa đô hộ) được tính từ thời nhà Triệu, nhưng lại có ngoại lệ là cuốn Niên biểu Việt Nam[12], tiếp theo nhà Thục, kê rõ nhà Triệu với đầy đủ các đời vua, tiếp theo là đến "Thời kỳ đấu tranh chống phong kiến Trung Hoa thống trị lần thứ nhất" tính từ năm 111 TCN. Trong bảng tra cứu niên hiệu các đời vua Việt Nam cũng liệt kê niên hiệu Kiến Đức của Thuật Dương Vương, vua cuối cùng nhà Triệu (thật ra Kiến Đức là tên húy của ông vua này). Ngoại lệ này có lẽ do sách niên biểu cốt để phục vụ việc tra cứu, trong khi nhiều sử sách xưa của Việt Nam coi nhà Triệu là một triều đại Việt Nam.

Phủ nhận Sửa đổi

Trong truyền thuyết dân gian từ lâu đời là "Mỵ Châu - Trọng Thủy", quân Triệu được người dân Việt coi là giặc, thể hiện trong câu nói của Thần Kim Quy nói với An Dương Vương: "Giặc ở sau lưng nhà vua đấy" (hàm ý việc Mỵ Châu rắc lông ngỗng dẫn đường cho quân Triệu).

Phủ nhận từ bản thân Triệu Đà Sửa đổi
Sau khi tới thủ phủ Long Xuyên nhậm chức, Triệu Đà đã xin Tần Thủy Hoàng cho di dân 50 vạn người (tương đương số dân Âu Việt, Lạc Việt thời đó) từ Trung Hoa đến vùng này để đồng hóa người Việt tại đây. Như vậy, Triệu Đà thực sự muốn mở rộng lãnh thổ cho người Trung Hoa thông qua việc di cư lấn đất, đồng hóa phong tục, tập quán của các bộ tộc Việt theo lối Trung Hoa chứ không hề muốn bảo tồn dân tộc Việt. Đặt giả định nếu nhà Tần tồn tại lâu dài như nhà Hán thì Triệu Đà sẽ mãi làm tướng cho nhà Tần, và với việc tổ chức di cư ồ ạt người Trung Hoa xuống phía Nam, Triệu Đà sẽ là một viên quan đắc lực giúp Nhà Tần thực hiện Hán hóa người Việt.

Các tài liệu lịch sử của nhà Triệu còn cho thấy đến cuối đời, Triệu Đà đã quyết định bỏ danh hiệu Đế, quy phục nhà Hán (nhưng vẫn xưng Hoàng Đế ở trong Nam Việt). Triệu Đà viết thư nhờ Lục Giả gửi cho vua Hán, trong thư ông viết:

“ Man Di đại trưởng lão phu, thần Đà, mạo muội đáng chết, hai lạy dâng thư lên Hoàng đế bệ hạ. Lão phu vốn là lại cũ ở đất Việt, Cao Đế ban cho ấn thao làm Nam Việt Vương. Hiếu Huệ Hoàng Đế lên ngôi, vì nghĩa không nỡ tuyệt nên ban cho lão phu rất hậu. Cao Hậu lên coi việc nước lại phân biệt Hoa - Di, ra lệnh không cho Nam Việt những khí cụ làm ruộng bằng sắt và đồng; ngựa, trâu, dê nếu cho thì cũng chỉ cho con đực, không cho con cái. Lão phu ở đất hẻo lánh, ngựa, trâu, dê đã già... Lại nghe đồn rằng, phần mộ của cha mẹ lão phu bị đập phá, anh em họ hàng đều bị giết. Vì vậy, bọn lại bàn nhau rằng: "Nay bên trong không được phấn chấn với nhà Hán, bên ngoài không lấy gì để tự cao khác với nước Ngô". Vì vậy mới đổi xưng hiệu là Đế, để tự làm Đế nước mình, không dám làm điều gì hại đến thiên hạ. Cao Hoàng Hậu nghe tin cả giận, tước bỏ sổ sách của Nam Việt, khiến cho việc sai người đi sứ không thông... Lão phu ở đất Việt 49 năm, đến nay đã ẵm cháu rồi, nhưng vẫn phải dậy sớm, ngủ muộn, nằm không yên chiếu, ăn không biết ngon, mắt không trông sắc đẹp, tai không nghe tiếng chuông trống, chỉ vì không được làm bề tôi nhà Hán mà thôi. Nay may được bệ hạ có lòng thương đến, được khôi phục hiệu cũ, cho thông sứ như trước, lão phu dù chết xương cũng không nát. Vậy xin đổi tước hiệu, không dám xưng Đế nữa.[13] ”
Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Quyển 113, phần Nam Việt liệt truyện,[14] thì ghi lại Triệu Đà tâu với sứ giả của Hán Văn Đế về việc mình xưng đế cũng chỉ để khác biệt với Mân Việt "chỉ có ngàn dân", Âu Lạc "trần truồng" và "lấy thế làm vui" như sau:

“ Đến năm thứ nhất Hiếu Văn đế (179 TCN), vừa an định thiên hạ xong, vua cho sứ giả bố cáo với chư hầu và tứ Di rằng thiên tử từ đất Đại về kinh đô lên ngôi, sẽ dùng đức để cai trị muôn dân. Mồ mả cha mẹ Đà ở Chân Định được vua thiết lập làng thôn trông coi chăm sóc, hằng năm cúng tế đầy đủ. Lại gọi anh em họ của Đà đến, cho làm quan và đối đãi rất hậu. Văn đế bảo bọn Trần Bình tiến cử người có khả năng đi sứ Nam Việt, Bình nói có Lục Giả người Hảo Chỉ, từ thời tiên đế đã quen đi sứ Nam Việt. Bèn gọi Giả vào triều cho chức Thái trung đại phu để làm sứ giả. Lục Giả đến Nam Việt, Việt vương hoảng sợ, viết thư tạ tội rằng: “Thần là Đà, đại trưởng lão xứ Man Di, trước đây Cao hậu ngăn trở chia cách Nam Việt, trộm ngờ bởi Trường Sa vương là bầy tôi sàm nịnh, lại nghe người ở xa tới bảo Cao Hậu đã giết hết gia tộc nhà Đà, đào đốt mồ mả tiền nhân, vì cớ ấy tôi quên mất tôn ti trật tự, xâm phạm biên giới Trường Sa. Vả lại phương nam này ẩm thấp, giữa chốn Man Di, phía đông là Mân Việt chỉ có ngàn dân vẫn xưng vương, phía tây Âu Lạc là nước trần truồng cũng xưng vương. Lão thần lấy bậy đế hiệu, lấy thế làm vui, đâu dám để vua trời nghe được.” Bèn cúi đầu sát đất lạy tạ, nguyện mãi mãi là phiên thần, có nghĩa vụ cống nạp. Bèn hạ lệnh xuống người trong nước: “Ta nghe nói hai anh hùng không thể cùng tồn tại, hai người đức hạnh và tài năng không bao giờ ở cùng thời đại. Hoàng đế nhà Hán là thiên tử hiền nhân. Từ nay trở về sau bỏ đế hiệu, xe mui vàng và cờ tả đạo.” Lục Giả trở về báo lại, Hiếu Văn đế rất vui lòng. Đến thời Hiếu Cảnh đế (157 TCN), Đà vẫn xưng thần, sai người vào triều thỉnh chầu. Tuy vậy ở Nam Việt vẫn trộm dùng đế hiệu như cũ, chỉ khi đi sứ thiên tử mới xưng vương và nhận triều mệnh như chư hầu. Đến năm Kiến Nguyên thứ tư (137 TCN), Triệu Đà mất. ”
Như vậy, Triệu Đà đã nhận rằng mình chỉ là phiên vương phục vụ cho nhà Hán, thay mặt vua Hán để cai trị phía Nam, bản thân ông cũng tỏ ra khinh miệt người Việt địa phương, coi họ chỉ là đám "Man Di", là xứ "trần truồng" mà thôi.

Phủ nhận bởi các sử gia nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn
Sử gia Hồ Sĩ Dương nhà Hậu Lê khi soạn lại Lam Sơn thực lục (1679) đã viết lời bình:

Vũ đế nhà Triệu cùng vua Hán đều tự làm vua nước mình, gồm có đất ở ngoài Ngũ Lĩnh, đóng đô ở Phiên Ngung, thật là vua anh hùng. Thế nhưng chẳng qua cũng là một người Tàu sang cai trị nước ta, chưa được chính thống...
Ngô Thì Sĩ, một thế kỷ sau, cuối đời Hậu Lê đã đánh giá vai trò của nhà Triệu trong Việt sử tiêu án, ông khẳng định nước Nam Việt là ngoại bang, Triệu Đà là kẻ ngoại tộc:

An Dương Vương mất nước, để quốc thống về họ Triệu, chép to 4 chữ: "Kỷ Triệu Vũ Đế". Người đời theo sau đó không biết là việc không phải. Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Triệu Đà khởi phát ở Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngung, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để cơ mi lấy dân, chứ chưa từng đến ở nước ta. Nếu coi là đã làm vua nước Việt, mà đến ở cai trị nước ta, thì sau đó có Lâm Sĩ Hoằng khởi ở đất Bàn Dương, Lưu Nghiễm khởi ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng cho theo Quốc kỷ được ư? Triệu Đà kiêm tính Giao Châu, cũng như Ngụy kiêm tính nước Thục, nếu sử nước Thục có thể đưa Ngụy tiếp theo Lưu Thiện, thì quốc sử ta cũng có thể đưa Triệu tiếp theo An Dương. Không thế, thì xin theo lệ ngoại thuộc để phân biệt với nội thuộc vậy.
Đại Việt sử ký tiền biên là bộ Quốc sử của nhà Tây Sơn đã chính thức chấp nhận quan điểm của Ngô Thì Sĩ và phủ nhận nhà Triệu, cải chính một quan niệm cũ kéo dài trong sử sách. Trong Đại Việt sử ký tiền biên, thời kỳ Triệu Đà nắm quyền không phải thời kỳ tự chủ mà là thời kỳ Ngoại thuộc, được chép thành kỷ "Ngoại thuộc Triệu Vũ đế". Ngô Thì Sĩ đã nói:

"Không nhận Đà là vua, là để cho nước ta thành một nước riêng đấy [...] Triệu Đà đời Tần chỉ là một quan huyện lệnh. Nhân nhà Tần loạn chiếm cứ đất Lưỡng Quảng… Các nhà làm sử như Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên lấy công mở đầu nghiệp đế mà quy cho Đà… Hết sức tán dương đức khiêm tốn của Đà là sai đấy… Đà chiếm Ngũ Lĩnh, chỉ khổ vì lòng tham không biết thế nào là đủ, lại tiêu diệt An Dương Vương mà thôn tính đất đai, truyền được vài đời rồi mất. Bản đồ sổ sách thuộc nước cũ của An Dương phải nhập vào nhà Hán, do đó nước ta thành nguồn lợi cho Trung Quốc… nước ta ngoại thuộc vào Triệu, nên nội thuộc vào nhà Hán, cho mãi đến nhà Đường quốc thống bị đoạn tuyệt, suy nguồn gốc người đầu tiên gây nên tai vạ không phải Đà thì còn ai? Hơn nữa, Đà đặt nước ta làm quận huyện, chỉ biết tịch thu đất đai, vơ vét thuế má, chỉ cốt đầy ngọc bích cho nhà Hán, chất túi Lục Giả có đủ nghìn vàng. Còn như giáo hóa phong tục, không mảy may để ý đến. Trải qua hàng trăm năm đất nước chỉ là lệ thuộc… Lê Văn Hưu đặt phép chép sử đó, lập lối nghị luận đó, Ngô Sĩ Liên theo lối hiểu nông cạn đó mà không sửa đổi, cho đến bài Tổng luận của Lê Tung, thơ vịnh sử của Đặng Minh Khiêm cùng nhau ca tụng cho Đà là bậc vua giỏi của nước mình. Đến nay đã trải hàng nghìn năm không ai cải chính, bởi vậy tôi phải luận thật sâu"
Sử quan Đặng Xuân Bảng của nhà Nguyễn nhận định:

Triệu Đà đóng đô ở Phiên Ngung không thuộc vào đất của nước ta. Cai trị nước ta là do các viên quan lại (người phương Bắc) do Triệu Đà sai đến. Nước ta nội thuộc Triệu cũng như nội thuộc Hán, Đường, làm sao so sánh với An Dương Vương mà lẫn lộn thành triều đại chính thống của nước ta được? Việt sử (chỉ Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn) theo sử cũ, cho là triều đại chính thống của nước ta là sai
Trong một bài viết trên báo Sông Hương năm 1936, Phạm Quỳnh phản đối các sử gia phong kiến đã coi Triệu Đà là vua của Việt Nam. Theo ông, "quốc sử phải lấy dân tộc làm nền", Triệu Đà là người Hán nên không thể coi là vua nước Việt, và "sử gia phong kiến tôn y (Triệu Đà) là ông vua khai quốc, ấy là đã làm một việc vô nghĩa..." [15]
Phủ nhận hiện nay Sửa đổi
Từ thập niên 1950 của thế kỉ 20, các nhà sử học Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều nhất trí coi Triệu Đà là kẻ thù xâm lược.

