[Funland] Ký ức của một Ofer về đời lính, về đồng đội, về những trận đánh ở chiến trường K, về quá khứ và về cuộc sống hiện tại.

Cosaodau

Xe hơi
Biển số
OF-817966
Ngày cấp bằng
23/8/22
Số km
145
Động cơ
4,672 Mã lực
Nửa đêm không ngủ, lang thang trên mạng và:

CÁI THỜI ĐÓ...

Những ai đã từng xem qua bộ phim này thì chắc giờ cũng 2 thứ tóc trên đầu rồi (tất lẽ dĩ ngẫu là trừ những bác đầu hói, không có tóc nha). Lúc đó, vào quãng năm 1976 - 1977 thế kỷ 20.
Nếu nói đến vô tuyến là nói đến cả 1 gia tài, 1 thứ xa xỉ mà không phải nhà nào, khu phố nào cũng có, dù chỉ là vô tuyến đen trắng được mang từ miền Nam ra.
Tuy nhiên đây không phải là bộ phim đầu tiên được chiếu tại miền Bắc thời điểm đó.
Bộ phim đầu tiên chiếu trên truyền hình mà dân Hà Nội được xem hồi đó là phim "Thủ lĩnh Ken Két", hình như phim của Ba Lan hay Tiệp Khắc thì phải, thời gian lâu quá rồi nên gã không nhớ nổi.
Thời chiếu phim "Thủ lĩnh Ken Két" thì dân khu Hoàn Kiếm đều tập trung về Hồ Hoàn Kiếm để xem (lúc đó gọi là khối, tiểu khu và khu. Chưa gọi phường hay quận như bây giờ).
Cái ti vi thì bé như cái lỗ mũi, độ 14 inh, người xem thì đông, phải đi sớm "xí chỗ", nếu không thì chẳng xem được gì.
Mà hồi đó phim chỉ có vào 2 tối, thứ Tư, Chủ nhật. Tuy nhiên được xem ti vi, nên thời sự cũng xem, nhất là chương trình Những bông hoa nhỏ do chị Bích Ngọc dẫn chương trình...
Trong các bộ phim thời kỳ đầu thì có lẽ bộ phim "Trên từng cây số" của Bungari là bộ phim đình đám nhất thời bấy giờ.
Cứ đến ngày có phim là mọi người từ già đến trẻ đều háo hức, chộn rộn. Chỉ mong mau tối để còn được xem phim.
Thời đó ai cũng thuộc bài hát mở đầu của phim và chỗ nào cũng thấy bình luận sôi nổi về nội dung phim.
Những nhân vật chính trong phim như Deyanov và Bomb luôn được nhắc đến đầu tiên, nhất là các chị em phụ nữ. Thần tượng của chị em lúc đó là nhân vật chính đẹp trai, hào hoa Deyanov.
Thậm chí có những người có đầu óc nhạy bén kinh doanh đã nhân bản các tấm hình để bán cho những người hâm mộ.
Như nhà anh Dư "tròn" bán sách ở phố Bà Triệu đoạn gần ngã tư với phố Lý Thường Kiệt (chỗ đó bây giờ thành quán cafe).
Lúc đó rất, rất nhiều người có tấm hình của nhân vật Deyanov trong ví, trong album...
Thời đó thì phim chiến đấu của Liên Xô và các nước trên thiên đường (tức là các nước phe xã hội chủ nghĩa) thì mới được phát sóng, còn các phim tư bản dẫy chết như Pháp, Nhật, Cộng hòa liên bang Đức thì đừng có mơ, nhất là của Mỹ thì lại càng không bao giờ có.
Phim của Trung + có lẽ nổi tiếng nhất là phim "Nam chinh Bắc chiến" nói về cuộc chiến viện Triều kháng Mỹ của đội quân Bát Nhất. Nói phét vô đẹt luôn.
Một thằng Tầu quánh với cả 1 sư đoàn lính Mỹ mà chỉ bị thương thôi. Hài ở chỗ, bị thương tay phải nhưng băng bó tay trái.
Cái thời đó dân Bắc đói văn hóa kinh khủng. Nhưng cái sợ đội quân kiểm tra văn hóa, cấm hội nhập mới là đáng sợ nhất.
Đội quân đó được gọi bằng cái tên mỹ miều "ĐỘI CỜ ĐỎ". Bất kể nam nữ, cứ ai mặc quần ống hơi rộng sẽ bị dùng kéo (dao) rạch toạc ống luôn.
Còn ai để tóc hơi trùm tai sẽ lập tức có người của Đội cờ đỏ túm lại "cắt tóc" miễn phí.
Nhạc thì đừng có nói nhạc vàng, chỉ cần nghe nhạc dậm dật lập tức sẽ có báo cáo lên khối và chỉ sau vài phút đội cờ đỏ sẽ có mặt lập biên bản ngay.
Lúc đó ở đầu phố có anh Sơn công tác ở đoàn xiếc Hà Nội (cùng thời với anh Lai "xiếc") bật bài Guantanamera trên máy cassette, lập tức trưởng khối có mặt.
Lan man chút, trưởng khối hồi đó làm mịa gì có học, toàn nông dân lên rừng làm cách mạng về. Văn hóa chỉ biết điểm chỉ thay chữ ký, chứ đâu có họ hàng với cây bút đâu?
Do vậy đến quát tháo, hạnh họe. Đến khi anh Sơn nói: "Bài này của đất nước Cu Ba anh em, không phải nhạc tư bản..." thì cha trưởng khối vui mừng cho phép tiếp tục, nhưng cấm tiệt không được nhảy đầm.
Vì nhảy đầm chỉ có bọn PĐ. Nhảy đầm dưới mắt nhà cầm quyền lúc đó là DÂM DẬT, TRỤY LẠC, ĐỒI TRỤY, SUY ĐỒI ĐẠO ĐỨC cách mịa nó cái mạng

