[Funland] Ký ức của một Ofer về đời lính, về đồng đội, về những trận đánh ở chiến trường K, về quá khứ và về cuộc sống hiện tại.

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,811
Động cơ
77,650 Mã lực
Cháu có nghe khá nhiều hồi ký chiến trường K trên kênh Winwin Việt Nam. Ấn tượng nhất cái cuốn Rừng Khộp mùa thay lá. Cũng nghe vài truyện trần trụi khác của các cụ thời ấy, ít tính văn chương nhưng thực tiễn. Láng máng ko nhớ quyển nào các cụ có kể đại ý là gặp Pốt nhí các cụ tóm được cũng bòm luôn. Chiến tranh sống chết ko có chỗ cho sự thương cảm.
cụ có ebook cuốn rừng khộp này ko hoặc chỉ chỗ cho e chỗ nào bán ebook, chứ đọc sách giấy giờ e hơi ngại
 

UltraMod

Xe tăng
Biển số
OF-592828
Ngày cấp bằng
1/10/18
Số km
1,417
Động cơ
143,480 Mã lực
Website
trendyeyewear.vn
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,865
Động cơ
3,308,024 Mã lực
Lên đến nơi thấy bố Ngữ sư đoàn trưởng, bố Linh sư phó, chủ nhiệm chính trị và bố Hưng sư phó, tham mưu trưởng đang ngồi uống trà và bàn bạc gì đó.
Thấy mấy thằng gã thập thò ở cửa, bố Hưng vẫy tay; “Vào đây, vào cả đây mấy ông mãnh…thằng Nam đỡ mệt chưa con?”.
Gã đáp: “Dạ, con khỏe rồi bố. Ngủ 1 giấc đã mắt, thêm mấy bát nước cháo đường nên khỏe hẳn rồi ạ”.
Bố Hưng cho phép mấy thằng ngồi xuống và rót nước cho mấy thằng, đoạn bố nói: “Uống nước, ngồi chơi rồi lát nữa cả tổ về viết báo cáo và làm đơn xin được xét duyệt chiến sỹ thi đua năm nay của quân đoàn nhé!”.
Gã hơi bất ngờ, sững lại mấy giây rồi không cần suy nghĩ lâu, trả lời ngay: “Con không viết đâu, nếu tụi con đủ thành tích và xứng đáng để xét duyệt thì quân đoàn xét duyệt, nhưng làm đơn để xin xét duyệt thì tụi con không viết…”.
Ba thằng kia thấy gã trả lời bố Hưng rồi nên cũng chẳng thằng nào dám lên tiếng nữa.
Bố Hưng giải thích: “Thì cách làm theo bài bản nó phải như vậy, xét thì vẫn xét, nhưng cũng cần có đơn đề nghị. Nếu tổ khác thì bố không nói, nhưng tổ của mấy đứa là tổ quá nhiều tội lỗi, nếu không có đơn đề nghị thì chẳng ai xét duyệt đâu”.
Bị chạm tự ái, gã nói luôn: “Đã vậy con thấy càng không cần thiết…”. Gã nói thêm mấy câu nữa, bố Hưng nghe mà quai hàm bạnh ra. Gã biết, cụ đang bực ghê lắm rồi.
Thằng Đực mấp máy môi định nói gì đó, gã lừ mắt, câu nói chưa ra khỏi miệng, nó đã vội im bặt. Thằng Long “Polpot” lấy chân đá khẽ vào chân gã.
Gã kệ cho nó đá chân, mặc kệ cả bố Hưng đang bực, gã cóc cần cái danh hão. Gã nghĩ, một khi đã xứng đáng thì sẽ được duyệt, còn đã không được xét duyệt thì viết đơn xin xét duyệt cũng chỉ làm trò cười cho các bộ phận khác, chua mặt lắm…
Bố Ngữ thấy không khí căng thẳng, quay qua bảo bố Hưng: “Thôi ông, để chúng nó suy nghĩ rồi lúc nào viết cũng được…”.
