- Biển số
- OF-300664
- Ngày cấp bằng
- 4/12/13
- Số km
- 2,171
- Động cơ
- 330,875 Mã lực
Vãi cái kiểu bịa lịch sử của các cụ nhà ta, sáng tác ra ông Nguyễn Thận từ trên trời rơi xuống, lại còn dựng chuyện như đúng rồi.Trong Bình Ngô Đại Cáo - Nguyễn Trãi có ghi:
"Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nên độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương."
Rồi sau này Bác Hồ có nhắc đến triều đại nhà Triệu trong Lịch Sử Nước Ta như sau:
"Triệu Đà là vị hiền quân
Quốc danh Nam Việt trị dân năm đời."
Về nguồn gốc (quê quán) của Triệu Đà thì có 2 nguồn thông tin về quê quán của vị vua này.
--------
- Nguồn thông tin thứ nhất:
Triệu Đà là người Trung Hoa phương Bắc (nay là lưu vực sông Hoàng Hà ở Trung Quốc)[9]. Triệu Đà quê ở Chân Định (nay thuộc tỉnh Hà Bắc ở miền Bắc Trung Quốc)
--------
- Nguồn thông tin thứ hai:
Theo gia phả của cụ thủ nhang đền thờ Triệu Vũ Đế tại Thái Bình thì: Triệu Đà là Nguyễn Thận có sách dịch là Nguyễn Cẩn sinh năm 256 trước Công nguyên, quê quán ở Vân Nội, Thanh Oai, Hà Nội ngày nay, ông mất năm 136 trước Công nguyên, thọ 121 tuổi, ở ngôi 71 năm. Bố đẻ của Nguyễn Thận là ông Hùng Dục Công, em trai của Hùng Duệ Vương (vua Hùng thứ 18). Mẹ của Nguyễn Thận là bà Trần Thị Quý. Khi còn bé, Nguyễn Thận ở đất phong của bố tại Chèm, Từ Liêm, Hà Nội ngày nay. Khi Thục Phán An Dương Vương đánh chiếm được Văn Lang, Nguyễn Thận phải lưu lạc. Quan lệnh úy Nhâm Ngao, tỉnh Quảng Đông Trung Quốc ngày nay, thấy tướng mạo Nguyễn Thận khôi ngô, tuấn tú, khỏe mạnh nên đã nhận ông làm con nuôi. Nhâm Ngao có người chị trong phủ Đại tổng quản thái giám Triệu Cao của nhà Tần. Nhân một lần vào thăm chị có Nguyễn Thận đi theo, Triệu Cao rất ưng tướng mạo của Nguyễn Thận và là thái giám không có con nên mới nói với Nhâm Ngao để xin nhận Nguyễn Thận làm con nuôi. Từ lúc này Nguyễn Thận được đổi tên là Triệu Đà. Do thực tài và là con nuôi của đại thái giám quyền thế nên được phong chức là hiệu úy, dưới quyền Nhâm Ngao. Khi nhà Tần suy sụp, Nhâm Ngao ốm nặng và trăn trối với Triệu Đà rằng khi ông chết Triệu Đà nên giữ lấy đất để mưu việc lớn. Nhâm Ngao chết, tất cả quyền hành đều thuộc về Triệu Đà. Là người có tài, có đất lớn, có quân đông, nhà Tần lại sụp đổ, nên Triệu Đà đánh chiếm các vùng đất lân cận và mở rộng đất tới phía nam sông Trường Giang, Trung quốc ngày nay, và tiến về phía Nam đánh Thục An Dương Vương, chiến thắng vào năm 207 trước CN. Sau Triệu Đà lên ngôi hoàng đế đặt tên nước là Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung thuộc Quảng Châu Trung quốc ngày nay. Triệu Đà mất năm 136 trước CN, thọ 121 tuổi, sau này di mộ về táng tại Gò Bình Phán, Thanh Oai, Hà Nội ngày nay.
-----------
Vậy quan điểm của các cụ như thế nào về tính chính thống của nhà Triệu, trong bối cảnh gần đây Triệu Đà bị các sử gia và môn lịch sử dạy là triều đại ngoại bang ...?
Chưa có chữ viết thì lấy đâu ra họ này họ nọ.