...
Nhân dịp lang thang trên mạng, nhặt được tấm hình của diễn viên Stefan Danailov, người thủ vai nhân vật thần tượng 1 thời của các thiếu nữ Hà thành Deyanov nên ôn lại ký ức 1 thời gian khổ, thiếu đủ thứ. Thiếu từ cái ăn, cái mặc cho đến văn hóa. Cái thời 1 năm chỉ được 1kg thịt, 1kg đường, 1m vải...Cái thời ăn rau muống bổ hơn thịt bò í ạ...Liệu có ai còn nhớ không? Nhớ đến chàng diễn viên điển trai Deyanov..

11111111111111111111111.jpg
Cảm ơn bác Nam Chẫu. Lúc rảnh được bác "Ôn cố trí tân, Nhớ lại thời gian đã qua của đất nước và của cá nhân mình. Một thời Máu và Hoa sục sôi chinh chiến vì Tổ Quốc ( chứ không còn cái gì khác) xen lẫn nhưng nhận thức, đam mê rất là ngố tầu... Cái tốt , cái hào hùng xen lẫn buồn thương, ngậm ngùi, ngùi, tiếc nuối ... nó là một phần cuộc sống của rất nhiều người.. Rưng rưng..
 

Cosaodau

Xe hơi
Biển số
OF-817966
Ngày cấp bằng
23/8/22
Số km
145
Động cơ
4,672 Mã lực
Giải thưởng của bọn nó bao giờ chả có tính chính trị, e đọc Hành trình...của bà ấy từ hồi học sinh và thấy đc mỗi cuốn đó, các sách khác ko ấn tượng gì. Các cụ đừng nói chuyện DTH hay chuyện gì khác để lỡ loãng thớt, e chỉ thích nghe hồi ký cụ Nam thôi
Cụ này nhận xét về DTH là chuẩn CMNR.
DTH nếu nói một cách tổng thể cũng là người hưởng lợi nhiều khi xuất hiện vào đúng thời kỳ đổi mới.
khi mà nhu cầu và cả thị hiếu văn chương cần được thay đổi, đổi mới của xã hội lên cực điểm. Thoát khoỉ cái trì trệ, chậm chạp bấy lâu nay. Nhu cầu được đổi mới có tư film ảnh (Chuyện tử tế, Hà nội trong mắt ai...) sang văn chương truyện ngắn ( Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp...) chuyện vừ và truyện dài. Nhu cầu và khuynh hướng lớn đến mức là cốt chuyện, lời thoại truyện hay là thường phải ... nói ngược với giai đoạn trước kia...

Còn xét riêng (theo ý kiến của tôi) các chuyện của DTD đa phần là chuyện ..vụn và có chung motip là: khuyến khích chị em vùng lên , đòi li hôn và bỏ chồng... và các bác can bộ công quyền hay mắc lỗi trai gái, cập bồ

Nói thật là các truyện của DTH chưa có 1 chuyện nào gây xúc động như blog chia xẻ của bác Nam Chẫu đây .
Truyện của bác là những lát cắt sinh động, chân thực về đời sống khó khăn, gian khổ , hi sinh của các lứa thanh niên với bao hoài bão , ước mong đầu đời nhưng phải hoặc được tòng quân trong giai đoạn nước nhà tứ bề thọ địch . Đầy hào hùng,bi tráng , gây xúc động lớn
Cảm ơn bác Nam Chẫu. Chúc bác luôn khỏe đê viết tiếp các lát cắt chân thực đó nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,273
Động cơ
323,142 Mã lực
Tuổi
58
Cảm ơn bác Nam Chẫu. Lúc rảnh được bác "Ôn cố trí tân, Nhớ lại thời gian đã qua của đất nước và của cá nhân mình. Một thời Máu và Hoa sục sôi chinh chiến vì Tổ Quốc ( chứ không còn cái gì khác) xen lẫn nhưng nhận thức, đam mê rất là ngố tầu... Cái tốt , cái hào hùng xen lẫn buồn thương, ngậm ngùi, ngùi, tiếc nuối ... nó là một phần cuộc sống của rất nhiều người.. Rưng rưng..
Chỗ cụ ngáo nhỉ, chỗ em nhạc nhẽo, nam tóc dài, quần ống loe thoải cgmái.
Em chỉ biết là các vùng quê đặc xịt mới ngáo thế. Nhưng tóc dài, quần ống loe thời ấy người gầy còm thiếu ăn, nhìn như con khỉ hehe.
 