Mấy thằng đứng dậy lí nhí chào các thủ trưởng để quay về lán thì bố Hưng gọi giật lại: “Thằng Nam…chờ bố lấy cho hộp sữa, mang về mà bồi dưỡng…cầm thêm mấy bao thuốc về anh em chia nhau mà hút, tao cũng chỉ còn mấy bao thôi…”.
Rồi bố lục ngăn bàn đưa cho gã mấy bao du lịch Vĩnh Hội bao trắng cùng 1 túi nylon đựng ít trà mạn.
Bố Linh: “Bố cũng có mấy bao Bông Sen, mấy đứa cứ về lán đi, lát bố bảo thằng Loan nó cầm xuống cho…”.
Bố Ngữ cũng cho tổ 2 bao du lịch Vĩnh Hội (Thời đó thuốc lá du lịch Vĩnh Hội loại bao trắng và thuốc Bông Sen đều là loại có đầu lọc mà lính tráng hay gọi là thuốc có cán, thuộc hàng cao cấp nhất. Chỉ dành cho cấp bậc trung tá trở lên.
Từ chuẩn úy đến thiếu tá thì Sông Cầu bao bạc hoặc Thủ Đô. Lính tráng thì mỗi tháng được cấp phát 5 bao Sapa hoặc Tam Đảo hoặc Điện Biên trong định lượng nhu yếu phẩm hàng tháng. Lính thì được cấp miễn phí, sĩ quan thì phải mua.
Thời điểm đó trong quân đội còn tồn tại quân hàm chuẩn úy với 1 gạch bạc, cấp hàm này sau bị bãi bỏ). Mấy thằng cầm mấy bao thuốc và hộp sữa hí hửng chào các cụ để về, ra đến cửa còn nghe bố Hưng “ném” thêm câu: “thằng hâm…” vào lưng mấy thằng.
Các cụ mắng vậy đó, chửi vậy đó nhưng rất yêu và thương lính, coi lính tráng đứa nào cũng như con cháu trong nhà vậy…
Mấy thằng khúc khích cười trong tiếng mưa rơi rào rào như ném đỗ xanh xuống chiếc mâm…
Anh Toản C trưởng nghe chuyện gã không đồng ý cho tổ viết đơn xin xét duyệt thì cũng lắc đầu rồi phán: “THẰNG HÂM”, rồi đến thằng Trượng “khỉ” và thằng Đạo cũng bảo “HÂM…”, mấy thằng cùng trung đội, rồi khác trung đội cũng bảo tổ của gã TOÀN THẰNG HÂM. Ừ…có lẽ gã hâm thật, nhưng 3 thằng còn lại trong tổ, chẳng thằng nào bảo gã hâm cả, thế cũng đủ an ủi cho thằng HÂM rồi…
Đến giữa tháng 11 năm 1985, dưới sức tấn công mạnh mẽ của quân tình nguyện Vietnam, đánh vào các tuyến phòng thủ của tàn quân Pot đang phòng ngự ở Anlong Veng, khiến chúng rút về sát biên giới Thái Lan...
Em mạn phép đính chính đoạn xanh: Từ chuẩn úy đến thiếu tá thì Sông Cầu bao bạc hoặc Thủ Đô. Lính tráng thì mỗi tháng được cấp phát 5 bao Sapa hoặc Tam Đảo hoặc Điện Biên trong định lượng nhu yếu phẩm hàng tháng
thành
Từ chuẩn úy đến thiếu tá thì Điện Biên bao bạc hoặc Thủ Đô. Lính tráng thì mỗi tháng được cấp phát 5 bao Sapa hoặc Tam Đảo hoặc Sông Cầu trong định lượng nhu yếu phẩm hàng tháng.

Trong các loại thuốc anh liệt kê, tệ nhất là Sapa, đỉnh nhất là Thủ đô
Điện Biên bao bạc cao cấp hơn thuốc lá Quốc dân "Sông Cầu là đầu câu chuyện" và thuốc Sông Cầu không có bao bạc :)
Tam Đảo thua Sông Cầu nhưng hơn Sapa :)
 

Toietmoi

Xe điện
Biển số
OF-374214
Ngày cấp bằng
18/7/15
Số km
3,540
Động cơ
348,311 Mã lực
"Dấu chân người lính" em nghe trên Winwin, chưa mua được để giấm làm kỷ niệm. Duy nhất một lần, nhìn thấy cuốn này trên giá của một quán cafe, nhưng trong trạng thái rách tả tơi, giấy đã bị "gãy". Hỏi mua chủ quán cũng không bán...

