[Funland] Lập hội học tiếng Anh trên OF

nguyen_kia

Xe điện
Biển số
OF-29246
Ngày cấp bằng
16/2/09
Số km
3,762
Động cơ
471,436 Mã lực
Đây cụ, em thấy nhiều trên youtube, ví dụ một bài như thế này cụ có thể nghe từng câu và chép lại

Đây tương đương trình độ A2, mức này các từ sử dụng cơ bản, tốc độ chậm và dễ nghe:


Đây tương đương B1, nó sẽ nhanh hơn một chút, bài dài hơn một chút, và từ khó hơn A2 một chút nhưng không nhiều:


Đây tương đương B2, từ nâng cao hơn (khó hơn), và nghe cả một đoạn dài (không dừng) và chép lại cả đoạn bằng cách take notes:


Đây tương đương C1, từ khó, đoạn nghe dài hơn, mức C1 là near native language (gần như tiếng mẹ đẻ) rồi cụ. Hy vọng 1 năm nữa em có thể đạt được mức này:

Cảm ơn cụ nhiều.
 

Phè Văn Phỡn

Xe tăng
Biển số
OF-791534
Ngày cấp bằng
27/9/21
Số km
1,550
Động cơ
61,718 Mã lực
Em đánh dấu theo dõi học dần. Cụ phê cứ tiếp tục dẫn đường nhé. :>
 

Trí.vn

Xe máy
Biển số
OF-833617
Ngày cấp bằng
10/5/23
Số km
99
Động cơ
353 Mã lực
Tuổi
41
Em mời các cụ mợ quan tâm đến tiếng Anh cùng nhau vào đây đàm đạo nhé. Chúng ta có thể giới thiệu và phân tích một bài báo, một trích đoạn, một bài văn, một câu chuyện,...
Hy vọng sẽ được các cụ mợ ủng hộ.
bình luận và phân tích thì trình cao rồi :) em đang abc
 

Solitude

Xe hơi
Biển số
OF-314754
Ngày cấp bằng
5/4/14
Số km
124
Động cơ
796,411 Mã lực
Hôm nay em học được từ address

address (v) = to deal with a matter or problem.
ví dụ thay vì dùng deal with environmental issues such as climate change, pollution, deforestation, and biodiversity loss thì dùng address trong những tình huống trang trọng.

environmental issues (các vấn đề về môi trường)
climate change (biến đổi khí hậu)
pollution (ô nhiễm)
deforestation (chặt phá rừng) >< reforestation (vd: a massive reforestation projects to renew...)
biodiversity loss (mất đi sự đa dạng sinh học)
Address có thể hiểu là: đề cập đến, nhắc đến, hướng đến…nhưng không mang tính cụ thể.
Ví dụ trước một buổi họp (thường hạn chế về thời gian), có thể nói: “We will address the issues in the meeting”. Chúng ta sẽ nói về những vấn đề đó trong cuộc họp.
”I know we will not have a lot of time but can you still address those issues in the meeting?”
Tôi biết không có nhiều thời gian nhưng ông/bà có thể nhắc đến những vấn đề đó trong cuộc họp?

Deal with: mang tính chủ động hơn, tìm tòi giải quyết vấn đề.
”I know it is very difficult but we will deal with it in the meeting!”
Tôi biết rất khó nhưng chúng ta sẽ tìm cách giải quyết (việc đó) trong cuộc họp!

Cả “address” và “deal” không mang ý nghĩa vấn đề, khó khăn đó sẽ được giải quyết (ổn thoả/thoả đáng/xong xuôi) như “solve a problem” (giải quyết vấn đề).

“I know it is very difficult but that problem must be solved in the meeting”.
Tôi biết rất khó nhưng việc đó (buộc) phải được giải quyết xong trong cuộc họp.
 

