[Funland] Lịch sử, văn hoá dân tộc Chăm.

Trạng thái
Thớt đang đóng

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,244
Động cơ
320,484 Mã lực
Website
woodsoft.vn
Chẳng có cái tội nào to bằng tội đi đô hộ VN, và rồi từ đó các câu chuyện đau thương liên tiếp xảy ra. Còn ba cái công trình đó chẳng nhẽ lại không xây nổi sau hơn 80 năm chiếm đóng. Đừng ảo tưởng những chuyện đó cho rằng nó đẹp, nó đang phục vụ lại dân ta. Nên nhớ rằng cái chúng tàn phá còn giá trị hơn nhiều so với cái chúng tạo ra, kể cả tàn phá cả các công trình có tính văn hóa cao, còn chưa kể đến làm mất đất đai của VN. Tôi rất hiểu văn hóa Pháp và tiếng Pháp nhưng không coi đó là văn minh được dâng cho người dân đất Việt.
Dưới đây là bản đồ thời Minh Mạng. Cho đến trước khi Pháp sang thì thì nhà Nguyễn đã trả Trấn Ninh cho Lào và rút khỏi Trấn Tây Thành. Như vậy nhìn trên bản đồ sẽ thấy:
- Việt Nam bị Pháp xẻo mất 1 số vùng cho nước khác: Trấn Tĩnh, Trấn Man, Lạc Biên (chỗ Hà Tĩnh, Quảng Trị), vùng Tụ Long và một mảnh nhỏ chỗ Móng Cái.
- Pháp cũng mang về cho Việt Nam 1 số mảnh: 12 xứ Thái nay là Lào Cai, Điện Biên lấy từ TQ, vùng Tây Nguyên lấy từ Nam Bàn, cho quân ra đồn trú Hoàng Sa, Trường Sa.
Nếu nhìn sơ bộ phần đất liền mất đi và được thêm do Pháp thì cũng xêm xêm (tất nhiên là chủ quan do mắt em nhìn).
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
881
Động cơ
477,001 Mã lực
Văn minh Chiêm Thành còn ảnh hưởng đến đời sống ngày nay khá nhiều, phổ cập:
1- Nước mắm trên bàn ăn các gia đình Việt;
2- Giống lùa Chiêm (vụ chiêm) ngắn ngày, năng suất, chịu được mùa khô ít nước, giúp cho đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Trung Bộ và các vùng trung du bán sơn địa đảm bảo lương thực, gia tăng dân số, bồi đắp nguồn lực để tiếp tục thôn tính Thủy Chân Lạp, mở rộng bờ cõi;
3- Ca từ buồn buồn, u sầu của các làn điệu ca vũ vùng nam trung bộ, tây nam bộ ngày nay;
4- Văn hóa sử dụng trầm hương và phổ cập theo dòng chẩy của Phật giáo
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Dưới đây là bản đồ thời Minh Mạng. Cho đến trước khi Pháp sang thì thì nhà Nguyễn đã trả Trấn Ninh cho Lào và rút khỏi Trấn Tây Thành. Như vậy nhìn trên bản đồ sẽ thấy:
- Việt Nam bị Pháp xẻo mất 1 số vùng cho nước khác: Trấn Tĩnh, Trấn Man, Lạc Biên (chỗ Hà Tĩnh, Quảng Trị), vùng Tụ Long và một mảnh nhỏ chỗ Móng Cái.
- Pháp cũng mang về cho Việt Nam 1 số mảnh: 12 xứ Thái nay là Lào Cai, Điện Biên lấy từ TQ, vùng Tây Nguyên lấy từ Nam Bàn, cho quân ra đồn trú Hoàng Sa, Trường Sa.
Nếu nhìn sơ bộ phần đất liền mất đi và được thêm do Pháp thì cũng xêm xêm (tất nhiên là chủ quan do mắt em nhìn).
Trên thực tế ngoài xứ Thái còn 1 vũng nữa luôn luôn tự trị là vùng Mèo Hà Giang, cao nguyên đá Đồng Văn quá hiểm trở đến Pháp còn ko đánh nổi và tập quyền tw, sau 1945 mới thực sự về với VN.
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
6,725
Động cơ
264,535 Mã lực
Bây giờ nghe chuyện Hồ Hán Thương cầm 200k quân Lê Thánh Tông cầm 250k quân đi bình Chiêm hay Lê Hoàn bắc thì đánh Tống nam thì bình Chiêm cũng kinh dị thật, thời xưa quản lý quân đội, huy động logistics vv cũng rất ra gì đấy :)
Toàn bị sa số liệu thôi cụ oi.

