[Funland] Ký ức của một Ofer về đời lính, về đồng đội, về những trận đánh ở chiến trường K, về quá khứ và về cuộc sống hiện tại.

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
MỘT LẦN CẬN CHIẾN VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA KỂ PHÍA SAU


Sau khi hoàn thành kế hoạch “thám” ở Paoy Poet (Banteay Meanchey), bốn thằng bọn gã lững thững cắt rừng để về Sisophon.
Chiều muộn của ngày thứ 3, khi còn cách Sisophon khoảng 30km. Lúc vừa ra khỏi cửa rừng thì cả nhóm nhìn thấy một nhóm người Khmer độ chục người, có cả 1-2 đứa trẻ độ 14-15 tuổi đang ngồi nghỉ ở 2 bên đường mòn, cạnh họ là những chiếc cuốc, xẻng.
Cả tổ đi vào giữa hai bên và gật đầu chào những người dân Campuchia 1 cách thân thiện: “Xua sơ đây - xin chào”.
Những người dân Khmer chỉ hơi ngước mặt lên nhìn mấy anh em, thoáng trong ánh mắt của họ có gì đó lành lạnh, không lành.
Gã chợt giật mình, đây là cửa rừng, quanh đây không có nhà dân. Đã vậy mìn được cài khá dày đặc, vậy những người này thực chất là ai? Họ ngồi đó làm gì?
Thằng Đực, thằng Long và thằng Phú chắc cũng nghĩ như vậy, nên không hẹn mà cả 4 thằng đồng loạt quay người nhìn lại...
Đúng lúc đó 1 lưỡi cuốc từ phía sau nhằm thẳng đầu gã bổ xuống. Mắt gã liếc thấy mà chưa kịp phản ứng thì thằng Đực đã lao vào, hai tay nó đưa cả thân khẩu AKMS lên và chặn vào cuối cán cuốc.
Bị chặn đúng vào gốc lực nên lưỡi cuốc chỉ khẽ chạm vai gã. Tuy bị tập kích bất ngờ, nhưng 4 thằng gã đều là những thằng được đào tạo bài bản và cũng đã trải qua nhiều hiểm nguy nơi trận mạc nên thằng nào phản xạ cũng rất nhanh.
Gã quay báng súng vụt 1 đòn chí mạng vào giữa mặt tên cầm cuốc…một tiếng “bốp…” khô khốc như tiếng quả dừa khô rơi mạnh trên nền bê tông cứng và cảm giác có 1 sự vụn vỡ, tan nát nơi chiếc báng sắt của khẩu AKMS chạm vào.
(hình khẩu AKMS trong phim ảnh thường còn nguyên phần báng gập, nhưng thực tế chiến trường thì lính của ta hay tháo bỏ phần báng gập bằng sắt để giảm bớt trọng lượng và cũng đỡ cồng kềnh, vướng víu trong tác chiến).
Thuận tay gã rút con dao lê 5 tác dụng dưới thắt lưng, đâm bổ nghịch từ trái qua phải, theo chiều từ trên xuống dưới.
Đường lê sắc ngọt cắt từ động mạch cảnh, đi qua cuống họng và chỉ chịu dừng lại khi vướng xương quai xanh bên phải của kẻ tập kích. Bọn thằng Đực, Long và Phú “nhái” cũng đã rút dao lê, lao vào tả xung hữu đột với nhóm tập kích.
Hai tốp người lao vào quần nhau trong khoảng cách gần san sát, chính xác là thành 1 đống hỗn độn, ta địch lẫn lộn, khó phân biệt.
Tất cả bọn gã chỉ dùng dao lê, không dám nổ súng vì sợ trúng đồng đội...
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Sợi dây đeo ở những khẩu AKMS được luồn qua bắp tay và cuộn chặt vào cổ tay, bàn tay nắm lấy đầu nòng súng, chỉ đủ thò ra chút đầu nòng.

