[Funland] [Lịch sử] Vài bài lịch sử - chính trị châu Phi hiện đại

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
3/Hậu chiến và tái chiến
*Hậu quả và giải quyết


Cuộc nội chiến từ 1975 đến 1992 ở Mozambique làm 1 triệu người chết, 5,7 triệu người di cư trong nội bộ và dẫn đến 1,7 triệu người tị nạn nước ngoài. Đất nước bị nạn đói tàn phá, trở thành một trong những nước nghèo đói nhất thế giới.

Gần 1 triệu quả mìn sót lại. Một tổ chức do Anh và Mỹ đứng đầu chịu trách nhiệm phá mìn cho Mozambique. Đến năm 2015, người ta tuyên bố Mozambique cơ bản đã hết mìn.

Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ được triển khai ở Mozambique. Năm 1994, nước này tiến hành bầu cử đa đảng tự do, Kết quả là đảng FRELIMO vẫn giành chiến thắng, nắm đa số ghế Nghị viện và Joaquim Chissano làm tổng thống. Tuy nhiên, đảng RENAMO cũng giành kết quả đáng khích lệ.

Cả 2 phe đều có tội ác cần phải xét xử. Nhưng thay vì xét xử, người ta chọn cách ''ân xá chung''. Các tội ác thay vì được xét xử thường được khuyến khích là ''nên quên đi''.

1,7 triệu người tị nạn Mozambique trở về quê hương, là cuộc hồi hương lớn nhất lịch sử.

Sau nhiều năm, Mozambique vẫn là một trong những nước nghèo nàn nhất thế giới, một phần do hậu quả to lớn của chiến tranh và thiên tai thường xuyên xảy ra.

Về chính trị, kể từ sau khi dân chủ hóa, đảng FRELIMO vẫn giành chiến thắng hầu hết các cuộc bầu cử. Điều này duy trì đường lối của Mozambique vẫn đi theo hướng Xã hội chủ nghĩa hiện đại.

*Tái nổi dậy và hòa bình năm 2019.
Từ năm 2013, sau các kết quả bầu cử bị cho là gian lận, nhiều nhân vật cũ của RENAMO đã đe dọa quay lại chiến tranh chống FRELIMO. Và thực sự một số cựu binh RENAMO đã nổi dậy trở lại, lần này ở miền Bắc và miền Trung. Cuộc nổi dậy lẻ tẻ khiến vài trăm người chết, 15.000 người phải rời bỏ nhà cửa. Tuy nhiên, các nỗ lực hòa bình không ngừng nghỉ đã giúp cuộc nổi dậy chấm dứt.

Ngày 1/8/2019, trước sự chứng kiến của đại diện ngoại giao nhiều nước (trong đó có Việt Nam), 2 phe FRELIMO và RENAMO đã ký thỏa thuận hòa bình lịch sử, chấm dứt nội chiến từ năm 2013. Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ mang lại hòa bình lâu dài cho đất nước và người dân Mozambique.

Thế nhưng, xung đột với RENAMO không phải là mối nguy duy nhất Mozambique phải đối mặt.

*Nổi dậy Hồi Giáo ở Mozambique.
Nếu đọc lại đầu bài một chút, sẽ nhận ngày ra vấn đề: Ở miền Bắc Mozambique có một cộng đồng Hồi giáo. Cộng đồng Hồi giáo này là duy nhất ở Miền Nam châu Phi, và do cuộc chinh phục của người Oman với Mozambique, nên họ có một sự tự hào nhất định.

Vào những năm 2015, do sự nổi lên của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS), nhất là lời kêu gọi thánh chiến thành lâp nhà nước Hồi giáo thống nhất, nhiều kẻ cực đoan ở miền Bắc Mozambique đã nổi dậy tấn công cảnh sát Mozambique.

Theo IS, khu vực có người Hồi giáo sinh sống ở CHDC Congo và Mozambique gọi là ''Tỉnh Trung Phi'' (Islamic State's Central Africa Province). Ở Mozambique, các phiến quân chủ yếu nổi dậy ở tỉnh Cabo Delgado, có nhiều người Hồi giáo. Chúng thành lập tổ chức gọi là Ansar al-Sunna.

