tất cả bọn này bồi bút hết. anh ba mà ko có chỉ đạo cấm xm thì chúng nó cũng chả nói thế đâu
Bác nấm bức xúc quá nhểNói chung là em thấy chán chuyện liên quan đến vấn đề này dồi
Kệ mi.a lũ dở điên dở dại, chúng nó muốn chém gió suông hay muốn làm cái gì le'o gì nữa thì cứ làm
Em vừa đọc bài trên vnexpress.net mà lạnh gáy. em ủng hộ việc hạn chế dần xe máy, xe ô tô, nhưng mà như thế này thì khiếp quá, như cấm đổ xăng. Cách tốt nhất hạn chế xe máy ở sài gòn và hà nội và theo em là cách duy nhất: làm sao xe bus như ở Hàn Quốc và Nhật Bản, được như vậy thì xe máy tự chết, cộng thêm o tô. Chứ xe bus ở Hà Nội, sài gòn hiện tại thì 10 năm nữa cũng chưa được như HQ hay Nhật như bj
http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2011/10/hien-ke-cam-xe-may-tai-ha-noi-va-tp-ho-chi-minh/
Tôi mừng rưng nước mắt khi đọc bài phỏng vấn Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị và bài viết của bạn đọc Phạm Văn Kỷ. Như vậy là đồng bào ta đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề gây trì trệ xã hội của xe máy mà tôi cho rằng là điểm thua kém rất lớn so với bạn bè khu vực, đặc biệt là Trung Quốc.
Tôi đã có nhiều dịp công tác tại các thành phố lớn tại Trung Quốc, và các bạn biết cảm giác của tôi khi không nhìn thấy xe máy trên đường như thế nào không? An toàn tuyệt đối, tôi cực kỳ an tâm khi tham gia giao thông tại các thành phố này.Và tôi tin rằng, khi Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cấm được xe máy thì các bạn cũng sẽ có được cảm nhận và sự phấn khích giống hệt như tôi vậy. Để đưa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh lên một tầm cao rất mới thì nhất định phải cấm cho bằng được xe máy, tôi tin chắc như thế. Cho nên tôi xin đóng góp phương án cấm xe máy của mình như để ủng hộ cho niềm tin trên.Phương án cấm xe máy
- Giai đoạn bố cáo: Mục tiêu mà tôi nghĩ hợp lý nhất là đến cuối 2015 thì hai đô thị lớn của chúng ta sẽ mất hẳn xe máy nếu đồng bào và các cấp lãnh đạo nghiêm túc thực hiện. Khi đã có mục tiêu là mốc thời gian 2015 thì cần công bố nó kèm theo kế hoạch thực hiện một cách rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, báo, đài ngay trong cuối năm 2011 hoặc đầu năm 2012 để đồng bào ta có phương án trước với tài sản của mình. Nếu chúng ta thực hiện một cách đột ngột mà không bố cáo thì không tránh khỏi sự phản kháng từ các thành phần tiêu cực.
- Giai đoạn hạn chế: Sau thời gian bố cáo khoảng 6 tháng, tức khoảng giữa năm 2012, chúng ta có thể bắt đầu giai đoạn hạn chế. Giai đoạn này có thể kéo dài đến cuối năm 2014. Và sau đây là các phương án hạn chế:
- Cấm xe máy đi vào nội thành: Lập các chốt chặn hoặc bố tri lực lượng tại các vị trí thu phí , cửa ngõ đi vào thành phố cũng như các bến xe (không cho xe máy ra khỏi bến) để ngăn không cho xe máy đi vào nội thành.
- Hạn chế dần dần các khu vực cấm xe máy: tôi hoàn toàn đồng ý với bạn đọc Phạm Văn Kỷ về việc áp dụng hình thức cấm xe máy tại một số phố trọng điểm rồi lan rộng ra đến hết thành phố. Tôi nghĩ, cách tốt nhất để bắt đầu là quy định tất cả các đường 1 chiều thì không cho xe máy lưu thông, đồng thời bố trí lực lượng cảnh sát giao thông tại các phố này để nghiêm khắc xử lý các trường hợp vi phạm.
- Cắt các nguồn hỗ trợ cho xe máy: Cần công bố bằng văn bản về chế tài cho việc cấm đổ xăng cho xe máy, cấm các hoạt động như sửa hoặc rửa xe máy, cấm các cửa hàng mua bán xe máy; đồng thời di dời các cơ sở lắp ráp, sản xuất xe máy cũng như các trung tâm bảo trì ra ngoại thành.
- Giai đoạn cấm hoàn toàn xe máy: Giai đoạn này có thể khởi động vào đầu năm 2015 và kết thúc vào cuối năm. Để bắt đầu, cần ban hành chế tài xử phạt cho các vi phạm về cấm xe máy lưu thông ở nội thành như: tịch thu vĩnh viễn phương tiện, xử lý hành chính và hình sự đối với các hành động chống đối. Các phương án của giai đoạn hạn chế vẫn thực hiện song hành với giai đoạn cấm hoàn toàn.
Sau khi thống nhất kế hoạch thì nhất định phải chú ý đến giai đoạn bố cáo, đây là giai đoạn khởi động đầy quan trọng, có khởi động tốt thì chiến đấu mới có thành tích cao.Đi đôi với phương án cấm xe máy thì cần có phương án phát triển phương tiện công cộng cho phù hợp. Đây là một đề tài rất dài nên tôi chỉ xin tóm gọn một vài ý dành riêng cho phương tiện xe buýt như sau:Phương án phát triển phương tiện công cộng
- Bổ sung xe buýt cho các tuyến có sự tăng lưu lượng khách trong thời gian hạn chế xe máy.
