[Funland] Lên mặt trăng đâu có đơn giản

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,313
Động cơ
755,824 Mã lực
Sao hôm nay VTV đưa tin tàu đổ bộ của Nhật hạ cánh ở mặt trăng, mà nhìn con tàu Nhật nó "phèn phèn" thế nào ý các cụ nhề. Trông như đồ chơi ... :))
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
890
Động cơ
783,153 Mã lực
Thảo luận vui, quan điểm có thể đúng sai, thêm thông tin, thêm góc nhìn. Nhận xét vào nội dung, nhận xét người viết làm gì mà dùng từ não niếc cụ.

Em cũng xem 1 số phóng sự nghi vấn vụ Apollo 11, trong đó có ý như cụ nói. Để trả lời cụ em xin nói thế này:
- Sức hút (gravity) mặt trăng =1/6 trái đất. Để phóng từ Mặt trăng và quay trở lại Trái đất, tên lửa cần có lực đẩy đủ lớn để vượt qua lực hấp dẫn của Mặt trăng và đạt vận tốc thoát, khoảng 2,4 km/s.
- Module đổ bộ không được phóng từ mặt trăng để rời khỏi quỹ đạo mặt trăng, nên không cần lực đẩy này và cũng ko cần bãi phóng.

Thực tế sự việc thế này: Neil Armstrong và Buzz Aldrin đã sử dụng module đổ bộ tên là Eagle để hạ cánh, trong khi Michael Collins ở lại trên module chỉ huy tên là Columbia, cùng tên lửa đẩy, bay vòng quanh mặt trăng đợi. Sau khi khám phá bề mặt mặt trăng, Armstrong và Aldrin dùng Eagle với lực đẩy 4500kg bay lên khớp với Columbia bay đến (trượt thì Eagle rơi lại xuống mặt trăng, đây là rủi ro lớn nhất, nhưng phải chấp nhận vào thời điểm đó). Sau đó tên lửa đẩy (vẫn bay vòng vòng quanh mặt trăng) mới được khởi động để đưa toàn bộ 2 module đã ghép với nhau, thắng lực hút của mặt trăng về trái đất. Tất cả sự việc này được LX quan sát sát sao ngay lúc đó và ko có ý kiến gì khi được công bố rộng rãi trên thế giới.

Cụ có thêm thông tin cụ thể bổ sung gì thì cho em biết với.
Trọng lượng của phần phóng đúng là 4700 kg, nhưng đó là trọng lượng trên trái đất. Trên mặt trăng nó chỉ nặng bằng 1/6, tức là khoảng 800kg.

Động cơ APS của phần phóng có sức đẩy khoảng 16kN, gấp đôi trọng lượng trên mặt trăng của phần phóng, giúp nó có thể đạt được tốc độ hơn 2200m/s, thừa đủ bắt kịp module chỉ huy đang bay trên quỹ đạo với tốc độ khoảng 1600m/s.
 

thaiminh2015

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-844980
Ngày cấp bằng
13/12/23
Số km
377
Động cơ
20,029 Mã lực
Tuổi
35
Cháu trước xem 1 clip có 1 thằng nào đó đến trước mặt một ông phi hành gia Mỹ đã từng hạ cánh mặt trăng, chửi bới bảo là fake, lừa đảo, thế là ông kia điên lên tóm lấy đấm không trượt phát nào
Vụ này chắc còn cãi nhau vài chục năm nữa các cụ nhỉ
 

duongphong

Xe container
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
6,524
Động cơ
253,782 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Cả Nga, Mỹ, Tàu, Nhật đều chưa lên mặt giăng. Em tin mỗi Ấn lên =))
 

Timestay

Xe tải
Biển số
OF-845615
Ngày cấp bằng
25/12/23
Số km
265
Động cơ
59,641 Mã lực
Cháu trước xem 1 clip có 1 thằng nào đó đến trước mặt một ông phi hành gia Mỹ đã từng hạ cánh mặt trăng, chửi bới bảo là fake, lừa đảo, thế là ông kia điên lên tóm lấy đấm không trượt phát nào
Vụ này chắc còn cãi nhau vài chục năm nữa các cụ nhỉ
Khả năng fake là cao đấy
 