Solitude

Xe hơi
Biển số
OF-314754
Ngày cấp bằng
5/4/14
Số km
124
Động cơ
796,411 Mã lực
waterfront: sát mép nước, thường để chỉ những khu phố, nhà hàng hay những ngôi nhà sát biển/hồ/sông, thường đắt tiền, sang trọng.

waterfront view: không hẳn là sát mép nước nhưng có view nhìn ra biển/hồ/sông. Những bất động sản có water view/waterfront view thường đắt tiền hơn những bất động sản khác trong cùng khu. Phòng khách sạn có view biển/hồ/sông (thường mắc tiền hơn các phòng không có view tương tự).

commercial district: các khu dân cư ở Úc, Mỹ thường không có các điểm buôn bán chợ búa ngay bên nhà dân như ở VN. Thường mỗi khu dân cư có có một trung tâm tập trung các cửa tiệm và có chỗ đậu xe cho người dân đến mua sắm. Người ta gọi những nơi này là Commercial District (cả một khu gồm nhiều dãy phố) hoặc Commercial area/Commercial hub (có thể chỉ bao gồm một vài con phố).
Ví dụ: Sydney CBD = Sydney Central Business District: dùng để chỉ khu vực trung tâm nhất của cả bang New South Wales, gồm rất nhiều tuyến phố, tập trung dày đặc các văn phòng, toà nhà công sở, cửa hàng, khu mua sắm, nhiều toà nhà thiết kế riêng cho đậu xe và không có nhiều toà nhà dân sự. Người Úc thường gọi khu vực này là “City” hoặc “Sydney CBD”.
Hoặc ở Carlsbad (một vùng dân cư nằm sát biển ở phía nam Los Angeles, California, Mỹ) thì Commercial area là Carlsbad Village, bao gồm một số tuyến phố sát biển, tập trung một số tiệm ăn, quán bar, shops mua sắm và bãi đỗ xe.

a pedestrian zone : khu vực dành cho người đi bộ, thường cấm xe hơi đi vào, hoặc một phần đường dành riêng cho người đi bộ trên cùng một tuyến phố chung với xe hơi nhưng có kẻ vẽ trên đường và biển chỉ dẫn dành cho người đi bộ. Ở những khu vực này tài xế xe hơi cần cẩn thận hơn dù người đi bộ luôn có quyền ưu tiên trên mọi tuyến đường.

a cobbled street: con phố trải đá, thường là những miếng đá hình vuông, kiểu cũ, lồi lõm. Những con phố kiểu này thường khá khó đi đối với người cao tuổi, người đi giày cao gót và du khách kéo hành lý nặng, họ dùng từ này để khách biết.

on the outskirts of the city : không hẳn là ngoại ô, mà là những khu gần trung tâm, nằm kế bên hay cách trung tâm thành phố một quãng.
 

Hoàng Trang

Xe trâu
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
31,304
Động cơ
1,194,222 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hôm trước có mợ giới thiệu phần mềm học tiếng anh Duolingo trên này. Em tải về và ngó thấy phí 1 năm là 600k.
Hôm nay thấy cụ Kaikom rao bán gói 1 năm có 250k trên gian hàng.
Cụ nào đã học phần mềm này chưa, cho em xin ít rì viu?
Duolingo có 2 phiên bản miễn phí và mất phí. Em nghĩ cụ thử với bản miễn phí trước đi ạ, nếu hợp thì cụ mua bản trả phí cũng chưa muộn.
 

Saas Fee

Xe hơi
Biển số
OF-818224
Ngày cấp bằng
27/8/22
Số km
139
Động cơ
1,915 Mã lực
Address có thể hiểu là: đề cập đến, nhắc đến, hướng đến…nhưng không mang tính cụ thể.
Ví dụ trước một buổi họp (thường hạn chế về thời gian), có thể nói: “We will address the issues in the meeting”. Chúng ta sẽ nói về những vấn đề đó trong cuộc họp.
”I know we will not have a lot of time but can you still address those issues in the meeting?”
Tôi biết không có nhiều thời gian nhưng ông/bà có thể nhắc đến những vấn đề đó trong cuộc họp?