Cosaodau

Xe hơi
Biển số
OF-817966
Ngày cấp bằng
23/8/22
Số km
145
Động cơ
4,672 Mã lực
Chỗ cụ ngáo nhỉ, chỗ em nhạc nhẽo, nam tóc dài, quần ống loe thoải cgmái.
Em chỉ biết là các vùng quê đặc xịt mới ngáo thế. Nhưng tóc dài, quần ống loe thời ấy người gầy còm thiếu ăn, nhìn như con khỉ hehe.
Hic. Chỗ tôi cũng đầy quần loe, cũng đã chứng kiến đội cờ đỏ đi tuần vào sáng chủ nhật để cắt tóc dài của nam và ống quần loe của nữ... nhưng cái đó gọi là đam mê kiểu ngố còn gì..nhưng coi là chi tiết vụn thôi...Nhiêu gia đình vẫn còn truyền thống, lý tưởng, phấn đấu, hi sinh .. Thân thuộc như một thói quen vậy
Bác quê ở mô mà báo là ngáo đó? x-(
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,273
Động cơ
323,142 Mã lực
Tuổi
58
Hic. Chỗ tôi cũng đầy quần loe, cũng đã chứng kiến đội cờ đỏ đi tuần vào sáng chủ nhật để cắt tóc dài của nam và ống quần loe của nữ... nhưng cái đó gọi là đam mê kiểu ngố còn gì..nhưng coi là chi tiết vụn thôi...Nhiêu gia đình vẫn còn truyền thống, lý tưởng, phấn đấu, hi sinh .. Thân thuộc như một thói quen vậy
Bác quê ở mô mà báo là ngáo đó? x-(
Vậy bác quê mô ạ. Chỗ em ở phố, khu chợ, thanh niên chả hiền, nhưng em không thấy bị xén.
 

tuongminhtsc

Xe tăng
Biển số
OF-180039
Ngày cấp bằng
5/2/13
Số km
1,141
Động cơ
545,684 Mã lực
Em nhớ thời đó áo phông có chữ kiss me là bị khoét ngay, ối chị bị khoét tại chỗ, nhìn vui đáo để.
 

fanmu12345

Xe điện
Biển số
OF-720565
Ngày cấp bằng
17/3/20
Số km
2,328
Động cơ
96,557 Mã lực
Tuổi
50
Cháu có nghe khá nhiều hồi ký chiến trường K trên kênh Winwin Việt Nam. Ấn tượng nhất cái cuốn Rừng Khộp mùa thay lá. Cũng nghe vài truyện trần trụi khác của các cụ thời ấy, ít tính văn chương nhưng thực tiễn. Láng máng ko nhớ quyển nào các cụ có kể đại ý là gặp Pốt nhí các cụ tóm được cũng bòm luôn. Chiến tranh sống chết ko có chỗ cho sự thương cảm.
Em đang nghe trên Winwin Việt Nam bản Mưa trên đồng À Na Cut cũng hay lắm
 

seamannb

Xe buýt
Biển số
OF-453675
Ngày cấp bằng
16/9/16
Số km
606
Động cơ
211,716 Mã lực
Nơi ở
VN
Trân trọng cảm ơn cụ. Em lội một mạch 51 chap từ 11h đêm hôm trước đến giờ.
Thành kính tưởng nhớ đến những đồng đội của cụ đã nằm xuống nơi chiến trường!
 

seamannb

Xe buýt
Biển số
OF-453675
Ngày cấp bằng
16/9/16
Số km
606
Động cơ
211,716 Mã lực
Nơi ở
VN
2 lính Pot bắn Lê Na thì cầm chắc cái chết mà sao nó không bắn các cụ nhà mình trước nhỉ? Tội Lê Na quá!
Cụ xem Jhon Wick rồi đấy, chó bao giờ cũng rất gần gũi, thân thiện, tình cảm nhất với con người.
Thậm chí em gần 5 xịch rồi, con cái lớn vợ đủ cả mà chiều đi làm về chỉ có mỗi thằng cờ hó ra đón vẫy đuôi xoắn xuýt tình cảm😚😚😚
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
653
Động cơ
357,827 Mã lực
Nơi ở
Phiếu nhân dân ( chỉ có hộ tịch - không có việc làm ) một tháng được 10 kg gạo , 3 lạng thịt , 1 lạng đường ... ngoài ra còn cá , đậu phụ , bìa tết không tính bác nhé .

