Nói thật với các cụ, từ có bằng đến lái được là cả một chặng đường dài, theo quan sát của em dưới góc nhìn một người học B2 ở trung tâm, thi và lái cùng với vài người qua tay em bổ túc thì thấy thế này:
+ Thủ tục để nộp được hồ sơ: chỗ này láo nhiều nhất (mua giấy khám sức khỏe, hồ sơ học nghề, thì điền láo là chính (thuê sinh viên điền theo mẫu), người cần thi thì không đi học (đa phần kêu với các trung tâm là bận quá không đi học được, các trung tâm vì cạnh tranh nên cởi mở chỗ này, thuê sinh viên điền hồ sơ cho đủ). Giấy khám sức khỏe, khám thật thì ít, khám trên giấy là nhiều. Bản thân em chỉ nộp mỗi tiền, ảnh, chứng minh thư xong, mọi thứ tự có một cách tự động nhờ trung tâm họ làm hết. Học lý thuyết thì có 2 buổi, thầy dạy trả lời theo mẹo chứ không giúp người học nắm được lo gíc vấn đề cần phải hiểu khi tham gia giao thông. Phần nhiều học viên sử dụng biện pháp quay cóp (qua ứng dụng có trên điện thoại - hôm em thi thì thấy giám thị cho mang điện thoại vào nơi thi, vài chú được để ngỏ cho mở điện thoại... haiz) và chống trượt
+ Thực hành lái xe: quá ít để thực sự lái và xử lý tốt. Thường thì 12 buổi trong khối tiền đã nộp, mỗi buổi 1 tiếng. May là em có xe trước và cũng biết lái trước nên em chỉ tham gia 5/12 buổi này còn 7 buổi tặng thầy. Những người học từ đầu thì quả thật 12 buổi là quá ít kể cả trên sa bàn và đường trường. Khi thi đường trường cùng em, một ông dồn số tăng tốc còn không làm được theo yêu cầu, thầy nhắc và vào hộ (em thi ở sân Ngọc Hà, các cụ trước đều truyền kinh nghiệm là khi đi đường trường bỏ vào hồ sơ thi 100-200K - như một dạng lệ tất nhiên, còn lại thì thầy sẽ giúp).
Thật sự, vì em xác định là học nghiêm túc nên em tập tành cũng rất nghiêm, khi đi đường trường thì tự làm tất và chịu khó nghe thầy quát thôi nhưng các điểm kỹ thuật đều ổn theo yêu cầu.
Tuy nhiên bài xe chíp bản thân em cũng phải bỏ ra vài giờ luyện thêm mới đảm bảo tự tin. Bên trung tâm còn gợi ý là bồi dưỡng cho tay điều xe để chọn xe tốt - em không làm thế vì cũng khá tự tin. Mấy chú đi cùng xe em hôm thi thì 9/10 trượt vì con đó côn sâu và nặng. Suy cho cùng thì cũng là kỹ năng chưa đạt mà thôi. Các biện pháp chống trượt được tận mắt nhìn thấy là thầy quan sát từ xa, hướng dẫn người lái thực hiện các biện pháp kỹ thuật qua điện thoại (bên sân sát hạch cũng để lờ cho người thi dùng điện thoại tai nghe khi điều khiển... híc). Nghe đâu (không có bằng chứng) là còn chống trượt thực hành được nữa.
Lý thuyết thì có biện pháp nộp tiền chống trượt.
Đánh giá chung: Cách quản lý học, thi như hiện tại theo hình thức thương mại hóa, tạo mọi điều kiện cho học viên như vậy sẽ không ổn, với người thực sự có nhu cầu lái và nghiêm túc thì không sao, người khác thì chỉ muốn có bằng ngay ắt sẽ dẫn đến việc mua những thứ có thể mua được và cuối cùng có bằng thì lái cũng chả đi đến đâu, xe điên sẽ thường xuyên xảy ra. Thực trạng này em tin là ở khắp nơi chứ không phải chỉ ở Bắc Ninh như bài báo.
Cần áp dụng kinh nghiệm như bên Tây nó vẫn dùng khi cấp bằng cho công dân, thi qua các loại rồi cũng còn mất vài tháng thực tập được kiểm soát nghiêm ngặt mới được sử dụng và lái chính thức (cái này em thấy nhiều cụ nói rùi)....