- Biển số
- OF-772930
- Ngày cấp bằng
- 1/4/21
- Số km
- 10,904
- Động cơ
- 1,633,012 Mã lực
Italian person đang ko chắc bác gửi lời ngỏ ý qua thơSao bác không nghĩ nếu dừng thơ lại có người vui hơn nhỉ![]()

Italian person đang ko chắc bác gửi lời ngỏ ý qua thơSao bác không nghĩ nếu dừng thơ lại có người vui hơn nhỉ![]()
Tất cả những gửi gắm cho người trong thơ, là người có quãng thời gian gắn bó sâu đậm với em. Chắc bác bận không đọc hết, hoặc kỹ các bài đấy nên mới bác đoán mò, đoán non như trênItalian person đang ko chắc bác gửi lời ngỏ ý qua thơ![]()
LX hồi ý có những phim ở vùng Trung Á rất hay bác nhỉ?Những kẻ báo thù không thể bị bắt
Chiếc Mũ Trắng chiếu cùng thời gian với Mặt Trời Trắng Trên Xa Mạc, bọn này đi xem cứ nhầm về lớp cãi nhau ỏm tỏi. Phim Mặt Trời Trắng có thằng cha trùm phỉ có 7 cô vợ, cô thứ 7 rất xinh đẹp.LX hồi ý có những phim ở vùng Trung Á rất hay bác nhỉ?
Chiếc Mũ Trắng ...cũng hay.
Thời đó đội thanh niên Cờ Đỏ khác gì Hồng Vệ Binh đâu. Tôi được ông anh họ là lính ở SG ra cho cái quần loe. Mặc đi qua Thịnh Yên - Phố Huế bị Cờ Đỏ bắt và rạch mất cái quần, ức phát khóc.Nửa đêm không ngủ, lang thang trên mạng và:
CÁI THỜI ĐÓ...
Những ai đã từng xem qua bộ phim này thì chắc giờ cũng 2 thứ tóc trên đầu rồi (tất lẽ dĩ ngẫu là trừ những bác đầu hói, không có tóc nha). Lúc đó, vào quãng năm 1976 - 1977 thế kỷ 20.
Nếu nói đến vô tuyến là nói đến cả 1 gia tài, 1 thứ xa xỉ mà không phải nhà nào, khu phố nào cũng có, dù chỉ là vô tuyến đen trắng được mang từ miền Nam ra.
Tuy nhiên đây không phải là bộ phim đầu tiên được chiếu tại miền Bắc thời điểm đó.
Bộ phim đầu tiên chiếu trên truyền hình mà dân Hà Nội được xem hồi đó là phim "Thủ lĩnh Ken Két", hình như phim của Ba Lan hay Tiệp Khắc thì phải, thời gian lâu quá rồi nên gã không nhớ nổi.
Thời chiếu phim "Thủ lĩnh Ken Két" thì dân khu Hoàn Kiếm đều tập trung về Hồ Hoàn Kiếm để xem (lúc đó gọi là khối, tiểu khu và khu. Chưa gọi phường hay quận như bây giờ).
Cái ti vi thì bé như cái lỗ mũi, độ 14 inh, người xem thì đông, phải đi sớm "xí chỗ", nếu không thì chẳng xem được gì.
Mà hồi đó phim chỉ có vào 2 tối, thứ Tư, Chủ nhật. Tuy nhiên được xem ti vi, nên thời sự cũng xem, nhất là chương trình Những bông hoa nhỏ do chị Bích Ngọc dẫn chương trình...
Trong các bộ phim thời kỳ đầu thì có lẽ bộ phim "Trên từng cây số" của Bungari là bộ phim đình đám nhất thời bấy giờ.
Cứ đến ngày có phim là mọi người từ già đến trẻ đều háo hức, chộn rộn. Chỉ mong mau tối để còn được xem phim.
Thời đó ai cũng thuộc bài hát mở đầu của phim và chỗ nào cũng thấy bình luận sôi nổi về nội dung phim.
Những nhân vật chính trong phim như Deyanov và Bomb luôn được nhắc đến đầu tiên, nhất là các chị em phụ nữ. Thần tượng của chị em lúc đó là nhân vật chính đẹp trai, hào hoa Deyanov.