Khi siết chặt sợi dây thì toàn bộ thân súng được ép chặt vào tay như 1 cây Tonfa, biến cả thân súng thành 1 chiếc mộc đỡ hoàn hảo, bảo đảm che chắn được các đòn đánh từ xẻng, cuốc của bọn tập kích.
Khi còn thụ huấn tại trường hạ sĩ quan trinh sát luồn sâu, gã thường nghe các bậc đàn anh và giáo viên võ thuật trong trường kể rằng, cách sử dụng súng AKMS như Tonfa là của cụ võ sư Trần Công, một võ sư nổi danh với tên gọi “Vua ám khí Việt”.
Mà bài này, hình như cũng chỉ được dạy trong các trường đặc công và trinh sát luồn sâu, do chỉ có 2 binh chủng này là được cấp AKMS. Còn các trường trinh sát bộ binh, trinh sát pháo binh hay trường biên phòng dùng AK47 hay AKM thì không được huấn luyện do súng quá dài và nặng nên khó có thể thi triển tuyệt kỹ này.
(Không biết là có đúng không. Nếu bác nào là lính của các trường đó thời 1980 xin vui lòng cho biết để hiệu đính lại bài viết. Xin chân thành cám ơn ạ).
Phần đầu nòng súng được bàn tay nắm chắc lấy, thò ra 1 đoạn ngắn dùng để chọc vào các khớp xương như ngực, lưng, mặt…
Phần báng sắt đằng sau khuỷu tay cũng thừa ra 1 đoạn, ngoài việc thay thế mộc đỡ để che chắn thì cũng có công dụng như khi sử dụng cùi chỏ vậy. Còn toàn bộ thân súng có thể dùng để đỡ đòn và đập ngang vào mặt…
Cách sử dụng súng để thay thế Tonfa trong cận chiến cực kỳ hữu dụng và lợi hại, cụ thể trong trận đánh này.
Mấy thằng gã được dạy trong trường rằng, trong cận chiến mà phía đối thủ đông và chơi chiến thuật “ruồi bu c.. ngựa”, thì cách chống trả hiệu quả nhất là cứ đeo dính sát đối thủ, khiến cho đồng bọn của chúng không dám ra đòn liều vì sợ nện trúng đồng bọn.
Cộng thêm với ưu thế là biến súng thành Tonfa nên sự di chuyển hết sức nhanh nhẹn và cực kỳ hiệu quả trong tấn công cũng như phòng thủ, khác với bọn người tập kích.
Chúng dùng vũ khí dài như xẻng, cuốc để đánh cận chiến đã là 1 sai lầm, khi vừa khó xoay trở, lại vừa khó tấn công dứt điểm được đối thủ. Đánh từ xa vào thì chúng nó vướng đồng bọn, đánh sáp lá cà thì không bổ, không vụt được.
Trong những trường hợp như thế này chỉ có đâm, nhưng với quân tình nguyện Việt Nam luôn đeo “set” đựng đạn dự phòng bằng bạt dày trước ngực. Với các băng đạn AK dự phòng bên trong thì “set” đạn giống như 1 chiếc áo giáp che kín toàn bộ phần ngực thì có đâm cũng thành vô ích, đã vậy cuốc, xẻng cũng chẳng có lưỡi nhọn để đâm.
Thật đúng với câu nói nổi tiếng trong giới võ thuật “lấy đoản chế trường”…
Một thằng tập kích lao đến ôm chặt thằng Đực từ phía sau lưng. Rất nhanh, thằng Long “Polpot” cũng lao đến...
 

Toietmoi

Xe điện
Biển số
OF-374214
Ngày cấp bằng
18/7/15
Số km
3,546
Động cơ
347,861 Mã lực
Cổng vào Sư 7 trước đây là bãi đất thông thoáng, nay cho thuê làm bãi tập kế container nên nhiều người đi qua không nhận ra nữa, thậm chí không biết lối vào.
PXL_20230714_085826850.jpg
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,636
Động cơ
567,319 Mã lực
Sợi dây đeo ở những khẩu AKMS được luồn qua bắp tay và cuộn chặt vào cổ tay, bàn tay nắm lấy đầu nòng súng, chỉ đủ thò ra chút đầu nòng.

