Nhiều lúc em nghĩ tại sao người già lại cứ kể công chăm sóc con cái của mình ra cho mọi người: Tôi vất vả nuôi nó ăn học, ròi trông cháu cho chúng nó ..... ? Con cái sinh ra là do ý nguyện của bố mẹ chứ có phải do chính chúng nó muốn ra đâu ? Cháu nội hay ngoại cũng alf cháu mình chứ có phải hàng xóm đâu ? Vì vậy người sinh thành phải có trách nhiệm chăm sóc bọn trẻ đó cho đến khi nó trưởng thành chứ ? Bố mẹ mình rồi chính bản thân mình cũng vậy chứ. Đó là trách nhiệm chứ đâu có phải là sự ban ơn ? Cứ theo nếp đó thì mình lại than vẫn với con cái mình, con cái mình lại than vãn với cháu mình chăng ? Rất vô lý.
Em luôn nghĩ mình sẽ phải có trách nhiệm với các cụ nhưng nghe các cụ than vãn điều đó nhiều lần em cũng thấy ko "hài lòng". Có lúc em cũng nói thẳng luôn để các cụ đừng có kể công như vậy
Cụ hiểu vì sao không ?
Em cũng đã quan sát và ngâm cứu , và em nhận ra nó thuộc về văn hóa , trình độ, giáo dục ... của xã hội mình. Em nói thật là VN vãn là nước lạc hậu , văn minh lúa nước vẫn tồn tại nhiều, bây giờ mới gọi là có mạng xã hội thì còn hòa nhập một chút thôi. Chính vì thế nhiều bậc cha mẹ thế hệ trước họ vẫn theo quan niệm cũ là đẻ con để nhờ vả. Nói đây chắc nhiều cụ mợ lại nhảy lên bảo tao đẻ mày ra không phải hòng mong gì nhờ mày... Nhưng em nói thật, nuôi con tốn kém bỏ mẹ ra, an sinh xã hội thì chưa có mấy, nếu không để hòng mong nhờ vả thì đẻ làm gì cho khổ ạ? Nếu thực sự không để cậy nhờ thì đã chẳng có chuyện cần đẻ con trai nha. Nên em nói thiệt là ai cũng nghĩ đến bản thân mình đầu tiên mà thôi, kể cả vai trò bố mẹ. Sự hy sinh không đòi hỏi khi nuôi nấng nhiều khi nó là tình yêu thương và bản năng làm cha mẹ thôi, cũng để sau này đứa con nó đủ đầy mà mình còn được nhờ đó ạ. Việc áp đặt con cái , rồi đòi hỏi chữ hiếu khi tuổi già , cũng xuất phát từ mong muốn của bản thân bố mẹ thôi, chứ vì đứa con đâu ? Em cũng làm mẹ - nhưng em nghe ai kể lể công sinh thành dưỡng dục tuy em thấy có đồng cảm nhưng em vẫn nghĩ đứa con nào sinh ra để gánh nỡ chữ Hiếu cũng là cái khổ của nó đấy ạ. Điều này em chỉ nghĩ trong đầu ạ, nay thì chia sẻ với các cụ mợ, chứ tất nhiên đố dám nói với gia đình hay ai khác . Tuy vậy mình cũng chấp nhận con người là thế ạ, điều kiện , dân trí, văn minh chưa cao, thì cũng chỉ nhận thức được đến thế thôi, không đòi hỏi hơn được đâu cụ.
Khi em nhìn các con của em , bất cứ lúc nào nghĩ về chúng, em đều thấy rằng em may mắn khi được sinh ra chúng, được trải nghiệm vai trò làm bố mẹ, được nuôi dưỡng ngắm nhìn sự sống kỳ diệu mà em tạo ra. Thực sự thì em cũng rất mệt mỏi với cuộc sống áp lực kinh tế, dạy dỗ lo lắng cho con , nhưng đó cũng là động lực buộc em và ông xã chỉ có thể đi tiếp , chỉ có thể cố gắng vì mục đích chung. Đặc biệt em thấy thương các con em. Chúng sinh ra làm người là khổ rồi, bởi một vài năm trẻ thơ ngắn ngủi vô tư rồi chúng sẽ bước vào đời với những lo toan tính toán, chả chắc được sống vì mình mà lại lo lắng sống vì cha mẹ, vì nọ kia... như bất cứ ai , em cũng không biết chúng có vui với điều đó không , chứ như em , tuy em ham sống sợ chết nhưng em cũng chưa từng thấy happy thực sự khi được làm người đâu ạ. Chẳng qua áp lực và bản năng sinh tồn làm cho mình sống và tồn tại như bất cứ ai . Và em nghĩ rằng em sẽ không bao giờ kể công với con em đâu, bởi em đã tạo ra cuộc đời và số phận của chúng cơ mà, mong chúng luôn lạc quan vui vẻ khỏe mạnh và có nhiều tri thức để có thể sống theo ý mình muốn là được .
Sau này ngộ nhỡ trời chả thương mà tuổi già của em đau yếu phải nhờ cậy con cái thì cũng xuôi theo luật trời thôi, đến đâu thì đến. Nhưng thực lòng mong 70-75t em đau ốm giấy phút rồi được ra đi nhanh gọn . Không mong thọ làm gì cả.