Học giả Đào Duy Anh, trong cuốn Lịch sử cổ đại Việt Nam (1957) cho rằng:
Nhà Triệu không phải là quốc triều, Triệu Đà chỉ là một tên giặc cướp nước, quan niệm của Lê Văn Hưu là quan niệm lịch sử phản dân tộc!
Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam, tập I: Văn học dân gian (1961, PGS. Đỗ Bình Trị):
Thất bại của An Dương Vương do không đề phòng kẻ địch – thậm chí còn tin vào kẻ địch nham hiểm – là mặt thứ hai của bài học giữ nước[16].
Văn học dân gian Việt Nam (1962), GS. Đinh Gia Khánh viết:
Thần Nông lúc đầu vốn có trong thần thoại của Miêu tộc, dân tộc Hán sau này đã nhập vị thần này vào sổ bạ nhà thần Hán tộc; mặt khác, ông đánh giá Triệu Đà là kẻ ngoại xâm, kẻ gây ra tấn bi kịch nước mất, nhà tan cho cha con An Dương Vương[17].
Lịch sử Việt Nam, tập 1 (1971, công trình tập thể không ghi tên các tác giả), được biên soạn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam. Cuốn sách đã viết về Triệu Đà với cái nhìn thiếu thiện cảm:
Triệu Đà biết rằng không thể thắng được Âu Lạc về quân sự nên rút về núi Vũ Ninh, xin hòa với An Dương Vương. Hắn sai con trai là Trọng Thủy sang hàng phục An Dương Vương, xưng thần mà thờ. An Dương Vương gả con gái là Mị Châu cho Trọng Thủy. Trọng Thủy ở gửi rể bên nước Âu Lạc. Đấy chính là mưu mẹo mà Triệu Đà dùng để chiếm nước Âu Lạc. Trong những năm ở gửi rể, Trọng Thủy đã dò xét tình hình Âu Lạc, học phép chế nỏ và phá nỏ của người Âu Lạc rồi trốn về nước báo cho Triệu Đà. Kết hợp lực lượng quân sự và mưu mẹo gián điệp, lần này Triệu Đà thôn tính được nước Âu Lạc. An Dương Vương thua trận, phải nhảy xuống biển tự vẫn. Việc đó xảy ra vào khoảng năm 179 trước Công nguyên[18].
Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam (1974), nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh nhận xét:
...Nếu dân tộc Âu Lạc đã thống nhất từ bên dưới thì xã hội Âu Lạc lại bắt đầu chia rẽ từ bên trên. Quyền lợi vật chất đã tập trung vào một dòng họ quý tộc. Dòng họ này sống bằng mồ hôi nước mắt và máu của nô tì lao dịch, co rúm vào trong nội thành, đã mất cảnh giác với kẻ thù lại không tin vào nhân dân, thậm chí nghe lời gièm pha của bọn gian thần mà hại cả kiệt tướng trung thần. Sự đối lập giai cấp và lẫn lộn bạn thù này tất phải mở đường cho cuộc xâm lược của cha con họ Triệu nòi Hán và kết thúc bằng số phận bi thảm của cha con vua Chủ (An Dương Vương và Mị Châu). Trong lúc đó thì quần chúng vẫn không nguôi hận thù đối với bọn cướp nước.[19]
Trong Văn học dân gian Việt Nam (1990, do GS. Lê Chí Quế chủ biên)[20] và Văn học dân gian Việt Nam, tập 2 (của PGS. Hoàng Tiến Tựu)[21], các tác giả đều xếp Triệu Đà vào hàng ngũ bọn xâm lược.
Giáo sư Trần Văn Giàu, người sáng lập ngành sử học của nền khoa học sư phạm Việt Nam hiện đại, trình bày rõ ràng trong cuốn "Triết học và tư tưởng", phần bài viết "Tư tưởng chủ đạo của người viết sử", ông nêu:
Triều đại chính thống phải là của người bản quốc, không phải của người nước ngoài, đất nước phải là độc lập tự chủ, không thuộc vào địa bàn thống trị của nước khác, người cầm quyền nước ta không xưng thần với ngoại bang. Điều này thì rõ ràng là đúng. Nhưng khi ứng dụng vào thực tế lịch sử thì có mấy chỗ khó. Các sử thần thời Nguyễn đã nhận thức đúng rằng Triệu Đà không phải là vua nước ta mà là vua nước Nam Việt đã thôn tính nước ta, nhưng họ vì thiếu sử liệu mà ngỡ rằng Thục An Dương Vương, vua nước Âu Lạc, mặc dầu đóng đô ở Cổ Loa cũng không được xem là chính thống.
Phan Huy Lê, giáo sư lịch sử, trong lời giới thiệu cuốn Đại Việt Sử ký Toàn thư (2000) cho rằng việc Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên coi nhà Triệu là một vương triều chính thống của Việt Nam là một sai lầm nghiêm trọng. Ông khẳng định Nam Việt là một nước cát cứ của một tập đoàn phong kiến, không phải là nước của người Việt Nam. Ông cho rằng việc Triệu Đà đặt tên nước là Nam Việt (tỏ ý muốn phục hưng nước cũ của người Việt) cũng như việc Triệu Đà tự xưng là "Man Di đại trưởng lão phu", lấy vợ Việt, theo tục Việt... chỉ là các thủ đoạn mị dân Việt. Việc Triệu Đà chống Tần chống Hán cũng chỉ nhằm thỏa mãn mộng bá vương của riêng mình...
Một sai lầm nghiêm trọng hơn là nhận thức về nhà Triệu, Đại Việt sử ký toàn thư- đã dành cả quyền 2 phần Ngoại kỷ chép về kỷ họ Triệu, coi nhà Triệu như một vương triều chính thống của ta. Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, sai lầm trên có nhiều nguyên nhân phức tạp của nó.
Triệu Đà là người Hán (quê ở huyện Chân Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc), làm quan lệnh huyện Long Xuyên quận Nam Hải thời nhà Tần... chính Triệu Đà là kẻ đã xâm lược và đô hộ nước Âu Lạc. Sự thật lịch sử là như vậy... Nhưng Triệu Đà xây dựng lực lượng cát cứ, mưu đồ "tranh bá đồ vương" trên một địa bàn người Việt mà nhà Tần muốn thôn tính; cư dân tuyệt đại đa số là người Việt. Trong hoàn cảnh đó, để có lực lượng chống Tần, chống Hán, thực hiện mộng bá vương của mình, Triệu Đà và các vua Triệu kế tục đã thực hiện nhiều thủ đoạn mị dân nhằm tranh thủ các thủ lĩnh ngưòi Việt, tìm hậu thuẫn trong cư dân người Việt... Nhưng nhiều sử gia phong kiến đã không nhận ra bộ mặt cát cứ, xâm lược của nhà Triệu và ngộ nhận coi nhà Triệu là một triều đại của Việt Nam.
Tố Hữu làm thơ gọi họ Triệu là "giặc", phê phán Mỵ Châu làm mất nước:
Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu,
Trái tim lầm chỗ để trên đầu.
Nỏ thần vô ý trao tay giặc,
Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu.
Quan điểm phủ nhận Triệu Đà hiện là quan điểm chính thống của giới sử học Việt Nam, được phản ảnh trong các bộ thông sử quốc gia, được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông và đại học.


Quan điểm nhìn nhận Sửa đổi

Vấn đề xưng Đế ở phương Nam Sửa đổi
Những người công nhận nhà Triệu cho rằng: Triệu Đà đã xưng Đế ở phương Nam, đặt tên nước là Nam Việt để chống lại nhà Hán ở phương Bắc. Lãnh thổ xưng đế của ông ta bao gồm cả Việt Nam thời kỳ đó, nên có thể coi ông ta là vua của Việt Nam.