Nhìn chung, những cuốn viết về chiến tranh em đã đọc, đều thấy phảng phất một nỗi buồn thăm thẳm. Người viết "nhẹ" thì man mác; viết quyết liệt thì chỉ thấy tiếng bom, đạn. Tuyệt nhiên không mấy lời oán trách. Chỉ riêng "Nỗi buồn chiến tranh" - như cụ cảm nhận - thì gây một nỗi ám ảnh, rất nhiều.

Thà những người lính ấy cứ một lần gào thét, oán trách, rồi trở về bình yên. Hơn là họ cứ giấu những nỗi buồn đó trong sâu thẳm. Thà cứ bung xoã cảm xúc, hơn phải chịu đựng rồi day dứt đến tâm can người đọc...

Đọc những cuốn ấy, buồn lắm...!


IMG_0811.jpeg
Em mới chỉ có 3 cuốn trong số này của mợ.
 

DONALD TRAMP

Xe buýt
Biển số
OF-492138
Ngày cấp bằng
27/2/17
Số km
626
Động cơ
201,183 Mã lực
Tuổi
54
Em mạn phép đính chính đoạn xanh: Từ chuẩn úy đến thiếu tá thì Sông Cầu bao bạc hoặc Thủ Đô. Lính tráng thì mỗi tháng được cấp phát 5 bao Sapa hoặc Tam Đảo hoặc Điện Biên trong định lượng nhu yếu phẩm hàng tháng
thành
Từ chuẩn úy đến thiếu tá thì Điện Biên bao bạc hoặc Thủ Đô. Lính tráng thì mỗi tháng được cấp phát 5 bao Sapa hoặc Tam Đảo hoặc Sông Cầu trong định lượng nhu yếu phẩm hàng tháng.

Trong các loại thuốc anh liệt kê, tệ nhất là Sapa, đỉnh nhất là Thủ đô
Điện Biên bao bạc cao cấp hơn thuốc lá Quốc dân "Sông Cầu là đầu câu chuyện" và thuốc Sông Cầu không có bao bạc :)
Tam Đảo thua Sông Cầu nhưng hơn Sapa :)
Em không hút thuốc nhưng gia đình có quán chè chén nên biết Sông Cầu ngày đó chuẩn là thuốc lá quốc dân luôn. Các bác đi làm sớm vào mua chén nước chè, làm điếu Sông Cầu, vài câu chuyện phiếm rồi đi làm, khéo chẳng có khái niêm ăn sáng đâu ạ. Em nhờ còn loại Tam Thanh nữa cơ ah. Nhưng không hiểu sao tầm 85-87 thì em thấy tràn ngập thuốc lá ngoại, từ ba số vuông, dẹt, More xanh rồi More đỏ, Rothmans, nhưng vui nhất là Dunhill, sau này còn tài trợ cả NHA.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,040
Động cơ
552,566 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Em mạn phép đính chính đoạn xanh: Từ chuẩn úy đến thiếu tá thì Sông Cầu bao bạc hoặc Thủ Đô. Lính tráng thì mỗi tháng được cấp phát 5 bao Sapa hoặc Tam Đảo hoặc Điện Biên trong định lượng nhu yếu phẩm hàng tháng
thành
Từ chuẩn úy đến thiếu tá thì Điện Biên bao bạc hoặc Thủ Đô. Lính tráng thì mỗi tháng được cấp phát 5 bao Sapa hoặc Tam Đảo hoặc Sông Cầu trong định lượng nhu yếu phẩm hàng tháng.

