Sử ký, Tiền Hán thư chỉ thấy ghi chép từ thời Triệu Đà trở đi. Tuy nhiên, Cựu Đường thư viết khoảng năm 941-945 thời Hậu Tấn, dẫn sách Nam Việt chí của Thẩm Hoài Viễn viết khoảng cuối thế kỷ 5 (sách này nay không còn) khi viết về huyện Bình Đạo (Phong Khê thời Hán) thuộc Giao Châu của An Nam đô đốc phủ đề cập tới Hùng vương, Hùng hầu, An Dương vương, Triệu Đà, [Trọng] Thủy, Mị Châu, thần nỏ. Nhà cháu trích lại đoạn dịch thô sang tiếng Việt như sau:
Bình Đạo, Hán Phong Khê huyện địa, Nam Tề trí Xương Quốc huyện. “Nam Việt chí”: Giao Chỉ chi địa, tối vi cao du. Cựu hữu quân trưởng viết Hùng vương, kì tá viết Hùng hầu. Hậu Thục vương tương binh tam vạn thảo Hùng vương, diệt chi. Thục dĩ kì tử vi An Dương vương, trị Giao Chỉ. Kì quốc địa, tại kim Bình Đạo huyện đông. Kì thành cửu trọng, chu cửu lí, sĩ thứ phiền phụ. Úy Đà tại Phiên Ngung, khiển binh công chi. Vương hữu thần nỗ, nhất phát sát Việt quân vạn nhân, Triệu Đà nãi dữ chi hòa, nhưng dĩ kì tử Thủy vi chất. An Dương vương dĩ Mị Châu thê chi, tử Thủy đắc nỗ hủy chi. Việt binh chí, nãi sát An Dương vương, kiêm kì địa.
An Nam chí lược của Lê Tắc (1263-1342) không ghi chép gì về họ Hồng Bàng (Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương) hay An Dương Vương. Đại Việt Sử ký của Lê Văn Hưu (1230-1322) nay không còn nên không rõ có ghi chép gì về họ Hồng Bàng, An Dương Vương hay không. Từ Đại Việt Sử ký toàn thư (
https://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt01.html) mới thấy xuất hiện họ Hồng Bàng, An Dương Vương với nội dung tổng kết:
Trở lên là [kỷ] Hồng Bàng thị, từ Kinh Dương Vương được phong năm Nhâm Tuất, cùng thời với Đế Nghi, truyền đến cuối thời vua Hùng Vương, ngang với đời Noãn Vương nhà Chu năm thứ 57 [258 TCN] là năm Quý Mão thì hết, tất cả 2.622 năm [2879-258 TCN]. Đây chỉ là một niên đại suy đoán trên cơ sở (như trong Phàm lệ đã nói) muốn đặt Kinh Dương Vương ngang với Đế Nghi trong truyền thuyết của Trung Quốc mà thôi.