Về Dương Thu Hương
Đây hoàn toàn là quan điểm cá nhân của em Mợ nhé
Lần đầu đọc truyện của DTH là năm lớp 4, ngày ấy đọc vì tò mò, bản năng cái gì càng bị cấm thì càng thích đọc, và cảm thấy hay, có 1 cái nhìn phũ phàng và khác hẳn về cải cách ruộng đất, về chủ nghĩa lý lịch thành phần bóp nghẹt các thế hệ sinh những năm 1930s, 1940s
Và cái gì đầu thì cũng thấy ... ngon ngon
Nhưng đến lớp 6, đọc Bên kia bờ ảo vọng thì em khá ... chưng hửng. Có thể vì cá nhân em không đủ tầm cảm nhận. Nhưng trong mắt em thì DTH dẫn người đọc bước vào 1 khung thời gian và không gian đầy ngột ngạt, ở đó chỉ có sự tiêu cực, ti tiện mà không có 1 chút le lói thiện ý nào. Kiểu gây dựng ngữ cảnh đeo kính đen như vậy, em không đánh giá cao
Về sau, DTH càng ngày càng lộ rõ quan điểm đối lập chính trị, và phụ huynh nhà em cũng không mang các tác phẩm của bà này về nữa nên em cũng không đọc
Cho đến sau này, khi có internet, em có đọc lại 1 tiểu thuyết được ca ngợi nhiều của DTH, là "Tiểu thuyết không đề"
Lần này thì em thất vọng hẳn
Nó là 1 bản copy nhợt nhạt của Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), nó quá lệch lạc so với Dấu chân người Lính (Nguyễn Minh Châu), nó quá giả tạo nếu so với những tác phẩm về chiến tranh của các nhà văn cầm súng như Chu Lai. Và trên hết, nó được sử dụng để đưa vào những quan điểm phủ nhận vai trò của lý tưởng, vai trò của Đ trong cuộc kháng chiến của dân tộc, qua nét bút DTN, người lính được khắc họa là những con người buộc phải cầm súng, buộc phải sinh tồn...
Sau đó em có đọc tiểu sử bà này, thấy có 1 thời gian đi TNXP, theo đoàn Văn công vào mặt trận, thì cũng phần nào hiểu: dân văn nghệ sỹ, không vững chính trị, vào nơi bom đạn thì ám ảnh chiến tranh, làm sao có thể viết được như những Người Lính cầm súng, như các nhà văn quân đội hay ngay như các Cụ cầm bút (phím) trong thớt này: lời văn trần thô, lộc cộc nhưng thật, lôi cuốn, tàn khốc nhưng vẫn sáng tươi, phũ phàng, không tuyên giáo nhưng vẫn rõ ràng đâu là Chính nghĩa
Tóm lại, em không đánh giá cao DTH