Trong các loại thuốc anh liệt kê, tệ nhất là Sapa, đỉnh nhất là Thủ đô
Điện Biên bao bạc cao cấp hơn thuốc lá Quốc dân "Sông Cầu là đầu câu chuyện" và thuốc Sông Cầu không có bao bạc :)
Tam Đảo thua Sông Cầu nhưng hơn Sapa :)
Hồi bọn này này bên đó thì từ quan đến lính chỉ một loại thuốc " Mai". Thấy mấy ông thiếu tá, trung tá cũng chỉ Mai thôi. Còn mấy cụ cấp tướng thì không biết hút gì ? Nhưng khi thi thoảng cho lính cảnh vệ cũng thấy cho Mai.
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Em mạn phép đính chính đoạn xanh: Từ chuẩn úy đến thiếu tá thì Sông Cầu bao bạc hoặc Thủ Đô. Lính tráng thì mỗi tháng được cấp phát 5 bao Sapa hoặc Tam Đảo hoặc Điện Biên trong định lượng nhu yếu phẩm hàng tháng
thành
Từ chuẩn úy đến thiếu tá thì Điện Biên bao bạc hoặc Thủ Đô. Lính tráng thì mỗi tháng được cấp phát 5 bao Sapa hoặc Tam Đảo hoặc Sông Cầu trong định lượng nhu yếu phẩm hàng tháng.

Trong các loại thuốc anh liệt kê, tệ nhất là Sapa, đỉnh nhất là Thủ đô
Điện Biên bao bạc cao cấp hơn thuốc lá Quốc dân "Sông Cầu là đầu câu chuyện" và thuốc Sông Cầu không có bao bạc :)
Tam Đảo thua Sông Cầu nhưng hơn Sapa :)
Có thể lâu em nhầm sông Cầu bao bạc, hoặc Điện Biên bao bạc. Nhưng chắc chắn các cán bộ có Sông Cầu, bọn em chỉ Sapa hay Tam Đảo. Tuy Sapa hút kém thật, nhưng thỉnh thoảng vớ được bao ngon tuyệt, cái này bọn em cũng hiểu sao :)

Hồi bọn này này bên đó thì từ quan đến lính chỉ một loại thuốc " Mai". Thấy mấy ông thiếu tá, trung tá cũng chỉ Mai thôi. Còn mấy cụ cấp tướng thì không biết hút gì ? Nhưng khi thi thoảng cho lính cảnh vệ cũng thấy cho Mai.
Bọn anh lính cậu nên có thuốc Mai, thuốc Mai thơm nhưng nặng, thỉnh thoảng có mấy sỹ quan bên chính trị qua trung đoàn cho bao, bọn em hút vào không chịu nổi. Kiểu như đang đói thuốc gặp luôn loại nặng đô, hút mà rít sâu còn phê hơn thuốc lào :((
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Chúng nó đồng ý cho gã làm lại lần nữa. Lần trước, khi gã nhảy có cả súng, cả đạn sơ cua, lựu đạn…mà gã nhảy ngon ơ thì hà cớ gì lần này người không mang gì, lại không nhảy được.
Cú nhảy thứ 2 đưa gã bay xa hơn lần trước, nhưng vẫn không đủ lực. Ngực gã đập vào bờ tường đau điếng, gã rơi mạnh xuống đất và thấy khục ở khớp cổ chân, cơn đau khủng khiếp ập đến…hỏng rồi…trật khớp rồi…
Bọn kia thấy gã bị trật khớp thì xanh mặt, dính cú này mà chẳng may ngày mai nhận lệnh đi “thám” hoặc tác chiến là toi luôn. Gã nhịn đau, cố gắng đứng dậy mà không nổi.
Thằng Long “Polpot” vẹt đám đông ra, nó ngồi xổm xuống nắm cổ chân gã bẻ mạnh 1 cái như muốn lấy mạng gã vậy…”khục”, gã rên lên, nhìn thấy hoa vàng hoa đỏ bay đầy trước mắt, nước mắt ứa ra, thấy thấp thoáng cả hình bóng cụ tổ 10 đời trước mắt.
Thằng Đực và thằng Long dìu gã đứng lên, gã bám vai 2 thằng bạn, tập tễnh lê bước theo 2 thằng bạn chiến đấu.
Bọn kia cũng vội giải tán, không thằng nào còn cười đùa nữa…Lần đó gã cà nhắc mất 4-5 hôm. Chuyện đó rồi cũng đến tai các thủ trưởng, may mà các cụ không nói gì.
Cũng từ bài học đó mà gã nhận ra rằng, khi con người ta đang hăng máu trong chiến đấu hoặc bị đẩy vào 1 tình huống cực kỳ nguy hiểm thì có thể làm được những việc mà bình thường không thể hoặc hết sức vất vả mới làm được…
Ngày con trai lớn của gã sinh năm 1990, lúc đó mới được 2 tuổi đang tập đi, thời điểm đó cha gã bị đau chân, đi đâu cũng phải chống nạng, không có nạng thì chẳng lê được bước nào.
Vậy mà lần đó thấy cháu nội tập đi thì ngã ở sân. Nghe tiếng cháu khóc ré lên, ông nội vội vàng phi từ trong nhà ra đỡ cháu.
Đỡ được cháu xong lúc đó mới nghĩ đến cái nạng và gọi vợ gã mang nạng ra cho cụ để cụ đi vào nhà, lúc phi ra đỡ cháu thì chẳng thấy đau chân chút nào, cứ như giả vờ vậy...
Vậy đó, những điều này chẳng có trường lớp nào dạy, toàn được rút ra từ thực tế chiến đấu và được chiêm nghiệm qua các trận đánh.
Như lần gã 1 mình 1 đại liên 12,7 ly, vừa thay thùng đạn, vừa hiệu chỉnh súng, vừa kê kích giá súng mà vẫn thấy nhẹ như không (gã đã viết trong bài LỌT Ổ PHỤC KÍCH, tuy nhiên bài viết đó không viết được chi tiết lắm).
Tóm lại, có những việc mà khi được huấn luyện trên thao trường chẳng bao giờ có, nhưng khi vào thực tế cuộc sống, thực tế chiến đấu thì gặp. Lúc đó bắt buộc người lính phải thích ứng để giữ lại cái “gáo” biết ăn cơm chiên, biết tán gái và hoàn thành nhiệm vụ được giao…
Nhiều lúc gã tự hỏi, chẳng hiểu sao lần đó mình làm việc đó ngon lành mà giờ lại chẳng thể nào làm lại được…
Ai không tin bản thân mình có thể chạy nhanh như Thần Hành Thái Bảo - Đới Tung trong Thủy Hử truyện thì có thể chọc giận 1 con chó Pitbull rồi để nó đuổi thì sẽ thấy…
Bản năng sinh tồn giữa sự sống và cái chết là vậy đó. Thật khó, cũng thật dễ để giải thích…
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
ĐỢI...