Lấy đâu ra quân nhiều như vậy. Còn chuyện hậu cần nữa.

Chỉ huy bằng cờ, chứ có chỉ huy liên lạc bằng PRC25 đâu
 

dasaev

Xe buýt
Biển số
OF-12712
Ngày cấp bằng
16/1/08
Số km
827
Động cơ
517,068 Mã lực
Nhà em già, lẩm cẩm nên hay đọc linh tinh. Tuy nhiên không có chuyên môn nên cái sự hiểu không đến nơi đến chốn. Nhà em có 1 thắc mắc là địa bàn cư trú của người Chăm hoặc Proto Chăm về cực Bắc thì đến đâu ạ? Sở dĩ hỏi thế vì theo “huyền sử” thì ông Mai An Tiêm, ông Mai Thúc Loan có dính dáng đến yếu tố Chăm…
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,467
Động cơ
468,032 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Chủ Nhật, rảnh ngồi xem lễ hội Kate rồi Ra mư wan... sau lại nghe mấy bài Hận đồ bàn, em mới thấy lịch sử xưa kia thì Vương quốc Chăm cũng hùng cứ, xưng bá phương nam ghê gớm đấy chứ. Bị diệt vong do húng quá... nên bh văn hoá vẫn còn nhưng quy mô nhỏ quá. Có cụ nào hiểu rõ chia sẻ thêm đời sống, văn hoá, lịch sử đi ạ.
Chả phải vì húng quá, mà cơ bản là xây nhiều đền đài, miếu mạo. Những cái đó làm khánh kiệt ngân khố quốc gia, trong thời bình thì còn xoay chỗ nọ đập chỗ kia để vớt vát, nếu xảy ra chiến tranh thì xuống lỗ ngay và luôn : Champa, Khmer ...
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Nhà em già, lẩm cẩm nên hay đọc linh tinh. Tuy nhiên không có chuyên môn nên cái sự hiểu không đến nơi đến chốn. Nhà em có 1 thắc mắc là địa bàn cư trú của người Chăm hoặc Proto Chăm về cực Bắc thì đến đâu ạ? Sở dĩ hỏi thế vì theo “huyền sử” thì ông Mai An Tiêm, ông Mai Thúc Loan có dính dáng đến yếu tố Chăm…
Theo vết di tích thì đến Thành Cao Lao Hạ ở Quảng Bình cụ ạ
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,688
Động cơ
281,742 Mã lực
Nhà em già, lẩm cẩm nên hay đọc linh tinh. Tuy nhiên không có chuyên môn nên cái sự hiểu không đến nơi đến chốn. Nhà em có 1 thắc mắc là địa bàn cư trú của người Chăm hoặc Proto Chăm về cực Bắc thì đến đâu ạ? Sở dĩ hỏi thế vì theo “huyền sử” thì ông Mai An Tiêm, ông Mai Thúc Loan có dính dáng đến yếu tố Chăm…
Theo mô tả ngoại hình của Mai Thúc Loan thì có vẻ như là dân tộc Chăm.
 

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
856
Động cơ
137,769 Mã lực
Tuổi
46
Em chia sẻ thêm là người Chăm Việt Nam di cư sang Malaysia sẽ được coi là thuộc nhóm Bumiputera tức là người bản địa.

Người nói ngôn ngữ Malay sinh sống trên một phạm vi rộng ở cả lục địa và đảo quốc Đông Nam Á. 1000 năm trước, họ cũng di cư đến đảo Malagasy ở châu Phi và hiện nay vẫn là dân tộc thống trị ở đây, chiếm ưu thế so với người Bantu da đen từ lục địa châu Phi di cư sang. Quan chức Madagascar nhiều người trông vẫn giống y hệt người Indonesia hay Malaysia.

Ở Việt Nam thì theo em có các nhóm, gồm những tộc người di cư trực tiếp từ đảo Đài Loan 4000 đến 5000 năm trước (cuộc di cư đầu tiên của các tộc Malayo Polinesia), sau đó một bộ phận di cư tiếp sang các đảo Indonesia. Đến khoảng đầu công nguyên thì một bộ phận từ các đảo Indonesia lại di cư ngược trở lại miền Trung Viêt Nam và kết hợp với các tộc người tạm gọi là Malay bản địa để hình thành dân tôc Chăm.

