Em mong bác tư vấn tiếp cho em.
Em đùa đấy bác ạ, hạn chế mức độ nào đấy thôi
Ngay như trong gia đình 4-5 người thôi, tiền là quỹ chi tiêu riêng mà chủ gia đình so đo tính toán, thành viên thì cứ coi như kho thóc Nhật hehee....
Em thấy nhưng công ty luôn đề cao sức mạnh của tập thể, của nhân viên thì họ tự giác hơn, tự nhắc nhở giám sát nhau từ cái đơn giản như tắt đèn trước khi ra khỏi phòng, sử dụng giấy in hai mặt hay chọn nhà cung cấp nào vừa rẻ vừa tốt; lại có ý thức học hỏi và nhiều sáng tạo hơn.
Những công ty ông chủ luôn đặt mình trên người khác và họ hàng gia đình mình là nhất thì rời mắt 1 cái là phung phí, trộm cắp ngay, kể cả những cái quý với công ty (thời gian) nhưng lại gần như vô giá trị với họ (cũng là thời gian... nhưng để lông bông quán nước, tụt tạt linh tinh...). Tâm lý luôn luôn là người làm thuê, là sự không ổn định nó dẫn đến ăn xổi... là sự chờ đợi bảo gì làm đấy; sai cũng cứ làm, lãng phí cũng mặc kệ, lĩnh lương ngày nào biết ngày đấy. Lãnh đạo, lại còn người nhà lãnh đạo ở đấy nữa thì việc lo cho công ty đâu đến người làm công? Em thấy mấy công ty nhật, chủ tớ tây ta quản lý công nhân mặc quần áo bảo hộ như nhau hết, trừ khi đi tiếp khách. Cũng là thể hiện sự bình đẳng trong công ty, coi trọng đóng góp của tất cả mọi người đối với công ty.
Nhiều cái nó buồn cười, ví dụ công ty trả cho 1 triệu tiền bảo hiểm y tế dù chả dùng mấy thì nhân viên vẫn cảm thấy hãnh diện; trong khi tăng lương 80k/tháng (cũng là 1 triệu/năm) thì dèm pha dè bỉu ngay; hay chi cho độ 5 triệu/năm/người cho đá bóng văn nghệ, nghỉ mát thì vui vẻ, trong khi tăng lương độ 300k/tháng thì chả buồn nhắc hehe...
Ăn chia với người lao động trên hiệu quả cũng là giải pháp, nhưng phải công khai, hợp lý. Ghét nhất là kiểu dấm dúi, chả có tác dụng gì ngoài việc tạo ra bầu không khi nghi kỵ lẫn nhau. Ví dụ bán hàng ăn theo doanh số, hành chính ăn theo tỷ lệ chi phí tiết kiệm được so định mực, quản lý ăn theo kết quả, hiệu quả. Gọi là KPI có vẻ kinh quá nhưng với mỗi nhóm cần có 1 chỉ tiêu đánh giá chính, sau đó qua thời gian bổ sung thêm, lấp lỗ hổng. Lãnh đạo cũng đừng săm soi quá mức, nhắc nhở suốt thành con người tủn mủn mà chả thay đổi được gì. Nên giao quyền cho cấp dưới làm thì người ta cũng tự cảm thấy có trách nhiệm có quyền hạn hơn. Ví dụ việc nhắc nhở tắt đèn tắt điện là của ông hành chính; việc tiết kiệm văn phòng phẩm là của các ông trưởng bộ phận; quản lý chi tiêu của ông kế toán vv...
Đầu tiên là con người. Lúc tuyển dụng thì nhớ tuyển người giống mình hehe... lãnh đạo thích quan hệ, đàn đúm ăn chơi thường tuyển ngươi nhanh nhẹn biết hát hò, thích gái xinh thì tuyển chân dài, nếu là người căn cơ, hết lòng vì công việc thì tuyển người chăm chỉ, chịu khó... về mới đào tạo được. Rồi phải có lộ trình cho người ta, công ty phát triển thì được cái gì, thì người ta mới vì công ty. Chú nào thích ứng được với môi trường thì cho nghỉ sớm, o là bệnh dịch lười, dịch ăn cắp, dịch lãng phí nó lây lan đấy ạ.
Tóm lại để nhân viên vì công ty, có 3 cái là văn hóa, quản trị và tuyển dụng. Khó nhưng làm được, em biết vài công ty ở VN làm cái này tốt đấy bác ạ.