Xong các a Ng Gia Miêu & chia tay nick 16.
Chuyển sang 1 hồ sơ cụ khác mà con cháu vẫn đang kêu oan ạ: cụ
Ngô Quyền
sites.google.com
Ngô Quyền và sự công bằng của lịch sử
Một trăm năm trước, nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu đã suy tôn Ngô Quyền là
“Vị tổ trung hưng đất nước” sau các vị tổ dựng nước là các
Vua Hùng.
Theo Phả họ Ngô thì Tiền Ngô Vương tên húy là Quyền, sinh ngày 12 tháng Ba năm Đinh Tỵ, mất ngày 18 tháng Giêng năm Giáp Thìn, tức sinh năm 897, mất năm 944, thọ 48 tuổi, mộ táng tại thôn Cam Lâm xã Đường Lâm. Theo Phả sử thì năm Ngài 20 tuôi, cha mẹ đêu mất cả, Ngài quay vào châu Ái tức Thanh Hóa làm nha tướng của Dương Đình Nghệ. Lúc này Đình Nghệ là nha tướng của Khúc Hạo đang đóng quân bản bộ ở đó.
Năm 923, sau 6 năm lập quốc, nhà Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ nhất đánh bắt được Khúc Thừa Mỹ. Họ Khúc dấy nghiệp được 17 năm thì mất (906-923). Lúc này lực lượng của Dương Đình Nghệ chưa đủ mạnh. Ngô Quyền vừa là tướng tâm phúc vừa là con rể đã cùng chủ tướng củng cố hậu phương, xây dựng quân đội trong 8 năm, đến đầu năm 931, Ngô Quyền cùng Dương chủ tướng mới kéo quân từ Ái châu ra Bắc tiêu diệt quân Nam Hán đọat lại chức
Tiết độ sứ Giao Châu. Sau chiến thắng, Dương Đình Nghệ sai Ngô Quyền lại quay về quản lý Ái châu.
Ở Ái châu, năm 937 được tin Kiều Công Tiễn đã giết hại Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ để tiếm quyền và chiếm lấy thành Đại La, Ngô Quyền đã phải kiềm nén lòng căm thù kẻ phản chủ, tiếp tục củng cố lực lượng và tạo dựng thời cơ trong 20 tháng nữa.
Đoán biết thế nào Ngô Quyền cũng đem quân ra hỏi tội, nên tên phản chủ Kiều Công Tiễn đã lộ mặt là kẻ bán nước, sai người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán Lưu Cung thấy đây là môt cơ hội tốt để xâm chiếm nước ta một lần nữa, cũng là để trả thù cho lần thất bại 6 năm về trước, bèn phong cho con là Hoằng Tháo làm Giao Vương và sai đem quân sang cứu Công để thừa thế hòng cướp nước ta.
Đứng trước nguy cơ đất nước lại bị phương Bắc xâm lược và nhận thấy hành động bán nước của Công Tiễn đang làm phương hại đến sự nghiệp giành lại quốc quyền cho dân tộc mà họ Khúc, họ Dương đã mưu đồ trong 30 năm, Ngô Quyền bèn đem quân ra Bắc một lần nữa.
Được quân dân cả nước theo về, tháng đầu mùa đông năm Mậu Tuất (938), Ngô Quyền đã hạ thành Đại La, giết tên gian thần bán nước Kiều Công Tiễn, trừ mối họa bên trong. Rồi đó Ngài tổ chức chống giặc ngoài.
Trận địa cọc ở cửa sông Bạch Đằng đã bày sẵn!
Tháng 12 năm ấy, nơi đây đã là mồ chôn quân xâm lược Nam Hán cùng chủ tướng của chúng là Lưu Hoằng Tháo. Trận đánh chỉ diễn ra trong vòng một con nước triều, tức là chưa đầy một ngày, không chỉ đánh tan trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo mà còn chôn vùi vĩnh viễn tham vọng xâm chiếm nước ta của nhà Nam Hán.
Mùa xuân năm sau, năm 939, Ngô Quyền xưng
Vương, giành lại quyền độc lập tự chủ cho đất nước sau hơn 1000 năm Bắc thuộc. Vì muốn xây dựng một nhà nước độc lập không lệ thuộc vào ngọai bang, nên Ngô Quyền đã
không thỉnh mệnh mà tự lập. Có lẽ các nhà chép sử đã vin vào cớ này mà xếp triều đại nhà Ngô vào
“Ngọai kỷ”, tức là xếp ngồi xuống
“chiếu dưới” các triều đại về sau là điều không thỏa đáng.
Sử gia
Lê Văn Hưu đã từng nhận xét: “Tuy
chỉ xưng Vương chưa lên ngôi Đế đổi niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã nối lại được”.