Em sang Malaysia thấy đám Malay vẫn lạc hậu lắm so với dân Hoa. Vào văn phòng thì những công việc trí óc toàn kỹ sư gốc Hoa da trắng làm, còn đám Malays da đen hơn thường làm những việc hành chính. Kể cả có kỹ sư Malay thì cũng hiền và lép vế với kỹ sư người gốc Hoa. Malaysia phải đặt hạn ngạch ở các trường đại học cho người Malay, tương tự như ở Mỹ phải đặt hạn ngạch cho dân da đen.

Căn cứ vào việc địa danh Cửa Lò nghệ An được cho là có liên hệ với địa danh Malay Kuala, có nghĩa là cửa sông (như trong Kuala Lumpur) thì địa bàn cư trú của tộc Malay cổ có thể ít nhất là đến vùng Thanh Hóa, Nghệ An.
 
Chỉnh sửa cuối:

cưỡi chổi

Xe lăn
Biển số
OF-123656
Ngày cấp bằng
9/12/11
Số km
11,308
Động cơ
514,178 Mã lực
Nơi ở
trên cái chổi
E ngày xưa đi học ở với a bạn người Chăm nói chuyện a ý chia sẻ nhiều thứ khá thú vị. Chế Bồng Nga có vẻ là đời vua huy hoàng nhất của Chăm, đánh ra Thăng Long vài lần - chỉ cướp phá rồi rút. Bạn người Chăm em lý giải là người Chăm có khái niệm vùng đất thiêng - các đền đài còn xót lại bây h ở miền Trung. Họ sẽ không rời vùng đó, chỉ sống quanh đó. nên họ không chiếm đất của mình.
Về góc độ địa chính trị, thì các đồng bằng miền Trung địa bàn cảu người Chăm nhỏ hẹp, không màu mỡ => không sản xuất được nhiều lúa gạo => quy mô xã hội và quân đội không đủ lớn và mạnh để cạnh tranh với Đại Việt - có đồng bằng Bắc Bộ, vùng Nghệ An Thanh Hóa màu mỡ phì nhiêu.
Về tổ chức xã hội, có vẻ như họ là tập hợp của các tiểu quốc Chăm, không phải là một nước. Các tiểu quốc này có lúc liên minh có lúc đánh nhau nên sức mạnh của họ không bền vững,
Có lẽ là như vậy cụ ạ. Người Nam Đảo nói chung không có phong kiến tập quyền trung ương. Cả dội ở Java cũng vậy. Nhiều khi chỉ là liên minh giữa các tiểu quốc
 

berryfun

Xe điện
Biển số
OF-33626
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
2,990
Động cơ
398,619 Mã lực
Nơi ở
The heavens
Các cụ nhà mình hơi tàn bạo nhưng biết làm sao. Thế mới thấy mưu lược của cha ông mình cũng ko tầm thường, bắc coi như xong. Giờ chỉ có nam tiến và đông tiến.

Champa sụp đổ nhanh chóng cũng có phần nguyên nhân là do chọn bên sai.