Deal with: mang tính chủ động hơn, tìm tòi giải quyết vấn đề.
”I know it is very difficult but we will deal with it in the meeting!”
Tôi biết rất khó nhưng chúng ta sẽ tìm cách giải quyết (việc đó) trong cuộc họp!

Cả “address” và “deal” không mang ý nghĩa vấn đề, khó khăn đó sẽ được giải quyết (ổn thoả/thoả đáng/xong xuôi) như “solve a problem” (giải quyết vấn đề).

“I know it is very difficult but that problem must be solved in the meeting”.
Tôi biết rất khó nhưng việc đó (buộc) phải được giải quyết xong trong cuộc họp.
waterfront: sát mép nước, thường để chỉ những khu phố, nhà hàng hay những ngôi nhà sát biển/hồ/sông, thường đắt tiền, sang trọng.

waterfront view: không hẳn là sát mép nước nhưng có view nhìn ra biển/hồ/sông. Những bất động sản có water view/waterfront view thường đắt tiền hơn những bất động sản khác trong cùng khu. Phòng khách sạn có view biển/hồ/sông (thường mắc tiền hơn các phòng không có view tương tự).

commercial district: các khu dân cư ở Úc, Mỹ thường không có các điểm buôn bán chợ búa ngay bên nhà dân như ở VN. Thường mỗi khu dân cư có có một trung tâm tập trung các cửa tiệm và có chỗ đậu xe cho người dân đến mua sắm. Người ta gọi những nơi này là Commercial District (cả một khu gồm nhiều dãy phố) hoặc Commercial area/Commercial hub (có thể chỉ bao gồm một vài con phố).
Ví dụ: Sydney CBD = Sydney Central Business District: dùng để chỉ khu vực trung tâm nhất của cả bang New South Wales, gồm rất nhiều tuyến phố, tập trung dày đặc các văn phòng, toà nhà công sở, cửa hàng, khu mua sắm, nhiều toà nhà thiết kế riêng cho đậu xe và không có nhiều toà nhà dân sự. Người Úc thường gọi khu vực này là “City” hoặc “Sydney CBD”.
Hoặc ở Carlsbad (một vùng dân cư nằm sát biển ở phía nam Los Angeles, California, Mỹ) thì Commercial area là Carlsbad Village, bao gồm một số tuyến phố sát biển, tập trung một số tiệm ăn, quán bar, shops mua sắm và bãi đỗ xe.

a pedestrian zone : khu vực dành cho người đi bộ, thường cấm xe hơi đi vào, hoặc một phần đường dành riêng cho người đi bộ trên cùng một tuyến phố chung với xe hơi nhưng có kẻ vẽ trên đường và biển chỉ dẫn dành cho người đi bộ. Ở những khu vực này tài xế xe hơi cần cẩn thận hơn dù người đi bộ luôn có quyền ưu tiên trên mọi tuyến đường.

a cobbled street: con phố trải đá, thường là những miếng đá hình vuông, kiểu cũ, lồi lõm. Những con phố kiểu này thường khá khó đi đối với người cao tuổi, người đi giày cao gót và du khách kéo hành lý nặng, họ dùng từ này để khách biết.