Mỗi ngày một áng thơ tình
Đẩy đưa con chữ ngỡ mình trẻ lâu
Pha sương điểm bạc mái đầu
Nhịp tim hờn dỗi nấp sau then cài

Vẳng đâu tiếng đợi ngày mai
Với cô thôn nữ hình hài hôm qua
Vẫn còn vọng một khúc ca
Và còn ngày ấy người ta nợ lời

Câu thơ viết hết nửa đời
Hình như muốn nhận một hồi âm xưa
Tháng năm vần vũ gió mưa
Hoa cà tím ngắt nắng trưa mỏi mòn

Thời gian chẳng níu tuổi son
Bóng hình như thể vẫn còn nét xuân
Phấn son che lấp bụi trần
Chân chim khoé mắt dẫu dần mờ phai
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,865
Động cơ
3,308,024 Mã lực
Hồi bọn này này bên đó thì từ quan đến lính chỉ một loại thuốc " Mai". Thấy mấy ông thiếu tá, trung tá cũng chỉ Mai thôi. Còn mấy cụ cấp tướng thì không biết hút gì ? Nhưng khi thi thoảng cho lính cảnh vệ cũng thấy cho Mai.
Thời 87-90, đơn vị em trong Nam thì cũng chỉ Mai với Đà Lạt, có thuốc lá Bắc, trà Bắc là do anh em trả phép về đơn vị.
Em nhớ mãi lần đầu hút Mai, sao mà nó nặng thế, luồng khói đặc quánh như đấm vào họng - nghẹn thở
Thế rồi dần dần phải hút đến thuốc rê thì Mai cũng nhẹ tênh!
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,865
Động cơ
3,308,024 Mã lực
Có thể lâu em nhầm sông Cầu bao bạc, hoặc Điện Biên bao bạc. Nhưng chắc chắn các cán bộ có Sông Cầu, bọn em chỉ Sapa hay Tam Đảo. Tuy Sapa hút kém thật, nhưng thỉnh thoảng vớ được bao ngon tuyệt, cái này bọn em cũng hiểu sao :)