Tuy nhiên, những người phản bác nhà Triệu lập luận rằng: Trong lịch sử Trung Quốc không thiếu những giai đoạn hỗn loạn, khi triều đình trung ương suy yếu thì các tướng lĩnh đua nhau tách ra cát cứ, lập nước riêng để tranh giành địa vị bá chủ. Nếu chỉ vì lý do "xưng Đế ở phương Nam" mà công nhận Triệu Đà thì Việt Nam sẽ còn phải công nhận rất nhiều vua cát cứ Trung Hoa khác. Có thể dẫn ra 2 nước cát cứ có nguồn gốc, lãnh thổ giống hệt như nhà Triệu:

Nước Đông Ngô của Tôn Quyền (thời Tam Quốc): Nước này có hoàn cảnh rất giống nước Nam Việt của Triệu Đà, quân chủ khai quốc đều từng là quan lại của triều đình Trung Quốc, khi triều đình trung ương sụp đổ thì mới tách ra cát cứ, chống đối lại triều đình mới ở phương Bắc. Lãnh thổ của Đông Ngô cũng khá giống nước Nam Việt, đều thu về góc phía Nam và bao gồm cả miền Bắc Việt Nam hiện nay. Do vậy, nếu công nhận Triệu Đà là vua của Việt Nam thì cũng phải công nhận Tôn Quyền là vua chính thống của Việt Nam, đồng thời khởi nghĩa của Bà Triệu (năm 248) cũng sẽ không còn là "kháng chiến chống giặc phương Bắc" nữa mà sẽ là một cuộc "nổi loạn chống lại vua chính thống của nước Việt".
Ngoài ra, nước Nam Hán của Lưu Nghiễm (thời Ngũ đại Thập quốc): Nước này cũng có xuất thân giống Triệu Đà. Lưu Nghiễm là quan của nhà Đường, sau khi nhà Đường diệt vong thì tách ra cát cứ vào năm 917. Lãnh thổ Nam Hán có 1 giai đoạn (930-931) cũng giống hệt nước Nam Việt của Triệu Đà: gồm 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và miền Bắc Việt Nam ngày nay, kinh đô cũng đóng ở Phiên Ngung. Thậm chí khi mới lập quốc, Lưu Nghiễm còn đặt tên nước là Đại Việt (大越), về sau mới đổi lại thành Nam Hán. Như vậy, nước Nam Hán có nguồn gốc, lãnh thổ hoàn toàn giống như Triệu Đà khi trước (đến năm 931 thì Nam Hán mới bị mất kiểm soát miền bắc Việt Nam và bị Ngô Quyền đánh bại trong trận Bạch Đằng (938)). Vì lẽ đó, nếu công nhận Triệu Đà là vua Việt Nam thì sử sách Việt Nam cũng phải công nhận nước Nam Hán là triều đại của Việt Nam, Lưu Nghiễm là vua chính thống của Việt Nam, Ngô Quyền sẽ chẳng phải là "vị tướng có công chống giặc phương Bắc" mà sẽ phải coi ông là một "viên tướng khởi binh chống lại triều đình", đồng thời trận Bạch Đằng (938) sẽ chỉ được coi là 1 cuộc "nội chiến" mà thôi.
Sử quan Ngô Thì Sĩ nhà Hậu Lê trong Việt sử tiêu án cũng dựa vào lý do này để khẳng định Triệu Đà là kẻ xâm chiếm chứ không phải vua chính thống của Việt Nam. Ông viết: "...Nếu coi là đã làm vua nước Việt mà đến ở cai trị nước ta, thì sau đó có Lâm Sĩ Hoằng khởi binh ở đất Bàn Dương, Lưu Nghiễm khởi binh ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng cho đó là Quốc kỷ (vua chính thống) được ư?.."

Ngoài ra, những người công nhận nhà Triệu đã hiểu lầm ý nghĩa tên nước "Nam Việt" của Triệu Đà, họ cho rằng Triệu Đà đặt tên nước như vậy chứng tỏ ông ta đã tự coi mình là người Việt và muốn đưa dân tộc Việt ngang hàng với dân tộc Hán. Thực ra thì không phải như vậy: các triều đại tại Trung Quốc thường lấy quốc hiệu theo nơi phát tích ban đầu của vua khai quốc (ví dụ: Nhà Tần có tổ tiên là Phi Tử được phong cho ấp Tần, Nhà Hán khởi đầu với Lưu Bang vốn được phong làm vương ở đất Hán Trung, Nhà Đường khởi đầu với Lý Uyên vốn được phong làm quốc công ở đất Đường...). Vào thời kỳ Triệu Đà, các vùng đất ở phía nam sông Trường Giang đều được người Trung Hoa gọi là "đất Việt" (Việt ở đây là "vượt quá", chỉ miền đất mà văn hóa Trung Hoa chưa vươn tới). Do Triệu Đà khởi binh cát cứ ở đó nên ông ta cứ theo truyền thống của Trung Hoa mà đặt tên nước là "Nam Việt" mà thôi, chứ hoàn toàn không phải vì quan tâm đến các bộ tộc người Việt mà ông ta cai trị.

Vấn đề nguồn gốc dân tộc Sửa đổi
Triệu Đà là người Trung Hoa (đến từ phía Bắc sông Hoàng Hà, ngày nay là miền Bắc Trung Quốc), vốn là quan nhà Tần, quê ở Chân Định (tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày nay), mộ cha mẹ vẫn táng ở đấy.

Những người công nhận nhà Triệu cho rằng: Nếu đặt ra vấn đề nguồn gốc của Triệu Đà, thì nguồn gốc của An Dương Vương, gần đây có một số cuốn sách (Lịch sử Việt Nam tập 1, Theo dòng lịch sử - nhiều tác giả) đã nêu ra giả thuyết rằng Thục Phán có cha là hoàng tử của nước Thục ở Tứ Xuyên (Trung Quốc)[cần dẫn nguồn]. Nếu giả thuyết này là đúng, An Dương Vương có là một triều đại Việt Nam không? Ngoài ra, nếu truy về nguồn cội tổ tiên, thì còn những trường hợp khác mà sử đã ghi, như Lý Nam Đế (Lý Bí) có tổ 7 đời là người phương Bắc (Trung Hoa) vào Việt Nam[cần dẫn nguồn], hoặc tổ tiên 5 đời của nhà Trần cũng vốn xuất thân từ đất Mân (Phúc Kiến - Trung Quốc) sang[cần dẫn nguồn]; tổ tiên của Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật sang Việt Nam thời Dương Tam Kha (sử chép là thời Hậu Hán 947 - 950, tương đương Dương Bình vương) được phong chức ở châu Hoan...

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, trên thế giới, việc một người nước ngoài làm vua không phải là không có. Chẳng hạn nước Nga vẫn ghi nhận vợ của Pyotr Đại đế là Ekaterina I, dù không phải là người Nga nhưng được chồng cho thừa kế ngôi, là nữ hoàng như các nữ hoàng khác. Theo tác giả Hà Văn Thùy[22], cuối thế kỷ 18, vua nước Xiêm là một người Trung Quốc tên Trịnh Quốc Anh[23] từng kéo quân sang đánh Hà Tiên. Trong khi đó, Triệu Đà có vợ Trình thị là người Đường Thâm, Giao Chỉ, nên các con cháu ông - các đời vua sau của nhà Triệu - đều có phần máu Việt.