Minh Mệnh trừng phạt dân tộc Champa (1832-1833)
Trước những hình phạt dã mang của vua Minh Mệnh dành cho người Việt theo Thiên Chúa Giáo hay bản án đào mồ của Lê Văn Duyệt vào năm 1835, người ta không ngạc nhiên cho lắm về chính sách tàn bạo của vua Minh Mệnh để trừng trị dân tộc Chăm về tội theo Lê Văn Duyệt và không qui phục triều đình Huế.
Khởi đầu cho cuộc trừng phạt, Minh Mệnh ra lệnh cách chức và bắt giam tất cả quan lại Champa ; tịch thu tất cả tài sản của họ và sau đó đưa vào gông cùm để tra tấn; buộc người Chăm phải khai báo những gì liên quan đến phong tục tập quán của vương quốc này ; ra lệnh trừng phạt chức sắc Chăm bằng cách bắt buộc các vị tu sĩ Chăm Bani (Hồi Giáo) phải ăn thịt heo, thịt dông và tu sĩ Chăm Bà La Môn phải ăn thịt bò ; ra lệnh đồng hóa người Chăm thành người Kinh bằng cách buộc người Chăm phải mang đồng phục người Kinh, ngăn cấm tuyệt đối người Chăm không có quyền cúng quẩy hay thực thi nghi lễ tín ngưỡng của họ; bắt buộc dân chúng Chăm phải làm nô dịch vô cùng nặng nề như việc nộp cống các loại gỗ quý, voi rừng, ngà voi, v.v, chưa nói đến khổ dịch mang súng đạn và xung phong trên chiến trường chống lại cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi ở Gia Định Thành vào năm 1833-1834.
Minh Mệnh còn cho phép quan lại người Kinh đứng ra chỉ đạo, dùng roi gậy đánh đập người Chăm nếu họ làm nô dịch quá chậm chạp ; buộc người Chăm phải nộp những món thịt của thú rừng như hưu, nai, thỏ, bò, v.v.. Một khi người Chăm không tìm ra món thịt thú rừng, các quan lại người Kinh san bằng nghĩa trang Chăm, chưa nói đến việc đưa người Chăm ra xử trảm.
Sau đó Minh Mệnh còn buộc người Chăm phải lấy tên họ theo người Hoa như Quảng, Hứa, Đàng, Lâm, Châu, Thành, v.v., xóa bỏ tất cả những chức vụ quan lại Champa để thay vào đó những chức vụ mà hệ thống hành chánh Việt Nam đã qui hoạch như chánh tổng, lý trưởng, trùm, biện, hào mục, v.v.
Chính sách trừng phạt của triều đình Huế đã làm đảo lộn hoàn toàn hệ thống tổ chức xã hội Chăm để rồi trong gia đình người em không còn biết người anh là ai; cháu không còn tôn trọng bậc chú bác; các thành viên trong gia đình đối xử với nhau như người Chăm-Kinh, không ngần ngại kéo nhau ra thưa kiện trước pháp lý Việt Nam.
Hết nộp thuế nặng nề, dân chúng Champa phải nộp một số lượng gỗ cho chính quyền Việt Nam dùng để đóng tàu chiến, xe bò hay đốt lò gạch ; phải xây dựng đập nước và hệ thống dẫn thủy nhập điền cho ruộng lúa của người Kinh ; ra lệnh tịch thu tất cả ruộng muối của người Chăm, được xem như là mạch máu kinh tế của dân tộc này,
Sau năm 1832, dân tộc Chăm tiếp thu thêm một khái niệm mới về tham nhũng mà họ chưa từng nghe đến trong đời. Những quan lại người Kinh không ngừng đòi tiền hối lộ của người Chăm để được miễn nô dịch ; không ngần ngại chia đất đai người Chăm thành mảnh vụn để đóng thuế và hình thành chính sách cho vay nặng lãi để rồi chủ nợ người Kinh tha hồ chiếm đoạt tài sản và ruộng rẫy của người Chăm thiếu nợ, hay bắt họ làm vật thế chấp.
Nếu người Chăm than van về thuế má quá nặng nề, hành động thối nát và tham nhũng của các quan lại người Kinh nhằm bóc lột người Chăm, thì nông dân Việt Nam vào thời điểm đó cũng không thoát khỏi nanh vuốt của triều đình Huế. Dân tộc Việt cũng bị các cường hào quan lại tướt đoạt tài sản và bị đè bẹp bởi nô dịch và thuế má. Một khi không chịu nổi cơ cực nữa, nông dân Việt Nam chỉ còn cách là nổi dậy. Cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi ở Gia Định Thành và cuộc vùng dậy của Lê Duy Lương và Nùng Văn Vân ở phía bắc vào năm 1833 là thí dụ điển hình.