Số liệu là phải chuẩn .
Vâng, cảm ơn bác đã nhắc. Còn số liệu chính xác của từng loại em vẫn nhớ và nếu có quên chút thì giờ sớt Google cũng có ngay. Còn câu chuyện của em con số trên là dùng để anh em ngồi tán gẫu với nhau. Kiểu "Mày lại nói cái thời 1 năm 1 cân thịt, 1 năm một cân đường, 1 năm một mét vải". Em sẽ rút kinh nghiệm lần sau :)
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
653
Động cơ
357,827 Mã lực
Nơi ở
VIẾNG MỘ ĐỒNG ĐỘI

Tao…mày đồng đội xưa nay
Đâu cần nghi lễ mà ngay thẳng hàng
Chào nhau bằng một tuần nhang
Rồi quây quần nhé…mình đàn, mình ca

Tao không mua được bình hoa
Bông lau bứt vội đường qua lưng đồi...
Nhớ xưa mấy đứa mình ngồi
Bữa trưa cơm khét cháy nồi xoong bi

Chỉ còn rượu nhạt vài ly
Mỗi thằng một hớp, cần chi nhấm mồi
Từ khi mày bỏ đi rồi
Hình như tao cũng cút côi thân già

Bạn bè giờ đã chia xa
Nhưng tình nghĩa vẫn đậm đà như xưa
Chiều nay có một cơn mưa
Khóc ai mà mãi nghe đau tiếng lòng.

Nghĩa trang liệt sĩ quân tình nguyện đồi 82, Tây Ninh 14 tháng 06/2023

354075019_3109724715999378_565391083549412662_n.jpg
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,016
Động cơ
553,502 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
VIẾNG MỘ ĐỒNG ĐỘI

Tao…mày đồng đội xưa nay
Đâu cần nghi lễ mà ngay thẳng hàng
Chào nhau bằng một tuần nhang
Rồi quây quần nhé…mình đàn, mình ca

Tao không mua được bình hoa
Bông lau bứt vội đường qua lưng đồi...
Nhớ xưa mấy đứa mình ngồi
Bữa trưa cơm khét cháy nồi xoong bi

Chỉ còn rượu nhạt vài ly
Mỗi thằng một hớp, cần chi nhấm mồi
Từ khi mày bỏ đi rồi
Hình như tao cũng cút côi thân già

Bạn bè giờ đã chia xa
Nhưng tình nghĩa vẫn đậm đà như xưa
Chiều nay có một cơn mưa
Khóc ai mà mãi nghe đau tiếng lòng.

Nghĩa trang liệt sĩ quân tình nguyện đồi 82, Tây Ninh 14 tháng 06/2023

354075019_3109724715999378_565391083549412662_n.jpg
Lính HN đi cùng đợt cũng có gần chục anh em nằm lại đây. Hơn 10 năm rồi không ghé qua được. Không bọn nó còn ở đây hay đã về HN.😥
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
653
Động cơ
357,827 Mã lực
Nơi ở
Lính HN đi cùng đợt cũng có gần chục anh em nằm lại đây. Hơn 10 năm rồi không ghé qua được. Không bọn nó còn ở đây hay đã về HN.😥
Dạ, nghĩa trang này hầu như toàn bộ là lính tình nguyện ở Campuchia nên gọi là nghĩa trang liệt sĩ quân tình nguyện đồi 82. Nhưng hiện tại mộ ở đó đa phần là không tìm được thân nhân hoặc liệt sĩ vô danh. Những người có tên và thân nhân thì đều được đưa về hết rồi anh ạ.
 

seamannb

Xe buýt
Biển số
OF-453675
Ngày cấp bằng
16/9/16
Số km
606
Động cơ
211,716 Mã lực
Nơi ở
VN
Về Dương Thu Hương
Đây hoàn toàn là quan điểm cá nhân của em Mợ nhé

Lần đầu đọc truyện của DTH là năm lớp 4, ngày ấy đọc vì tò mò, bản năng cái gì càng bị cấm thì càng thích đọc, và cảm thấy hay, có 1 cái nhìn phũ phàng và khác hẳn về cải cách ruộng đất, về chủ nghĩa lý lịch thành phần bóp nghẹt các thế hệ sinh những năm 1930s, 1940s
Và cái gì đầu thì cũng thấy ... ngon ngon

Nhưng đến lớp 6, đọc Bên kia bờ ảo vọng thì em khá ... chưng hửng. Có thể vì cá nhân em không đủ tầm cảm nhận. Nhưng trong mắt em thì DTH dẫn người đọc bước vào 1 khung thời gian và không gian đầy ngột ngạt, ở đó chỉ có sự tiêu cực, ti tiện mà không có 1 chút le lói thiện ý nào. Kiểu gây dựng ngữ cảnh đeo kính đen như vậy, em không đánh giá cao

Về sau, DTH càng ngày càng lộ rõ quan điểm đối lập chính trị, và phụ huynh nhà em cũng không mang các tác phẩm của bà này về nữa nên em cũng không đọc