Đến nay cuộc nổi dậy ở Cabo Delgado đã giết hơn 200 người. Quân đội Mozambique đã phải nhờ đến lính đánh thuê Nga. Nhưng cả những người lính Nga cũng không tránh khỏi bị tấn công. Tháng 11/2019, 5 lính tư nhân Nga đã bị sát hại ở Mozambique.

Rõ ràng con đường đến với hòa bình của Mozambique vẫn còn lắm chông gai!
 

Charmsalot

Xe tăng
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
1,735
Động cơ
241,315 Mã lực
Vậy thì Ấn Độ, Bangladesh và cả vài chục quốc gia thuộc địa cũ của Anh khác cũng thừa hưởng hệ thống luật pháp, tập quán làm ăn buôn bán của Anh thì sao cụ. Bản thân nước Anh giờ cũng đang nghèo hơn Singapore (mục tiêu của phe Brexit là biến nước Anh thành Singapore của châu Âu). Tức là cái hệ thong luật pháp đấy nó vô giá trị nếu không có người thực hiện nó. Còn Bồ Đào Nha thì quá lạc hậu so với Macao.

Copy một hệ thống chính trị và pháp luật thì rất đơn giản. Quan trọng là việc thực hiện.

Vì hai liên tưởng sau là nhảm nhí nên em mới đưa ra làm ví dụ.
Ấn độ nó quá phát triển luôn, chỉ có điều là bất bình đẳng xã hội của nó lớn. Chưa kể một loại các quốc gia ở Trung Mỹ - Caribe toàn da đen, chỉ nhờ áp dụng luật pháp, tập quán của Anh mà giàu nứt đố đổ vách.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Vậy thì Ấn Độ, Bangladesh và cả vài chục quốc gia thuộc địa cũ của Anh khác cũng thừa hưởng hệ thống luật pháp, tập quán làm ăn buôn bán của Anh thì sao cụ. Bản thân nước Anh giờ cũng đang nghèo hơn Singapore (mục tiêu của phe Brexit là biến nước Anh thành Singapore của châu Âu). Tức là cái hệ thong luật pháp đấy nó vô giá trị nếu không có người thực hiện nó. Còn Bồ Đào Nha thì quá lạc hậu so với Macao.

Copy một hệ thống chính trị và pháp luật thì rất đơn giản. Quan trọng là việc thực hiện.

Vì hai liên tưởng sau là nhảm nhí nên em mới đưa ra làm ví dụ.

bài này 30-40 năm trước thì phổ biến, nhưng đã đến thế kỷ 21 mà vẫn có một số cụ vẫn quy sự thành công (hay thất bại) của một quốc gia cho chế độ thực dân đã cách đây cả vài chục đến tram năm rồi thì em cũng lạ đấy, nhất là cụ longhentai này cũng có vể am hiểu và thích tìm tòi.
Ngày trước học sử nhóm em được giao câu hỏi: Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa? Phân biệt với chính sách thuộc địa của Pháp?

Những ý em nói ở trong đây phần lớn là của các cô trả lời.
 

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
856
Động cơ
137,769 Mã lực
Tuổi
46
Ấn độ nó quá phát triển luôn, chỉ có điều là bất bình đẳng xã hội của nó lớn. Chưa kể một loại các quốc gia ở Trung Mỹ - Caribe toàn da đen, chỉ nhờ áp dụng luật pháp, tập quán của Anh mà giàu nứt đố đổ vách.
Cụ nhận xét là Ấn Độ quá phát triển thì em chịu. Chắc có lẽ cụ không hề biết đến một con số thống kê nào. Vậy chắc theo ý cụ thí Phillipine là siêu cường rồi.

Em theo dõi tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Ấn Độ 20 năm nay. Vào trang rediff.com (trang vnexpress.net của Ấn Độ) gần như hang ngày cách đây 10 năm. Ở thời điểm 2019, đa phần các chỉ số phát triển (chỉ số nạn đói, suy dinh dưỡng, tỉ lệ trẻ em chết khi sinh, chat luong giáo dục phổ thong) của Ấn Độ xếp gần bét bang của thế giới, thậm chí thua mức trung bình của châu Phi hạ sahara. Các tê nạn và hủ tục man rợ không giảm mà có khi còn phát triển hơn thời thuộc địa.