Khi siết chặt sợi dây thì toàn bộ thân súng được ép chặt vào tay như 1 cây Tonfa, biến cả thân súng thành 1 chiếc mộc đỡ hoàn hảo, bảo đảm che chắn được các đòn đánh từ xẻng, cuốc của bọn tập kích.
Khi còn thụ huấn tại trường hạ sĩ quan trinh sát luồn sâu, gã thường nghe các bậc đàn anh và giáo viên võ thuật trong trường kể rằng, cách sử dụng súng AKMS như Tonfa là của cụ võ sư Trần Công, một võ sư nổi danh với tên gọi “Vua ám khí Việt”.
Mà bài này, hình như cũng chỉ được dạy trong các trường đặc công và trinh sát luồn sâu, do chỉ có 2 binh chủng này là được cấp AKMS. Còn các trường trinh sát bộ binh, trinh sát pháo binh hay trường biên phòng dùng AK47 hay AKM thì không được huấn luyện do súng quá dài và nặng nên khó có thể thi triển tuyệt kỹ này.
(Không biết là có đúng không. Nếu bác nào là lính của các trường đó thời 1980 xin vui lòng cho biết để hiệu đính lại bài viết. Xin chân thành cám ơn ạ).
Phần đầu nòng súng được bàn tay nắm chắc lấy, thò ra 1 đoạn ngắn dùng để chọc vào các khớp xương như ngực, lưng, mặt…
Phần báng sắt đằng sau khuỷu tay cũng thừa ra 1 đoạn, ngoài việc thay thế mộc đỡ để che chắn thì cũng có công dụng như khi sử dụng cùi chỏ vậy. Còn toàn bộ thân súng có thể dùng để đỡ đòn và đập ngang vào mặt…
Cách sử dụng súng để thay thế Tonfa trong cận chiến cực kỳ hữu dụng và lợi hại, cụ thể trong trận đánh này.
Mấy thằng gã được dạy trong trường rằng, trong cận chiến mà phía đối thủ đông và chơi chiến thuật “ruồi bu c.. ngựa”, thì cách chống trả hiệu quả nhất là cứ đeo dính sát đối thủ, khiến cho đồng bọn của chúng không dám ra đòn liều vì sợ nện trúng đồng bọn.
Cộng thêm với ưu thế là biến súng thành Tonfa nên sự di chuyển hết sức nhanh nhẹn và cực kỳ hiệu quả trong tấn công cũng như phòng thủ, khác với bọn người tập kích.
Chúng dùng vũ khí dài như xẻng, cuốc để đánh cận chiến đã là 1 sai lầm, khi vừa khó xoay trở, lại vừa khó tấn công dứt điểm được đối thủ. Đánh từ xa vào thì chúng nó vướng đồng bọn, đánh sáp lá cà thì không bổ, không vụt được.
Trong những trường hợp như thế này chỉ có đâm, nhưng với quân tình nguyện Việt Nam luôn đeo “set” đựng đạn dự phòng bằng bạt dày trước ngực. Với các băng đạn AK dự phòng bên trong thì “set” đạn giống như 1 chiếc áo giáp che kín toàn bộ phần ngực thì có đâm cũng thành vô ích, đã vậy cuốc, xẻng cũng chẳng có lưỡi nhọn để đâm.
Thật đúng với câu nói nổi tiếng trong giới võ thuật “lấy đoản chế trường”…
Một thằng tập kích lao đến ôm chặt thằng Đực từ phía sau lưng. Rất nhanh, thằng Long “Polpot” cũng lao đến...
Pha này gay cấn quá, hóng phần kết đếm xác
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Nó cắm cây lê 5 tác dụng vào giữa 2 xương bả vai của thằng tập kích và rạch mạnh 1 đường từ trên xuống theo chiều cột sống.
Gã cũng nhanh chóng áp sát lưng vào lưng thằng Long “Polpot” để che chắn mặt sau cho đồng đội, phòng có thằng đánh trộm.
Trong chiến đấu rất cần sự hiểu ý và ăn ý với nhau. Đặc biệt với các lực lượng tác chiến theo cấp phân đội như lính trinh sát hay đặc công, điều đó lại càng quan trọng hơn.
Một thằng lùi ra để lấy khoảng cách bổ lưỡi xẻng xuống, thằng Phú “nhái” bay người đến. Một chân co, chân duỗi, nhìn như nó đang quỳ trước vùng bụng thằng tập kích vậy. Tay nó tuốt 1 đường dao lê nghịch từ phải qua trái của kẻ tập kích.
Chúng ta hãy hình dung chút, với người thuận tay phải như thằng Phú “nhái”. Nếu nó tuốt đường dao lê thuận từ trái qua phải kẻ tập kích, tức từ bên phải của nó sang bên trái, thì điểm chạm đầu tiên sẽ ngang sườn trái đối thủ, ra đến gần rốn chắc chắn sẽ là cuối lực, cuối tầm với và khi đó sẽ không đủ lực để hạ gục 1 kẻ đang say máu như kẻ tập kích liều chết kia.
Nhưng nếu nó tấn công bằng đường dao lê nghịch từ phải qua trái của kẻ tập kích thì điểm chạm đầu tiên sẽ là vùng gan, nhưng điểm cuối lực sẽ nằm ở toàn bộ từ rốn ra đến hết vùng sườn trái của kẻ tấn công theo chiều giật về của cánh tay và cổ tay.
Chỉ với 1 vết rạch dài cực hiểm ngang bụng như vậy, thằng tập kích đổ sập ngay xuống như thân chuối bị đốn, khi lưỡi xẻng của nó còn chưa kịp giơ cao đến vai.
Thằng tập kích vừa ngã xuống thì thằng Phú phi luôn con dao lê về phía thằng gầy, mặt choắt.
Hình như thằng đó là chỉ huy của nhóm tập kích sao đó. Con dao lê của thằng Phú “nhái” cắm đúng hốc mắt bên phải, ăn thẳng vào hộp sọ, ngập đến 2/3 lưỡi dao lê.
Thằng Đực sau khi được thằng Long “Polpot” giải vây khỏi thằng ôm sau lưng thì nó cũng kịp tặng cho thằng tập kích đứng đối diện 1 lê vào vùng ngực phải với cú xoáy ngược chiều kim đồng hồ…
Trận đánh cận chiến xảy ra quá nhanh, chỉ vài lần tả xung hữu đột, phía bên tập kích đã có 6 thằng nằm tại chỗ.
Ba thằng còn lại co chân tháo chạy, thằng Đực bung sợi dây súng khỏi tay. Khẩu súng “tonfa” từ trên cẳng tay tụt xuống bàn tay mở sẵn, không cần lấy đường ngắm cơ bản, nó siết cò ở khoảng cách gần…ba thằng tập kích chạy chưa được 10m đã dính loạt đạn thẳng như kẻ chỉ của thằng Đực.
Chúng nó loạng choạng, chới với rồi nằm im tại chỗ. Bốn thằng gã buông dao lê và súng rồi ngồi bệt xuống đám cỏ ven đường thở hồng hộc.
Người bốn thằng đỏ lòm màu máu, thằng nọ khám thằng kia xem có làm sao không, nhưng may mắn là không có thằng nào bị thương. Ngoại trừ thằng Long “Polpot” có quả ổi trên đầu khi được bọn tập kích tặng cho 1 cán cuốc, nhưng quả ổi cũng không nặng lắm.
Bốn thằng đang ngồi thở dốc sau 1 trận cận chiến không cân sức trong bóng chiều chạng vạng thì bất chợt nghe tiếng…rắc…
 