Thậm chí có những người có đầu óc nhạy bén kinh doanh đã nhân bản các tấm hình để bán cho những người hâm mộ.
Như nhà anh Dư "tròn" bán sách ở phố Bà Triệu đoạn gần ngã tư với phố Lý Thường Kiệt (chỗ đó bây giờ thành quán cafe).
Lúc đó rất, rất nhiều người có tấm hình của nhân vật Deyanov trong ví, trong album...
Thời đó thì phim chiến đấu của Liên Xô và các nước trên thiên đường (tức là các nước phe xã hội chủ nghĩa) thì mới được phát sóng, còn các phim tư bản dẫy chết như Pháp, Nhật, Cộng hòa liên bang Đức thì đừng có mơ, nhất là của Mỹ thì lại càng không bao giờ có.
Phim của Trung + có lẽ nổi tiếng nhất là phim "Nam chinh Bắc chiến" nói về cuộc chiến viện Triều kháng Mỹ của đội quân Bát Nhất. Nói phét vô đẹt luôn.
Một thằng Tầu quánh với cả 1 sư đoàn lính Mỹ mà chỉ bị thương thôi. Hài ở chỗ, bị thương tay phải nhưng băng bó tay trái.
Cái thời đó dân Bắc đói văn hóa kinh khủng. Nhưng cái sợ đội quân kiểm tra văn hóa, cấm hội nhập mới là đáng sợ nhất.
Đội quân đó được gọi bằng cái tên mỹ miều "ĐỘI CỜ ĐỎ". Bất kể nam nữ, cứ ai mặc quần ống hơi rộng sẽ bị dùng kéo (dao) rạch toạc ống luôn.
Còn ai để tóc hơi trùm tai sẽ lập tức có người của Đội cờ đỏ túm lại "cắt tóc" miễn phí.
Nhạc thì đừng có nói nhạc vàng, chỉ cần nghe nhạc dậm dật lập tức sẽ có báo cáo lên khối và chỉ sau vài phút đội cờ đỏ sẽ có mặt lập biên bản ngay.
Lúc đó ở đầu phố có anh Sơn công tác ở đoàn xiếc Hà Nội (cùng thời với anh Lai "xiếc") bật bài Guantanamera trên máy cassette, lập tức trưởng khối có mặt.
Lan man chút, trưởng khối hồi đó làm mịa gì có học, toàn nông dân lên rừng làm cách mạng về. Văn hóa chỉ biết điểm chỉ thay chữ ký, chứ đâu có họ hàng với cây bút đâu?
Do vậy đến quát tháo, hạnh họe. Đến khi anh Sơn nói: "Bài này của đất nước Cu Ba anh em, không phải nhạc tư bản..." thì cha trưởng khối vui mừng cho phép tiếp tục, nhưng cấm tiệt không được nhảy đầm.
Vì nhảy đầm chỉ có bọn PĐ. Nhảy đầm dưới mắt nhà cầm quyền lúc đó là DÂM DẬT, TRỤY LẠC, ĐỒI TRỤY, SUY ĐỒI ĐẠO ĐỨC cách mịa nó cái mạng
...
Nhân dịp lang thang trên mạng, nhặt được tấm hình của diễn viên Stefan Danailov, người thủ vai nhân vật thần tượng 1 thời của các thiếu nữ Hà thành Deyanov nên ôn lại ký ức 1 thời gian khổ, thiếu đủ thứ. Thiếu từ cái ăn, cái mặc cho đến văn hóa. Cái thời 1 năm chỉ được 1kg thịt, 1kg đường, 1m vải...Cái thời ăn rau muống bổ hơn thịt bò í ạ...Liệu có ai còn nhớ không? Nhớ đến chàng diễn viên điển trai Deyanov..
![]()
Thời sau này những năm 8x , bọn em ở quê mỗi lần có chiếu bóng mà quảng cáo phim chiến đấu của Liên Xô thì đông thôi rồiChiếc Mũ Trắng chiếu cùng thời gian với Mặt Trời Trắng Trên Xa Mạc, bọn này đi xem cứ nhầm về lớp cãi nhau ỏm tỏi. Phim Mặt Trời Trắng có thằng cha trùm phỉ có 7 cô vợ, cô thứ 7 rất xinh đẹp.
