- Biển số
- OF-327328
- Ngày cấp bằng
- 16/7/14
- Số km
- 895
- Động cơ
- 290,510 Mã lực
Túm lại là vẫn áp đặt luật lệ hà khắc hả bác ? không có cách nào làm cho người lao động tự giác được ạ ?Em vừa đọc ở cái thớt bên kia về TT Plaza, thấy nhiều comment là toàn ông nghèo đi hướng dẫn ông giàu làm kinh doanh, và toàn đội làm thuê đi dạy đội làm chủ. Tuy nhiên do sếp em là mợ hoanang10 đã có vài hướng dẫn ở bên trên nên em có vài chia sẻ người thật việc thật (không nhất thiết ở doanh nghiệp của mợ hoanang10)
Em cũng biết một doanh nghiệp 3-4 năm liền thua lỗ, cũng cụt sạch cả vốn, lỗ thêm một mớ, mất dần cả nhà cung cấp, khách hàng, dòng tiền kém, luôn nợ nhà cung cấp vì luôn bị khách hàng nợ, nhân viên làm nhiều quý không được thưởng nên mất động lực...
Cũng vài lần làm cải tổ, cải cách nhưng chưa thành công. Cuối cùng do việc cải tổ chưa thực sự đến đầu đến đũa. Tìm ra được nguyên nhân thất bại nhưng chưa có kế hoạch thực sự quyết liệt để giải quyết các vấn đề và tìm ra con đường cho những quý mới (cũng phải ăn đong theo quý ).
Cuối cùng, khi áp dụng một số nội dung sau đây thì đã đi vào ổn định, từ lỗ chuyển sang có lãi:
1. Đánh giá lại toàn bộ nhân viên, nhân viên kém cho nghỉ, nhân viên giỏi xét xem lương đủ cạnh tranh với thị trường chưa.
2. Đặt KPI cho nhân viên chuẩn xác, xác định công việc chuẩn cho từng vị trí, đo đếm định kỳ để đánh giá hiệu quả
3. Xem xét lại toàn bộ quy trình quy chế, có nhiều chính sách đã ban hành nhưng không được thực thi nên kết quả kém
4. Xem lại từng trường hợp nợ quá hạn, giải quyết dứt điểm, khoanh nợ và trích lập dự phòng những trường hợp nợ xấu, áp dụng quy chế tín dụng và công nợ
5. Xem lại chính sách tồn kho, xử lý dứt điểm tồn kho quá hạn, áp dụng triệt để quy chế xử lý hàng tồn kho và trích lập ngay khi quá hạn
6. Kiểm soát chặt những phần nào liên quan tới chi phí, đặc biệt là chi phí tài chính và chi phí hoạt động (nhân sự chiếm phần lớn nhất)
7. Có các chính sách khuyến khích kinh doanh, thưởng linh hoạt để tạo động lực.
....
Sau một quý xử lý triệt để, công ty có số lượng nhân viên giảm 1/3 nhưng hiệu quả kinh doanh lại tăng lên, công ty từ lỗ chuyển thành có lãi, nhân viên được thưởng và có động lực cống hiến hết mình, kiểm soát được tồn kho & công nợ và không có trường hợp nào thất thoát.
PS. Mợ hoanang10 đừng có trách em tiết lộ bí mật công ty nhé.
Không ai như Cty em đâu, đi công việc của Cty thì nhân viên cứ xế sang mà diễn...:21: mời sếp đi taxi nhá, nhân viên đi công tác thì bất luận cấp bậc đều có xe rước ra sân bay và đón từ sân bay đưa về tận giường bất luận là thời gian nào.Thật luôn nhé, nếu coi nhân viên như khách hàng, theo bác nhân viên có những nhu cầu gì và trong những nhu cầu đó công ty có thể đáp ứng được những gì? Nếu coi nhân viên cao cấp như khách hàng cao cấp (em tạm gọi nhân viên thân tín của bác như vậy) thì bác sẽ đối xử thế nào?
Em ví dụ nhé:
Nhân viên quan tâm tới môi trường làm việc ==> Sếp tạo một môi trường giúp khuyến khích lao động hết mình, chơi hết mình, không đấu đá bon chen, có thể phát huy được sức mạnh của từng cá nhân, tôn trọng nhân viên và biết quan tâm tới đời sống và gia đình của nhân viên.
Hiếu, hỉ, ôm đau thì chính sách rõ ràng...ngoài chính sách của Cty thì sếp Tổng bao giờ cũng có phong bì nặng tay !
Chỉnh sửa cuối: