- Biển số
- OF-11852
- Ngày cấp bằng
- 2/12/07
- Số km
- 1,391
- Động cơ
- 540,251 Mã lực
- Nơi ở
- Somewhere I Belong
- Website
- www.cell.com.vn
Ai vi phạm lệnh cấm xe máy cứ cưa béng 2 chân đi cho lần sau khỏi tái phạm , cái đất nước này đi đến hồi gay cấn rồi
Em chưa thấy nước nào cấm hoàn toàn phương tiện cá nhân cả. Công cộng cũng không thể nào đáp ứng được mọi nhu cầu. Cấm hay hạn chế gì cũng phải tính cả mặt tích cực và tiêu cực của nóNếu muốn thay đổi và phát triển thì phải chấp nhận, thực ra nó chỉ là thói quen thôi. Nếu cấm được phương tiện cá nhân thì tai nạn giao thông sẽ giảm đi nhiều lắm, xã hội sẽ văn minh lên, ngày nắng ngày mưa không phải khổ sở bẩn thỉu, cướp giật rồi mãi lộ cũng giảm đi. Nhưng với điều kiện giao thông công công phải tốt và thuận tiện như các nước văn minh, còn không thì dân đã khổ sẽ lại...khổ thêm.
Ok cấm xe máy cũng được nhưng nhà nước mình đã sản xuất được ô tô cho nhu cầu đi lại của người dân chưa ? Hạ tầng cơ sở giao thông có đáp ứng đủ cho ô tô như các nước phát triển không ? Xe ô tô đắt nhất nhì thế giới thì dân đi lại bằng gì ??? Có phải tất cả đều là công nhân viên chức hay công nhân nhà máy đâu mà chỉ cần sáng ra cắp cặp hay túi sách đi làm bằng xe buýt hay tàu điện . Phần lớn dân mình làm ăn buôn bán nhỏ lẻ nên 2 bánh vẫn là phương tiện vận chuyển chủ yếu . Nói thì hay nhưng mà có thực tế éo đâu .Em vừa đọc bài trên vnexpress.net mà lạnh gáy. em ủng hộ việc hạn chế dần xe máy, xe ô tô, nhưng mà như thế này thì khiếp quá, như cấm đổ xăng. Cách tốt nhất hạn chế xe máy ở sài gòn và hà nội và theo em là cách duy nhất: làm sao xe bus như ở Hàn Quốc và Nhật Bản, được như vậy thì xe máy tự chết, cộng thêm o tô. Chứ xe bus ở Hà Nội, sài gòn hiện tại thì 10 năm nữa cũng chưa được như HQ hay Nhật như bj
http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2011/10/hien-ke-cam-xe-may-tai-ha-noi-va-tp-ho-chi-minh/
Tôi mừng rưng nước mắt khi đọc bài phỏng vấn Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị và bài viết của bạn đọc Phạm Văn Kỷ. Như vậy là đồng bào ta đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề gây trì trệ xã hội của xe máy mà tôi cho rằng là điểm thua kém rất lớn so với bạn bè khu vực, đặc biệt là Trung Quốc.
Tôi đã có nhiều dịp công tác tại các thành phố lớn tại Trung Quốc, và các bạn biết cảm giác của tôi khi không nhìn thấy xe máy trên đường như thế nào không? An toàn tuyệt đối, tôi cực kỳ an tâm khi tham gia giao thông tại các thành phố này.
Và tôi tin rằng, khi Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cấm được xe máy thì các bạn cũng sẽ có được cảm nhận và sự phấn khích giống hệt như tôi vậy. Để đưa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh lên một tầm cao rất mới thì nhất định phải cấm cho bằng được xe máy, tôi tin chắc như thế. Cho nên tôi xin đóng góp phương án cấm xe máy của mình như để ủng hộ cho niềm tin trên.
Phương án cấm xe máy
- Giai đoạn bố cáo: Mục tiêu mà tôi nghĩ hợp lý nhất là đến cuối 2015 thì hai đô thị lớn của chúng ta sẽ mất hẳn xe máy nếu đồng bào và các cấp lãnh đạo nghiêm túc thực hiện. Khi đã có mục tiêu là mốc thời gian 2015 thì cần công bố nó kèm theo kế hoạch thực hiện một cách rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, báo, đài ngay trong cuối năm 2011 hoặc đầu năm 2012 để đồng bào ta có phương án trước với tài sản của mình. Nếu chúng ta thực hiện một cách đột ngột mà không bố cáo thì không tránh khỏi sự phản kháng từ các thành phần tiêu cực.