Parejo_10

Xe điện
Biển số
OF-295803
Ngày cấp bằng
18/10/13
Số km
4,095
Động cơ
312,280 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ nào có thông tin giải thích giúp em. Giả sử Mỹ đưa phi hành gia hạ cánh xuống mặt trăng thành công vậy lúc xong nhiệm vụ cần thoát khỏi mặt trăng họ dùng tên lửa nào để phóng đưa phi hành gia trở về quỹ đạo trái đất và hạ cánh.
Em Wiki thì lực hấp dẫn của mặt trăng bằng 1/6 so với trái đất. Ví dụ tên lửa phóng tàu từ trái đất đi là 300 tấn thì tên lửa từ mặt trăng cũng phải tầm 50 tấn. Họ làm thế nào để hạ cánh 50 tấn xuống mặt trăng.
Đặc biệt là trên mặt trăng không hề có bệ phóng tên lửa vũ trụ vậy họ làm ntn để phóng tàu đưa phi hành gia lên quỹ đạo về trái đất ???
 

LeTai1979

Xe ngựa
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
25,574
Động cơ
1,827,048 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Em ko tin Mĩ đã đặt chân lên mặt trăng, thông tin này lại như kiểu lọ Penicillin. :))
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,810
Động cơ
281,965 Mã lực
Cụ nào có thông tin giải thích giúp em. Giả sử Mỹ đưa phi hành gia hạ cánh xuống mặt trăng thành công vậy lúc xong nhiệm vụ cần thoát khỏi mặt trăng họ dùng tên lửa nào để phóng đưa phi hành gia trở về quỹ đạo trái đất và hạ cánh.
Em Wiki thì lực hấp dẫn của mặt trăng bằng 1/6 so với trái đất. Ví dụ tên lửa phóng tàu từ trái đất đi là 300 tấn thì tên lửa từ mặt trăng cũng phải tầm 50 tấn. Họ làm thế nào để hạ cánh 50 tấn xuống mặt trăng.
Đặc biệt là trên mặt trăng không hề có bệ phóng tên lửa vũ trụ vậy họ làm ntn để phóng tàu đưa phi hành gia lên quỹ đạo về trái đất ???
Em có viết ở trên ý. Cái tên lửa chính đến mặt trăng xong nó cứ bay vòng quanh đợi cái tàu đổ bộ xuống mặt trăng xong lên ghép vào là nổ máy phóng về nhà. Tàu đổ bộ hơn 4 tấn rưỡi, lên mặt trăng còn có 1/6, chỉ cần đủ nhiêu liệu bay được lên, bắt kịp đúng lúc tàu kia lượn qua là bám vào thôi, ko cần lực phóng phải mạnh hay cần bệ phóng gì cả.
 

Parejo_10

Xe điện
Biển số
OF-295803
Ngày cấp bằng
18/10/13
Số km
4,095
Động cơ
312,280 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em ko tin Mĩ đã đặt chân lên mặt trăng, thông tin này lại như kiểu lọ Penicillin. :))
Truyền thông của Mỹ thì bao uy tín rồi cụ. Cũng may vụ đặt chân lên mặt trăng cũng chả chết ai chứ vụ peni kia thì hậu quả thật ghê gớm.
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
11,114
Động cơ
956,187 Mã lực
Tuổi
40
Cụ nào có thông tin giải thích giúp em. Giả sử Mỹ đưa phi hành gia hạ cánh xuống mặt trăng thành công vậy lúc xong nhiệm vụ cần thoát khỏi mặt trăng họ dùng tên lửa nào để phóng đưa phi hành gia trở về quỹ đạo trái đất và hạ cánh.
Em Wiki thì lực hấp dẫn của mặt trăng bằng 1/6 so với trái đất. Ví dụ tên lửa phóng tàu từ trái đất đi là 300 tấn thì tên lửa từ mặt trăng cũng phải tầm 50 tấn. Họ làm thế nào để hạ cánh 50 tấn xuống mặt trăng.
Đặc biệt là trên mặt trăng không hề có bệ phóng tên lửa vũ trụ vậy họ làm ntn để phóng tàu đưa phi hành gia lên quỹ đạo về trái đất ???
SLS_on_39B_ahead_of_launch_(cropped).jpg