on the outskirts of the city : không hẳn là ngoại ô, mà là những khu gần trung tâm, nằm kế bên hay cách trung tâm thành phố một quãng.
Cảm ơn cụ. Em rất thích tìm hiểu từ như thế này. Nhưng nó cũng khiến em mất khá nhiều thời gian. Em muốn mở thớt là hy vọng được các cụ mợ mỗi người góp một vài phân tích chi tiết như cụ thì tốt biết mấy.
Nhân tiện đây em cũng muốn hỏi, trước đây cụ thường học từ mới bằng cách nào? Em thấy mọi người thường nói học từ mới bằng cách đọc, nhưng để hiểu rõ về một từ (để dùng nó truyền tải hàm ý sâu xa của mình như vd của từ address ở trên chẳng hạn, nói thế thì hơi quá, nhưng ý em là để sử dụng đúng nhất trong một hoàn cảnh nào) thì em nghĩ chỉ đọc thì sao mà biết nhỉ? Em cho rằng nó cũng giống như tiếng Việt, nhiều câu viết ý tứ lắm mà người đọc cũng hiểu nhưng hiểu vừa phải thôi, muốn hiểu được rõ thì theo cụ nên học bằng cách nào? Chứ mỗi lần em học từ là mất thời gian lắm.
Cụ về đây chơi post bài xuyên nhé.
 

cha biet chi

Xe điện
Biển số
OF-489591
Ngày cấp bằng
18/2/17
Số km
3,147
Động cơ
778,207 Mã lực
Tuổi
33
Theo mình các cụ có pp nào hay g/t cho nhau, trước thấy trên OF có cụ/mợ nào chia sẻ có pp khá hay đó là có mấy đoạn mẫu cứ đọc đi đọc lại cho thuộc, và học thêm từ vựng là ok luôn vì bản chất nếu cần giao tiếp thì chỉ cần đó mẫu câu là quá đủ. Còn muốn học để đọc hiểu thì cần thời gian dài...mà cái đó giờ già và mải kiếm xèng nên đều ngại.
E đang rãnh muốn học.cụ có linknđosnko.
 

minhmo

Xe cút kít
Biển số
OF-81131
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
19,971
Động cơ
4,265,904 Mã lực
Nơi ở
chuồng sư tử
Duolingo có 2 phiên bản miễn phí và mất phí. Em nghĩ cụ thử với bản miễn phí trước đi ạ, nếu hợp thì cụ mua bản trả phí cũng chưa muộn.
Đang học thử được hơn tuần gì đó, nó trừ nghiến tiền trên tài khoản, rồi chuyển sang bản mất phí mợ nhé. :D
 

Phammie

Xe hơi
Biển số
OF-771839
Ngày cấp bằng
25/3/21
Số km
161
Động cơ
39,409 Mã lực
Bẫy Hạnh Phúc (The Happiness Trap)

Ở trang 187, tác giả cuốn Deadly Emotions, Bác sĩ Don Colbert viết rằng hạnh phúc đôi lúc đến từ việc con người ta chọn lựa một lối đi dễ nhất (takes the path of least resistance). Chẳng hạn, có người thích làm giáo viên nhưng ngại khó, ngại vất vả lại tốn thời gian nên lựa chọn nghề khác dễ hơn. Nhưng rồi, sau khi đánh đổi (trade in) một mục tiêu lâu dài cho hạnh phúc hay sự thoải mái ngắn hạn, người đó lại thường bất mãn với vị trị hiện tại của mình. Tác giả đưa ra lời khuyên hãy kiên nhẫn theo đuổi mục tiêu mà thực sự bắt nguồn từ (truly rooted in) tài năng và đam mê của bản thân.

Một ví dụ khác là hôn nhân. Hôn nhân chẳng dễ dàng (tough work). Đôi lúc người ta lựa chọn (opt for) một mối quan hệ chóng vánh (quick affair), cho rằng hạnh phúc nằm ở trải nghiệm vui vẻ mà họ tìm được ở bất cứ đâu. Theo tác giả, hãy nên gắn bó (stick with) với một mối quan hệ có khả năng đem lại niềm vui lâu dài.

Trước đó, tác giả cho rằng hạnh phúc và niềm vui không giống nhau. Hạnh phúc là cảm giác dễ chịu (pleasure), hài lòng (contentment) hay an vui (well-being) mà môi trường hay một sự kiện bên ngoài đem lại. Hạnh phúc có tính "tạm thời" và phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài - bao gồm việc người khác nói hay làm gì.