Còn cụ nêu một quốc gia Caribe nào phát triển giúp em. Đúng là có vài nước có dân cực it và tài nguyên nhiều nên GDP bình quân tuy có vẻ cao, nhưng vẫn rất lạc hậu cụ nhé (như kiểu Ghinea xích đạo thôi)..
 
Chỉnh sửa cuối:

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Thông tin ngoài lề: buôn bán nô lệ châu Phi của người Arab.

Số nô lệ châu Phi bị thực dân châu Âu buôn bán qua Đại Tây Dương: 12,5 triệu

Số nô lệ châu Phi bị người Arab buôn bán qua Ấn Độ Dương và Sahara: 17 triệu

Khác với người châu Âu, việc buôn bán nô lệ của người Arab đã có từ thời Cổ đại, và tăng rất nhanh vào thế kỷ 7, thời điểm Hồi giáo xác lập ảnh hưởng tại Bắc Phi. Nó đạt đỉnh cao khi đế quốc Oman hoàn tất chinh phục Đông Phi vào thế kỷ 17, tạo nên con đường buôn bán nô lệ nổi tiếng trên Ấn Độ Dương, với trung tâm là hòn đảo Zanzibar xinh đẹp.

Tác giả Tidiane N'Diaye ước tính rằng 17 triệu người Đông Phi đã bị bán làm nô lệ: "Hầu hết mọi người vẫn có cái gọi là buôn bán [nô lệ] xuyên Đại Tây Dương vào thế giới mới. Nhưng thực tế, chế độ nô lệ của người Hồi giáo Ả Rập còn lớn hơn nhiều, ". "Tám triệu người châu Phi đã được đưa từ Đông Phi qua tuyến đường xuyên Sahara tới Ma-rốc hoặc Ai Cập. Thêm chín triệu người đã bị trục xuất đến các khu vực trên Biển Đỏ hoặc Ấn Độ Dương."

Việc buôn bán nô lệ châu Phi của người Arab cơ bản kết thúc năm 1873, khi người Anh ép quốc vương của Zanzibar (lúc này là một vương quốc độc lập), bãi bỏ chế độ nô lệ. Chế độ nô lệ của người Arab bắt đầu trước và kết thúc sau châu Âu.

Nguồn: Tidiane N'Diaye, nhà nhân chủng gốc Senegal


 

Charmsalot

Xe tăng
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
1,735
Động cơ
241,315 Mã lực
Cụ nhận xét là Ấn Độ quá phát triển thì em chịu. Chắc có lẽ cụ không hề biết đến một con số thống kê nào. Vậy chắc theo ý cụ thí Phillipine là siêu cường rồi.

Em theo dõi tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Ấn Độ 20 năm nay. Vào trang rediff.com (trang vnexpress.net của Ấn Độ) gần như hang ngày cách đây 10 năm. Ở thời điểm 2019, đa phần các chỉ số phát triển (chỉ số nạn đói, suy dinh dưỡng, tỉ lệ trẻ em chết khi sinh, chat luong giáo dục phổ thong) của Ấn Độ xếp gần bét bang của thế giới, thậm chí thua mức trung bình của châu Phi hạ sahara. Các tê nạn và hủ tục man rợ không giảm mà có khi còn phát triển hơn thời thuộc địa.

Còn cụ nêu một quốc gia Caribe nào phát triển giúp em. Đúng là có vài nước có dân cực it và tài nguyên nhiều nên GDP bình quân tuy có vẻ cao, nhưng vẫn rất lạc hậu cụ nhé (như kiểu Ghinea xích đạo thôi)..
Phi là siêu cường là ý của cụ đấy nhé. Toàn tự cụ suy đoán linh tinh rồi nói linh tinh.
Ấn độ chỉ số phát triển của nó nếu mà so ở tầng lớp mạt hạng cùng đinh thì nó khác gì trung quốc?
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Sách: Le génocide voilé : enquête historique của Tidiane N'Diaye, nói về tuyến đường buôn bán nô lệ châu Phi của Arab suốt nhiều thế kỷ.

