Người già ở đây em muốn nói đến các cụ U80 trở lên nhé.
Có lẽ rất nhiều cụ cũng như em hiện đang sống chung cùng bố mẹ là người cao tuổi U80, U90, thậm chí trên 100 tuổi. Dù là quan hệ bố mẹ đẻ, con ruột nhưng do hai thế hệ và các tác động của xã hội, mối quan hệ công việc trong cuộc sông.... nên việc sống chung thường rất được ca ngợi như " gia đình hạnh phúc","con cháu quây quần" .... cũng chứa nhiều sự bất cập. Qua quan sát cả nhà em lẫn xung quanh hàng xóm, xin kể về mấy nhân vật để chia sẻ với các cụ đang dần bước tới tuổi già và mong muốn "độc lập tự do" không phụ thuộc vào con cháu
1. Các cụ già sống trong thời bao cấp đã lâu, do cuộc sống khó khăn nên thường có tâm lý: CHẮT BÓP, CHI TIÊU TIẾT KIỆM, QUAN TÂM NHIỀU THỨ CỤ THỂ, LẶT VẶT. Nay cuộc sống có khá hơn, các cụ có lương hưu, con cái cơ bản đã trưởng thành, ko cần sự trợ giúp của bố mẹ (em ko tính các gia đình khó khăn, bố mẹ còn lo cho con, thậm chí cả cháu). Tuy nhiên với tâm lý từ thời bao cấp nên dù có điều kiện nhưng các cụ vẫn giữ các suy nghĩ như trước. Ăn uống tiết kiệm, chi tiêu chắt bóp, hay để ý đến cuộc sống của con cháu và hay dùng "Kinh nghiệm, ngày trước bà thế này ...." để dạy bảo con cháu. Có điều hay nhưng nhiều khi cũng dở khóc dở cười vì sự khác biệt của các thế hệ. Thậm chí còn gây xung đột, nhất là các bà mẹ với các nàng dâu.
Bên cạnh nhà em có mấy trường hợp:
- Một cụ đã thăng thiên rồi (cụ thọ 101 tuổi), nhà cụ toàn con trai, công ăn việc làm bình thường. Ông được học hành tử tế, đi bộ đội thì làm công nhân CN đến cấp 1// thì về hưu, còn lại có việc nhưng chỉ đủ nuôi bản thân. Cụ có quán nước chè từ hồi những năm 80 nên có đồng ra đồng vào. Tuy ko sung túc nhưng luôn có tiền do bán quán và tính cụ tiêu hoang nên con cháu đều ỷ lại. Ông út ko nghề ngỗng, được cụ bao cấp cưới vợ, chia đất làm nhà, lo đi XK ở Nga, gửi tiền sang, rồi lại lo chạy cho về. Hết tiền thì đi vay, nhưng luôn "hào phóng" trong việc chi tiêu, ban phát. Các con cụ thấy thế cũng hay đeo bám để được ăn phần chia đất cát .... Thế rồi tuổi già cũng đến, ko thể bán nước, nguồn thu cũng hết, vay mãi thì ko thể .... nhưng tính hào phóng thì ko đổi nên cuối cùng (trước khi cụ mất) anh em lại thống nhất bán nốt căn nhà của cụ để lại để chia nhau. Các bà dâu thì hay cãi vã nhau vì chuyện đóng góp. Khi cụ ốm ông cả thì kêu cao tuổi ko thể trông, ông thứ tiếp theo thì được bữa đực bữa cái với lý do còn cháu nhỏ phải trông, ông út thì chỉ xuất hiện khi ăn uống. Chỉ có ông thứ sống ở gần phải lo hết, cũng căng thẳng vì tiền đóng góp cũng bị hạn hẹp. may mà trước khi cụ mất quyết định bán nhà chia nhau nên mới có tiền để bù vào các chi phí cho cụ. Cuối cùng khi cụ mất, ai về nhà nấy tổ chức giỗ riêng.