zinhaicau

Xe điện
Biển số
OF-29884
Ngày cấp bằng
24/2/09
Số km
3,394
Động cơ
381,356 Mã lực
Hấp dẫn quá cụ anh ạ. Có cảm giác các cụ anh này cầm cây đũa cũng thành vũ khí vô cùng nguy hiểm.
 

sắt con

Xe điện
Biển số
OF-203221
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
2,869
Động cơ
273,434 Mã lực
Nhận những cuốn Tạp chí từ tay một Chính uỷ mà xúc động nghẹn ngào. Như gặp lại "cố nhân" sau rất nhiều năm xa cách...Cũng gần 20 năm rồi...!

- Em chụp ảnh không?
- Dạ có, em chụp để ghi dấu lại, sau rất nhiều năm em mới được cầm trên tay. Nhưng em sẽ gửi ảnh ở một chỗ khác.
- Chỗ nào?
- Ở đâu còn lâu mới nói, :D.

Xin phép bác Nam và các cụ, cho em gửi hình ảnh những cuốn Tạp chí đậm chất "lính" ở đây. "Để nhớ một thời em đã yêu"...

IMG_1325.jpeg
hồi cấp ba em đọc mê mẩn tạp chí văn nghệ quân đội và cả tờ báo văn nghệ QĐ nữa, hay, họ viết có gì đấy gãy gọn, ko Lan man như...
 

