Khắc tinh của Chăm Pa là 1 dòng họ võ tướng nổi tiếng bậc Nhất lịch sử VN, họ Phạm
Sư nghiệp Bình Chiêm - Nam Tiến mở cõi của dân tộc Việt gắn liền với 1 gia tộc, xuất phát từ cụ Phạm Tu, 1 khai quốc công thần nhà Tiền Lý cho tới các tể tướng các triều Trần, Lê sau này. Cụ thể bao gồm:
1- Phạm Tu (476-545): được coi là Thuỷ tổ dòng họ Phạm Việt Nam, khai quốc công thần nhà Tiền Lý, đứng đầu Ban Võ nhà nước Vạn Xuân, nhà nước độc lập thứ 3 trong lịch sử sau Văn Lang và Âu Lạc. Năm 543, cụ Tu dẫn quân Nam chinh, đánh dẹp quân Lâm Ấp (Chiêm Thành) ở phía Nam kéo sang lấn chiếm quận Cửu Đức (Hà Tĩnh), giữ yên cương giới phía Nam. Được coi là người Việt Nam đầu tiên cầm quân giữ yên bờ cõi phía Nam. Có thuyết cho rằng nhờ
công đánh Lâm Ấp, ông được cải sang họ vua là họ Lý và tên là Phục Man (chinh phục người Man), Phạm Tu chính là Lý Phục Man.
2- Phạm Ngũ Lão (1255–1320): hậu duệ đời thứ 24 của Phạm Tu, ba lần đánh thắng lớn Ai Lao, và 2 lần tiến binh sang Chiêm Thành bình định & thu hồi đất đai bị xâm phạm của Đại Việt.
Với quân Nguyên, cụ Lão và Ng Khoái là 2 dũng tướng duy nhất có thể đấu với Toa Đô (Đô là danh hiệu của Đệ nhất dũng sĩ Mông Cổ, không phải tên họ). Nhưng cụ Lão còn nổi bật hơn nữa với các chiến tích "vô tiền khoáng hậu" khi đánh dẹp Ai Lao, Chiêm Thành của cụ. Cụ Lão do từ bé đi chăn voi cho vua Lào, nên là khắc tinh của tượng binh Ai Lao. Khi đối chiến, chỉ cần cụ Lão 1 mình 1 ngựa xuất trận xông vào tượng trận của Ai Lao mà làm rối trận và quy phục tượng binh Ai Lao. Ở phía Nam, năm 1312, khi Chế Chí "phản trắc" xâm phạm 2 châu Ô, Lý, mà Chế Mân đã cắt dâng cho Đại Việt (quà cưới Huyền Trân Công Chúa), cụ Lão được giao làm Thượng tướng trung quân của vua Trần Anh Tông tiến vào Chiêm Thành hỏi tội Chế Chí (2 cánh quân còn lại do Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn dẫn quân theo đường núi, Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư chỉ huy thủy quân đi đường biển; Chiêu Văn đại vương Trần Nhật Duật chỉ huy quân tả hữu Thánh Dực ở lại trấn giữ kinh thành). Chiêm Thành thua tan tác, Chế Chí bị bắt về giam tại cung Gia Lâm, vua Chiêm mới - Chế Năng - phải tiếp nhận tước Á-Hầu của
Đại Việt, khẳng định rõ quan hệ nước lớn - chư hầu giữa Đại Việt với Chiêm Thành. 2 năm sau, năm 1314, Chế Năng lại kéo quân ra Bắc chiếm lại châu Ô và châu Lý trong 5 năm; năm 1318 thời vua Trần Minh Tông, cụ Phạm Ngũ Lão và Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn tiến xuống Đồ Bàn lần 2, thu hồi lại 2 châu Ô và châu Lý. Chế Năng cùng hoàng gia phải chạy sang Java.
3- Phạm Nhữ Dực (13..-1409): con trai thứ 5 Phạm Ngũ Lão, là Cao thủy tổ của họ Phạm tại vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi. Năm 1400, dưới thời Hồ Quý Ly, Phạm Nhữ Dực cùng Đỗ Mãn,
Nguyễn Cảnh Chân đem quân đi đánh Chiêm Thành. Vua Chiêm thua, phải xin dâng đất Chiêm Động và Cổ Lũy để cầu hòa. Nhà Hồ sát nhập đất vừa lấy được vào Đại Ngu, chia thành 4 châu gồm: Thăng (vùng Duy Xuyên, Thăng Bình, Quế Sơn), Hoa (vùng Tam Kỳ, Núi Thành, Tiên Phước), Tư, Nghĩa (vùng Quảng Ngãi); Phạm Nhữ Dực làm Chánh Đô án phủ sứ châu Thăng Hoa.
4- Phạm Nhữ Tăng (1421 - 1479): là cháu gọi Phạm Nhữ Dực là ông (cố) nội, là cháu 4 đời của Phạm Ngũ Lão; Thời Lê Nhân Tông, cụ Tăng làm Bình Chương quân quốc trọng sự; tới thời Lê
Thánh Tông, trong cuộc bình Chiêm thắng lợi năm 1471, cụ Tăng là Trung Quân Đô thống, cầm ấn Tiên phong tổng chỉ huy đạo quân thủy - bộ nhà Hậu Lê vượt đèo Hải Vân, đổ bộ vào Thị (Lị Bị) Nại, bao vây Đồ Bàn, bắt sống Trà Toàn, biên giới Đại Việt được mở tới Thạch Bi Sơn; vùng đất mới chiếm được được đặt thành đạo thừa tuyên thứ 13 của Đại Việt, gọi là Quảng Nam,
gồm 3 phủ 9 huyện; cụ Phạm Nhữ Tăng được giao ở lại làm Quảng Nam Đô thống phủ.
...5.