Phong trào Hồi Giáo của Katip Sumat (1833-1834)
Katip Sumat là vị tu sĩ Chăm Hồi Giáo sinh ở Campuchia, đã từng sang Mã Lai du học về triết lý Hồi Giáo. Nghe tin vương quốc Champa bị xóa bỏ trên bản đồ vào năm 1832, Katip Sumat rời Mã Lai trở về Champa để hình thành một phong trào đấu tranh chống triều đình Huế vào năm 1833. Mục tiêu của Katip Sumat là giải phóng Champa ra khỏi ách thống trị của Việt Nam. Muốn tiến đến mục tiêu này, Katip Sumat dùng triết lý Hồi Giáo làm khung cho chủ thuyết đấu tranh đó là hình thành mặt trận “thánh chiến Hồi Giáo” (Jihad) chống lại triều đình Huế.
Sự vùng dậy của Katip Sumat đã biến dân chúng Champa thành nạn nhân của chiến cuộc. Để dập tan quân phiến loạn, Minh Mệnh ra lệnh cho binh lính của triều đình Huế tha hồ giết hại người Chăm vô tội và tung ra “chiến trường đỏ lửa” bằng cách đốt phá tất cả làng mạc người Chăm theo Katip Sumat, nhất là những làng mạc gần bờ biển hầu ngăn chặn người Chăm chạy sang nước ngoài, trong khi đó dân cư người Kinh ở Bình Thuận sẵn có súng đạn trong tay tìm cách giải quyết mối hận thù riêng bằng cách giết hại người Chăm không gớm tay
Trước lực lượng hùng mạnh của vua Minh Mệnh, Katip Sumat buộc phải lui về miền núi nằm ở phía tây và ra lệnh cho quân lính Chăm tiếp tục đương đầu với triều đình Huế ở đồng bằng, nhưng không gặt hái kết quả gì.
Ai cũng biết, Minh Mệnh là vị quốc vương rất tôn sùng giá trị văn hóa của dân tộc Việt và không bao giờ chấp nhận một tôn giáo ngoại lai nào du nhập vào lãnh thổ Việt Nam. Kể từ đó, cuộc khởi nghĩa của người Chăm dựa vào chủ thuyết Hồi Giáo du nhập từ bên ngoài có thể gây ra những mối nguy cơ mà vua Minh Mệnh phải dập tan bằng mọi cách, càng sớm càng tốt.
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
5,679
Động cơ
576,476 Mã lực
Văn minh Chiêm Thành còn ảnh hưởng đến đời sống ngày nay khá nhiều, phổ cập:
1- Nước mắm trên bàn ăn các gia đình Việt;
2- Giống lùa Chiêm (vụ chiêm) ngắn ngày, năng suất, chịu được mùa khô ít nước, giúp cho đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Trung Bộ và các vùng trung du bán sơn địa đảm bảo lương thực, gia tăng dân số, bồi đắp nguồn lực để tiếp tục thôn tính Thủy Chân Lạp, mở rộng bờ cõi;
3- Ca từ buồn buồn, u sầu của các làn điệu ca vũ vùng nam trung bộ, tây nam bộ ngày nay;
4- Văn hóa sử dụng trầm hương và phổ cập theo dòng chẩy của Phật giáo
Cụ cho 4 cái nguồn tương ứng với 4 nội dung cụ vừa nêu ra được không?
 

bomong

Xe điện
Biển số
OF-12106
Ngày cấp bằng
15/12/07
Số km
2,035
Động cơ
480,908 Mã lực
Nhà em già, lẩm cẩm nên hay đọc linh tinh. Tuy nhiên không có chuyên môn nên cái sự hiểu không đến nơi đến chốn. Nhà em có 1 thắc mắc là địa bàn cư trú của người Chăm hoặc Proto Chăm về cực Bắc thì đến đâu ạ? Sở dĩ hỏi thế vì theo “huyền sử” thì ông Mai An Tiêm, ông Mai Thúc Loan có dính dáng đến yếu tố Chăm…
Còn Mai Hồng Sơn tận bên Thái lan nữa, dính líu gì hay không?
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
473,031 Mã lực
Mình nghĩ cú lùi lớn nhất của Chăm là bỏ thành Ulik ở phá Tam Giang, mà nhà Trần chiếm gọi là thành Hóa Châu. Có câu Thương em, anh cũng muốn vô, Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang. Truông nhà Hồ, phá Tam Giang, Bạch Mã là cực kỳ hiểm trở phòng thủ tuyệt vời nên chúa Nguyễn chọn đô giữ được mấy trăm năm. Chỗ đẹp thế thành Ulik cũng to, mà ko giữ được thì lùi dần lùi dần đến lúc diệt vong cũng hợp lẽ thôi.
Thành này có từ năm nào cụ? Nhà Tùy còn đập thành Lồi toan hoang lấy tượng vàng nữa là thành gì ở phá Tam Giang, nghe lạ lạ.
 

Gừng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-147748
Ngày cấp bằng
1/7/12
Số km
7,936
Động cơ
365,515 Mã lực
Một dân tộc có nguồn gốc khác xa chúng ta và đã được chúng ta đồng hóa để phát triển😆😆😆. Phải luôn ghi nhớ công lao các anh hùng mở cõi của đất nước như nhà Đinh, nhà Trần, chúa Nguyễn,...
thiếu Lê Hoanf nưax cụ

N gừoi anh hùng đồ sát 2 cha con vua Đinh, phá Tống, bình Chiêm, để lại 50% di truyeenf ADN cho nhà L ý
 

bomong

Xe điện
Biển số
OF-12106
Ngày cấp bằng
15/12/07
Số km
2,035
Động cơ
480,908 Mã lực
Danh tướng Trần khát Trân, công lớn với nhà Trần, chém đầu vua Bồng chế Nga.
Đền thờ Ông ở TH đang bị xuống cấp, dột đổ nát, mà chả được quan tâm chi.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top