UltraMod

Xe tăng
Biển số
OF-592828
Ngày cấp bằng
1/10/18
Số km
1,422
Động cơ
143,459 Mã lực
Website
trendyeyewear.vn
Nhận những cuốn Tạp chí từ tay một Chính uỷ mà xúc động nghẹn ngào. Như gặp lại "cố nhân" sau rất nhiều năm xa cách...Cũng gần 20 năm rồi...!

- Em chụp ảnh không?
- Dạ có, em chụp để ghi dấu lại, sau rất nhiều năm em mới được cầm trên tay. Nhưng em sẽ gửi ảnh ở một chỗ khác.
- Chỗ nào?
- Ở đâu còn lâu mới nói, :D.

Xin phép bác Nam và các cụ, cho em gửi hình ảnh những cuốn Tạp chí đậm chất "lính" ở đây. "Để nhớ một thời em đã yêu"...

IMG_1325.jpeg
Hôm nào off mợ nhớ đem mấy cuốn này đi nhé
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
hồi cấp ba em đọc mê mẩn tạp chí văn nghệ quân đội và cả tờ báo văn nghệ QĐ nữa, hay, họ viết có gì đấy gãy gọn, ko Lan man như...
Ngày ấy có VNQĐ đọc là xịn sò lắm rồi. Ngóng hàng tháng mới ra được 1-2 số ấy chứ...:D.
"Đặc sản" của VNQĐ vẫn là những truyện ngắn, viết về cuộc sống của những người lính: huấn luyện tân binh/kỷ luật/cảm xúc của những con người mặc quân phục với tình yêu đôi lứa hoặc quê hương/đan xen những trò tếu táo...Cùng với những cây bút cũ là những cây viết mới, được trưởng thành từ các Trại sáng tác/đi thực tế...hoặc nắm bắt hơi thở của thời cuộc và có những tiểu luận ngắn. Tản văn của VNQD cũng rất hay; đặc biệt phân tích các cây viết kỳ cựu như bài viết về Nguyễn Huy Thiệp/Bảo Ninh/Sương Nguyệt Minh/...

Bên cạnh đó, cũng có những trang thơ. Chỉ có chút quảng cáo nhưng không chiếm nhiều. Khổ giấy của Tạp chí giờ đã thay đổi, Tổng biên tập cũng vậy. Những ngày Lễ lớn, số "đặc biệt chào mừng" cầm rất nặng tay và nhiều bài viết (theo em là) hay.
Dù sao, nói đến VNQĐ, em vẫn đặc biệt yêu thích, cùng với các tờ báo giấy ngày xưa như Tiền phong...


Hôm nào off mợ nhớ đem mấy cuốn này đi nhé
Nếu đi off:
- Mình có nên chiếm sóng một cách giả trân bằng việc mang mấy cuốn báo đi, rồi hươ hươ lên không vậyyyyy??? :D
 

UltraMod

Xe tăng
Biển số
OF-592828
Ngày cấp bằng
1/10/18
Số km
1,422
Động cơ
143,459 Mã lực
Website
trendyeyewear.vn
Ngày ấy có VNQĐ đọc là xịn sò lắm rồi. Ngóng hàng tháng mới ra được 1-2 số ấy chứ...:D.
"Đặc sản" của VNQĐ vẫn là những truyện ngắn, viết về cuộc sống của những người lính: huấn luyện tân binh/kỷ luật/cảm xúc của những con người mặc quân phục với tình yêu đôi lứa hoặc quê hương/đan xen những trò tếu táo...Cùng với những cây bút cũ là những cây viết mới, được trưởng thành từ các Trại sáng tác/đi thực tế...hoặc nắm bắt hơi thở của thời cuộc và có những tiểu luận ngắn. Tản văn của VNQD cũng rất hay; đặc biệt phân tích các cây viết kỳ cựu như bài viết về Nguyễn Huy Thiệp/Bảo Ninh/Sương Nguyệt Minh/...

Bên cạnh đó, cũng có những trang thơ. Chỉ có chút quảng cáo nhưng không chiếm nhiều. Khổ giấy của Tạp chí giờ đã thay đổi, Tổng biên tập cũng vậy. Những ngày Lễ lớn, số "đặc biệt chào mừng" cầm rất nặng tay và nhiều bài viết (theo em là) hay.
Dù sao, nói đến VNQĐ, em vẫn đặc biệt yêu thích, cùng với các tờ báo giấy ngày xưa như Tiền phong...