Việc buôn bán nô lệ hàng trăm năm này là một trong những nguyên nhân xung đột giữa người châu Phi và người Arab, giữa Hồi giáo và Thiên chúa giáo ở Châu Phi. Một trong những sự kiện điển hình đã xảy ra là sự biến mất của đảo quốc Zanzibar, điều mà em sẽ nói tới ở bài sau.

tải xuống.jpg
 

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
856
Động cơ
137,769 Mã lực
Tuổi
46
Ngày trước học sử nhóm em được giao câu hỏi: Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa? Phân biệt với chính sách thuộc địa của Pháp?

Những ý em nói ở trong đây phần lớn là của các cô trả lời.
Vấn đề giảng dạy và nhận thức về lịch sử ở trường còn nhiều cái sai, không chỉ sai ở cấp phổ thông mà ngay cả các giáo sự ở cấp đại học, thậm chí cả những người được gọi là cây đa cây đề của ngành sử.

Có nhiều câu hỏi cho đến giờ, giới sử vẫn không trả lời được và lịch sử dạy ở trường đại học vẫn là lịch sử do phương Tây viết ra, được các cụ giáo sư (không do Pháp thì cũng do Liên Xô đào tạo) truyền đạt lại cho thế hệ sau và vẫn cứ tiếp tục như vậy.

Một vấn đề đơn giản là phân kỳ lịch sử thế giới, hiện tại vẫn phân theo cách hiểu của lịch sử phương Tây là chiếm hữu nô lệ rồi đến phong kiến. Trong khi đó, Đông Á (là trung tâm thế giới về kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn minh trong hầu hết thời gian của lịch sử thế giới), về cơ bản không có chế độ chiếm hữu nô lệ. Nói tóm lại là cái nhìn "dĩ Âu vi trung" vẫn đang chiếm ưu thế trong giới sử học, dẫn đến nghiên cứu sử học bị sai lầm nhiều, kể cả trong việc đánh giá lịch sử Việt Nam.
 

cuongcq

Xe tải
Biển số
OF-463323
Ngày cấp bằng
21/10/16
Số km
273
Động cơ
313,354 Mã lực
Công nhận cụ có nhiều tư liệu hay và công phu với thớt nhỉ
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,201
Động cơ
162,346 Mã lực
Vấn đề giảng dạy và nhận thức về lịch sử ở trường còn nhiều cái sai, không chỉ sai ở cấp phổ thông mà ngay cả các giáo sự ở cấp đại học, thậm chí cả những người được gọi là cây đa cây đề của ngành sử.

Có nhiều câu hỏi cho đến giờ, giới sử vẫn không trả lời được và lịch sử dạy ở trường đại học vẫn là lịch sử do phương Tây viết ra, được các cụ giáo sư (không do Pháp thì cũng do Liên Xô đào tạo) truyền đạt lại cho thế hệ sau và vẫn cứ tiếp tục như vậy.

Một vấn đề đơn giản là phân kỳ lịch sử thế giới, hiện tại vẫn phân theo cách hiểu của lịch sử phương Tây là chiếm hữu nô lệ rồi đến phong kiến. Trong khi đó, Đông Á (là trung tâm thế giới về kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn minh trong hầu hết thời gian của lịch sử thế giới), về cơ bản không có chế độ chiếm hữu nô lệ. Nói tóm lại là cái nhìn "dĩ Âu vi trung" vẫn đang chiếm ưu thế trong giới sử học, dẫn đến nghiên cứu sử học bị sai lầm nhiều, kể cả trong việc đánh giá lịch sử Việt Nam.
Cụ này nghĩ mình là Viện trưởng viện nghiên cứu lịch sử kiêm tiến sĩ sử học kiêm trưởng ban nghiên cứu đổi mới chương trình khoa giáo. Có cãi cũng bằng thừa thôi
 
Chỉnh sửa cuối:

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,201
Động cơ
162,346 Mã lực
Sách: Le génocide voilé : enquête historique của Tidiane N'Diaye, nói về tuyến đường buôn bán nô lệ châu Phi của Arab suốt nhiều thế kỷ.

