Tay quốc trưởng Sihanouk dù bị Polpot giam lỏng và chứng kiến thảm cảnh của dân tộc mình mà sau 1979 đc Polpot cho sang TQ là ra LHQ tố cáo VN xâm lược. Đó là 1 lý do chính bọn diệt chủng lại có tiếng nói dù bỏ chạy và VN bị cô lập.
-55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Campuchia (24-6-1967). -100 năm ngày sinh (30/10/1922) -10 năm ngày mất của Cố Vương Norodom Sihanouk (15-10-2012)
Nhắc đến Cố Vương Norodom Sihanouk là nhắc đến quan hệ Việt Nam-Campuchia cũng như quan hệ Việt Nam-Lào-Campuchia trong giai đoạn nhân dân ba nước cùng chung chiến hào chống Mỹ và tay sai, góp phần giải phóng đất nước của mỗi nước.
Cựu vương Norodom Sihanouk : Sự lựa chọn bất ngờ
(Ông từng là vua của Campuchia trong nhiều giai đoạn cho đến ngày thoái vị để nhường ngôi cho Quốc vương Norodom Sihamoni ngày 7 tháng 10 năm 2004. Tuy nhiên việc lên ngôi báu, ngay cả bản thân ông cũng không ngờ tới. Khi nói về sở thích của mình, cựu vương N. Sihanouk từng thổ lộ: Khi là một học sinh, tôi rất muốn trở thành giáo viên dạy trung học bởi tôi rất yêu môn văn, nhưng ông trời đã bắt tôi phải làm Quốc vương khi tôi mới 19 tuổi).
Thể chế quân chủ ở Campuchia tồn tại rất lâu đời với chế độ kế vị theo kiểu cha truyền con nối. Trong vài trăm năm trở lại đây chế độ lựa người kế vị nói trên còn phải thông qua một cơ chế gọi là Hội đồng ngôi vua để bầu chọn. Nhưng kể từ khi thực dân Pháp vào xâm chiếm Campuchia đến năm 1941, đã 2 lần người Pháp can thiệp vào quá trình bầu chọn người kế vị ngai vàng ở Campuchia.
Lần thứ nhất : Năm 1904, sau khi vua Norodom băng hà, người kế vị đáng lẽ là hoàng tử kế Sutharot (vì hoàng tử cả Yukanthor phải sống lưu vong do bất đồng với Pháp) nhưng người Pháp lại đưa người em của vua Norodom là Sisowath lên ngôi – phần thưởng dành cho vị vua này vì đã có công trong việc hợp tác với người Pháp đàn áp sự kháng cự của nhân dân Khmer chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp ở Campuchia.
Lần thứ hai : Năm 1941, sau khi vua Sisowath Monivong (ông ngoại của N. Sihanouk) băng hà, để làm yên lòng dư luận và sửa chữa sai lầm của lần thứ nhất, người Pháp một lần nữa can thiệp vào quá trình bầu chọn người kế vị ngai vàng ở Campuchia bằng cách chọn một ứng viên dòng Norodom thay vì dòng Sisowath. Có nhiều ứng viên đủ tiêu chuẩn như N. Sutharot, N. Suramarith (ông nội và cha của N. Sihanouk) nhưng hoàng thân N. Sihanouk lại được người Pháp để mắt tới, đã gây ngạc nhiên cho cả hai vị thân sinh của ông.
Dưới con mắt của người Pháp, N. Sihanouk, một thanh niên còn trẻ (lúc bấy giờ mới 19 tuổi), trông có vẻ rụt rè, ngoan ngoãn, dễ bảo và chăm học, là nhân tố để đoàn kết 2 dòng Sisowath và Norodom sau gần nửa thế kỷ bất hòa vì chuyện ngôi báu, bởi N. Sihanouk là sự kết hợp giữa hai dòng máu Norodom của cha và Sisowath của mẹ.
Chuyện tranh giành ngôi báu của vua chúa thời nào cũng vậy, nó chỉ mang lại tai họa cho đất nước và nhân dân. Chính sự can thiệp của người Pháp vào quá trình bầu chọn người kế vị đã làm tăng thêm mâu thuẫn vốn âm ỉ giữa hai dòng Norodom và Sisowat. Điển hình của hậu quả nói trên là hoàng thân Sisowath Sirikmatak đã cấu kết với phái quân sự của tướng Lon Nol để lật đổ Quốc trưởng N. Sihanouk ngày 18/3/1970. Hậu quả là đất nước và nhân dân Campuchia phải trải qua gần hai thập niên chiến tranh tàn khốc.
------------------------------- Một số chi tiết trong bài này dựa theo cuốn hồi ký của N. Sihanouk: “La C.I.A contre le Cambodge” NXB Cahier Libre 1972. Tg: SuaHuynh (10/2004)
Ảnh 1: Quốc vương Norodom Sihanouk cùng với hai vị thân sinh là Hoàng thân Norodom Suramarit và Công chúa Sisowath Kossamak Nearireath, tháng 7 năm 1952. NAG: Howard Sochurek.
Ảnh 2: Tấm bia lưu niệm có chữ ký của Quốc vương N. Sihanouk được dựng trước phòng truyền thống của trường, ghi nội dung Ngài đã từng học tại trường TH Lê Quý Đôn, Tp. Hồ Chí Minh (thời Pháp gọi là trường Chasseloup Laubat) từ năm 14 tuổi đến khi trở về nước để lên ngôi năm 1941(19 tuổi). Năm 2010, khi sang thăm Việt Nam, quốc vương Sihanouk muốn về thăm trường cũ và trồng cây lưu niệm nhưng vì lý do sức khỏe nên không thực hiện được.Tấm bia đã được ĐSQ Campuchia tại Việt Nam gửi tặng cho trường làm kỷ niệm. (Bài sau: Cố Vương Norodom Sihanouk : Một cuộc đời thăng trầm)
Bài viết của Anh Huỳnh Sua thầy tiếng Khmer của em.