Nếu đi off:
- Mình có nên chiếm sóng một cách giả trân bằng việc mang mấy cuốn báo đi, rồi hươ hươ lên không vậyyyyy??? :D
Mang một cuốn đi thôi cũng được
 

sắt con

Xe điện
Biển số
OF-203221
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
2,869
Động cơ
273,434 Mã lực
Ngày ấy có VNQĐ đọc là xịn sò lắm rồi. Ngóng hàng tháng mới ra được 1-2 số ấy chứ...:D.
"Đặc sản" của VNQĐ vẫn là những truyện ngắn, viết về cuộc sống của những người lính: huấn luyện tân binh/kỷ luật/cảm xúc của những con người mặc quân phục với tình yêu đôi lứa hoặc quê hương/đan xen những trò tếu táo...Cùng với những cây bút cũ là những cây viết mới, được trưởng thành từ các Trại sáng tác/đi thực tế...hoặc nắm bắt hơi thở của thời cuộc và có những tiểu luận ngắn. Tản văn của VNQD cũng rất hay; đặc biệt phân tích các cây viết kỳ cựu như bài viết về Nguyễn Huy Thiệp/Bảo Ninh/Sương Nguyệt Minh/...

Bên cạnh đó, cũng có những trang thơ. Chỉ có chút quảng cáo nhưng không chiếm nhiều. Khổ giấy của Tạp chí giờ đã thay đổi, Tổng biên tập cũng vậy. Những ngày Lễ lớn, số "đặc biệt chào mừng" cầm rất nặng tay và nhiều bài viết (theo em là) hay.
Dù sao, nói đến VNQĐ, em vẫn đặc biệt yêu thích, cùng với các tờ báo giấy ngày xưa như Tiền phong...



Nếu đi off:
- Mình có nên chiếm sóng một cách giả trân bằng việc mang mấy cuốn báo đi, rồi hươ hươ lên không vậyyyyy??? :D
Ồi, gần sát tết là em để dành số Tết để đọc tối muộn mùng 1,2 sau khi đi chơi về 😁😁😁. Đọc để dành ko dám đọc hết.
 

honda acura

Xe điện
Biển số
OF-15048
Ngày cấp bằng
23/4/08
Số km
3,805
Động cơ
576,204 Mã lực
đang mạch cận chiến , tự dưng xen ngang văn nghê văn gừng làm gì các cụ ơi
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
đang mạch cận chiến , tự dưng xen ngang văn nghê văn gừng làm gì các cụ ơi
Em rút kinh nghiệm từ góp ý này của cụ. Do bình luận ban đầu của em, cụ Sắt và cụ Ultra tương tác nên em mới "thuận nước..." như vậy. Không có ý phá đám, nhưng em sẽ không tuỳ tiện mang văn nghệ văn gừng vô đây nữa...
Cảm ơn cụ đã nhắc nhở em ạ!
 

Chepomdua

Xe buýt
Biển số
OF-421128
Ngày cấp bằng
7/5/16
Số km
866
Động cơ
221,562 Mã lực
Sợi dây đeo ở những khẩu AKMS được luồn qua bắp tay và cuộn chặt vào cổ tay, bàn tay nắm lấy đầu nòng súng, chỉ đủ thò ra chút đầu nòng.