Cho đến sau này, khi có internet, em có đọc lại 1 tiểu thuyết được ca ngợi nhiều của DTH, là "Tiểu thuyết không đề"
Lần này thì em thất vọng hẳn
Nó là 1 bản copy nhợt nhạt của Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), nó quá lệch lạc so với Dấu chân người Lính (Nguyễn Minh Châu), nó quá giả tạo nếu so với những tác phẩm về chiến tranh của các nhà văn cầm súng như Chu Lai. Và trên hết, nó được sử dụng để đưa vào những quan điểm phủ nhận vai trò của lý tưởng, vai trò của Đ trong cuộc kháng chiến của dân tộc, qua nét bút DTN, người lính được khắc họa là những con người buộc phải cầm súng, buộc phải sinh tồn...
Sau đó em có đọc tiểu sử bà này, thấy có 1 thời gian đi TNXP, theo đoàn Văn công vào mặt trận, thì cũng phần nào hiểu: dân văn nghệ sỹ, không vững chính trị, vào nơi bom đạn thì ám ảnh chiến tranh, làm sao có thể viết được như những Người Lính cầm súng, như các nhà văn quân đội hay ngay như các Cụ cầm bút (phím) trong thớt này: lời văn trần thô, lộc cộc nhưng thật, lôi cuốn, tàn khốc nhưng vẫn sáng tươi, phũ phàng, không tuyên giáo nhưng vẫn rõ ràng đâu là Chính nghĩa

Tóm lại, em không đánh giá cao DTH
Em đã đọc 2 tác phẩm "bên kia bờ ảo vọng" và "thiên đường mù" của DTH, đọc lâu lắm rồi, từ hồi SV. Nhưng em ko đồng ý với cụ, vì ngẫm cho cùng đó cũng chỉ là phản ánh một thời kỳ nào đó dưới góc nhìn khác của một tri thức và có thể viết ra được thành văn. Em nói như thế ko phải thể hiện quan điểm chính trị cá nhân hay gì cả nhưng nếu đọc sang các tác phẩm Mỹ Latinh thời kỳ cận đại và hiện đại thì cũng chung một gam mầu ảm đạm vậy thôi.
Nhẹ nhàng về quan điểm trong văn học thôi
Kính cụ!
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,850
Động cơ
235,061 Mã lực
...
Những người lính làm thơ hay viết văn cũng rất nhiều. Bước ra từ các cuộc chiến tranh, thế nên trong những huyết quản ấy, chứa đựng những nỗi niềm, ký ức và tạo thành thứ "chất liệu" vô cùng đặc biệt. Như "Khoảng trời người lính" em đọc cách đây ít ngày - khi tình cờ tìm từ khoá cho vấn đề liên quan đến những chiếc balo.
Xin được mượn chủ đề của bác Nam, để gửi về đây bài thơ của một người lính. Những đồng đội của người lính ấy - trưởng thành từ Sư đoàn Bộ binh 315, đã chuyền nhau chia sẻ:

---
"Đêm đầu tiên,
Ngủ giữa rừng cây
Chúng tôi níu rừng vào hai đầu cánh võng.
Chống chếnh thế,
Những ngôi nhà của Lính,
Gió hướng nào thổi đến cũng thông thênh.
Khoảng trời vuông trên mỗi “mái tăng”
Không che được hạt mưa xiên xối xả.
Đêm đầu tiên nên ai cũng lạ,
Giấc ngủ chập chờn như lá rừng rơi …
Anh lính gác hết đứng lại ngồi,
Nghe tí tách mưa rơi trên áo bạt;
Cách dăm nhà có ai khe khẽ hát.
Đêm bỗng òa…
Một thoáng nhớ xôn xao …
Lại đằng kia có tiếng rít thuốc lào,
Đêm vo lại,
đỏ lừ mắt điếu.
Ước gì có chiếc hồ lô kỳ diệu
Hút Đêm vào cho Lính khỏi chờ lâu…
Đêm không ngủ.
Là đêm rất sâu,
Lính hóm hỉnh nghĩ ra đủ chuyện.
Đứa thì bảo,
Võng như hình trăng khuyết
Treo giữa rừng và thức với ngàn cây.
Đứa thì bảo,
Võng như con thuyền đầy,
Chở hờn căm trên dòng sông cạn.
Dòng sông ấy là Đường ra Mặt trận.
Bao Con Thuyền mải miết vượt bằng chân…
Đứa lại nói
Võng như cánh cung.
Đêm để ngửa,
bình minh lên sẽ “úp”
Còn Người Lính
là mũi tên vun vút,
Phút bình minh
là lao thẳng ngực thù!
Có đứa láu lỉnh đến lạ chưa?
Bảo,
Mái Tăng giống như chiếc lọng,
Lính xếp bằng ngồi trên cánh võng,
Chẳng khác gì Quan Trạng ngày xưa.
Thì, bây giờ nào có kém chi
Khoa Đánh giặc,
đậu nhiều Dũng sĩ.
Ngày bái tổ,
Ngày Ta thắng Mỹ,
Dũng sĩ về còn hơn Trạng vinh qui…
Đêm va vào xoong chảo đằng kia
Vỡ từng tiếng.
Lanh canh trên bếp lửa…
Chúng tôi hiểu,
Bình Minh về gọi cửa,
Chỉ tích tắc thôi,
Nhà Lính dỡ xong rồi.
Chúng tôi lại đi…
Náo nức những dòng người.
Bình tông nước nối hai đầu Binh trạm.
Nắm cơm vắt tòng teng trên lưng bạn,
Biết độ đường còn mấy “đoạn dao quăng”.
Gửi Đại Ngàn,
những đêm phía sau.
Phía Nỗi nhớ cứ dài vào vô tận.
Bao gương mặt cỏ cây chưa kịp nhận.
Đã vội ào đi trước lúc trời hừng.
Để lại những địa danh
– Khắc lên cây rừng.
Những dấu thời gian còn tươi roi rói.
Hàng Lốc lịch treo trên lưng chừng núi.
Dọc đường vào
Năm tháng cũng vào theo !".