- Giai đoạn hạn chế: Sau thời gian bố cáo khoảng 6 tháng, tức khoảng giữa năm 2012, chúng ta có thể bắt đầu giai đoạn hạn chế. Giai đoạn này có thể kéo dài đến cuối năm 2014. Và sau đây là các phương án hạn chế:
- Cấm xe máy đi vào nội thành: Lập các chốt chặn hoặc bố tri lực lượng tại các vị trí thu phí , cửa ngõ đi vào thành phố cũng như các bến xe (không cho xe máy ra khỏi bến) để ngăn không cho xe máy đi vào nội thành.
- Hạn chế dần dần các khu vực cấm xe máy: tôi hoàn toàn đồng ý với bạn đọc Phạm Văn Kỷ về việc áp dụng hình thức cấm xe máy tại một số phố trọng điểm rồi lan rộng ra đến hết thành phố. Tôi nghĩ, cách tốt nhất để bắt đầu là quy định tất cả các đường 1 chiều thì không cho xe máy lưu thông, đồng thời bố trí lực lượng cảnh sát giao thông tại các phố này để nghiêm khắc xử lý các trường hợp vi phạm.
- Cắt các nguồn hỗ trợ cho xe máy: Cần công bố bằng văn bản về chế tài cho việc cấm đổ xăng cho xe máy, cấm các hoạt động như sửa hoặc rửa xe máy, cấm các cửa hàng mua bán xe máy; đồng thời di dời các cơ sở lắp ráp, sản xuất xe máy cũng như các trung tâm bảo trì ra ngoại thành.
- Giai đoạn cấm hoàn toàn xe máy: Giai đoạn này có thể khởi động vào đầu năm 2015 và kết thúc vào cuối năm. Để bắt đầu, cần ban hành chế tài xử phạt cho các vi phạm về cấm xe máy lưu thông ở nội thành như: tịch thu vĩnh viễn phương tiện, xử lý hành chính và hình sự đối với các hành động chống đối. Các phương án của giai đoạn hạn chế vẫn thực hiện song hành với giai đoạn cấm hoàn toàn.
Sau khi thống nhất kế hoạch thì nhất định phải chú ý đến giai đoạn bố cáo, đây là giai đoạn khởi động đầy quan trọng, có khởi động tốt thì chiến đấu mới có thành tích cao.
Đi đôi với phương án cấm xe máy thì cần có phương án phát triển phương tiện công cộng cho phù hợp. Đây là một đề tài rất dài nên tôi chỉ xin tóm gọn một vài ý dành riêng cho phương tiện xe buýt như sau:
Phương án phát triển phương tiện công cộng
- Bổ sung xe buýt cho các tuyến có sự tăng lưu lượng khách trong thời gian hạn chế xe máy.
- Bổ sung xe buýt cho các khu vực cấm xe máy mà chưa có tuyến xe buýt đi qua.
- Đào tạo tiếp viên xe buýt về văn hóa ứng xử trên xe buýt. Mỗi tiếp viên xe buýt phải ứng xử như một tiếp viên hàng không.
- Quy hoạch hệ thống bến bãi, trạm chờ và làn đường lưu thông dành cho xe buýt một cách hợp lý hơn. Tránh tình trạng xe buýt ghé những trạm chờ bất hợp lý gây cản trở giao thông hoặc lưu thông trên những làn đường không dành riêng sẽ gây nguy hiểm cho hành khách và các phương tiện khác. Ngoài ra, trạm chờ cần bố trí mái che, ghế ngồi, cây xanh, bản chỉ dẫn để thu hút khách đón xe. Không bố trí trạm chờ tại các cung đường hẹp như hiện nay vì dễ gây tắc nghẽn.
- Tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng xe buýt cũng như văn hóa xe buýt một cách rộng rãi đến đồng bào thông qua phim ảnh, âm nhạc, quảng cáo, cũng như các chương trình vui chơi trúng thưởng để thu hút hơn nữa khách đi xe.
- Tìm kiếm tài trợ cho hệ thống xe buýt thông qua việc tích cực hợp tác quảng cáo tại các trạm chờ, trên thân xe buýt và các chương trình phát thanh truyền hình trên xe buýt để có thêm nguồn thu để hỗ trợ giá cho khách đi xe.