Chỉ vì thiên kiến Vương với Đế mà
nhà Ngô không được coi ngang hàng với các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần .. sau đó. Về Vương và Đế, thì các sử gia biết rõ hơn ai hết là các triều đại sau triều nhà Ngô ở nước ta dẫu có xưng Đế thì cũng chỉ xưng trong nhà, còn khi sang Tàu thỉnh mệnh cũng chỉ dám xưng Vương mà thôi! Vậy thử hỏi giữa việc có thỉnh mệnh và không thỉnh mệnh thì đằng nào hơn? Thực ra thỉnh mệnh chỉ là sách lược mềm dẻo.
Một trăm năm trước, nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu đã suy tôn Ngô Quyền là “Vị tổ trung hưng đất nước” sau các vị tổ dựng nước là các Vua Hùng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam thời hiện đại đã từng ca ngợi Ngô Quyền bằng mấy câu thơ tuy mộc mạc nhưng vô cùng sâu sắc:
Ngô Quyền người ở Đường Lâm.
Cứu dân thoát khỏi cát lầm ngàn năm
Cả hai sự đánh giá đó, bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng đều biết đều nhớ, ấy vậy mà cho mãi tới ngày nay, giới sử học nước nhà vẫn
chưa có một động thái nào để
xóa bỏ thiên kiến đó.
...
Ban liên lạc họ Ngô Việt Nam (nay là Hội đồng Ngô tộc) đã nhiều lần nêu ra vấn đề Vương –Đế cũng như Bản kỷ-Ngọai kỷ. Và lần này, trước đông đảo các vị trong giới sử học nước nhà, chúng tôi lại nêu lại vấn đề đó, kính mong các vị hãy công tâm góp một tiếng nói góp phần trả lại sự công bằng lịch sử cho triều đại nhà Ngô trong tiến trình lịch sử dân tộc.
Chúng tôi xin nêu rõ nguyên ủy của sự việc như sau: Trước kia, khi biên soạn
Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên đã căn cứ vào
Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu mà cấu tạo bộ sử của mình thành hai phần: Ngoại kỷ và Bản kỷ. Ranh giới giữa hai phần là triều Ngô. Từ nhà Ngô trở đi là thuộc Bản kỷ. Sau khi Ngô Sĩ Liên mất, Vũ Quỳnh là người đã hất triều Ngô xuống “chiếu dưới”, tức là đưa triều nhà Ngô sang phần Ngoại kỷ, phần Bản kỷ kể từ triều Đinh. Về sau, sang thế kỷ 17, Phạm Công Trứ (1600-1675) cũng theo thế và ngày nay vẫn như thế. Nghĩa là suốt gần 500 năm qua vẫn giữ nguyên tình trạng ấy.
Chúng tôi xin nêu bối cảnh lịch sử của việc Ngô Quyền không thỉnh mệnh mà xưng vương để chúng ta cùng suy ngẫm. Đó là thời kỳ đất nước Trung Hoa rối loạn nhất trong lịch sử 5 ngàn năm của nước này:
Thời Ngũ đại thập quốc. Chỉ trong vòng 54 năm kể từ năm 907 đến năm 960 mà có đến 5 triều đại: Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu kế tiếp nhau làm vua, mỗi nhà mấy năm. Ngoài “Ngũ đại” ra còn có “Thập quốc”, trong số 10 nước thì ở phía Nam Trung Quốc có đến 9 nước cũng sát phạt thôn tính nhau. Trong 9 nước ở phía Nam thì nước gần nước ta nhất, mạnh nhất và tồn tại lâu nhất là Nam Hán; nước mà Ngô Quyền vừa đánh cho đại bại vào cuối năm 938, đến nỗi suốt hơn 30 năm tiếp theo cho đến khi bị diệt vong vào năm 971, không còn dám mơ tưởng tới đất nước ta nữa.
Trong bối cảnh lịch sử đó, nếu Ngô Quyền có ý định thỉnh mệnh, thì sẽ thỉnh mệnh nước nào? Chẳng lẽ sang thỉnh mệnh chính vua Nam Hán Lưu Cung, kẻ đã bị Ngô Quyền giết mất thế tử Lưu Hoằng Tháo vừa mới một tháng trước ư? Hay là vượt hàng ngàn cây số qua 2 nước Nam Hán và Sở lên tận kinh đô Khai Phong ở phía Bắc để thỉnh mệnh Cao tổ Thạch Kính Đường (936-942) của nhà Hậu Tấn-vị hoàng đế mà lịch sử Trung Hoa đánh gía là “chẳng khác gì tôi tớ của Khiết Đan” chăng?
(Hết dẫn)
Bình: cụ Ngô xưng vương là hơi phí, Nam Hán lúc đó đã xưng đế độc lập với Ngũ Đại rồi, cụ 2 lần đập Nam Hán ngon lành rồi thì nên xưng đế là đẹp. Hay cái là cụ Đinh đã rút kinh nghiệm món này rất nhanh sau đó!