- Một cụ thì đang U90, con cái trưởng thành, lương hưu có nhưng suốt ngày lo bệnh tật, đọc thông tin về ăn uống, luyện tập .... để giữ cân. Chi tiêu thì dè xẻn, hay lấy định mức cách đây 10 năm khi cụ còn đi chợ được ra để tham chiếu và giao tiền cho người GV khi đi mua. Ăn uống thì muốn ăn ngon, luôn thay đổi nhưng chi tiêu lại dè sẻn. Khi ra ngoài tập thể dục ngại tiếp xúc với người khác, dù cùng khu, vì họ hay khen: cụ còn khỏe, có điều kiện ....(không đúng gu ). Thế nên có ít bạn già để trò chuyện vì không hợp tính. Tuy có GV hỗ trợ hằng ngày nhưng do tính cách nên cũng hay xung đột với người GV. Con cái có đe ko thể kiếm và thay đổi người giúp việc dễ dàng thì mới đỡ bớt đi. Tiền gửi TK thì có đâu khoảng 2 tỷ gì đó. Hiện tiêu pha (kể cả trả lương GV, đi viện, mua thuốc ...) chủ yếu nhờ tiền lương và lãi TK hằng năm. Mõi lần chi cái gì như: cho tiền trẻ con hay GV khi Tết, thăm ốm ai đó ... cụ đều nhớ chi ly và hay nhắc lại như là "chiến tích". Nhưng cái gì mà bị ảnh hưởng đến "uy tín" thì thường hay quên và không bao giờ nhắc đến. Có con cái ở cùng, các cụ ko phải lo trả các khoản phí gì ngoài tiền mua cho chính bản thân mình đồ ăn, thức uống và thuốc thang nếu cần. Tuy nhiên do khác nhau về "quan niệm" sống nên cũng hay xung khắc, tuy chưa đến mức cãi vã ầm ĩ. Cháu cháu đến chơi do biết tính của cụ nên sau khi chào hỏi xong thì mỗi đứa nằm 1 góc ôm cái ĐT, TV. Ăn uống xong lại chào hỏi rồi biến. Cuộc sông tùy đầy đủ nhưng cũng ko hạnh phúc ở tuổi già.
- Một cụ U100, tính tình thì cực thoải mái, thích giao du, đi chơi nếu được mời hay có điều kiện. Ăn uống thì rất tốt dù bị tiểu đường phải uống thuốc, thậm chí có lúc phải tự tiêm trước khi ăn (để hạn chế tiểu đường tăng cao). Tuy con cháu cảnh báo hạn chế ăn uống, kiêng khem để khỏi bị biến chứng của tiểu đường nhưng cụ đều "phớt lờ". Theo quan niệm của cụ nếu mà con cái mới ko ăn được, từ chối thì lúc đó hẵng lo. Còn đang thích "chén" thì cứ để cụ thoải mái. Đồ dùng của cụ như ĐT, đồng hồ, TV, máy tính .... nếu có hỏng phải sắm thì cụ thích cái phải "hịn". Tuy nhiên cũng dở khóc dở cưới. Con cái sắm đồ "hịn" thì lại phức tạp khi điều khiển, sử dụng. Thế là cứ loạn lên. Iphone thì bị khóa, TV thì không vào mạng được, quay video trên ĐT thì cứ lia như tên bắn. Nhưng dù thế nào cụ vẫn cứ ăn, uống và vui vẻ sống.
2. Đấy là 3 hình ảnh người già em được chứng kiến. Cụ 1 thì đã thăng thiên nên đã yên phận. Hai cụ còn lại thì đúng là trái ngược nhau.
Trên Fun thấy nhiều cụ tâm sự sẽ sống độc lập ko phụ thuộc với con cái khi về già, thậm chí vào VDL .... Nhưng nói là 1 chuyện, khi về già có thực hiện được hay không là chuyện khác. Em nghĩ tốt nhất là sống vui vẻ, đừng băn khoăn về bệnh tật, tiền nong, tạo niềm vui và kết bạn với mọi người xung quanh. Con cái là thế hệ khác, nó còn công việc, chăm lo con cái của nó ... nên đừng kỳ vọng quá nhiều con cái phải có trách nhiệm đối với mình. Hay chăm sóc chính bản thân mình trước khi nghĩ đến con cháu người thân lo cho mình. Buông bỏ, thoải mái sống thì tự nhiên bệnh tật có khi cũng hết. Mà giả sử có thì cũng thấy thanh thản vì ai mà chẳng lên ngắm gà khỏa thân