---
*Không có mưa rừng, em đặt những bức ảnh của Sư đoàn 315. Sư đoàn đã 44 tuổi xuân...
IMG_1153.jpeg


...với hơn 1.520 trận đánh lớn, nhỏ trong 10 năm (1979-1989) khi làm nhiệm vụ Quốc tế trên chiến trường nước bạn...


IMG_1155.jpeg


Và: 🇻🇳

IMG_1154.jpeg


Ảnh: SNG
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
653
Động cơ
357,827 Mã lực
Nơi ở
Hôm nay là kỷ niệm 13 năm ngày mất của bố vợ ông anh rể, ngoài đủ các món như thường có trong các ngày giỗ của mọi nhà. Mâm cơm của nhà gã vẫn có một đĩa thịt ba chỉ và một bát mắm tép.

MẮM TÉP

Chị dâu trưởng, con bác gái cả từ Phủ Lý "Em cũng mới được biết chị chính là Dì của anh Chaukga " biết gã thích ăn mắm tép, nên dù đã 80 tuổi vẫn thỉnh thoảng lọ mọ đi tìm mua mớ tép ngon để làm món mắm tép cho thằng em.

Do tính chất công việc nên việc di chuyển của gã từ tỉnh này đến tỉnh kia, từ vùng này sang vùng khác khá thường xuyên.
Cũng vì vậy mà các loại mắm ngon, hầu như gã đã được thưởng thức hết.
Từ mắm Pồ hoóc, mắm cá, mắm tôm, mắm moi, mắm cáy, mắm xương, mắm gà, mắm chua, mắm Huế…nhưng có lẽ món mắm gã thấy ngon hơn cả là mắm tép tự tay nhà làm.
Chẳng phải cao lương mỹ vị gì, chỉ là món ăn quê nghèo dân dã của những người dân vùng châu thổ sông Hồng.
Một món ăn hết sức bình thường, nhưng với gã thật là ngon. Tép ở đây đúng là con tép, 1 loại thuộc họ nhà tôm, nhưng nhỏ hơn rất nhiều. Cách gọi này khác với cách gọi ở một số vùng khi gọi những mớ cá con là tép hoặc có nơi gọi con moi là tép. "Vụ tranh, cãi tôm, tép này mà làm khá nhiều lính choảng nhau :) "
Tép sau khi được mua về sẽ được rửa sạch, đãi hết ốc con, cá nhỏ thì mang hong khô trong bóng râm cho ráo nước. Rang gạo để làm thính và thái thêm mấy miếng riềng già.
Tiếp đến cho tép, muối, thính, riềng vào hũ buộc chặt lại, rồi ra sông Châu Giang lấy ít đất gần giống đất sét về bao quanh nắp. Đặt hũ cạnh bếp củi. Để 1 thời gian sẽ có món mắm tép dân dã.
Nếu muốn ngon thì có thể cho thêm chút rượu trắng vào hũ. Món mắm tép đạt chuẩn thì khi múc ra bát phải có màu hơi đỏ, con tép không bị nát và thơm mùi thính, riềng…
Khi xưa lúc mới nhập ngũ, đang huấn luyện tân binh tại trường hạ sĩ quan trinh sát luồn sâu, các bác gái của gã đã làm cho gã, thằng cháu đích tôn, trưởng chi, những hũ mắm tép cực ngon để mang lên đơn vị.

Cơm đơn vị quân đội chẳng có gì, chỉ vài ngọn rau muống già, cằn cỗi do đơn vị tự tăng gia, dăm miếng đậu phụ luộc bé như ngón tay cái cho 1 mâm 6 thằng.
Thỉnh thoảng được bữa thịt lợn muối, đã được anh nuôi thái rất khéo, mỏng như cánh con chuồn chuồn, đến mức có thể dán lên mắt để thay kính râm khi ra ngoài trời nắng.
Với lính xuất thân từ nghề nông thì bữa ăn của lính có thể không vấn đề gì, chỉ hơi ít.
Còn đối với lính thành phố như thằng Cơ “trắng” Hải Phòng, thằng Đạo ở ngay thành phố Nam Định và gã…thì bữa ăn thật sự rất khó để nuốt.