Niềm vui (joy), ngược lại có tính "cố định" (abiding) và bền vững (enduring). Niềm vui không phụ thuộc ngoại cảnh mà dựa trên cảm nhận cá nhân về giá trị, mục đích, sự hài lòng (fulfillment) hay thỏa mãn.

Cảm giác hạnh phúc thường đến từ 5 giác quan hay những trải nghiệm tích cực như được khen ngợi, tặng quà, chơi một trận bóng đầy phấn khích, v.v. Hạnh phúc có thể gây nghiện (induce an addiction) và vì vậy nên chú ý. Uống ượu đem lại cảm giác dễ chịu nhưng uống nhiều có thể dẫn đến nghiện rượu. Thuốc, sex, bài bạc cũng vậy - bất cứ cái gì gây nên cảm giác dễ chịu (triggers a pleasure response) đều khiến con người có nguy cơ bị nghiện.

Nếu mục tiêu của bạn là tìm kiếm hạnh phúc thông qua cảm giác dễ chịu của 5 giác quan, bạn sẽ không bao giờ thỏa mãn trọn vẹn. Bạn sẽ luôn tìm kiếm nhiều hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

nhapnhomsv

Xe tăng
Biển số
OF-65330
Ngày cấp bằng
31/5/10
Số km
1,882
Động cơ
435,347 Mã lực
Clear stock và clearing stock cách dùng nào chuẩn các cụ nhỉ?
 

Phammie

Xe hơi
Biển số
OF-771839
Ngày cấp bằng
25/3/21
Số km
161
Động cơ
39,409 Mã lực
Trang 154-158 cuốn Deadly Emotions của tác giả, Bác sĩ Don Colbert, mô tả mười loại Negative Life Beliefs (Niềm tin Tiêu cực về Cuộc sống), bao gồm:

1. All-or-Nothing Thinking: Hoặc Tất cả hoặc không gì hết. Chỉ có trắng hoặc đen, đúng hoặc sai.

2. Overgeneralizations (Quy chụp): Một lần bị gái từ chối nghĩa là mọi lần khác sẽ như vậy và không dám hẹn hò với ai.

3. Negative Mental Filter (Chọn lọc Tiêu cực): Chỉ chú ý đến việc bị phê bình cho dù nhận được cả lời khen.

4. Disqualifying the Positive (Loại bỏ Sự tích cực): Người này explains away words of affirmation or praise (giảm nhẹ một nhận định hay lời khen) từ người khác. Ví dụ: Được thăng chức nhờ sự thương hại chứ bản thân không thấy xứng đáng.

5. Jumping to Conclusion: Luôn cho rằng mình là a mind reader (đọc được suy nghĩ người khác).

6. Magnification (Catastrophizing) or Minimization (Thổi phồng hoặc Giảm nhẹ): Nghiêm trọng hóa cảm xúc, sai lầm hay thiếu sót của bản thân nhưng coi nhẹ thành công đã đạt được.

7. Emotional Reasoning (Cảm tính): Bỏ thi vì nghĩ rằng có thi cũng không đậu.

8. "Should" Statements: Áp đặt quy tắc cứng nhắc "phải", "nên" "nhất định", "không thể".

9. Labeling (Dãn nhán) and Mislabeling (Dán nhãn sai): Gọi bản thân hay người khác là "đần độn", "imbecile" (ngu xuẩn) hay "jerk" (đồ tồi).

10. Personalization: Dằn vặt và phán xét bản thân vì một sự việc mình không kiểm soát được.

Năm 1960, Dr. Beck đã phát triển cognitive therapy (liệu pháp nhận thức), theo đó bệnh nhân học cách suy nghĩ và cách diễn giải các sự kiện. Một phần quan trọng của liệu pháp này là thay đổi cách một người nói chuyện:

Để đối phó với một tình huống negatively perceived (được cho là tiêu cực), bệnh nhân tham gia liệu pháp nhận thức có thể được dạy nói:

- Việc này không diễn ra tốt đẹp, nhưng phần lớn thời gian mọi việc diễn ra tốt đẹp.