- Bổ sung xe buýt cho các khu vực cấm xe máy mà chưa có tuyến xe buýt đi qua.
- Đào tạo tiếp viên xe buýt về văn hóa ứng xử trên xe buýt. Mỗi tiếp viên xe buýt phải ứng xử như một tiếp viên hàng không.
- Quy hoạch hệ thống bến bãi, trạm chờ và làn đường lưu thông dành cho xe buýt một cách hợp lý hơn. Tránh tình trạng xe buýt ghé những trạm chờ bất hợp lý gây cản trở giao thông hoặc lưu thông trên những làn đường không dành riêng sẽ gây nguy hiểm cho hành khách và các phương tiện khác. Ngoài ra, trạm chờ cần bố trí mái che, ghế ngồi, cây xanh, bản chỉ dẫn để thu hút khách đón xe. Không bố trí trạm chờ tại các cung đường hẹp như hiện nay vì dễ gây tắc nghẽn.
- Tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng xe buýt cũng như văn hóa xe buýt một cách rộng rãi đến đồng bào thông qua phim ảnh, âm nhạc, quảng cáo, cũng như các chương trình vui chơi trúng thưởng để thu hút hơn nữa khách đi xe.
- Tìm kiếm tài trợ cho hệ thống xe buýt thông qua việc tích cực hợp tác quảng cáo tại các trạm chờ, trên thân xe buýt và các chương trình phát thanh truyền hình trên xe buýt để có thêm nguồn thu để hỗ trợ giá cho khách đi xe.
Bình tĩnh cụ, chúng nó chỉ đề xuất cấm ở 2 thành phố lớn thôi, nếu ko liên doanh yamaha, với honda, cụ pia sờ giô đi ăn cắp hết àKhi nào ô tô rẻ như mấy bạn láng giềng thì hãy cấm xe máy , cấm thì mọi người đi lại bằng gì với một đất nứoc có tới 80% dân số dùng xe máy làm phương tiện giao thông?
Tư tưởng XHCN vãi cả luyệnĐào tạo tiếp viên xe buýt về văn hóa ứng xử trên xe buýt. Mỗi tiếp viên xe buýt phải ứng xử như một tiếp viên hàng không.
mà có đi xe máy thì cũng chẳng thèm đội MBH .Ông này viết hay, lãnh đạo có đi xe máy quái đâu mà phải gương mẫu nhỉ
Anh # vào Đè Nẽng trảm tướng ồiCái gì hợp lòng dân thì làm chứ cái kiểu thấy người ta ăn khoai, vác mai đi đào thì xuẩn hết chỗ nói.
Việc đầu tiên là cần giáo dục ý thức chấp hành giao thông cho người dân, mà cụ thể là cho cả những cháu mẫu giáo. Không làm được việc này, thì mọi việc khác đổ sông đổ biển. Việc này thì không nóng vội được, mà hiệu quả của nó phải chờ đến cả 10 năm nữa.
Việc thứ 2 là phải phân làn phân tuyến đối với các thành phố lớn cho hợp lý. Tăng cường xử lý các vi phạm giao thông. Tăng cường lực lượng điều phối giáo thông tại các điểm nút. Thủ đô, rồi Tp HCM thay nhau mở rộng, rồi đô thị hóa, trong khi đó việc giãn mật độ dân ở các khu vực trung tâm chả ai thèm quan tâm. Dân cứ vô tư tập trung vào 1 chỗ, công sở cũng như vậy, trường học cũng rứa, bảo sao mà không kẹt. Nếu cứ giãn những khu vực ấy ra, có còn kẹt không?
Việc thứ 3 mới là việc tăng cường chất lượng cũng như sự tiện dụng của các phương tiện giao thông công cộng và hạn chế xe cá nhân. Mà hạn chế không có nghĩa là cấm hẳn. Ví dụ như chỉ giờ cao điểm mới hạn chế, còn giờ bình thường thì không hạn chế.
Dân ta còn nghèo, xe máy chả có tội tình gì khi giúp cho cuộc sống của người dân tiện lợi hơn, dễ mưu sinh hơn. Nếu cấm sự tiện lợi của dân chỉ bởi mấy cái danh hão của mấy anh bộ trưởng hoắng huýt mới lên, ra vẻ ta dám nghĩ dám làm thì có được không?
Khi người dân đi bỏ phiếu bầu quốc hội, quốc hội bầu cho mấy anh này lên quyền cao chức trọng, thì phải nghĩ đến dân, chứ không phải là đi cấm đoán dân.
Bức xúc vấn đề này quá các bác ạ. Không biết cái anh Đinh La Thăng ấy có vào đây mà đọc không?
mấy ông nhớn ấy lại đi đêm ngay ý mà vụ thuế má lùm xùm chỗ mấy ông lắp ô tô giờ ấm cả ồi cụ ko thấy à thi thoảng phải định hướng cho doanh nghiệp biết đường mà chạy chứBình tĩnh cụ, chúng nó chỉ đề xuất cấm ở 2 thành phố lớn thôi, nếu ko liên doanh yamaha, với honda, cụ pia sờ giô đi ăn cắp hết à