Sau 2 tháng thì cũng quen, nhưng những ngày đầu mà không nhờ có món mắm tép của các bác gái gã tự tay làm thì đúng là không thể nuốt trôi được miếng cơm.
Nhờ có nó, mà bữa cơm gạo dính sau khi được chan 1 chút mắm tép vào đã trở thành món đặc sản của toàn trung đội.
Thằng nào ăn cũng tấm tắc khen ngon…Đến khi ra quân các bác vẫn hàng năm muối mắm tép gửi từ Phủ Lý lên cho cha, con gã. Một bát mắm tép, 1 đĩa thịt ba chỉ hoặc thịt chân giò luộc, dăm miếng khế chua, vài quả chuối xanh, thêm chút rau ngổ, bạc hà, húng quế, mấy cọng hành trần hoặc để sống…là 2 cha con gã có thể khề khà ngồi đưa cay hết cả chai 65…
Bây giờ cả ba bác gái của gã, những người biết làm món mắm tép cổ truyền cực ngon đã rủ nhau theo hầu ông bà hết rồi. Các cháu gái và em gái thì chẳng đứa nào biết làm, nếu thèm ăn thì chúng nó phi xe ra chợ mua…cho gọn lẹ.
Ngay chợ Hàng Bè cũng có bán món mắm tép chưng thịt, nhiều người khen ngon, nhưng gã chỉ nhận xét: “Ăn được…”.
Vì gã chỉ thích ăn món mắm tép hoặc mắm tôm sống, còn khi chưng rồi sẽ làm mất đi mùi vị rất riêng của nó, kiểu như nước mắm đem hâm vậy.
Người duy nhất biết làm mắm tép trong nhà giờ chỉ còn lại chị dâu trưởng, con của bác gái cả.
Hơn 80 tuổi nhưng vì sở thích và khẩu vị của thằng em mà hàng năm chị vẫn lọ mọ đi lùng mua cho bằng được mớ tép ngon để làm mắm tép cho thằng em.
Vì tép ngon bây giờ rất khó mua, phần do chết vì dính những hóa chất như thuốc trừ sâu, phần bị chết do xuyệt điện khi dân đi đánh cá…Nhận lọ mắm chị gửi mà thấy trong lòng rưng rưng bao cảm xúc.
Đó…quà quê là thế đó, món mắm tép nhà quê đã nuôi cha gã và gã trưởng thành là thế đó.
Món ăn bình dị, dân dã mà chứa đựng bao tình cảm quê hương. Sinh ra và nhớn lên tại Hà Nội nhưng có lẽ muôn đời gã chỉ mãi là THẰNG NHÀ QUÊ thôi!
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,273
Động cơ
323,142 Mã lực
Tuổi
58
Hôm nay là kỷ niệm 13 năm ngày mất của bố vợ ông anh rể, ngoài đủ các món như thường có trong các ngày giỗ của mọi nhà. Mâm cơm của nhà gã vẫn có một đĩa thịt ba chỉ và một bát mắm tép.

MẮM TÉP

Chị dâu trưởng, con bác gái cả từ Phủ Lý "Em cũng mới được biết chị chính là Dì của anh Chaukga " biết gã thích ăn mắm tép, nên dù đã 80 tuổi vẫn thỉnh thoảng lọ mọ đi tìm mua mớ tép ngon để làm món mắm tép cho thằng em.

Do tính chất công việc nên việc di chuyển của gã từ tỉnh này đến tỉnh kia, từ vùng này sang vùng khác khá thường xuyên.
Cũng vì vậy mà các loại mắm ngon, hầu như gã đã được thưởng thức hết.
Từ mắm Pồ hoóc, mắm cá, mắm tôm, mắm moi, mắm cáy, mắm xương, mắm gà, mắm chua, mắm Huế…nhưng có lẽ món mắm gã thấy ngon hơn cả là mắm tép tự tay nhà làm.
Chẳng phải cao lương mỹ vị gì, chỉ là món ăn quê nghèo dân dã của những người dân vùng châu thổ sông Hồng.
Một món ăn hết sức bình thường, nhưng với gã thật là ngon. Tép ở đây đúng là con tép, 1 loại thuộc họ nhà tôm, nhưng nhỏ hơn rất nhiều. Cách gọi này khác với cách gọi ở một số vùng khi gọi những mớ cá con là tép hoặc có nơi gọi con moi là tép. "Vụ tranh, cãi tôm, tép này mà làm khá nhiều lính choảng nhau :) "
Tép sau khi được mua về sẽ được rửa sạch, đãi hết ốc con, cá nhỏ thì mang hong khô trong bóng râm cho ráo nước. Rang gạo để làm thính và thái thêm mấy miếng riềng già.
Tiếp đến cho tép, muối, thính, riềng vào hũ buộc chặt lại, rồi ra sông Châu Giang lấy ít đất gần giống đất sét về bao quanh nắp. Đặt hũ cạnh bếp củi. Để 1 thời gian sẽ có món mắm tép dân dã.
Nếu muốn ngon thì có thể cho thêm chút rượu trắng vào hũ. Món mắm tép đạt chuẩn thì khi múc ra bát phải có màu hơi đỏ, con tép không bị nát và thơm mùi thính, riềng…
Khi xưa lúc mới nhập ngũ, đang huấn luyện tân binh tại trường hạ sĩ quan trinh sát luồn sâu, các bác gái của gã đã làm cho gã, thằng cháu đích tôn, trưởng chi, những hũ mắm tép cực ngon để mang lên đơn vị.