Việc buôn bán nô lệ hàng trăm năm này là một trong những nguyên nhân xung đột giữa người châu Phi và người Arab, giữa Hồi giáo và Thiên chúa giáo ở Châu Phi. Một trong những sự kiện điển hình đã xảy ra là sự biến mất của đảo quốc Zanzibar, điều mà em sẽ nói tới ở bài sau.

tải xuống.jpg
Thớt hay quá cụ cứ post tiếp làm lơ mấy còm lăng nhăng nhé
 

iSurvive

Xe buýt
Biển số
OF-361053
Ngày cấp bằng
1/4/15
Số km
839
Động cơ
267,491 Mã lực
Cụ này nghĩ mình là Viện viện nghiên cứu lịch sử kiêm tiến sĩ sử học kiêm trưởng ban nghiên cứu đổi mới chương trình khoa giáo. Có cãi cũng bằng thừa thôi
Ý của cụ ấy là tàu khựa, trung tâm văn minh của thế giới chưa bao giờ có chế độ chiếm hữu nô lệ.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,369
Động cơ
351,381 Mã lực
Ấn độ nó quá phát triển luôn, chỉ có điều là bất bình đẳng xã hội của nó lớn. Chưa kể một loại các quốc gia ở Trung Mỹ - Caribe toàn da đen, chỉ nhờ áp dụng luật pháp, tập quán của Anh mà giàu nứt đố đổ vách.
Cụ bảo Ấn Độ quá phát triển là theo chỉ số nào vậy?
 

tuyetchieu

Đi bộ
Biển số
OF-154050
Ngày cấp bằng
25/8/12
Số km
7
Động cơ
354,070 Mã lực
Cụ viết xong loạt Phi Châu này làm em rõ thêm khá nhiều điều. Khu vực này em lười đọc lịch sử cận đại nên giờ đọc thấy hay vì đôi lúc nghĩ ông Việt teo hay mở rộng làm ăn ở Châu Phi mà không rõ lí do. Giờ thì cũng thấm vài điều. Tks cụ!
 

Rong Ruổi

Xe container
Biển số
OF-406230
Ngày cấp bằng
22/2/16
Số km
6,070
Động cơ
1,120,926 Mã lực
Bài của cụ thớt rất hay. Dễ hiểu mà lôi cuốn
 

MaLai_M

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-705663
Ngày cấp bằng
27/10/19
Số km
2,164
Động cơ
117,437 Mã lực
Em cũng thắc mắc là chiến tranh loạn lạc từ những năm 70 là chiến tranh lạnh căng thẳng nhất mà phương tây dường như vô hình trong những bài của thớt đăng
Có đấy, nhưng tác giả đánh lộn sòng cách khác, đổ riệt lỗi giãy chết zimbabue cho Sô Liên trong khi chúng ngỏm củ tỏi từ lâu.

Chiến tranh lạnh xé Phi thành 2 mảnh nữa. Mảnh Bắc Phi chơi hàng Sô thì chiến thắng, vượt lên; mảnh Tây với Trung tậu súng Mỹ thì phang nhau tan cmn nát. 1998, Sô thăng nhưng Phi châu vẫn đương nện nhau hơn búa máy nổ. Cái lão Amin độc tài khát máu nguyên quán lính tẩy nhà Anh quốc.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
10/Zanzibar - Một Singapore đã mất!

Bài hôm nay nói về một bi kịch điển hình của châu Phi hậu thuộc địa, ít nhất là với 1/3 dân số Arab và một nửa dân số Hồi giáo của châu lục này: sự biến mất của Đảo quốc Zanzibar.

Thực ra bác nào có nhiều tiền xíu thôi là sẽ có ngay một tour thăm toàn bộ Zanzibar. Nhưng lịch sử của hòn đảo này thì không phải ai cũng kể hết.

Ngày nay, trên thế giới người ta đều biết đến Singapore như một đảo quốc giàu có bất chấp diện tích nhỏ hẹp, cùng với việc nằm trên tuyến đường hàng hải tấp nập nhất thế giới. Tuy nhiên ít ai biết rằng, vào những năm 60s thế kỷ trước, vào lúc mà Singapore còn gần như vô danh trên bản đồ thế giới, đã có một quốc đảo khác mang hình ảnh gần như hoàn toàn giống Singapore ngày nay: nhỏ bé, giàu có, đa sắc tộc, nằm trên tuyến hàng hải quan trọng, gắn bó với nước Anh...Đó là quốc đảo Zanzibar ở châu Phi. Tuy nhiên, do nhiều biến cố lịch sử, vào cùng thời gian mà Singapore chập chững ra đời, quốc gia Zanzibar đã bị xóa khỏi bản đồ thế giới theo một cách đ đau đớn.