Bọn anh lính cậu nên có thuốc Mai, thuốc Mai thơm nhưng nặng, thỉnh thoảng có mấy sỹ quan bên chính trị qua trung đoàn cho bao, bọn em hút vào không chịu nổi. Kiểu như đang đói thuốc gặp luôn loại nặng đô, hút mà rít sâu còn phê hơn thuốc lào :((
Sapa thường khét và đắng, còn vớ đc bao ngon là do anh... ăn may :)
Thời mới từ Bắc vào, em ko dám hút Mai và Đà Lạt vì nó quá nặng
 

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,036
Động cơ
317,214 Mã lực
Chúng nó đồng ý cho gã làm lại lần nữa. Lần trước, khi gã nhảy có cả súng, cả đạn sơ cua, lựu đạn…mà gã nhảy ngon ơ thì hà cớ gì lần này người không mang gì, lại không nhảy được.
Cú nhảy thứ 2 đưa gã bay xa hơn lần trước, nhưng vẫn không đủ lực. Ngực gã đập vào bờ tường đau điếng, gã rơi mạnh xuống đất và thấy khục ở khớp cổ chân, cơn đau khủng khiếp ập đến…hỏng rồi…trật khớp rồi…
Bọn kia thấy gã bị trật khớp thì xanh mặt, dính cú này mà chẳng may ngày mai nhận lệnh đi “thám” hoặc tác chiến là toi luôn. Gã nhịn đau, cố gắng đứng dậy mà không nổi.
Thằng Long “Polpot” vẹt đám đông ra, nó ngồi xổm xuống nắm cổ chân gã bẻ mạnh 1 cái như muốn lấy mạng gã vậy…”khục”, gã rên lên, nhìn thấy hoa vàng hoa đỏ bay đầy trước mắt, nước mắt ứa ra, thấy thấp thoáng cả hình bóng cụ tổ 10 đời trước mắt.
Thằng Đực và thằng Long dìu gã đứng lên, gã bám vai 2 thằng bạn, tập tễnh lê bước theo 2 thằng bạn chiến đấu.
Bọn kia cũng vội giải tán, không thằng nào còn cười đùa nữa…Lần đó gã cà nhắc mất 4-5 hôm. Chuyện đó rồi cũng đến tai các thủ trưởng, may mà các cụ không nói gì.
Cũng từ bài học đó mà gã nhận ra rằng, khi con người ta đang hăng máu trong chiến đấu hoặc bị đẩy vào 1 tình huống cực kỳ nguy hiểm thì có thể làm được những việc mà bình thường không thể hoặc hết sức vất vả mới làm được…
Ngày con trai lớn của gã sinh năm 1990, lúc đó mới được 2 tuổi đang tập đi, thời điểm đó cha gã bị đau chân, đi đâu cũng phải chống nạng, không có nạng thì chẳng lê được bước nào.
Vậy mà lần đó thấy cháu nội tập đi thì ngã ở sân. Nghe tiếng cháu khóc ré lên, ông nội vội vàng phi từ trong nhà ra đỡ cháu.
Đỡ được cháu xong lúc đó mới nghĩ đến cái nạng và gọi vợ gã mang nạng ra cho cụ để cụ đi vào nhà, lúc phi ra đỡ cháu thì chẳng thấy đau chân chút nào, cứ như giả vờ vậy...
Vậy đó, những điều này chẳng có trường lớp nào dạy, toàn được rút ra từ thực tế chiến đấu và được chiêm nghiệm qua các trận đánh.
Như lần gã 1 mình 1 đại liên 12,7 ly, vừa thay thùng đạn, vừa hiệu chỉnh súng, vừa kê kích giá súng mà vẫn thấy nhẹ như không (gã đã viết trong bài LỌT Ổ PHỤC KÍCH, tuy nhiên bài viết đó không viết được chi tiết lắm).
Tóm lại, có những việc mà khi được huấn luyện trên thao trường chẳng bao giờ có, nhưng khi vào thực tế cuộc sống, thực tế chiến đấu thì gặp. Lúc đó bắt buộc người lính phải thích ứng để giữ lại cái “gáo” biết ăn cơm chiên, biết tán gái và hoàn thành nhiệm vụ được giao…
Nhiều lúc gã tự hỏi, chẳng hiểu sao lần đó mình làm việc đó ngon lành mà giờ lại chẳng thể nào làm lại được…
Ai không tin bản thân mình có thể chạy nhanh như Thần Hành Thái Bảo - Đới Tung trong Thủy Hử truyện thì có thể chọc giận 1 con chó Pitbull rồi để nó đuổi thì sẽ thấy…
Bản năng sinh tồn giữa sự sống và cái chết là vậy đó. Thật khó, cũng thật dễ để giải thích…
He he.....em đọc quả chọc Chó thì đúng thật cụ ợ :))
Hồi trẻ trâu trèo rào ăn trộm ổi, bị chó của chủ nhà phi ra đuổi mà em phi phát qua hàng rào toàn tre gai. Lúc chui vào thì rón rén loay hoay mãi mới vào được, thế mà lúc phi ra nhanh không ngờ =))
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Em mới chỉ có 3 cuốn trong số này của mợ.
Hiện tại có nhiều trang web đăng các hồi ký của các bác ấy, hoặc đọc e-book cũng được ấy cụ. Trên Win win hoặc quansuvn.net cũng rất nhiều đầu sách về đề tài chiến tranh. Chui vào đó thì ôi thôi, đọc cả năm chưa hết, :D.
Em vẫn lọ mọ đi tìm mua trên các trang họ bán sách cũ. Mang về đọc những lúc đời chán mình (còn mình thì vẫn yêu đời như lúc xuân xanh - :D). Sau đó đặt trên giá và ghi vào "danh sách". Thỉnh thoảng mang ra lau chùi, dọn dẹp những khi tiền hết, tình tan, 😥.