Cơm đơn vị quân đội chẳng có gì, chỉ vài ngọn rau muống già, cằn cỗi do đơn vị tự tăng gia, dăm miếng đậu phụ luộc bé như ngón tay cái cho 1 mâm 6 thằng.
Thỉnh thoảng được bữa thịt lợn muối, đã được anh nuôi thái rất khéo, mỏng như cánh con chuồn chuồn, đến mức có thể dán lên mắt để thay kính râm khi ra ngoài trời nắng.
Với lính xuất thân từ nghề nông thì bữa ăn của lính có thể không vấn đề gì, chỉ hơi ít.
Còn đối với lính thành phố như thằng Cơ “trắng” Hải Phòng, thằng Đạo ở ngay thành phố Nam Định và gã…thì bữa ăn thật sự rất khó để nuốt.

Sau 2 tháng thì cũng quen, nhưng những ngày đầu mà không nhờ có món mắm tép của các bác gái gã tự tay làm thì đúng là không thể nuốt trôi được miếng cơm.
Nhờ có nó, mà bữa cơm gạo dính sau khi được chan 1 chút mắm tép vào đã trở thành món đặc sản của toàn trung đội.
Thằng nào ăn cũng tấm tắc khen ngon…Đến khi ra quân các bác vẫn hàng năm muối mắm tép gửi từ Phủ Lý lên cho cha, con gã. Một bát mắm tép, 1 đĩa thịt ba chỉ hoặc thịt chân giò luộc, dăm miếng khế chua, vài quả chuối xanh, thêm chút rau ngổ, bạc hà, húng quế, mấy cọng hành trần hoặc để sống…là 2 cha con gã có thể khề khà ngồi đưa cay hết cả chai 65…
Bây giờ cả ba bác gái của gã, những người biết làm món mắm tép cổ truyền cực ngon đã rủ nhau theo hầu ông bà hết rồi. Các cháu gái và em gái thì chẳng đứa nào biết làm, nếu thèm ăn thì chúng nó phi xe ra chợ mua…cho gọn lẹ.
Ngay chợ Hàng Bè cũng có bán món mắm tép chưng thịt, nhiều người khen ngon, nhưng gã chỉ nhận xét: “Ăn được…”.
Vì gã chỉ thích ăn món mắm tép hoặc mắm tôm sống, còn khi chưng rồi sẽ làm mất đi mùi vị rất riêng của nó, kiểu như nước mắm đem hâm vậy.
Người duy nhất biết làm mắm tép trong nhà giờ chỉ còn lại chị dâu trưởng, con của bác gái cả.
Hơn 80 tuổi nhưng vì sở thích và khẩu vị của thằng em mà hàng năm chị vẫn lọ mọ đi lùng mua cho bằng được mớ tép ngon để làm mắm tép cho thằng em.
Vì tép ngon bây giờ rất khó mua, phần do chết vì dính những hóa chất như thuốc trừ sâu, phần bị chết do xuyệt điện khi dân đi đánh cá…Nhận lọ mắm chị gửi mà thấy trong lòng rưng rưng bao cảm xúc.
Đó…quà quê là thế đó, món mắm tép nhà quê đã nuôi cha gã và gã trưởng thành là thế đó.
Món ăn bình dị, dân dã mà chứa đựng bao tình cảm quê hương. Sinh ra và nhớn lên tại Hà Nội nhưng có lẽ muôn đời gã chỉ mãi là THẰNG NHÀ QUÊ thôi!
Câu kết hay quá cụ. Em cũng dạng thích mắm, lâu lắm em chưa được ăn mắm tép đỏ nguyên con thơm lừng như cụ tả.

Em thì lại trải qua vài lần kiểu ngược đời là thịt cá ê hề ăn không thấy ngon, không thèm. Cả bọn tranh nhau bát nước mắm dầm tỏi ớt rưới cơm và rào rào như tằm ăn rỗi hehe.

Em thấy, mấy vị nhà quê đích thực lại hay chê món ăn nhà quê, món ăn tinh thần (phong tục, nhạc nhẽo) từ xưa. Nhanh quên mình từ đâu ra ạ, rất lạ.
Cụ dạo này ít tâm tư quá, bỏ bê thớt :D. Hội lăng xăng vào phụ họa cho trơn thớt thì bọn khó tiêu ló hay cằn nhằn, vl. :P
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,850
Động cơ
235,061 Mã lực
Nhận những cuốn Tạp chí từ tay một Chính uỷ mà xúc động nghẹn ngào. Như gặp lại "cố nhân" sau rất nhiều năm xa cách...Cũng gần 20 năm rồi...!

- Em chụp ảnh không?
- Dạ có, em chụp để ghi dấu lại, sau rất nhiều năm em mới được cầm trên tay. Nhưng em sẽ gửi ảnh ở một chỗ khác.
- Chỗ nào?
- Ở đâu còn lâu mới nói, :D.

Xin phép bác Nam và các cụ, cho em gửi hình ảnh những cuốn Tạp chí đậm chất "lính" ở đây. "Để nhớ một thời em đã yêu"...

IMG_1325.jpeg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top