Bài viết này là một bản tóm tắt ngắn gọn về lịch sử của đảo quốc Zanzibar từ lúc hình thành đến khi biến mất.

Bài này đã được người viết viết lại 1 lần, bổ sung thêm về lịch sử của Đế quốc Oman và chế độ buôn bán nô lệ của người Arab. Nên bác nào hôm qua thắc mắc tại sao dân châu Phi nhiều Hồi giáo thì có thể tham khảo bài này


 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
1/ Sơ lược Zanzibar và lịch sử đời đầu.
Zanzibar là một quần đảo ngoài khơi Đông Phi, chỉ cách bờ biển nước Tanzania ngày nay vài chục km. Quần đảo gồm 2 đảo: đảo lớn Zanzibar (đảo chính, còn có tên là Unguja) và đảo nhỏ Pemba. Diện tích 2 đảo là 2.650 km2.

Dù nằm biệt lập với đất liền nhưng điều bất ngờ là các bằng chứng khảo cổ cho thấy đã có người sống ở Zanzibar cách đây 22.000 năm. Những thổ dân đầu tiên của Zanzibar được ghi nhận sinh sống thường xuyên gọi là Hadimu và Tumbatu. Những thổ dân này không có trên lục địa châu Phi. Dù có màu da ngăm đen nhưng ngày nay vẫn chưa có bằng chứng hay công trình nghiên cứu nào kết luận được liệu thổ dân Hadimu và Tumbatu có từ đại lục châu Phi di cư sang Zanzibar hay không. Những người ủng hộ thuyết Zanzibar thuộc về châu Phi thì dựa vào ngôn ngữ của thổ dân Zanzibar với ngôn ngữ của người Bantu châu Phi. Những người phản đối thuyết này thì dựa vào bằng chứng rằng thổ dân Zanzibar rất kém đóng thuyền, và vì vậy bác bỏ khả năng họ di cư từ đại lục châu Phi. Vì vậy ngày nay, tranh cãi về nguồn gốc thổ dân Tumbatu cũng là tranh cãi lớn nhất về lịch sử Zanzibar.

Dù thổ dân Zanzibar khó đi đến các vùng đất khác (do kém kỹ thuật đóng thuyền), nhưng ngược lại những người bên ngoài dễ dàng tiếp cận hòn đảo này.Vì thế từ rất sớm, những thương nhân từ khắp nơi trên Ấn Độ Dương, từ Arab, Ba Tư, Ấn Độ và có khi cả Nam Dương,...đã đến Zanzibar. Một bằng chứng không thể chối cãi là việc tìm thấy gốm cổ Sumer và Assyria tại Zanzibar. Ở chiều ngược lại, tại thành phố cổ Eshnunna thuộc văn minh Sumer, người ta tìm thấy dây chuyền làm từ Hổ phách. Vào thời điểm đó, nếu không phải từ châu Mỹ thì hổ phách chỉ có thể tìm thấy ở Madagascar.

Dù gì đi nữa, thì chắc chắn một điều là các thương nhân đã sớm biết đến Zanzibar. Họ thường lợi dụng gió mùa để đi đến một vịnh nhỏ kín gió ở phía Tây đảo Zanzibar. Tại đây, họ đã lập nên khu định cư đầu tiên là Phố Đá (Stonetown), nay là Di sản thế giới của UNESCO. Trong quá trình định cư, ban đầu người Arab đã cố gắng giữ hòa hoãn nhất có thể với thổ dân địa phương. Họ chấp nhận quy phục một thủ lĩnh người Hadimu gọi là ''Mwenyi Mkuu'', hoặc một thủ lĩnh người Tumbatu gọi là ''Sheha''. Nhưng thực tế những thủ lĩnh này chỉ có quyền lực danh nghĩa, quyền lực thực sự trên đảo được chia đều cho những tay buôn giàu có từ Ba Tư, Arab. Người Arab cũng có những nỗ lực Hồi Giáo hóa quần đảo, với việc xây dựng nhà thờ Hồi giáo đầu tiên ở Nam Bán Cầu tại cực Nam đảo Zanzibar.

