- Biển số
- OF-13809
- Ngày cấp bằng
- 8/3/08
- Số km
- 1,264
- Động cơ
- 528,940 Mã lực
Còn em thì dự bác Nguyễn Văn Tiến này có vấn đề về ... tâm thần rồi,chém gió vớ vẩn
Ok, nếu dân mà thấy sống được (bao gồm, ăn ở đi lại, các hoạt động khác khi không ngồi một chỗ,...) thì bỏ xe máy , o to ngay, chẳng cần phải đợi lệnh cấm.Em nghĩ làm gì cũng phải có ý kiền đồng thuận từ nhân dân. Bác Hồ đã dạy lấy dân làm gốc mà.
Ủng hộ quan điểm của cụ, dưng mà nhà cháu thấy thế này ạ:Cái gì hợp lòng dân thì làm chứ cái kiểu thấy người ta ăn khoai, vác mai đi đào thì xuẩn hết chỗ nói.
Việc đầu tiên là cần giáo dục ý thức chấp hành giao thông cho người dân, mà cụ thể là cho cả những cháu mẫu giáo. Không làm được việc này, thì mọi việc khác đổ sông đổ biển. Việc này thì không nóng vội được, mà hiệu quả của nó phải chờ đến cả 10 năm nữa.
Việc thứ 2 là phải phân làn phân tuyến đối với các thành phố lớn cho hợp lý. Tăng cường xử lý các vi phạm giao thông. Tăng cường lực lượng điều phối giáo thông tại các điểm nút. Thủ đô, rồi Tp HCM thay nhau mở rộng, rồi đô thị hóa, trong khi đó việc giãn mật độ dân ở các khu vực trung tâm chả ai thèm quan tâm. Dân cứ vô tư tập trung vào 1 chỗ, công sở cũng như vậy, trường học cũng rứa, bảo sao mà không kẹt. Nếu cứ giãn những khu vực ấy ra, có còn kẹt không?
Việc thứ 3 mới là việc tăng cường chất lượng cũng như sự tiện dụng của các phương tiện giao thông công cộng và hạn chế xe cá nhân. Mà hạn chế không có nghĩa là cấm hẳn. Ví dụ như chỉ giờ cao điểm mới hạn chế, còn giờ bình thường thì không hạn chế.
Dân ta còn nghèo, xe máy chả có tội tình gì khi giúp cho cuộc sống của người dân tiện lợi hơn, dễ mưu sinh hơn. Nếu cấm sự tiện lợi của dân chỉ bởi mấy cái danh hão của mấy anh bộ trưởng hoắng huýt mới lên, ra vẻ ta dám nghĩ dám làm thì có được không?
Khi người dân đi bỏ phiếu bầu quốc hội, quốc hội bầu cho mấy anh này lên quyền cao chức trọng, thì phải nghĩ đến dân, chứ không phải là đi cấm đoán dân.
Bức xúc vấn đề này quá các bác ạ. Không biết cái anh Đinh La Thăng ấy có vào đây mà đọc không?
Về màu đỏ: điểm chuẩn vào sư phạm thấp le te, lấy đâu ra người tài mà chỉ dẫn. Xong.Ủng hộ quan điểm của cụ, dưng mà nhà cháu thấy thế này ạ:
+ Màu đỏ: đấy đúng là đối tượng cần giáo dục ý thức tham gia giao thông nhưng sẽ dài hơi, đối tượng chủ yếu phải giáo dục lại là các bậc phụ huynh (nguyên nhân tắc đường + ý thức giao thông kém là ở đối tượng này).
+ Màu xanh: giãn dân đi đâu hở cụ, giãn dân ra xa trung tâm thì chung cư đã, đang và sẽ xây có mà bán cho ai được. (Nhà xây rồi, lại giãn dân ra ngoài nội thị thì các chú ở trển toi ngay). Còn lâu nó mới làm.
Em thích cách phân tích của cụ quá vốt cụ nào. Độ năm 04-08 em cũng ở bên tàu dăm năm thì thấy GT của họ rất ổn so với thời điểm đó.Mấy bố đi ra nước ngoài thấy xã hội họ văn minh, đi xe bus, rồi ko có tắc đường, giao thông quy củ, cứ tưởng là về áp dụng ngay được ở vietnam nhưng có biết đâu xã hội họ cung phải qua thời kỳ quá độ mới được như vậy. Con người nước họ ko bao giờ vứt rác bừa bãi vì họ cảm thấy ngượng với bản thân, lên xe bus thì họ lịch sự, có ý thức cộng đồng, nhường chỗ tốt cho phụ nữ có thai, người già, ko có móc túi hay tệ nạn, sự văn minh được thể hiện rõ ràng. Cơ sở hạ tầng của họ tốt và thuận tiện, pháp luật được thực thi nghiêm túc, ko có mãi lộ. Phải giải quyết vấn đề ở cái gốc rễ của nó, hay nói cách khác phải phù hợp với tình hình hiện tại, có tầm nhìn rộng một tí, ko thể áp dụng một cách cứng nhắc ở đất nước mà mặt bằng dân trí hơn 70% là nông dân làm nông nghiệp, người người đổ về tp kiếm sống, (từ người đánh giày đến người nông dân lúc nông nhàn, sinh viên thất nghiệp), tạo nên sự hỗn độn trong giao thông và gánh nặng cho cơ sở hạ tầng. Nói một cách ngắn gọn là chán toàn tập với mấy kiểu cơ chế cải tạo xã hội kiểu này.
em cung chung quan điểm với bác , muốn chuyển đổi một chính sách nào đấy thì cũng phải có giai đoạn chuyển tiếp chứ không phải là như là đọc hết trang này thì lật ngay sang trang khác được vì phải tính đến lợi ích các thành phần trong xh chứ không thể chỉ duy ý chí . em cũng đồng ý là nên hạn chế xe máy và ô tô cá nhân nhưng để làm được điều đó thì nhà nước phải đảm bảo cho người dân có đủ phươnh tiện công cộng sao cho thuận tiện , giá cả hợp lí , thời gian đảm bảo .em cũng chẳng dám so sánh ~ năm gần đây mà chỉ những năm 80 của thế kỉ trước , tại các nước châu âu người ta đã có ~ quyển sách in toàn bộ bản đồ các tuyến gt từ tàu hỏa , metro, xe buýt gồm cả giờ tàu ô tô cho người dân có thể ngồi một chỗ mà tính lộ trình và giờ giấc đi lai sao cho thuận tiện, nếu nước mình cũng làm được như vậy thì chẳng ai lại đi xe máy cho mệt .ngay hệ thống đường sá cũng vậy , các bác lãnh đạo đi nhiều sao ko học ~ cái tử tế của các nước trong quy hoạch gt , đường các nước họ làm những đường cống ngầm dọc theo ven đường có để sẵn các ghi để cho các công ty có nhu câu chạy dây thuê không phải đào đường , miệng cống họ cũng chẳng để giữa đường như của mình nên cũng chẳng có chuyện dăm bữa nửa tháng lại thấy sập miệng cống như của taCòn cái kiểu Hiến Kế ( xin phép các cụ các mợ ) " Năm ngoái tôi sang tàu, đi sing.....tôi thấy GT bên họ abc..............." Nay theo tôi GT của chúng ta cần học hỏi và làm theo họ để abc....... để cdx......!
Thì em chịu không dám nói gì luôn và cũng chẳng buồn đọc, bởi thực tế của chúng ta hiện nay là gì, cơ sở hạ tầng của chúng ta đến đâu để mà đưa ra cái Kế mỳ ăn liền kiểu ấy được.
"