Bệ phóng ý cụ là cái tháp cho tên lửa bám vào đúng không.
Cái đấy ở trên trái đất thì cần còn trên mặt trăng thì không.
Vì lực hấp dẫn của trái đất lớn nên tên lửa đẩy phải to và nặng. Và nó được ghép từ nhiều tầng với nhau nên cần giá đỡ là cái tháp kia.
Ở bãi phóng họ dựng 1 bức tường nước nhằm mục đích triệt tiêu sóng xung kích nhằm bảo vệ các thứ xung quanh và chính hệ thống tên lửa đẩy
Còn trên mặt trăng thì chỉ cần chỗ bằng phẳng là được.
Tên lửa nhỏ hơn và là mang theo nên không cần giá đỡ để lắp ráp.
Chả có gì để phải bảo vệ khỏi sóng xung kích cả
Khoang đổ bộ nó gồm 2 tầng.
Tầng 1 để hạ cánh. Tầng 2 để cất cánh trở lại quỹ đạo. Lúc này Tầng 1 trở thành bệ phóng.
Tầng 2 Nó không tập trung luồng phụt tại trung tâm mà 4 tên lửa đặt ở 4 góc tàu để dễ dàng cân bằng lúc cất cánh
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-75015
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
14,929
Động cơ
640,566 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Phố
Mớt nó lên sao hỏa đến nơi rồi mà mấy anh còn cứ quanh quẩn nhà anh Cuội mãi các cụ nhỉ?
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
11,114
Động cơ
956,187 Mã lực
Tuổi
40
Chúc mừng hàng không vũ trụ Nhật Bản, nhưng ....

Ông Cuội nhà mình vặn vẹo cái gì mà tàu của Nhật không mở được pin mặt trời ra thế kia.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
890
Động cơ
783,153 Mã lực
Cụ nào có thông tin giải thích giúp em. Giả sử Mỹ đưa phi hành gia hạ cánh xuống mặt trăng thành công vậy lúc xong nhiệm vụ cần thoát khỏi mặt trăng họ dùng tên lửa nào để phóng đưa phi hành gia trở về quỹ đạo trái đất và hạ cánh.
Em Wiki thì lực hấp dẫn của mặt trăng bằng 1/6 so với trái đất. Ví dụ tên lửa phóng tàu từ trái đất đi là 300 tấn thì tên lửa từ mặt trăng cũng phải tầm 50 tấn. Họ làm thế nào để hạ cánh 50 tấn xuống mặt trăng.
Đặc biệt là trên mặt trăng không hề có bệ phóng tên lửa vũ trụ vậy họ làm ntn để phóng tàu đưa phi hành gia lên quỹ đạo về trái đất ???
Các cụ thấy khó hiểu vì sao lúc phóng lên cần cái tàu to vật trong khi lúc về từ mặt trăng thì cái tàu bé tí.

Để dễ hình dung, việc phóng tàu Apollo lên mặt trăng rồi quay về giống như ta đi xe đạp lên dốc rồi quay lại vậy, trái đất ở cuối dốc, còn mặt trăng ở đỉnh dốc. Khi đạp xe lên đỉnh dốc thì cần phải cong mông lên đạp, còn từ đỉnh dốc xuống thì chỉ cần thả trôi. Lực hấp dẫn của trái đất là lực kéo con tàu thả trôi từ mặt trăng quay về trái đất mà không cần lực đẩy nào khác. Lên mặt trăng là đi lên dốc, về trái đất là đi xuống dốc.

Nhưng trước khi bắt đầu leo lên dốc, người ta phải đưa được tàu lên quỹ đạo quanh trái đất đã. Tiêu tốn nhiều công sức nhất chính là đưa được tàu lên quỹ đạo quanh trái đất này. Khâu này ngốn mất 2 tầng đẩy đầu tiên của tên lửa Saturn V. Sau khi ổn định trên quỹ đạo, tầng đẩy thứ ba mới khởi động để đẩy tàu Apollo leo dốc lên mặt trăng.

Năm 2020, TQ đã phóng tàu Hằng Nga 5 lên mặt trăng, lấy được mẫu đất trên đó, rồi mang mẫu quay về trái đất thành công. Toàn bộ quá trình giống hệt như tàu Apollo, chỉ là không có người.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hoang1988