Tuy nhiên, những người phản bác nhà Triệu lập luận rằng:

Thông tin cho rằng An Dương Vương có cha là dòng dõi người nước Thục ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) chỉ là giả thuyết dựa trên truyền thuyết dân gian, nếu so với chính sử thì có nhiều mâu thuẫn. Nước Thục được chính sử ghi chép là bị tiêu diệt vào năm 316 TCN, tức khoảng 108 năm trước khi An Dương Vương lên ngôi (208 TCN), như vậy rất khó có chuyện An Dương Vương là "con của hoàng tử nước Thục". Chính sử cũng không ghi chép cụ thể về nguồn gốc của Thục Phán, chỉ ghi xuất thân là thủ lĩnh của người Âu Việt (người Tày, người Nùng và người Choang cổ) cư trú ở vùng Đông Bắc Việt Nam, tức là An Dương Vương vẫn là người Việt.
Lý Nam Đế, nhà Trần hay nhà Hồ tuy có tổ tiên là người phương Bắc, nhưng đã chuyển sang cư ngụ tại Việt Nam trong nhiều thế hệ (ít nhất cũng là 5 đời, khoảng 150 năm). Trong thời gian dài như vậy, việc chung sống, tiếp thu văn hóa và các quan hệ hôn nhân qua nhiều thế hệ với người Việt bản xứ đã khiến hậu duệ của các dòng họ này mất hẳn "bộ gen" và tập quán văn hóa của người Hán, các vị vua của những triều đại này đã hoàn toàn "Việt hóa", họ đều tự coi mình là người Việt và không còn ấn tượng gì về ngôn ngữ, phong tục tập quán của Trung Quốc. Trong khi đó, Triệu Đà sinh ra và lớn lên hoàn toàn ở phương Bắc, hoàn toàn tiếp thu văn hóa và ngôn ngữ Trung Hoa, ông ta chỉ cư trú ở Nam Việt trong giai đoạn cuối đời mà thôi (và ngay cả khi đó, ông ta cũng đóng đô ở Quảng Đông chứ chưa hề tới sống ở miền Bắc Việt Nam ngày nào).
Trường hợp nữ hoàng Ekaterina I của Nga cũng không thể so với Triệu Đà: vị nữ hoàng này chỉ là một người ngoại quốc đã "nhập gia" quê chồng, sau khi chồng mất thì bà mới lên ngôi theo di chiếu của chồng mình (con bà sau này vẫn là người thừa kế hợp pháp ngai vàng nước Nga), và toàn bộ triều đình, quân đội, ngôn ngữ vẫn là bản địa. Còn với Triệu Đà thì toàn bộ triều đình, quân đội, ngôn ngữ là dị biệt và phỏng theo nhà Tần của Trung Hoa. Đặt giả định nếu nhà Tần không mất thì Triệu Đà sẽ không tách ra cát cứ, và cũng sẽ chẳng có nước Nam Việt mà đó chỉ là một quận của Trung Hoa mà thôi. Vai trò của Triệu Đà khi ấy sẽ chẳng khác gì những viên quan Thái thú triều đình phía Bắc khác đã cai trị Việt Nam suốt thời Bắc thuộc.
Ngoài ra, theo khảo sát dân số thì cuối thời Nam Việt, cả nước này có 1,3 triệu dân, trong đó có khoảng 100 ngàn người Hoa di cư từ phía Bắc. Tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng người Trung Hoa nắm giữ hầu hết chức vụ chủ chốt trong triều đình Nam Việt[24]. Về sau triều đình có tuyển thêm người bản xứ như tể tướng Lữ Gia, nhưng con số này vẫn rất ít, và cũng chỉ tuyển những người tinh thông chữ Hoa, biết nói tiếng Hoa (tức là đã "Hán hóa") mà thôi. Như vậy cho thấy nhà Triệu vẫn coi mình là triều đại của người Trung Hoa, không coi người Việt có tư cách ngang hàng với người Trung Hoa.
Vấn đề "xâm lược" hay "thống nhất" Sửa đổi
Những người phản đối tính chính thống của nhà Triệu, trong đó có Ngô Thì Sĩ, lập luận rằng Triệu Đà khởi phát ở bên ngoài lãnh thổ nước Việt, chiếm nước Việt làm quận huyện. Nước Nam Việt của Triệu Đà không phải nước Việt với ba vùng Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam mà trong sử sách Việt Nam vẫn coi là lãnh thổ của mình. Do đó, nếu coi Triệu Đà là một vua Việt Nam thì giả thuyết này coi nước Việt Nam lúc ấy bao gồm cả các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, một phần nhỏ của tỉnh Hồ Nam, Vân Nam và Phúc Kiến của Trung Quốc bây giờ. Nếu không thì phải cho đây là một sự xâm lược.

Một số học giả lại không cho việc Triệu Đà tấn công vùng đất của Âu Lạc và nhập vào Nam Việt là xâm lược. Tác giả Hà Văn Thùy[22] lập luận rằng "sự liên kết trong mỗi quốc gia còn lỏng lẻo và biên giới từng quốc gia chưa ổn định, đang trong xu hướng sáp nhập tập trung thành những quốc gia đủ mạnh để tồn tại. Do đó, việc Tần Thủy Hoàng thôn tính các nước Sở, Ngô, Việt... để thành nước Tần không phải hành động xâm lược mà là công lớn thống nhất đất nước. Tương tự vậy, việc Triệu Đà chiếm Âu Lạc cũng không thể coi là xâm lược mà là hành động thống nhất những nhóm, những tiểu quốc người Việt lại thành một nước Việt lớn hơn, ngăn chặn hành động thôn tính của kẻ mạnh ở phương Bắc." Học giả này đánh giá cao vai trò của nhà Triệu trong việc "tạo nên và củng cố tinh thần quốc gia của người Việt".

Theo một nghiên cứu của tác giả E Lusuo người Đài Loan về quá trình nhà Tần bình định vùng Lĩnh Nam, vào thời nhà Tần, dân cư bên này hay bên kia biên giới Việt-Trung thời hiện tại là không thể phân biệt được[25], do dân khu vực Quảng Đông, Quảng Tây thời đó chưa bị Hán hóa như bây giờ. Một sự kiện lịch sử ủng hộ thuyết này đó là: cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng cũng nhận được sự ủng hộ và tham gia của cư dân tại các quận Nam Hải, Hợp Phố, mà nay thuộc địa phận Trung Quốc, đã chiếm được 65 thành trì (Theo sách Hậu Hán thư, chương 68: "Lịch sử về tộc Man Di phía Nam và Tây Nam" (Biographies of the Southern and the Southwestern Barbarians)); các học giả Trung Quốc gọi họ là người Lạc Việt, họ được cho là sử dụng cùng một ngôn ngữ.