Người Ba Tư được coi là đặt tên cho quần đảo. Tên "Zanzibar" là bắt nguồn từ tiếng Ba Tư:زنگبار (Zangi-bar) có nghĩa là ''bờ biển Đen''.
Suốt nhiều thế kỷ, Zanzibar trở thành trung tâm buôn bán tuy không lớn của Ấn Độ Dương. Người Ấn Độ, Arab, Ba Tư Indonesia,..mang đến đây nhiều hương liệu, gia vị đặc trưng của họ như: đinh hương, đậu khấu, quế, hạt tiêu, cọ sợi,...khiến nó mang cái tên ''quần đảo Gia vị'' cùng tên với quần đảo Gia vị nổi tiếng nhất thế giới ở Maluku, Indonesia. Người ta còn tranh cãi là những gia vị trên đảo Zanzibar thực chất là do người Indonesia mang tới để trồng chứ không phải có sẵn. Hiện nay, người dân đã tiến lên trồng cả các gia vị này trên đảo, ngày nay trở thành hàng xuất khẩu chính của Zanzibar.

Không chỉ mang từ châu Á tới, những thương nhân còn đến lục địa châu Phi săn bắt, cướp phá mang ngược lại Zanzibar và về Á Châu. Những sản phẩm chủ yếu họ mang về từ châu Phi là ngà voi, vàng và nô lệ. Từ Zanzibar, một dải ven biển dài hàng nghìn cây số dọc bờ biển Đông Phi đã trở thành nơi buốn bán lớn trong nhiều thế kỷ, hình thành nên ''Bờ biển Swahili'' nổi tiếng của thế giới Arab.

Trong số những thương nhân, người Arab với lợi thế khoảng cách địa lý gần hơn, đã bắt đầu ở lại lâu dài trên đảo từ thế kỷ thứ 10, chiếm quyền kiểm soát Stone Town (Phố Đá), di sản thế giới của UNESCO. Người Arab cũng dần kiểm soát đường buôn bán của Zanzibar, nắm luôn cả đường mậu dịch trên biển Đông Phi.Họ còn mang cả nô lệ từ châu Phi đến Zanzibar, đồng thời truyền đạo Hồi cho những người này cũng như thổ dân trên đảo. Thế kỉ thứ 10 đã bắt đầu xác lập Zanzibar trở thành quốc gia dưới tay người Arab và Hồi giáo. Đây chính là đặc điểm lớn nhất tồn tại song hành cùng lịch sử độc lập của Zanzibar.

map_of_zanzibar.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
2/ Thời kỳ thuộc Bồ Đào Nha và thuộc Oman.

Phần này giải thích tại sao vùng bờ biển Đông Phi lại có đông người Hồi giáo.

Tính từ thế kỷ thứ 10, người Arab đã kiểm soát Zanzibar thêm 5 thế kỷ nữa trước khi bị gián đoạn bởi những người thám hiểm Châu Âu.
Dấu ấn lịch sử lớn của Zanzibar xuất hiện vào năm 1499. Vasco da Gama trên đường đến Ấn Độ đã đặt chân lên Zanzibar năm 1499. Người Bồ Đào Nha ghi nhận Zanzibar là ''nơi buôn bán không quá sầm uất, có nhiều sản vật như Ấn Độ,...'', ''giới tinh hoa Arab kiểm soát và nắm nô lệ da đen''. Vì biết thế lực của người Arab ở đây không mạnh, năm 1505, hạm đội của Francisco de Almeida đã chiếm quần đảo và sáp nhập vào Đế quốc Bồ Đào Nha. Người Bồ Đào Nha kiểm soát nơi này 2 thế kỷ.

