- Biển số
- OF-203464
- Ngày cấp bằng
- 24/7/13
- Số km
- 8,710
- Động cơ
- 367,698 Mã lực
Được thế thì còn gì bằng hả cụ. Nhưng khốn nỗi có mấy vấn đề như sau khiến việc đó ko thể thực hiện được :Em nói thật cái đống tiền đang đổ vào mở đường nội đô hiện nay quá đủ để xây dựng 1 thành phố mới xứng tầm bên Đông Anh. Lãnh đạo mạnh dạn quết định giữ nguyên hiện trạng nội đô không đầu tư hạ tầng nữa, ông tư nhân nào thích xây cao tầng thì cứ cho xây thoải mái, tắc đường là dân sẽ không mua nhà thì tư nhân nó cũng chẳng xây do hiệu quả kinh tế kém. Toàn bộ tiền đầu tư hạ tầng cho nội đô trong vòng 10 năm tới sẽ được dồn sang làm hạ tầng thành phố bên Đông Anh, khuyến khích tư nhân tham gia các dự án BT khu ĐA với nhiều ưu đãi, bán sạch các khu đất trụ sở các cơ quan hành chính, bệnh viện, trường ĐH trong nội đô để dồn tiền cho TP mới => Chỉ 10 năm nữa Đông Anh sẽ không khác gì Phố Đông của Thượng Hải bây giờ
- Văn hóa nhiệm kỳ, trong mấy năm đấy phải "gặt" lại cả gốc lẫn lãi, phải làm giầu. Việc xây trung tâm thành phố mới bên Đông Anh sẽ phải mất vài chục năm từ lúc khâu kế hoạch, quy hoạch tổng thể, cho đến khâu xây dựng hạ tầng rồi dân cư dần về ở.
- Lợi ích nhóm quá nhiều, thằng nào cũng chỉ muốn hớt ván nhanh và chắc chắn. Nên quy hoạch mở đường nội đô sẽ là cách rất tốt để thu mua những nhà trong ngõ giá rẻ sau này ra mặt đường. Chưa kể các dự án trong nội đô chắc chắn sẽ bán được luôn hoặc gọi vốn được luôn kể cả khi mọi thứ vẫn đang trên giấy. Các dự án bên Đông Anh, khi hạ tầng còn chưa đầy đủ, dân cư còn thưa thớt, chắn chắn ko có lợi thế này.
- Người VN vốn bảo thủ, ích kỷ và ngại thay đổi. Việc chung thì nhác nhưng động vào quyền lợi của cá nhân là xù lông lên sẵn sàng sống chết lao vàon gay. Việc chuyển trung tâm sang Đông Anh sẽ khiến cho rất rất nhiều người phản ứng dữ dội. Vì họ dành dụm cả đời mua đc miếng đất bên này sông, quy hoạch thay đổi trung tâm thành phố khiến nguy cơ đất của họ mất giá thê thảm còn 1/2 thậm chí 1/5 giá cũ, chưa kể hệ lụy đến các khoản vay thế chấp ở các NH (tài sản đảm bảo xuống giá quá nhanh, ko đủ để đảm bảo các khoản vay nữa), hệ lụy lên nền kinh tế (bất động sản mất giá, các loại hình đầu tư khác mất cân bằng, lạm phát tăng cao...). Các lãnh đạo ta ko ai dám làm việc gây phẫn nỗ đến mức như vậy trong dân cụ ạ.
Thế nên trong bài viết bên trên, em có nói là cách này chỉ thích hợp khi thành phố mới chỉ có vài trăm ngàn dân. Tức là dân số thường trú cùng lắm tương đương 2 hoặc 3 quận nội thành cũ thôi ạ.
Do vậy chỉ có cách làm âm thầm làm dần dần thôi cụ ơi. Em nghe hơi hướng có vẻ cụ Nghẹo đang bắt đầu thực hiện rồi. Bằng chứng đây : http://vneconomy.vn/thoi-su/ha-noi-se-xay-14-cay-cau-qua-song-hong-va-song-duong-20170913024440996.htm
Họ sẽ bắt đầu từ hạ tầng trước, xây bệnh viện công viên trường học siêu thị, di chuyển các cơ quan, kích cầu xây các khu đô thị rồi dần dần dân cư sẽ về ở. Cách làm này tuy chậm nhưng sẽ ổn định tình hình kinh tế chính trị
Chỉnh sửa cuối: