Em mới vào Otofun còn chưa hiểu biết gì mong các cụ thông cảm khi đọc thớt. Tuy nhiên em thấy nếu đưa lãi suất về 0% mà không đánh thuế được BĐS thứ 2 thì em nghĩ sẽ lại bùng nổ các cơn sốt BĐS, còn đánh thuế BĐS thứ 2 thì em nghĩ khó lắm anh TQ còn mãi chả làm được.
Với suy nghĩ thiển cận em nghĩ đây chỉ là đề xuất mang tính chất đánh động mà thôi chứ khó khả thi với tình hình Việt Nam được hoặc liệu có thuyết âm mưu gì ở đây không?
Đề xuất 'sốc': Đưa lãi suất tiền gửi về 0%
Theo nhận xét của VAFI, mức lãi suất tiền gửi trung và dài hạn ở Việt Nam hiện "rất cao" so với nhiều nước, dẫn đến lãi suất cho vay cũng gấp 2-3 lần.
Lãi suất tiết kiệm tăng, tiền ra khỏi két tìm nơi kiếm lợi cao
Ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất cho vay
Lãi suất bất ngờ tăng cao lên đỉnh, vay vốn sẽ ngày càng đắt đỏ
Hướng dòng tiền vào các kênh đầu tư có lợi cho nền kinh tế
Sáng nay (22/6), Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Kinh tế Trung ương nêu đề xuất với nội dung hạ dần lãi suất tiền gửi VND về mức 0%/năm.
Theo VAFI, mức lãi suất này hiện đã được nhiều nền kinh tế phát triển áp dụng, thậm chí, có một số nước còn duy trì lãi suất âm (thu phí tiền gửi). Chính sách này nhằm bảo đảm lãi suất cho vay cực thấp (2-5%), qua đó kích thích hệ thống doanh nghiệp và thị trường chứng khoán phát triển, bảo đảm an sinh xã hội cho người thu nhập thấp.
Văn bản của VAFI còn dẫn chứng ngay cả một số nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore cũng đã áp dụng lãi suất tiền gửi ngắn hạn cho đồng nội tệ ở mức 0% còn lãi suất tiền gửi dài hạn trong khoảng 0,2-0,7%/năm.
Tại Việt Nam, tiền gửi bằng VND trong ngắn hạn và trung hạn đang ở mức 3,5-6,2%. Theo VAFI, mức này "rất cao" so với các nước nói trên và dẫn đến lãi suất cho vay cũng gấp 2-3 lần. Điều này được cho là một bất lợi lớn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cũng như đông đảo người tiêu dùng thuộc đối tượng thu nhập thấp và trung bình.
Lãi suất tại Việt Nam "neo" cao, theo nhìn nhận của VAFI, có nguyên nhân cơ bản là Việt Nam chưa có được hệ thống giải pháp để hướng dòng tiền tiết kiệm và dòng tiền nhàn rỗi vào các kênh đầu tư có lợi cho nền kinh tế thay vì thị trường bất động sản hay ngoại tệ.
Theo đánh giá của VAFI, thời gian qua, NHNN đã có giải pháp để hạ thấp lãi suất tiền gửi tiết kiệm so với trước kia và nhờ đó, đã xuất hiện dòng tiền khổng lồ đổ vào thị trường chứng khoán (TTCK).
"Trong lúc khó khăn do dịch Covid- 19 này, TTCK lại phát triển đã giúp cho hệ thống ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp trong nước tồn tại phát triển và thêm nhiều khả năng chống chọi với những khó khăn mới" - VAFI nhìn nhận.
Tuy nhiên, dòng tiền lớn nhàn rỗi lớn cũng đổ vào thị trường bất động sản, đẩy giá đất tăng mạnh và nguy cơ gây khó khăn cho phát triển kinh tế cũng như tạo rào cản thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Giá đất tăng còn tác động tiêu cực tới an sinh xã hội khi hàng triệu người lao động khó có khả năng mua được một ngôi nhà cho chính mình.
VAFI cho rằng, Việt Nam có nhiều tiền đề khách quan vững chắc để hạ nhanh lãi suất tiền gửi về 0%: chính trị ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, xuất khẩu hỗ trợ thu ngoại tệ lớn, dự trữ ngoại hối tăng mạnh, hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán thời gian qua đều tăng trưởng mạnh bất chấp dịch Covid-19.
Hạ lãi suất về 0% bằng cách nào?
Để hiện thực hóa được đề xuất nói trên, VAFI đưa ra một loạt giải pháp, trong đó, đề nghị Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng Luật Thuế tài sản theo hướng hạn chế mạnh dòng tiền đầu cơ chảy vào thị trường bất động sản.
Theo VAFI, có thể áp dụng thu thuế tài sản lũy tiến từ căn nhà thứ hai trở đi với phương châm ban đầu thu ở mức thấp đủ để ngăn ngừa dòng tiền đầu cơ sau đó tăng dần như thông lệ các nước. Giải pháp này được cho là điều kiện tiên quyết để hạ nhanh lãi suất tiền gửi tiết kiệm.
Hiệp hội này cũng đề nghị hướng mạnh dòng tiền nhàn rỗi chảy mạnh vào thị trường trái phiếu với lãi suất huy động thấp, ở mức dưới 2%/năm và như vậy hệ thống ngân hàng sẽ huy động được nguồn vốn khổng lồ với kỳ hạn dài để làm cơ sở cho vay trung hạn, dài hạn với lãi suất cho vay thấp dưới mức 5%/năm.
Để làm được việc này, theo VAFI, Bộ Tài chính cần sửa chính sách để bỏ thuế chuyển nhượng trái phiếu, thuế lợi tức trái phiếu cho các đối tượng tổ chức, cá nhân đầu tư nhằm góp phần hạ thấp lãi suất huy động.
"Tiền gửi tiết kiệm hiện nay không phải chịu bất kỳ khoản thuế nào nhưng tại sao đầu tư vào trái phiếu thì phải chịu thuế trong khi huy động vốn dài hạn qua kênh trái phiếu quan trọng hơn rất nhiều so với tiền gửi tiết kiệm ở kỳ hạn ngắn?" - phía VAFI đặt vấn đề.
Khi lãi suất tiền gửi đã giảm mạnh, để phòng trường hợp một phần dòng tiền nhàn rỗi đầu cơ ngoại tệ thì NHNN cần ban hành chính sách thu phí tiền gửi ngoại tệ ở một mức nhất định nhằm đảm bảo chính sách tỷ giá ổn định và không làm mất cân đối kinh tế vĩ mô.
Theo VAFI, cần kiểm soát chặt thâm hụt ngân sách hàng năm. Khi đại dịch Covid-19 đi qua, tỷ lệ thâm hụt ngân sách và nợ công cần giảm dần để tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia, đủ sức đương đầu với mọi cuộc khủng hoảng có thể diễn ra trong tương lai.
Đồng thời, VAFI đánh giá, hệ thống ngân hàng trong nước cần tiếp tục được củng cố theo hướng loại bỏ ngân hàng yếu kém, cải thiện cơ cấu cổ đông bằng việc tăng cường cổ đông tổ chức, cổ đông chiến lược thật sự, hạn chế dần tình trạng ngân hàng thuộc sở hữu của một tập đoàn và phải ngăn ngừa tình trạng tham nhũng trong bất kỳ ngân hàng nào.
Nguồn đây các cụ nhé
Theo nhận xét của VAFI, mức lãi suất tiền gửi trung và dài hạn ở Việt Nam hiện 'rất cao' so với nhiều nước, dẫn đến lãi suất cho vay cũng gấp 2-3 lần.
vietnamnet.vn