Ngược lại, những quan điểm phản bác cho rằng:

Tần Thủy Hoàng cũng là người Trung Hoa, do đó việc ông ta cho quân thôn tính các nước, thống nhất Trung Hoa chỉ là chuyện nội bộ của dân tộc này. Trong khi đó, Triệu Đà được sử sách ghi rõ là người Trung Hoa chứ không phải là người thuộc các bộ tộc Bách Việt, đối với ông ta thì các bộ lạc Bách Việt chỉ là "Nam Man" (cách gọi chung mang ý miệt thị của người Trung Hoa với các bộ lạc Bách Việt ở phía Nam sông Trường Giang thời đó), là dân bị ông ta cai trị mà thôi. Việc Triệu Đà tấn công, hợp nhất các bộ lạc người Việt chỉ là để phục vụ tham vọng xưng Đế cát cứ của ông ta mà thôi chứ không phải vì lợi ích của các nhóm người Việt, việc dùng quan lại địa phương là người Việt cũng chỉ là phương thức "Dùng người Việt trị người Việt" để ổn định tình hình những vùng quân Triệu mới chiếm đóng.
Sau khi tới thủ phủ Long Xuyên nhậm chức, Triệu Đà đã xin Tần Thủy Hoàng di dân 50 vạn người (tương đương số dân Việt thời đó) từ Trung Hoa đến vùng này để đồng hóa người Việt tại đây. Như vậy, Triệu Đà thực sự muốn cải biến phong tục, tập quán của các bộ tộc Việt theo lối Trung Hoa chứ không hề muốn bảo tồn dân tộc Việt. Đặt giả định nếu nhà Triệu tồn tại lâu dài như nhà Hán thì với bộ máy quan lại, ngôn ngữ cung đình hoàn toàn phỏng theo Trung Hoa, triều đại này sẽ dần Hán hóa người Việt chứ không phải ngược lại. Người Âu Việt, Lạc Việt (tổ tiên người Việt hiện nay) khi đó sẽ bị nhà Triệu làm Hán hóa toàn bộ, giống như nhà Hán đã làm thành công với các nhóm như Mân Việt, Sơn Việt (nay là người ở các tỉnh Lưỡng Quảng, Phúc Kiến, Vân Nam, Quý Châu thuộc Trung Quốc).
Sử quan Đặng Xuân Bảng của nhà Nguyễn cũng dựa vào lập luận này để phủ định Triệu Đà là vua Việt Nam: "Triệu Đà đóng đô ở Phiên Ngung không thuộc vào đất của nước ta. Cai trị nước ta là do các viên quan lại (người phương Bắc) do Triệu Đà sai đến. Nước ta nội thuộc Triệu cũng như nội thuộc Hán, Đường, làm sao so sánh với Thục Phán mà lẫn lộn thành triều đại chính thống của nước ta được?"

Vấn đề chấp nhận triều đại ngoại tộc Sửa đổi
Có người cho rằng quan điểm của các sử gia Việt Nam và Trung Quốc, một nước phong kiến khác tại châu Á, có sự khác nhau. Ở Trung Quốc, có nhiều triều đại, điển hình là Bắc Ngụy thời Nam Bắc triều, nhà Nguyên, nhà Thanh đều xuất thân ngoại tộc, không phải người Hán, nhưng sử sách vẫn chép như những triều đại khác của Trung Quốc, không coi là thời kỳ bị nội thuộc người Mãn Châu hay Mông Cổ. Theo học giả Lê Thành Khôi (năm 1955) thì mặc dù gốc Trung Hoa, Triệu Đà đã chịu đồng hóa với dân Nam Việt, mà ông chấp nhận các phong tục tập quán đến độ gần như quên cả quá khứ của mình.[26]

Ngược lại, những quan điểm phản bác cho rằng:

Bắc Ngụy, nhà Nguyên, nhà Thanh phát tích từ Nội Mông và Mãn Châu, ngày nay các lãnh thổ này đều đã thuộc về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Vì lẽ đó, các dân tộc Mông Cổ, Mãn Châu cũng đã là 1 thành viên trong nước Trung Hoa hiện đại. Đối với đất nước Trung Quốc ngày nay, các dân tộc này dù là thiểu số nhưng vẫn có địa vị pháp lý và quyền công dân ngang hàng với người dân tộc Hán, do vậy triều đại của các dân tộc thiểu số này cũng phải có địa vị pháp lý ngang hàng với các triều đại của dân tộc Hán.
Những triều đại như Bắc Ngụy, nhà Nguyên, nhà Thanh khởi phát từ dân tộc thiểu số, nhưng về sau họ đều sử dụng tiếng Hán, dùng quan lại người Hán để trị quốc, nghi lễ tập tục trong triều đình đã Hán hóa phần lớn (thậm chí người Mãn đã Hán hóa đến mức ngày nay chỉ còn một số rất ít người già còn biết tiếng Mãn, còn lớp trẻ chỉ biết tiếng Hán). Một phần người Mông Cổ hay người Mãn ngày nay là 2 trong số 56 dân tộc anh em sinh sống trên đất nước Trung Quốc, tức là lịch sử của họ cũng có thể coi là một phần lịch sử quốc gia, do vậy việc công nhận các triều đại này cũng không có gì là bất hợp lý (Giả dụ nếu người Tày, người Nùng lập nên một triều đại cai trị Việt Nam, thì Nhà nước Việt Nam hiện nay cũng sẽ công nhận đó là một triều đại chính thống của Việt Nam, bởi người Tày, người Nùng giờ đây cũng là 1 thành viên trong 54 dân tộc anh em sinh sống trên đất nước Việt Nam).
Trong khi đó, nhà Triệu của Triệu Đà không có cả hai đặc điểm trên: Triệu Đà là người Trung Hoa, quê ở mãi tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc), và người Việt Nam thì gần như không có ai coi người Trung Hoa là 1 dân tộc bộ phận của đất nước mình. Mặt khác, nhà Triệu dùng phần lớn quan lại là người Trung Hoa và ngôn ngữ cung đình cũng là tiếng Hoa chứ không hề "Việt hóa" (bởi quan niệm của người Trung Hoa khi đó đều coi dân tộc mình là trung tâm văn minh, còn dân Việt chỉ là đám "Man di" thấp kém). Do đó không thể công nhận nước Nam Việt giống như Trung Quốc công nhận nhà Nguyên, nhà Thanh được.

