Nhớ ngày xưa thời học sinh tiểu học.
Cô bắt quỳ trước lớp có gì đâu.
Về giấu cha chẳng dám nói câu nào.
Sợ bị mắng vì sao không ngoan ngoãn.
Ham nói chuyện không chịu nghe cô giảng.
Bị khẻ tay bằng thước bảng chuyện thường.
Không học bài, không thuộc bảng cửu chương.
Tai đỏ ửng bất thường vì cô nhéo.
Chuyện ngày xưa nào có ai kêu réo.
Chẳng nghĩ suy vặn vẹo giống bây giờ.
Tháng năm trôi qua hết tuổi học trò.
Xem hình phạt ngày xưa như kỷ niệm.
Khi xã hội nhích lên từng bước tiến.
Những dấu xưa đã tan biến mất rồi.
Giờ học trò ít phải chịu đòn roi.
Quyền trẻ nhỏ mọi người đều tuân phục.
Nhưng không thể bắt cô quỳ làm nhục.
Là nỗi đau nền giáo dục chúng ta.
Vì thầy cô nào có khác mẹ cha.
Con hư hỏng rầy la là trách nhiệm.
Học trò quỳ, chuyện xưa nay không hiếm.
Đúng hay sai tùy quan điểm mỗi người.
Nhưng làm sao lại có chuyện ngược đời
Bắt cô giáo phải quỳ rồi trách phạt.
(st)
(tiếp):
Cô không quì phụ huynh cho ăn tát,
Bởi vì cô bắt nạt chính con mình,
Đối với họ như vậy là nhục hình,
Bởi con họ sinh ra không dám đánh.
Càng ngẫm nghĩ càng thấy thêm cay đắng,
Phải làm sao dạy lũ trẻ bây giờ,
Khi xã hội ai nấy cũng làm ngơ,
Để chúng nó ngày càng thêm khó bảo.
Nói chuyện thì một hai là hỗn láo,
Giận ai thì lấy dao búa hăm he,
Thầy cô bảo thì chúng cãi không nghe,
Đánh chúng nó thì lắm chuyện ưu phiền.
Nghĩ mà buồn cho xã hội đảo điên.
Ai bênh vực người nhân danh cha mẹ,
Dẫu biết rằng quyền con người không bé,
Nhưng "bắt quì" là lí lẽ hay sao?