- Lần này có thể tôi đã phạm sai lầm, nhưng tôi có thể làm tốt nhiều việc.

- Tôi có thể đã thất bại trong việc này, nhưng nhìn chung tôi đã tận hưởng những thành công trong cuộc đời mình.
 

Tiểungưnhi88

Xe điện
Biển số
OF-490929
Ngày cấp bằng
23/2/17
Số km
3,573
Động cơ
234,735 Mã lực
Tuổi
36
Em đang tự học dolingo. Nhưng nói kém quá các cụ cho em hỏi có app nào học về giáo tiếp mà phí dễ chịu chút. Em muốn tự ôn luyện chút. Em cảm ơn.
 

Saas Fee

Xe hơi
Biển số
OF-818224
Ngày cấp bằng
27/8/22
Số km
139
Động cơ
1,915 Mã lực
Bẫy Hạnh Phúc (The Happiness Trap)

Ở trang 187, tác giả cuốn Deadly Emotions, Bác sĩ Don Colbert viết rằng hạnh phúc đôi lúc đến từ việc con người ta chọn lựa một lối đi dễ nhất (takes the path of least resistance). Chẳng hạn, có người thích làm giáo viên nhưng ngại khó, ngại vất vả lại tốn thời gian nên lựa chọn nghề khác dễ hơn. Nhưng rồi, sau khi đánh đổi (trade in) một mục tiêu lâu dài cho hạnh phúc hay sự thoải mái ngắn hạn, người đó lại thường bất mãn với vị trị hiện tại của mình. Tác giả đưa ra lời khuyên hãy kiên nhẫn theo đuổi mục tiêu mà thực sự bắt nguồn từ (truly rooted in) tài năng và đam mê của bản thân.

Một ví dụ khác là hôn nhân. Hôn nhân chẳng dễ dàng (tough work). Đôi lúc người ta lựa chọn (opt for) một mối quan hệ chóng vánh (quick affair), cho rằng hạnh phúc nằm ở trải nghiệm vui vẻ mà họ tìm được ở bất cứ đâu. Theo tác giả, hãy nên gắn bó (stick with) với một mối quan hệ có khả năng đem lại niềm vui lâu dài.

Trước đó, tác giả cho rằng hạnh phúc và niềm vui không giống nhau. Hạnh phúc là cảm giác dễ chịu (pleasure), hài lòng (contentment) hay an vui (well-being) mà môi trường hay một sự kiện bên ngoài đem lại. Hạnh phúc có tính "tạm thời" và phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài - bao gồm việc người khác nói hay làm gì.

Niềm vui (joy), ngược lại có tính "cố định" (abiding) và bền vững (enduring). Niềm vui không phụ thuộc ngoại cảnh mà dựa trên cảm nhận cá nhân về giá trị, mục đích, sự hài lòng (fulfillment) hay thỏa mãn.

Cảm giác hạnh phúc thường đến từ 5 giác quan hay những trải nghiệm tích cực như được khen ngợi, tặng quà, chơi một trận bóng đầy phấn khích, v.v. Hạnh phúc có thể gây nghiện (induce an addiction) và vì vậy nên chú ý. Uống ượu đem lại cảm giác dễ chịu nhưng uống nhiều có thể dẫn đến nghiện rượu. Thuốc, sex, bài bạc cũng vậy - bất cứ cái gì gây nên cảm giác dễ chịu (triggers a pleasure response) đều khiến con người có nguy cơ bị nghiện.

Nếu mục tiêu của bạn là tìm kiếm hạnh phúc thông qua cảm giác dễ chịu của 5 giác quan, bạn sẽ không bao giờ thỏa mãn trọn vẹn. Bạn sẽ luôn tìm kiếm nhiều hơn.
Trang 154-158 cuốn Deadly Emotions của tác giả, Bác sĩ Don Colbert, mô tả mười loại Negative Life Beliefs (Niềm tin Tiêu cực về Cuộc sống), bao gồm:

1. All-or-Nothing Thinking: Hoặc Tất cả hoặc không gì hết. Chỉ có trắng hoặc đen, đúng hoặc sai.

2. Overgeneralizations (Quy chụp): Một lần bị gái từ chối nghĩa là mọi lần khác sẽ như vậy và không dám hẹn hò với ai.

3. Negative Mental Filter (Chọn lọc Tiêu cực): Chỉ chú ý đến việc bị phê bình cho dù nhận được cả lời khen.

4. Disqualifying the Positive (Loại bỏ Sự tích cực): Người này explains away words of affirmation or praise (giảm nhẹ một nhận định hay lời khen) từ người khác. Ví dụ: Được thăng chức nhờ sự thương hại chứ bản thân không thấy xứng đáng.

5. Jumping to Conclusion: Luôn cho rằng mình là a mind reader (đọc được suy nghĩ người khác).

6. Magnification (Catastrophizing) or Minimization (Thổi phồng hoặc Giảm nhẹ): Nghiêm trọng hóa cảm xúc, sai lầm hay thiếu sót của bản thân nhưng coi nhẹ thành công đã đạt được.

7. Emotional Reasoning (Cảm tính): Bỏ thi vì nghĩ rằng có thi cũng không đậu.

8. "Should" Statements: Áp đặt quy tắc cứng nhắc "phải", "nên" "nhất định", "không thể".

9. Labeling (Dãn nhán) and Mislabeling (Dán nhãn sai): Gọi bản thân hay người khác là "đần độn", "imbecile" (ngu xuẩn) hay "jerk" (đồ tồi).

10. Personalization: Dằn vặt và phán xét bản thân vì một sự việc mình không kiểm soát được.

Năm 1960, Dr. Beck đã phát triển cognitive therapy (liệu pháp nhận thức), theo đó bệnh nhân học cách suy nghĩ và cách diễn giải các sự kiện. Một phần quan trọng của liệu pháp này là thay đổi cách một người nói chuyện:

Để đối phó với một tình huống negatively perceived (được cho là tiêu cực), bệnh nhân tham gia liệu pháp nhận thức có thể được dạy nói:

- Việc này không diễn ra tốt đẹp, nhưng phần lớn thời gian mọi việc diễn ra tốt đẹp.

- Lần này có thể tôi đã phạm sai lầm, nhưng tôi có thể làm tốt nhiều việc.

- Tôi có thể đã thất bại trong việc này, nhưng nhìn chung tôi đã tận hưởng những thành công trong cuộc đời mình.
Thôi chết! Không biết có phải là ai cũng như vậy hay chỉ có mỗi em? Em thấy vận vào em đúng hết.
 

hoadaodt

Xe hơi
Biển số
OF-347669
Ngày cấp bằng
22/12/14
Số km
107
Động cơ
269,479 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tourhoichoquocte.com
Giờ này bảo học khó lắm ạ, hết tuổi học rồi. Đi làm ngày 8-10 tiếng rồi còn đâu sức học nữa ạ.
Kể mà học được lương như đi làm chắc e cũng máu học đấy ạ
 

Phammie

Xe hơi
Biển số
OF-771839
Ngày cấp bằng
25/3/21
Số km
161
Động cơ
39,409 Mã lực
Thôi chết! Không biết có phải là ai cũng như vậy hay chỉ có mỗi em? Em thấy vận vào em đúng hết.
Hồi rất xưa em vướng cái số 7. Em có một nỗi sợ đến mức tự coi nó là thật, và chỉ cần nghĩ đến nó thôi, em đã tự nguyện rút lui, không dám đối diện. Giờ thì quên cái mùa xuân ấy đi! :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top