Học tiếng Anh cũng như tiếng Việt, điều cần nhất là phải nắm vững được ngữ pháp, cách bày tỏ hay trình bày một ý kiến, một quan điểm, một vấn đề một cách xúc tích, ngắn gọn, đủ ý. Cái này không thuộc về “giỏi Văn” mà thuộc về “logical thinking“
. Câu cú có chủ ngữ vị ngữ và các thành phần phụ, theo đúng trật tự. Đồng thời cũng phải “tỉnh táo” nắm vững ngữ cảnh để “luận ra” cách dùng từ. Vì dụ cùng là
interest nhưng trong bối cảnh ngân hàng sẽ mang một nghĩa (lãi xuất), dùng khi đi mua hay thuê nhà sẽ mang ý khác (quan tâm, thích thú). Hoặc từ
return, trong kinh doanh có nghĩa là lợi nhuận (return on investment ROI). Còn trong bối cảnh khác như đi lại có nghĩa là trở về, quay lại (return to Vietnam) trong bối cảnh thư viện thì có nghĩa là trả lại sách (return a book to the library. Hoặc “May I borrow your book? I will return it to you tomorrow”). Từ đó sẽ nắm được ý nghĩa của từ và cách dùng từ thích đáng hơn.
Hai là nếu có môi trường phù hợp thì việc học tiếng Anh sẽ thuận lợi là tiến bộ nhanh hơn. Mỗi nước (tiếng Anh là ngôn ngữ chính như Anh, Mỹ, Canada, Úc…) có cách dùng từ, dùng câu và cách diễn đạt khác nhau. Ví dụ khi nói “Don’t worry”, ở Mỹ mang nghĩa trấn an, mang tính xây dựng, sẵn sàng giúp đỡ (It is a long walk from the station but dont worry, you will be fine). Còn ở Úc ít khi nói ”Dont’ worry” mà họ thường nói “No worries”. ”No worries” ở Úc còn mang hàm ý khiêm nhường khi được cảm ơn (Thank you for the coffee! No worries), trong khi đó cũng ở hoàn cảnh này người Mỹ thường nói “You are welcome!”. Chính vì vậy các em đi học ở nước ngoài (thường) học tiếng Anh “vào” nhanh hơn khi học ở môi trường trong nước, các em ở các thành phố lớn tiếp xúc nhiều với “văn hoá ngoại lai” qua phim ảnh, internet…) dễ học tiếng Anh hơn so với các em ở các địa phương ít có cơ hội và điều kiện tiếp xúc với tiếng Anh.
Khi học từ mới cũng nên học cách diễn giải của từ theo nghĩa Anh-Anh. Ví dụ từ “Return”, thay vì hiểu từ này có những nghĩa gì trong tiếng Việt, thì tra ý nghĩa của từ này trên google hay wikipedia
1. to come or go back to a previous place: 2. If people or things return to a…
dictionary.cambridge.org
Như thế các ý nghĩa khác nhau và hoàn cảnh sử dụng của từ sẽ dễ vào bộ nhớ hơn.
Học nhiều, quên nhiều. Chỉ có những kiến thức thường xuyên được sử dụng hàng ngày, có văn ôn võ luyện mới được nhớ tới lâu dài, vì vậy cũng không nên quá lo lắng hay chú trọng nếu chúng ta “hay quên” hoặc nhầm lẫn. Mạnh dạn nói, dùng từ và luôn mở lòng sẵn sàng để học hỏi thêm, để được bạn bè và những người xung quanh “dạy dỗ” uốn nắn về cách nói, cách dùng từ thì chúng ta sẽ dần tiến bộ.
Tiếng Anh là ngôn ngữ “của thế giới”, được sử dụng bởi rất nhiều người đến từ nhiều đất nước, nền văn hoá khác nhau nên không nhất thiết phải nói tiếng Anh “như người Mỹ/Anh/Úc” mới là giỏi. Ngữ điệu (accent) địa phương hay cách dùng câu cú chưa thực sự “chuẩn Anh” không thành vấn đề. Chỉ cần dùng từ chuẩn xác, câu cú ngắn gọn dễ hiểu là thiết thực nhất.
Anyway, good things take time to make. Cần kiên nhẫn với bản thân, học tiếng Anh cũng là một quá trình tìm hiểu về các nước trên thế giới, về văn hoá, con người, về đất nước, lịch sử, nền kinh tế… của họ. Chỉ cần chúng ta enjoy quá trình này thì ít nhất kiến thức về thế giới của chúng ta sẽ được nâng cao, còn học thêm được chút tiếng Anh nào thì hay chút đó, không nên gượng ép.
Have a great Sunday!