Cảm giác cầm cuốn hồi ký đọc, dù trong túi chỉ còn mấy xu bạc, cũng vẫn toát lên cái khí chất con nhà...nghèo cụ ợ,:D.

Trân trọng giới thiệu cho cụ cuốn này nhé. Rất xúc động - ☘!

IMG_0855.jpeg
 

Toietmoi

Xe điện
Biển số
OF-374214
Ngày cấp bằng
18/7/15
Số km
3,540
Động cơ
348,311 Mã lực
Hiện tại có nhiều trang web đăng các hồi ký của các bác ấy, hoặc đọc e-book cũng được ấy cụ. Trên Win win hoặc quansuvn.net cũng rất nhiều đầu sách về đề tài chiến tranh. Chui vào đó thì ôi thôi, đọc cả năm chưa hết, :D.
Em vẫn lọ mọ đi tìm mua trên các trang họ bán sách cũ. Mang về đọc những lúc đời chán mình (còn mình thì vẫn yêu đời như lúc xuân xanh - :D). Sau đó đặt trên giá và ghi vào "danh sách". Thỉnh thoảng mang ra lau chùi, dọn dẹp những khi tiền hết, tình tan, 😥.

Cảm giác cầm cuốn hồi ký đọc, dù trong túi chỉ còn mấy xu bạc, cũng vẫn toát lên cái khí chất con nhà...nghèo cụ ợ,:D.

Trân trọng giới thiệu cho cụ cuốn này nhé. Rất xúc động - ☘!

IMG_0855.jpeg
Em thích đọc sách giấy, kho sách của em cũng khá nhiều. Hồi trước mỗi tháng em ra tiệm sách ít nhất 1 lần, nay không có điều kiện để lang thang thì em đặt qua Tiki ạ.
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Em thích đọc sách giấy, kho sách của em cũng khá nhiều. Hồi trước mỗi tháng em ra tiệm sách ít nhất 1 lần, nay không có điều kiện để lang thang thì em đặt qua Tiki ạ.
Sách giấy em cũng ưng hơn là nghe người khác đọc. Win win Việt Nam, vốn dòng văn học chiến tranh đã "đặc biệt" rồi, thêm giọng cô Hải Yến rất phù hợp với thể loại này.