----------------
Chú thích Sửa đổi

^ “Bowman, John Stewart (2000). Columbia Chronologies of Asian History and Culture. Columbia University Press (published August 15, 2000). p. 524. ISBN 978-0231110044. "Finally, in 111 B.C. the Han Chinese seize and annex the entire kingdom of Nan Yueh, reducing it to a province named Chiao - Chih". - Đến năm 111 Tr CN, nhà Hán Trung Quốc chiếm và ghép toàn bộ nước Nam Việt, biến nó trở thành quận Giao Chỉ”.
^ “"After almost 100 years of diplomatic and military duels between the Han dynasty of China and Trieu Da and his successors, Nam Viet was conquered (111 BCE) by the Chinese under the Han emperor Wudi. Thus, the territories occupied by the ancestors of the Vietnamese fell under Chinese rule". Thời khi Trung Quốc cai trị bắt đầu sau khi Nam Việt của nhà Triệu bị đánh đổ”.
^ “"Part of the lower China used to be Vietnam. During the first Chinese conquest in 111 B.C., the Han Dynasty conquered the south and expanded its territorial dominance" - Bắc Thuộc tính từ sau khi nhà Triệu bị mất”.
^ “"China dominated Vietnam for over 1,000 years (111 B.C. to A.D. 938) but were never able to assimilate the Vietnamese and endured frequent Vietnamese rebellions." Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam từ năm 111 trước công nguyên (khi nhà Triệu bị thôn tính)”.
^ “" BCE 111 - The land is conquered by the Chinese and the Han Dynasty." - Đất này bị xâm lược bởi Trung Quốc và nhà Hán từ năm 111 trước Công nguyên (thời điểm nhà Triệu bị đánh bại)”.
^ “University of Kentucky Press. trang. 6–7 "Chinese Rule (111 BC- AD 938)" Trung Quốc cai trị 111 trước công nguyên (nhà Triệu mất) - 938 sau công nguyên”.
^ “Washington, D.C.: Federal Research Division, Library of Congress trang 19. "111 BC - Nan Yueh conquered by Han." Năm 111 TCN, Nam Việt bị thôn tính bởi nhà Hán”.
^ “The Columbia Guide to the Vietnam War”.
^ Không gọi là người Hán vì khái niệm người Hán lúc đó chưa hình thành.
Triệu Đà lập một quốc gia riêng là Nam Việt từ năm 207 TCN. Lưu Bang lập ra nhà Hán năm 206 TCN.
Triệu Đà sinh ra trong thời nhà Tần, lúc mà Chiến Quốc Thất Hùng mới bị dẹp bỏ (221TCN), các tộc người ở Trung Quốc chưa hòa lẫn với nhau để sinh ra khái niệm Người Hán.
^ Đại Việt sử ký toàn thư, Quyển 2, Kỷ nhà Triệu
^ Bộ sử này nay không còn, nhưng lời bàn của Lê Văn Hưu được Ngô Sĩ Liên dẫn lại trong Đại Việt sử ký toàn thư.
^ Vụ Bảo tồn Bảo tàng, Niên biểu Việt Nam, Hà Nội: Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, 1984. Niên biểu Việt Nam, in lần thứ ba, có chỉnh lý và bổ sung, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.16.
^ Đại Việt sử ký toàn thư, Ngoại kỷ Quyển 2, Triệu thị kỷ.
^ Tư Mã Thiên. Sử ký Tư Mã Thiên, Quyển 113, Nam Việt liệt truyện.
^ Sông Hương ngày 15 Tháng Tám 1936.
^ Sđd, tr. 98.
^ Văn học dân gian Việt Nam, Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội, tr. 76 – 77.
^ Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 74, 77.
^ Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 36.
^ Văn học dân gian Việt Nam, in lần thứ hai, Nhà Xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 52–54.
^ Văn học dân gian Việt Nam, tập 2, Nhà Xuất bản Giáo dục, in tại Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 38.
^ a ă Hà Văn Thùy, Tìm lại cội nguồn tổ tiên cội nguồn văn hóa.
^ Trịnh Chiêu (郑昭) - Taksin, vua Xiêm từ 1767 đến 1782, sinh tại Ayutthaya, Thái Lan, bố là người gốc Trừng Hải (澄海), Trung Quốc, mẹ là người Thái.
^ Tiền Hán thư (quyển 65), Địa lý chí của Ban Cố.
^ Jeffrey Barlow, The Zhuang: A Longitudinal Study of Their History and Their Culture, Section Chap. 3: The Qin Invasion of the Lingnan
^ Lê Thành Khôi, Le Vietnam, histoire et civilisation, les Edition de Minuit, Paris 1955, tr. 93.

-------
Nguồn: https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Vấn_đề_chính_thống_của_nhà_Triệu
Nếu cụ theo nho giáo thì em chịu rồi :))
 
Biển số
OF-746843
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
1,750
Động cơ
70,875 Mã lực
Tuổi
49
. Nhưng giờ Trung Quốc nó cho không lưỡng Quảng thì bố bảo VN cũng không dám nhận. Nhận về bảo đảm vài năm sau tổng tuyển cử thì toàn người Hoa vào nắm Quốc Hội, HDND, UBND các cấp. Dân việt trở thành dân tộc thiểu số, rồi lại phải đấu tranh đòi li khai độc lập.
Người Hoa nào hở cụ? Người Quảng Đông, người Choang vào quốc hội chứ.
Dân Quảng Đông không phải người Hán cụ nhé.
 

Bopmuoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-448924
Ngày cấp bằng
27/8/16
Số km
1,495
Động cơ
-103,756 Mã lực
Tuổi
109
Người Hoa nào hở cụ? Người Quảng Đông, người Choang vào quốc hội chứ.
Dân Quảng Đông không phải người Hán cụ nhé.
Bên Trung Quốc họ nhập thành người Hán gần hết rồi cụ. Họ chỉ để lại 1 ít (không nhập vào thành người Hán) cho đủ "luật lệ, nhân quyển" quốc tế mà thôi.
 
Biển số
OF-746843
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
1,750
Động cơ
70,875 Mã lực
Tuổi
49
Bên Trung Quốc họ nhập thành người Hán gần hết rồi cụ. Họ chỉ để lại 1 ít (không nhập vào thành người Hán) cho đủ "luật lệ, nhân quyển" quốc tế mà thôi.
Không có đâu cụ. Nhập làm sao được? Diện mạo, ngôn ngữ khác hẳn.
Còn cả trăm triệu người Phúc Kiến vẫn đang nói tiếng Mân.
 

Bopmuoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-448924
Ngày cấp bằng
27/8/16
Số km
1,495
Động cơ
-103,756 Mã lực
Tuổi
109
Không có đâu cụ. Nhập làm sao được? Diện mạo, ngôn ngữ khác hẳn.
Còn cả trăm triệu người Phúc Kiến vẫn đang nói tiếng Mân.
Đồng hoà gần hết về tên gọi dân tộc rồi cụ. Người Hán hiện nay không đồng nhất về nhân chủng đâu. Lý do là trải qua thời gian thì từng đợt từng đợt dân của các thị tộc Bách Việt trở thành người Hán.
 
Biển số
OF-746843
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
1,750
Động cơ
70,875 Mã lực
Tuổi
49
Đồng hoà gần hết về tên gọi dân tộc rồi cụ. Người Hán hiện nay không đồng nhất về nhân chủng đâu. Lý do là trải qua thời gian thì từng đợt từng đợt dân của các thị tộc Bách Việt trở thành người Hán.
Không có đâu cụ. Quảng Đông, Phúc Kiến vẫn có tiếng nói riêng, như kiểu dân Mông Cổ, không gọi họ là người hán được.
 

Bopmuoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-448924
Ngày cấp bằng
27/8/16
Số km
1,495
Động cơ
-103,756 Mã lực
Tuổi
109
Không có đâu cụ. Quảng Đông, Phúc Kiến vẫn có tiếng nói riêng, như kiểu dân Mông Cổ, không gọi họ là người hán được.
Lướt yotube thấy có bình luận thế này. Một số đoạn đọc không biết thực/hư ra sao. Nhưng nếu đúng thì thốn phết các cụ ạ:
 
Biển số
OF-746843
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
1,750
Động cơ
70,875 Mã lực
Tuổi
49
Lướt yotube thấy có bình luận thế này. Một số đoạn đọc không biết thực/hư ra sao. Nhưng nếu đúng thì thốn phết các cụ ạ:
Đúng làm sao được hở cụ?
Hán tộc là cái quần què gì ạ?
Thời Đông - Tây Tấn bọn rợ Hồ vào chúng nó hãm hiếp kinh khủng, hán đã không còn là hán.
Đến thời Ngũ Đại, hầm bà lằng bọn Thác Bạt, Tiên Ti, Sa Đà chúng nó lại hãm hiếp một trận kinh dị nữa, lúc này thì nó là một cái nồi lẩu, chả biết đâu là hán, đâu là Hung Nô, đâu là Hồ.
Đến lúc bọn Liêu nó xông vào, chúng nó lại hãm hiếp một trận thừa sống thiếu chết, lúc này thì khỏi nhắc đến hán.
Thế rồi Kim, Nguyên, Mãn đua nhau hiếp, kinh thiên động địa, làm gì có cái gọi là hán mà bảo đòi nhận làm nguồn gốc người Việt?
Cứ cho là nhà Trần từ Phúc Kiến sang Việt Nam, thì đã sao? Phúc Kiến không phải hán.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bình minh biển

