Cụ đọc thật nhiều thì sẽ tự động bỏ qua được bước này. Đoán nghĩa của từ là do mình hiểu chưa đủ nhiều, tới một mức độ nào đó thì nên gọi là “cảm nghĩa” mới chuẩn. Đó là khi cụ có thể dùng trong đúng ngữ cảnh, đúng cảm xúc. Khi nghe người khác dùng lệch mình sẽ cảm thấy bị dị và chưa chuẩn xác lắm. Tiếng Việt cũng thế, khi mình nghe ai đó nói mà mình cảm thấy “kì kì” thì mình biết là họ dùng không đúng, đôi khi ko cắt nghĩa được mà chỉ là cảm nhận thôi.Cảm ơn cụ đã chỉ bảo.
Những bài ở trình độ dễ kiểu A2 B1 thì em đọc như vậy được, những bài ở trình độ khó hơn là em đứng hình luôn, lại bắt đầu dịch dịch.
Nếu cụ không tập trung vào nghe nói ở thời điểm này, thì em khuyên cụ tập trung vào khoản xem phim với phụ đề tiếng Anh, ví dụ như Netflix, sau khoảng 6 tháng đến 1 năm thì cụ sẽ nhận thấy khác biệt rất lớn. Ưu điểm của xem phim là từ vựng sẽ đa dạng, từ dễ đến khó, ngữ cảnh có cả hình và tiếng để cụ cảm được ngữ nghĩa. Quan trọng là xem phim thì ko bị lười như kiểu học truyền thống. Ngày xưa e cũng bắt đầu như thế…trình nghe nói không tăng nhưng đọc hiểu tăng rất nhiều.