Mới đây, em có qua Đinh Lễ, chọn được mấy cuốn. Nhưng thời gian không cho phép, nên em vẫn đặt trên Tiki là chính. Phải khen Tiki vì giao hàng rất nhanh, gói bọc cẩn thận.

Bác Nam "Chẫu" hẳn ngày xưa cũng đọc nhiều. Vốn từ rất đa dạng, dấu câu đặt chính xác, còn lỗi chính tả thì gần như không có. Dám hỏi bác ngày xưa hay đọc những dòng sách nào ạ?
 

Toietmoi

Xe điện
Biển số
OF-374214
Ngày cấp bằng
18/7/15
Số km
3,540
Động cơ
348,311 Mã lực
Dám hỏi bác ngày xưa hay đọc những dòng sách nào ạ?
Hồi còn bé có khi cả tháng em mới gặp mẹ 1 lần, phần quà là những cuốn sách truyện, chủ yếu là cổ tích, truyền thuyết,... Tác phẩm văn học đàng hoàng đầu tiên em đọc là Truyện ngắn Việt Nam 1945-1985 và Thơ Việt Nam 1945-1985, tính ra cũng hơn 30 năm rồi.
Em thường đọc sách đề tài chiến tranh, lịch sử, cũng đọc cả tiểu thuyết của các tác giả phương tây như Sidney Sheldon, Marc Levy, Jacqueline Susann, Thomas Harris,..
 

TimeBreak

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-70206
Ngày cấp bằng
8/8/10
Số km
2,066
Động cơ
460,817 Mã lực
Hiện tại có nhiều trang web đăng các hồi ký của các bác ấy, hoặc đọc e-book cũng được ấy cụ. Trên Win win hoặc quansuvn.net cũng rất nhiều đầu sách về đề tài chiến tranh. Chui vào đó thì ôi thôi, đọc cả năm chưa hết, :D.
Em vẫn lọ mọ đi tìm mua trên các trang họ bán sách cũ. Mang về đọc những lúc đời chán mình (còn mình thì vẫn yêu đời như lúc xuân xanh - :D). Sau đó đặt trên giá và ghi vào "danh sách". Thỉnh thoảng mang ra lau chùi, dọn dẹp những khi tiền hết, tình tan, 😥.

Cảm giác cầm cuốn hồi ký đọc, dù trong túi chỉ còn mấy xu bạc, cũng vẫn toát lên cái khí chất con nhà...nghèo cụ ợ,:D.

Trân trọng giới thiệu cho cụ cuốn này nhé. Rất xúc động - ☘!

IMG_0855.jpeg
Em đánh vần cái tít tiếng Nga của Mợ ra là:
Phung Cuan
Pôbegơ xê Pulô Konđora

:D:D:D
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,040
Động cơ
552,566 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Sách giấy em cũng ưng hơn là nghe người khác đọc. Win win Việt Nam, vốn dòng văn học chiến tranh đã "đặc biệt" rồi, thêm giọng cô Hải Yến rất phù hợp với thể loại này.

Mới đây, em có qua Đinh Lễ, chọn được mấy cuốn. Nhưng thời gian không cho phép, nên em vẫn đặt trên Tiki là chính. Phải khen Tiki vì giao hàng rất nhanh, gói bọc cẩn thận.

Bác Nam "Chẫu" hẳn ngày xưa cũng đọc nhiều. Vốn từ rất đa dạng, dấu câu đặt chính xác, còn lỗi chính tả thì gần như không có. Dám hỏi bác ngày xưa hay đọc những dòng sách nào ạ?
Hồi xưa sách gì mình cũng đọc. Cốt là có chữ để đọc. Có lần gác đêm ở Thủ Đức mượn được cuốn " Hầm bí mật bên bờ sông En-Bơ " xuống nhà nuôi quân đốt bếp lên đọc bị cán bộ bắt được. Bắt viết bản kiểm điểm và trừ một tháng lương trung sĩ, nghĩ cay thật. Tháng đó mất toi bữa thịt chó Biên Hòa 😀. Những năm lính nhiều kỷ niệm thật.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top