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-757578
Ngày cấp bằng
16/1/21
Số km
7,845
Động cơ
164,930 Mã lực
Có phần nào đó hơi hoang dã, nhưng khi tin vào một ai thì niềm tin đó theo họ suốt cuộc đời
Thủa lưu lạc đất miền tây, cũng may mắn gặp gỡ. Có đôi ẻm chịu đèn, nhưng không thấy niềm tin theo suốt cuộc đời Đoành ạ :(
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Không rõ thì tìm hiểu cho rõ đi cụ.
Bài Lịch Sử Nước Ta do Bác Hồ viết
"Triệu Đà là vị hiền quân,
Quốc danh Nam Việt trị dân năm đời"
Hồi đấy ông cụ chưa có điều kiện ngâm cứu như bây giờ. Trần Trọng Kim cũng thừa nhận Triệu Đà là 1 triều đại, nhưng đầu thế kỷ đã có quan điểm phản biện. Các cụ nên đến các lăng mộ bảo tàng của nhà Triệu mới thấy rõ tính chất Hoa Hạ của nhà Triệu Phiên Ngung.

Thời kỳ đó văn minh Hoa Hạ là văn minh tiên tiến so với dân cư bản địa (đồ đồng Đông Sơn), nên dù ko thừa nhận Triệu Đà là 1 triều đại "Việt Nam" thì cũng nên coi Triệu Đà hay cả Sỹ Nhiếp là những ông thầy của VN.

Thầy của mình, nhưng ko phải là mình, tương tự như Khổng Tử vậy.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tập Lái 2019

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-610860
Ngày cấp bằng
21/1/19
Số km
2,749
Động cơ
148,744 Mã lực
Bách Việt là khái niệm do Trung Quốc thời cổ đặt ra để chỉ một nhóm các dân tộc sống ở phía Nam sông Trường Giang. Nó chưa bao giờ có nghĩa chỉ một chủng tộc duy nhất. Cũng giống như khái niệm rợ Gaul do La mã đặt ra để chỉ đám mọi cởi truồng phía Bắc, nó thực ra bao gồm rất nhiều tộc người khác nhau. Hoặc khi Alexander tuyên bố tiến về phía Đông đánh ''rợ Á'' thì phải hiểu đám đó là Ba Tư chứ hoàn toàn không liên quan gì đến Việt Nam cả, mặc dù cùng chung chữ Á.

Đám Bách Việt sau một thời gian thâu tóm lẫn nhau thì nổi lên thành 3 vương quốc mạnh nhất là nước Ư Việt của Câu Tiễn thủ đô Cối Kê, nước Câu Ngô của Phù Sai thủ đô Cô Tô, nước Kinh Sở của anh em nhà Hùng thủ đô đất Dĩnh. Ba quốc gia này có trình độ phát triển khá cao ngoài ra còn một đám bộ lạc nữa ở tít phía Nam thích cắm lông chim nhảy múa quanh đống lửa. Các anh nhận Bách Việt làm tổ tiên vậy cụ thể là Bách Việt nào nói rõ ra?
Cụ này là atlas number xx à .
Lập luận khó nghe nhưng lại chắc chắn. Muốn nghe thêm kiến giải. Kính 1 ly
 

Tập Lái 2019

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-610860
Ngày cấp bằng
21/1/19
Số km
2,749
Động cơ
148,744 Mã lực
Âu Việt trên núi kết hợp Lạc Việt dưới đồng bằng thành Âu Lạc
Nhưng cũng chỉ là 2 tộc trong hàng trăm tộc khác ở Lĩnh Nam, bị dồn dần về Giao Chỉ của người Mường rồi sau tuyên bố ly khai.
Cái này có lý nhé
Âu Việt và Lạc Việt là 2 bộ trong Bách Việt thôi. Còn ...98 bộ kia vẫn ở Lĩnh Nam chí ít là đến thời Đông Ngô Tôn quyền.
Ko rõ thời đó Giao Chỉ là của tộc nào ( phải chăng là Mường thật , nước Văn Lang ) vì lúc đó sông nước nhiều, đầm lầy rậm rạp. Cư dân " bản địa " tập trung quanh sông Mã phù hợp việc cấy hái, đánh bắt cá mập, nuôi cá Koi.
Cũng có thể Âu Lạc hai bộ xin tá túc hoặc hoà nhập vào.
Đến thời An Dương Vương cũng nhắc rõ khi đặt tên nước là Âu Lạc. Và cũng ít nhiều nhắc tới nguồn gốc phương Bắc.
Âu Việt =>> Âu Cơ
Lạc Việt =>> Lạc Long Quân
Còn việc đòi LQ ko liên quan lắm. Khi đó Quang Trung cậy mạnh nắn gân Càn Long, em nghĩ chủ yếu là tuyên bố sức mạnh cho thằng giẻ rách tóc đuôi sam có 1/2 gốc rợ tộc ngoài Kiến Châu nó sợ thôi. Chứ đòi LQ nghe ko thuyết phục. Vì dòng dõi 98 bộ Bách Việt kia vẫn có cư dân cầm sổ đỏ tại đó. Chả liên quan mình.
 
Chỉnh sửa cuối:

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Cái này có lý nhé
Âu Việt là 2 bộ trong Bách Việt thôi. Còn ...98 bộ kia vẫn ở Lĩnh Nam chí ít là đến thời Đông Ngô Tôn quyền.
Ko rõ thời đó Giao Chỉ là của tộc nào vì lúc đó sông nước nhiều, đầm lầy rậm rạp. Cư dân " bản địa " tập trung quanh sông Mã phù hợp việc cấy hái, đánh bắt cá mập, cá Koi.
Cũng có thể Âu Việt hai bộ xin tá túc hoặc hoà nhập vào.
Đến thời An Dương Vương cũng nhắc rõ khi đặt tên nước là Âu Lạc
Âu Việt =>> Âu Cơ
Lạc Việt =>> Lạc Long Quân
Còn việc đòi LQ ko liên quan lắm. Khi đó Quang Trung cậy mạnh nắn gân Càn Long, em nghĩ chủ yếu là tuyên bố sức mạnh cho thằng tóc đuôi sam có 1/2 gốc rợ tộc ngoài Kiến Châu nó sợ thôi. Chứ đòi LQ nghe ko thuyết phục. Vì dòng dõi 98 bộ Bách Việt kia vẫn có cư dân cầm sổ đỏ tại đó. Chả liên quan mình.
Nói chung là hòa huyết giữa rừng và biển, người nhập cư và bản địa. Truyền thuyết Campuchia cũng nói sự tích hình thành Cam là từ 1 hoàng tử Nam Đảo đi thuyền đến cưới 1 công chúa bản địa.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top