Thiếu từ cái ăn, cái mặc cho đến văn hóa. Cái thời 1 năm chỉ được 1kg thịt, 1kg đường, 1m vải...p
Mà có chú lính HQ yêu nên cứ nấp nấp hẹn hò phải ko bác? Cô t7 kia còn trẻ con nên hay chơi với 1 con rùa hay thằn lằn gì đóChiếc Mũ Trắng chiếu cùng thời gian với Mặt Trời Trắng Trên Xa Mạc, bọn này đi xem cứ nhầm về lớp cãi nhau ỏm tỏi. Phim Mặt Trời Trắng có thằng cha trùm phỉ có 7 cô vợ, cô thứ 7 rất xinh đẹp.
Cụ viết bài này em thấy hay đấy, ngắn gọn, súc tích, đủ nội dung cần có, theo em. Nhưng sao đọc thấy tinh thần cứ nhang nhác bài Diễn văn Gettysburg của Abraham Lincoln nhỉThấy chữ mật mới cả mỡ em khiếp quá, xoá bài tránh hậu hoạ. Lãnh đạo cũ giờ cũng là cựu rồi. Đọc chiêu hồn cho các anh em theo tâm nguyện thôi chứ chả phô mai đánh bóng gì cả. Năm ngoái em viết như này cụ kết quá năm nay bắt em viết bài khác
"'Không vì bản thân có nghĩa là gì???
Ngày 27 tháng 7 được định là ngày tôn vinh, tưởng nhớ công lao của các Anh Hùng, Liệt Sỹ đã hy sinh trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Hôm nay nếu chúng ta nhìn lại những sự kiện, cuộc chiến đã xác định nên lịch sử của chúng ta. Từ bãi cọc Bạch Đằng đến Ải Chi Lăng, Từ Rạch Gầm, Xoài Mút đến Chương Dương Hàm Tử. Từ Thành cổ Quảng Trị đến Phủ Đầu Rồng. Từ địa đầu Móng Cái cho đến đất mũi Cà Mau.
Họ đã nằm xuống yên nghỉ ở khắp nơi, từ nơi biên cương rừng núi cho đến biển cả sâu thẳm trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền đất nước trước bè lũ xâm lăng bá quyền. Họ đã nằm xuống khi làm nhiệm vụ quốc tế cao cả tiêu diệt bè lũ diệt chủng mọi rợ để bảo vệ các giá trị của nền văn minh. Những người Anh Hùng đã nằm trong lòng đất mẹ và những người Anh Hùng còn nằm lại nơi đất khách. Biết tên và chưa biết tên.Họ đã định hình ra lịch sử của dân tộc này và định hình chúng ta, cho Đất Nước này Phồn Vinh mãi mãi.
Họ không tình nguyện đi tìm cái chết. Họ tình nguyện bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng do xương máu cha ông đã bồi dựng nên trong suốt 5000 năm lịch sử.
Mỗi người nằm xuống đã để lại cho chúng ta hai cuộc đời:
Một cuộc đời họ đã bỏ lại!
Một cuộc đời họ sẽ sống!
Hôm nay.Vào ngày lễ này Chúng ta tôn vinh họ!
Hôm nay chúng ta thể hiện lòng tôn kính và biết ơn!
Ngày hôm nay chúng ta nói:…. Cảm ơn các Anh!
Chuẩn rồi.Mà có chú lính HQ yêu nên cứ nấp nấp hẹn hò phải ko bác? Cô t7 kia còn trẻ con nên hay chơi với 1 con rùa hay thằn lằn gì đóVà sau chú lính HQ này bị th kia đâm = lưỡi lê chết.