Khi siết chặt sợi dây thì toàn bộ thân súng được ép chặt vào tay như 1 cây Tonfa, biến cả thân súng thành 1 chiếc mộc đỡ hoàn hảo, bảo đảm che chắn được các đòn đánh từ xẻng, cuốc của bọn tập kích.
Khi còn thụ huấn tại trường hạ sĩ quan trinh sát luồn sâu, gã thường nghe các bậc đàn anh và giáo viên võ thuật trong trường kể rằng, cách sử dụng súng AKMS như Tonfa là của cụ võ sư Trần Công, một võ sư nổi danh với tên gọi “Vua ám khí Việt”.
Mà bài này, hình như cũng chỉ được dạy trong các trường đặc công và trinh sát luồn sâu, do chỉ có 2 binh chủng này là được cấp AKMS. Còn các trường trinh sát bộ binh, trinh sát pháo binh hay trường biên phòng dùng AK47 hay AKM thì không được huấn luyện do súng quá dài và nặng nên khó có thể thi triển tuyệt kỹ này.
(Không biết là có đúng không. Nếu bác nào là lính của các trường đó thời 1980 xin vui lòng cho biết để hiệu đính lại bài viết. Xin chân thành cám ơn ạ).
Phần đầu nòng súng được bàn tay nắm chắc lấy, thò ra 1 đoạn ngắn dùng để chọc vào các khớp xương như ngực, lưng, mặt…
Phần báng sắt đằng sau khuỷu tay cũng thừa ra 1 đoạn, ngoài việc thay thế mộc đỡ để che chắn thì cũng có công dụng như khi sử dụng cùi chỏ vậy. Còn toàn bộ thân súng có thể dùng để đỡ đòn và đập ngang vào mặt…
Cách sử dụng súng để thay thế Tonfa trong cận chiến cực kỳ hữu dụng và lợi hại, cụ thể trong trận đánh này.
Mấy thằng gã được dạy trong trường rằng, trong cận chiến mà phía đối thủ đông và chơi chiến thuật “ruồi bu c.. ngựa”, thì cách chống trả hiệu quả nhất là cứ đeo dính sát đối thủ, khiến cho đồng bọn của chúng không dám ra đòn liều vì sợ nện trúng đồng bọn.
Cộng thêm với ưu thế là biến súng thành Tonfa nên sự di chuyển hết sức nhanh nhẹn và cực kỳ hiệu quả trong tấn công cũng như phòng thủ, khác với bọn người tập kích.
Chúng dùng vũ khí dài như xẻng, cuốc để đánh cận chiến đã là 1 sai lầm, khi vừa khó xoay trở, lại vừa khó tấn công dứt điểm được đối thủ. Đánh từ xa vào thì chúng nó vướng đồng bọn, đánh sáp lá cà thì không bổ, không vụt được.
Trong những trường hợp như thế này chỉ có đâm, nhưng với quân tình nguyện Việt Nam luôn đeo “set” đựng đạn dự phòng bằng bạt dày trước ngực. Với các băng đạn AK dự phòng bên trong thì “set” đạn giống như 1 chiếc áo giáp che kín toàn bộ phần ngực thì có đâm cũng thành vô ích, đã vậy cuốc, xẻng cũng chẳng có lưỡi nhọn để đâm.
Thật đúng với câu nói nổi tiếng trong giới võ thuật “lấy đoản chế trường”…
Một thằng tập kích lao đến ôm chặt thằng Đực từ phía sau lưng. Rất nhanh, thằng Long “Polpot” cũng lao đến...
Cận chiến bằng dao găm thì đúng là tinh hoa trong chiến đấu của trinh sát và đặc công rồi. Em không hiểu sao mà tụi pốt toàn cuốc xẻng lại dám tập kích toán của cụ khi mà các cụ có súng?
 

UltraMod

Xe tăng
Biển số
OF-592828
Ngày cấp bằng
1/10/18
Số km
1,422
Động cơ
143,459 Mã lực
Website
trendyeyewear.vn
Em rút kinh nghiệm từ góp ý này của cụ. Do bình luận ban đầu của em, cụ Sắt và cụ Ultra tương tác nên em mới "thuận nước..." như vậy. Không có ý phá đám, nhưng em sẽ không tuỳ tiện mang văn nghệ văn gừng vô đây nữa...
Cảm ơn cụ đã nhắc nhở em ạ!
Bọn em có nước đâu. Mợ cứ văn nghệ tí cho vui, có gì đâu·
 

vuha2107

Xe tải
Biển số
OF-339074
Ngày cấp bằng
17/10/14
Số km
222
Động cơ
253,603 Mã lực
Cận chiến bằng dao găm thì đúng là tinh hoa trong chiến đấu của trinh sát và đặc công rồi. Em không hiểu sao mà tụi pốt toàn cuốc xẻng lại dám tập kích toán của cụ khi mà các cụ có súng?
Chắc cậy đông, chủ quan ạ
 

Chepomdua

Xe buýt
Biển số
OF-421128
Ngày cấp bằng
7/5/16
Số km
866
Động cơ
221,562 Mã lực
Chắc cậy đông, chủ quan ạ
K cũng chiến tranh liên miên; từ khi Polpot lật đổ Lolnon thì trẻ con chúng nó cũng bắt làm lính nên ít nhiều cũng có kiến thức quân sự. Tập kích bằng cuốc xẻng vào đội có vũ trang tận răng thì ngáo quá
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top