Giai đoạn Bồ Đào Nha chiếm đóng Zanzibar không có gì đáng kể. Điều đáng kể ở đây là công cuộc chiếm đóng của Bồ Đào Nha trên bán đảo Arab, cụ thể là với vùng Oman. Đây là một câu chuyện dài, nhưng được vắn tắt lại như sau:
Trước kia, ở vùng Đông Nam bán đảo Arab có 2 vùng nằm cạnh nhau, ngăn cách bởi dãy núi Al Hajar. Phía trong dãy núi là vùng Oman, gọi là Nội lục Oman, là nơi sinh sống của các bộ lạc Arab bảo thủ đứng đầu bởi thủ lĩnh gọi là 'Imam'. Các bộ tộc Oman lạc hậu về nông nghiệp, thường chỉ chăn nuôi du mục và tổ chức thành các chiến binh cướp phá các vùng khác, nên họ tương đối giỏi chiến trận. Ngược lại, ngoài dãy Al Hajar là vùng duyên hải gọi là Muscat, lấy theo tên cảng lớn nhất là cảng Muscat. Người dân Muscat thế tục hơn, lại sớm phát triển thương mại trên Ấn Độ Dương nên giàu có hơn. Nhưng họ lại thường xuyên bị các lực lượng bên ngoài tấn công, đôi khi từ chính các chiến binh Oman từ nội lục, nhưng chủ yếu là từ người Ba Tư. Để giải quyết các vấn đề của cả 2, Oman và Muscat thường bắt tay nhau, theo đó các thương gia Muscat sẽ trả tiền và lương thực cho các bộ tộc Oman để đổi lấy việc các chiến binh Oman sẽ giúp họ đánh lại các đội quân xâm lược từ Ba Tư. Mối giao hảo này giúp cả 2 lãnh thổ sống yên bình bên cạnh nhau trong nhiều thế kỷ.

Nhưng sau đó, kẻ thù mới xuất hiện. Chuyến thám hiểm của người Bồ Đào Nha khám phá ra Muscat và họ chiếm lấy thành phố năm 1507 bằng cách giết hại và trục xuất thương nhân Arab. Từ đó, người Bồ Đào Nha kiểm soát vùng Duyên hải Muscat trong 143 năm, từ năm 1507 đến năm 1650. Nhưng quá trình chiếm đóng đó không phải là yên bình tuyệt đối. Người Bồ Đào Nha liên tục các bộ lạc Oman tấn công. Thậm chí năm 1552, trong một cuộc viễn chinh ra Ấn Độ Dương, hạm đội hùng mạnh của Đế quốc Ottoman đã tấn công và đại thắng trước quân Bồ Đào Nha ở Muscat. Nhưng Ottoman không chiếm thành phố, do mục tiêu quan trọng hơn của họ là thành phố cảng Basra thuộc Iraq.

Cuộc tàn phá của Ottoman đã làm lực lượng Bồ Đào Nha suy yếu đáng kể. Đến năm 1624, một thủ lĩnh ''Imam'' từ vùng nội lục Oman tên là Yaruba đã thống nhất các bộ lạc Oman tấn công người Bồ Đào Nha ở Muscat. Đến năm 1650, họ giải phóng Muscat. Tại đây, triều đại của Yaruba đã có được sự ủng hộ của những thương nhân Muscat, tạo nên một liên minh giàu có và hùng mạnh giữa Muscat và Oman.

Triều đại Yaruba không dừng tham vọng của mình. Biết thế lực của Bồ Đào Nha đã suy yếu, người Oman và Muscat đã liên minh với người Anh tấn công Bồ Đào Nha khắp Ấn Độ Dương. Trong quá trình chinh phạt,quân Oman chiếm nhiều vùng ven biển của Ba Tư, Ấn Độ, Pakistan,liên tục cướp phá các cảng Ấn Độ. Trên lục địa châu Phi, họ liên minh với người Somali, đánh đuổi người Bồ Đào Nha dọc ven biển châu Phi. Các thành phố lớn giàu có dọc bờ biển Đông Phi từ Mogadisu, Mombasa, Daar es Salaam,...đều rơi vào tay người Oman. Người Oman kết thúc mở rộng đế chế của mình ở miền Bắc Mozambique, là nơi xa nhất về phía Nam trong lịch sử Thế giới Hồi giáo. Trong quá trình đó, năm 1652, quân Oman chiếm Zanzibar.

Năm 1652, Zanzibar bị người Oman chinh phục, tiếp tục là một phần của thế giới Arab và Hồi giáo!

Ảnh: Đế quốc Oman thời đầu
250px-Maskat_&_Oman_map.png
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Đế quốc Oman thời mở rộng.

tdhTcxbqJmu5EqIB-ss6YBg1EtsavfdnY-XlvoeMKhw.jpg



250px-Empire_of_Oman.svg.png
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top