Đi xe bus sẽ có ngày ofer như nàyđi xe bus thì lại bị nhồi thịt càng khổ..mấy ông tai to mặt lớn hết đg` sướng nghĩ đến đủ trò
Không biết đã có ai thống kê được xem có bao nhiêu người bị chết, bị thương vì cái quy định bắt buộc đội MBH này chưa nhỉ? Thống kê đầy đủ thì chưa biết người đưa ra quy định này có công hay có tội đây? Từ khi ra quy định này, số vụ tai nạn giao thông cũng như số người chết vì TNGT không những không giảm mà còn tăng. Chưa kể những người bị chết oan vì quy định này thì nhiều vô kể.Mấy ông lãnh đạo nhà mình cứ toàn học Trạng Quỳnh: Cho i-ả nhưng cấm đ-ái. Cách đấy chục năm thì nhập phổ biến dây chuyền lắp ráp xe máy đểu của Tàu về rồi bán rẻ tùm lum. Kiếm lời chán rồi quay ra cấm...? ***, nhử cho người ta ăn rồi cấm i-ả. Khốn nạn và ngu xuẩn cực độ! Chả nhẽ chúng nó chả biết là ( cho phát triển xe 2b rẻ tùm lum) là sẽ tai nạn, tắc đường à? Chúng nó biết thừa đi ấy chứ. Nhưng khốn nạn ở chỗ 1 khi chúng nó không bao giờ thừa nhận chúng nó sai. Đã làm rồi thì kể cả sai cũng phải làm.
Em đơn cử 1 ví dụ: Cái vụ bắt đội mũ bảo hiểm ấy, nghĩ cho cùng thì thấy sự tận cùng của khốn nạn!
Mới đầu thì dự là nếu cá nhân lưu hành bằng xe gắn máy trên quốc lộ thì phải đội mũ bảo hiểm. Em đồng thuận ý kiến này.
Nhưng nhiều tỉnh thành của mình đều kẹp quốc lộ ở giữa ==> Vậy nên xác định đầu là quốc lộ, đâu là tỉnh lộ với dân là khó ==> Vậy nên bắt đội tất.
Quay lại tình hình cụ tỉ như ở HN thì "MBH" quả là cực bất lợi. Với thời tiết oi nóng, mưa gió ẩm ướt và quan trọng là tốc độ lưu thông xe trong nội thành không thể đủ để thành tai nạn nếu có va chạm ( 12,5km/g ). Nười đội MBH ngoài vật lộn với cái xe, vật lộn với thời trang, vật lộn với thói chen lấn lại phải vật lộn với cái của nợ trên đầu. Đi 1 mình đã khổ, chở con chở cái lại còn khổ hơn! Đưa con đi học rồi khư khư 1 đống 2 cái mũ. Đến gửi xe ở bãi, chiều về hớt hải về đón cho con đỡ mong mà xuống bãi thấy bị lấy chộm mất mũ thì hỏi ....bức xúc đến độ nào? Cái MBH là để bao hiểm, nhưng trong trường hợp này nó đem lại cực nhiều phiền toái. ==> Những người đưa ra lện bắt buộc đội MBH có nghĩ tới vấn đề này không? Em không biết chúng nó có cần nghĩ tới không, nhưng vờa qua theo thống kê của 1 báo là hơn 80% MBH không đạt chất lượng. Nhưng hệ lụy của nó gây ra là nhiều tỷ đồng của người dân, của nhà nước phải chi ra.
Vừa qua, để khẳng định thêm cái sai của mình là đúng. Nhà cầm quyền ra quân bắt bớ ở khắp các nơi trên địa bàn HN với hỗn hợp các lựu lượng chấn áp. ( hiệu quả mang lại khá tốt, tạo được sự đồng tình của người dân. Nhưng là do tình cờ nhân việc này bắt được nhiều tội phạm. )
Cứ hết lực lượng nọ ra quân để khắc phục cho lực lượng kia đuổi theo 1 vấn đề mà .....chưa thực sự nghiên cứu kỹ mà đem ra áp dụng 1 cách lấy được.
Chán!
Đi xe bus sẽ có ngày ofer như này
[YOUTUBE]glJE1owKlKU[/YOUTUBE]
cụ tung.pham lượm được em quất sang đây