Đây là 1 điểm đơn giản nhưng ít người thảo luận ở đây nhìn ra. Tất cả đều học qua vật lý lớp 7 nhưng không biết vận dụng.
Lực hấp dẫn trên bề mặt mặt trăng yếu hơn trên bề mặt trái đất 6 lần. Vận tốc chạy thoát khỏi mặt đất là 11.2 km/s; còn vận tốc chạy thoát khỏi mặt trăng chỉ là 2.38km/s. Với tốc độ trên 10km/s cần tên lửa lực đẩy khủng, còn tốc độ 2km/s thì chỉ cần động cơ phản lực loại khá.
Chính về thế khi thiết kế Apollo người Mỹ chọn phương án 2 tàu, một tàu mẹ phóng bay quanh quỹ đạo mặt trăng, và một tàu nhỏ để đổ bộ. Tàu mẹ thì to lớn khủng khiếp tên lửa đẩy Saturn V dài đến 112 m, dùng nhiên liệu lỏng đốt oxy và hydro thông thường, với 3 tầng. Đây là tên lửa mạnh nhất mà con người đã từng chế tạo.
Mạnh hơn tên lửa của spaceX ngày nay. Tầng 1 của nó đốt 18 tấn nhiên liệu mỗi giây tạo lực đẩy 33 triệu Newton. Tầng 1 này đốt trong 2.5 phút đưa tàu lên độ cao 68 km. Sau đó tầng 2 đốt nhiên liệu 6 phút đưa tàu lên độ cao 175km, đạt vận tốc 8km/s, là đủ vào quỹ đạo bay quanh trái đất ở độ cao này. Bay vòng rưỡi quanh trái đất, tên lửa khoang thứ ba sẽ đốt nhiên liệu hướng tàu tiến về mặt trăng.
Còn Tàu nhỏ chỉ cần hai động cơ tên lửa nhỏ và hệ thống điều khiển là hạ cánh và cất cánh được. Điều này thì USA đã đủ sức làm lúc đó, tất nhiên là có yếu tố liều (chấp nhận rủi ro ở mức cao). Khi chạy đua thì họ làm việc thần tốc dưới áp lực, tiền chi không giới hạn, chấp nhận mạo hiểm cao.
Ngày nay thì tiền chi có giới hạn, chẳng phải chạy đua 1 mất 1 còn với ai, cùng với thói quen của giới kỹ sư ngày nay lạm dụng các thiết bị điện tử, phần mềm điều khiển, vật liệu tiên tiến, những thứ này lại tỏ ra rất dễ trục trặc hoặc lỗi trên các hệ thống tên lửa, dẫn đến là khó thực hiện lại những thành tựu cũ. Cần thời gian để thử nghiệm và fix lỗi.
Tất nhiên nếu bây giờ thực hiện được lại thành công, thì tuy cùng đạt mục đích nhưng sẽ có công nghệ khác, trình tự đông cao hơn hẳn, cộng nghệ điều khiển tự động phần mềm xử lý đã ở cấp độ vượt trội so với thời cơ khí 1969, bán tự động, dựa trên sự chính xác tài giỏi của hàng trăm nghìn người tài giỏi tham gia thực hiện thời đó. Máy tính trên tàu thời đó mạnh bằng cái calculator bây giờ thua xa cái điện thoại, thua cái PC/laptop cũ chậm cách đây 20 năm. Bây giờ người ta hướng đến công nghệ an toàn để đưa du khách với giá phải chăng, chứ không phải chỉ nhăm nhăm đạt mục đích phô chương. Với rủi ro cao dự án không thể bền vững, sẽ chết.
Cuộc đổ bộ lên Mặt trăng đầu tiên là một câu chuyện dài nhiều tập chứa đầy những con số lớn mà bây giờ bọn trẻ mải mê với Tik Tok hay các trò chơi nhảm nhí không thể hình dung. Phải mất hơn 8 năm, 10 nhiệm vụ chạy thử nghiệm, sự tham gia của hơn 400,000 kỹ sư, nhà khoa học và kỹ thuật viên, và tính theo số tiền ngày nay là khoảng 180 tỷ USD để thực hiện những bước thử nghiệm đầu tiên trên một tiểu hành tinh xa của trái đất là mặt trăng.
Ngày nay người ta muốn đổ bộ lên mặt trăng với số tiền khiêm tốn hơn nhiều, cỡ 10-30 tỷ, và với sự tham gia của số lượng chuyên gia chỉ bằng 1/40-1/20. Đó là sự tiến bộ công nghệ vượt bậc nhưng cũng là thách thức vô cùng lớn.