Em nhớ cảnh cuối phim chú Đội trưởng HQ chiếm đc khẩu súng máy trên cái Téc Xăng bắn đội phỉ chết hết![]()
Hồi 8x có phim "Tình yêu của tôi, nỗi buồn của tôi" thì phải, phim màn ảnh rộng. Một nữ hoàng xinh đẹp phải hy sinh nhan sắc của mình để đổi lấy phép màu chữa lành bệnh cho em gái sắp chết. Em gái khỏe mạnh lại, rồi 2 chị em cùng yêu một người, nữ hoàng cũng hy sinh luôn cả tình yêu để em gái được hạnh phúc. Em nhớ các cảnh phi ngựa trên cành đồng hoa poppy đỏ rực, đẹp mê mẩn.LX có mấy cái phim về Trung Á dv nữ người bản địa đẹp mê hồn, em nhớ có những cảnh quay trong rừng đào nở hoa đỏ rực và thiếu nữ cưỡi ngựa đi trong đó ...chỉ ao ước![]()
Tên bộ phim dài tập này đặt theo 1 trường đoạn trong 1 tập phim cảnh quân Đức hành quân đến căn cứ quân du kích. Thế là nhóm chạy về căn cứ để báo tin cứ đến 1 cọc km là đồng đội dồn vũ khí đạn dược cho 1 người cảm tử ở lại để đánh chặn bước tiến quân Đức.Bôm bốp có đòn vỗ gáy phát là đối phuơng gục. Hồi bé em cứ mơ học đuợc đòn đấy mãi.![]()
À còn phim kinh điển hồ sơ thần chết với 17 khoảnh khắc muà xuân nữa.
Cảm ơn bác Nam Chẫu. Lúc rảnh được bác "Ôn cố trí tân, Nhớ lại thời gian đã qua của đất nước và của cá nhân mình. Một thời Máu và Hoa sục sôi chinh chiến vì Tổ Quốc ( chứ không còn cái gì khác) xen lẫn nhưng nhận thức, đam mê rất là ngố tầu... Cái tốt , cái hào hùng xen lẫn buồn thương, ngậm ngùi, ngùi, tiếc nuối ... nó là một phần cuộc sống của rất nhiều người.. Rưng rưng..Nửa đêm không ngủ, lang thang trên mạng và:
CÁI THỜI ĐÓ...
Những ai đã từng xem qua bộ phim này thì chắc giờ cũng 2 thứ tóc trên đầu rồi (tất lẽ dĩ ngẫu là trừ những bác đầu hói, không có tóc nha). Lúc đó, vào quãng năm 1976 - 1977 thế kỷ 20.
Nếu nói đến vô tuyến là nói đến cả 1 gia tài, 1 thứ xa xỉ mà không phải nhà nào, khu phố nào cũng có, dù chỉ là vô tuyến đen trắng được mang từ miền Nam ra.
Tuy nhiên đây không phải là bộ phim đầu tiên được chiếu tại miền Bắc thời điểm đó.
Bộ phim đầu tiên chiếu trên truyền hình mà dân Hà Nội được xem hồi đó là phim "Thủ lĩnh Ken Két", hình như phim của Ba Lan hay Tiệp Khắc thì phải, thời gian lâu quá rồi nên gã không nhớ nổi.
Thời chiếu phim "Thủ lĩnh Ken Két" thì dân khu Hoàn Kiếm đều tập trung về Hồ Hoàn Kiếm để xem (lúc đó gọi là khối, tiểu khu và khu. Chưa gọi phường hay quận như bây giờ).
Cái ti vi thì bé như cái lỗ mũi, độ 14 inh, người xem thì đông, phải đi sớm "xí chỗ", nếu không thì chẳng xem được gì.
Mà hồi đó phim chỉ có vào 2 tối, thứ Tư, Chủ nhật. Tuy nhiên được xem ti vi, nên thời sự cũng xem, nhất là chương trình Những bông hoa nhỏ do chị Bích Ngọc dẫn chương trình...
Trong các bộ phim thời kỳ đầu thì có lẽ bộ phim "Trên từng cây số" của Bungari là bộ phim đình đám nhất thời bấy giờ.
Cứ đến ngày có phim là mọi người từ già đến trẻ đều háo hức, chộn rộn. Chỉ mong mau tối để còn được xem phim.