Xe tải
Biển số
OF-116369
Ngày cấp bằng
11/10/11
Số km
452
Động cơ
387,886 Mã lực
Em có viết ở trên ý. Cái tên lửa chính đến mặt trăng xong nó cứ bay vòng quanh đợi cái tàu đổ bộ xuống mặt trăng xong lên ghép vào là nổ máy phóng về nhà. Tàu đổ bộ hơn 4 tấn rưỡi, lên mặt trăng còn có 1/6, chỉ cần đủ nhiêu liệu bay được lên, bắt kịp đúng lúc tàu kia lượn qua là bám vào thôi, ko cần lực phóng phải mạnh hay cần bệ phóng gì cả.
Điều em băn khoăn là việc ghép nối module từ mặt trăng lên tàu con thoi cần sự tính toán cực chính xác, vì chỉ lệch một chút thôi thì module sẽ căn hụt tàu và bị kẹt lại mặt trăng vĩnh viễn, hoặc tệ hơn là va chạm mạnh vào tàu khiến cho tàu bị hỏng. Vậy họ đã làm điều đó bằng cách nào khi cách đây 60 năm các hệ thống máy tính vẫn còn sơ khai?
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
890
Động cơ
783,153 Mã lực
Điều em băn khoăn là việc ghép nối module từ mặt trăng lên tàu con thoi cần sự tính toán cực chính xác, vì chỉ lệch một chút thôi thì module sẽ căn hụt tàu và bị kẹt lại mặt trăng vĩnh viễn, hoặc tệ hơn là va chạm mạnh vào tàu khiến cho tàu bị hỏng. Vậy họ đã làm điều đó bằng cách nào khi cách đây 60 năm các hệ thống máy tính vẫn còn sơ khai?
Giả sử một xe đang chạy trên đường mà một người đứng ở vệ đường muốn nhảy lên xe thì làm thế nào? Anh ta sẽ không nên chạy ngang đường (vuông góc với hướng xe chạy) mà anh ta cần chạy xuôi đường, tốc độ bằng tốc độ xe, lại gần xe rồi bám vào xe nhảy lên.

Quy trình lắp ghép giữa phần phóng (Ascent stage) và module chỉ huy cũng tương tự như vậy, được lên kế hoạch trước, và được tính toán kỹ. Cụ thể nó gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: ascent stage sẽ được khởi động và phóng khi module chỉ huy còn cách địa điểm phóng khoảng 60 độ, tức là khoảng 20 phút bay. Ascent stage sẽ được phóng lên quỹ đạo quanh mặt trăng và thấp hơn quỹ đạo module chỉ huy (hình như thấp hơn khoảng 10-15km thì phải).

Giai đoạn 2: sau khi ascent stage ổn định quỹ đạo, động cơ trên tàu được tái khởi động để tàu nâng dần độ cao tới độ cao quỹ đạo module chỉ huy.

Giai đoạn 3: khi 2 tàu đã đủ gần nhìn thấy nhau bằng mắt thường được, Ascent stage sẽ dùng các động cơ nhỏ hơn để điều chỉnh tàu lại gần module chỉ huy và lắp ghép với module này.

Tất cả quá trình đều được tính trước, được hiệu chỉnh và xác nhận lại bởi trung tâm chỉ huy ở mặt đất. Còn trên tàu các phi hành gia có tự tính toán được không thì không rõ, nhưng khả năng cao là có thể.
 
Chỉnh sửa cuối:

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
11,114
Động cơ
956,187 Mã lực
Tuổi
40
Điều em băn khoăn là việc ghép nối module từ mặt trăng lên tàu con thoi cần sự tính toán cực chính xác, vì chỉ lệch một chút thôi thì module sẽ căn hụt tàu và bị kẹt lại mặt trăng vĩnh viễn, hoặc tệ hơn là va chạm mạnh vào tàu khiến cho tàu bị hỏng. Vậy họ đã làm điều đó bằng cách nào khi cách đây 60 năm các hệ thống máy tính vẫn còn sơ khai?
Như tiếp nhiên liệu trên không thôi. Tất nhiên là ở tốc độ cao hơn rất nhiều.
Nhưng không có lực cản không khí nên dễ ổn định hơn
 

lairai

Xe lăn
Biển số
OF-302219
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
11,757
Động cơ
1,097,211 Mã lực
Nơi ở
Lào Cai
Website
www.facebook.com
em cũng chả tin lắm ngày đó Méo nó lên mẹt trăng thật, thấy cũng tranh cãi mãi là nguỵ tạo
Mỹ lên rồi cụ, tư liệu bị thất lạc hết rồi. Tiếc thật :D
Giờ muốn lên lại phải ra lục tài liệu ở Hollywood, có thể họ còn lưu gì đó ;))
Em hỏi AI về vấn đề này, AI bênh Mỹ lắm cụ ạ.
Em hỏi đi hỏi lại các kiểu nó vẫn bênh được.
Em không tin Mỹ đã cho người lên thời điểm đó.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top