CHÓ DẠI LÊN NGÔI !
Kẻ bắt buộc một cô giáo phải quỳ gối trong 40 phút để xin lỗi mình chỉ vì cô giáo ấy đã xử phạt con ông ta và một số học sinh khác cũng bằng cách quỳ gối tập thể về lỗi không làm bài, không thuộc bài và nói chuyện trong giờ học là một luật sư. Nghe oai lắm ! Nắm luật trong tay kia mà ! Nhưng chắc chắn là kẻ ấy không nắm được đạo. Hay nói đúng hơn là vô đạo.
Có một điều chắc chắn rằng cách xử phạt của cô giáo kia không có gì trái so
truyền thống giáo dục của Việt Nam ta từ xưa đến nay:
"Trò có lỗi, trò xin quỳ xin lỗi thầy" là chuyện thường tình. Tất nhiên là
trong thời buổi gọi là "dâm chủ" và "nhân quèn" hiện nay, cách giáo dục này không được khuyến khích, thậm chí là phản đối. Thế nên bậc phụ huynh ấy lại coi đó là chuyện không bình thường. Chắc vị ấy được giáo dục bằng phương châm:
"Ta có chức, có quyền nên ta chẳng phải xin lỗi bố con thằng nào cả".
Nhưng tôi xin lỗi rằng với một đám học trò "con ông cháu cha" mà chúng luôn luôn coi rằng bố mẹ chúng có quyền cao chức trọng chứ thầy cô giáo chẳng là cái "đinh rỉ" gì thì chuyện đó có khác đấy. Và cái khác ấy là một cô giáo, dù có thái quá trong biện pháp giáo dục của mình trước những đứa "nhất quỷ nhì ma con chau cháu chú" kia còn biết làm gì (chứ không phải là thứ "nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò" đâu nhé. Cái đó Xưa như Diễm rồi) ??? Ngày xưa ấy ! Không chịu cầm bút cho hẳn họi, thầy đánh cho què tay. Nhưng chính vì những nhát roi ấy mà đến bây giờ, tác giả của những dòng này mới viết được chữ tiếng Việt cho ngay ngắn (chưa hẳn là đẹp, ngay ngắn cũng đã là tốt rồi). "Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" là thế.
Phẫn uất là ở chỗ đó ! Phẫn uất cũng là ở chỗ người ta còn đem quyền lực ra để làm nhục thầy cô giáo trước mặt học trò, còn đem quyền lực (mà cái quyền lực ấy liệu có "chống trờ"i được không ?) để chứng mình rằng ông/bà mày đây là "luật sư" nhé !. Thương ôi cho cái thứ luật sư vô đạo thất đức ấy. Và cũng "Tiên sư bố, tiên nhân mẹ" cái thứ luật sư vô đạo ấy !
Còn cô giáo N. ạ ! Cô cũng nên rút kinh nghiệm. Trên đời này lắm thứ "hổ, báo, cáo, chồn" lắm. Hổ thì thị uy là "chúa sơn lâm". Báo thì bảo rằng "Ta chỉ thua thằng hổ". Cáo thì bảo rằng: "Ta mượn oai của hổ". Chồn thì bảo rằng: "Ta có cái đuổi giống cáo". Tất cả là như vậy đấy. Tôi xin chia sẻ cùng cô giáo, vì muốn nghiêm khắc mà mang vạ.
Nhưng nhân đây, tôi xin nhắn nhủ đến các bậc phụ huynh rằng: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Còn "Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà". Nếu các vị phụ huynh nhận thức được điều này thì các vị hãy cố gắng giáo dục cho con cháu lấy cái đức, lấy cáu cư xử cho phải đạo, để các thầy cô giáo có thêm thời gian để dạy con cháu các vị có thêm cái trí, cái tín, cái dũng, cái nhân.
Cổn hân có câu: "Gieo suy nghĩ thì gặt hành động. Gieo hành động thì gặt thói quen. Gieo thói quen thì gặt tính cách. Gieo tính cách thì gặt số phận". Một nền giáo dục gia đình không ra gì thì đừng có đổ tại xã hội. Một nền giáo dục của gia tộc không ra gì thì đừng có đổ tại đất nước. Một nền giáo dục của dòng họ không ra gì thì đừng đổ tại số phận. Thế thôi ! Khỏi bàn nhiều !
Nguồn:
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2030100680603633&id=100008111627906