Thời đó ai cũng thuộc bài hát mở đầu của phim và chỗ nào cũng thấy bình luận sôi nổi về nội dung phim.
Những nhân vật chính trong phim như Deyanov và Bomb luôn được nhắc đến đầu tiên, nhất là các chị em phụ nữ. Thần tượng của chị em lúc đó là nhân vật chính đẹp trai, hào hoa Deyanov.
Thậm chí có những người có đầu óc nhạy bén kinh doanh đã nhân bản các tấm hình để bán cho những người hâm mộ.
Như nhà anh Dư "tròn" bán sách ở phố Bà Triệu đoạn gần ngã tư với phố Lý Thường Kiệt (chỗ đó bây giờ thành quán cafe).
Lúc đó rất, rất nhiều người có tấm hình của nhân vật Deyanov trong ví, trong album...
Thời đó thì phim chiến đấu của Liên Xô và các nước trên thiên đường (tức là các nước phe xã hội chủ nghĩa) thì mới được phát sóng, còn các phim tư bản dẫy chết như Pháp, Nhật, Cộng hòa liên bang Đức thì đừng có mơ, nhất là của Mỹ thì lại càng không bao giờ có.
Phim của Trung + có lẽ nổi tiếng nhất là phim "Nam chinh Bắc chiến" nói về cuộc chiến viện Triều kháng Mỹ của đội quân Bát Nhất. Nói phét vô đẹt luôn.
Một thằng Tầu quánh với cả 1 sư đoàn lính Mỹ mà chỉ bị thương thôi. Hài ở chỗ, bị thương tay phải nhưng băng bó tay trái.
Cái thời đó dân Bắc đói văn hóa kinh khủng. Nhưng cái sợ đội quân kiểm tra văn hóa, cấm hội nhập mới là đáng sợ nhất.
Đội quân đó được gọi bằng cái tên mỹ miều "ĐỘI CỜ ĐỎ". Bất kể nam nữ, cứ ai mặc quần ống hơi rộng sẽ bị dùng kéo (dao) rạch toạc ống luôn.
Còn ai để tóc hơi trùm tai sẽ lập tức có người của Đội cờ đỏ túm lại "cắt tóc" miễn phí.
Nhạc thì đừng có nói nhạc vàng, chỉ cần nghe nhạc dậm dật lập tức sẽ có báo cáo lên khối và chỉ sau vài phút đội cờ đỏ sẽ có mặt lập biên bản ngay.
Lúc đó ở đầu phố có anh Sơn công tác ở đoàn xiếc Hà Nội (cùng thời với anh Lai "xiếc") bật bài Guantanamera trên máy cassette, lập tức trưởng khối có mặt.
Lan man chút, trưởng khối hồi đó làm mịa gì có học, toàn nông dân lên rừng làm cách mạng về. Văn hóa chỉ biết điểm chỉ thay chữ ký, chứ đâu có họ hàng với cây bút đâu?
Do vậy đến quát tháo, hạnh họe. Đến khi anh Sơn nói: "Bài này của đất nước Cu Ba anh em, không phải nhạc tư bản..." thì cha trưởng khối vui mừng cho phép tiếp tục, nhưng cấm tiệt không được nhảy đầm.
Vì nhảy đầm chỉ có bọn PĐ. Nhảy đầm dưới mắt nhà cầm quyền lúc đó là DÂM DẬT, TRỤY LẠC, ĐỒI TRỤY, SUY ĐỒI ĐẠO ĐỨC cách mịa nó cái mạng
...
Nhân dịp lang thang trên mạng, nhặt được tấm hình của diễn viên Stefan Danailov, người thủ vai nhân vật thần tượng 1 thời của các thiếu nữ Hà thành Deyanov nên ôn lại ký ức 1 thời gian khổ, thiếu đủ thứ. Thiếu từ cái ăn, cái mặc cho đến văn hóa. Cái thời 1 năm chỉ được 1kg thịt, 1kg đường, 1m vải...Cái thời ăn rau muống bổ hơn thịt bò í ạ...Liệu có ai còn nhớ không? Nhớ đến chàng diễn viên điển trai Deyanov..
![]()