em sinh sau đẻ muộn nên ko phải chịu cảnh binh đao như các cô bác, các anh chị thời trước; những năm 90 mẹ em có đặt tạp chí Văn nghệ quân đội, em nhớ 1 tháng 1 kỳ vào ngày 15; nhà văn là những người lính vừa bước chân ra khỏi cuộc chiến như cụ chủ thớt đây, nói một cách hình ảnh là quần áo của họ vẫn còn ám mùi thuốc súng nên em đọc mà vẫn cảm nhận được sự khốc liệt của cuộc chiến, cảm nhận được tình đồng đội, đồng chí trong hoàn cảnh bom rơi, đạn lạc. Có chi tiết em vẫn bị ám ảnh tới giờ trong một truyện ngắn trong tạp chí VNQĐ, tác giả miêu tả đồng đội có râu quai nón, đào hố cá nhân xong thì bị bom rải thảm; tác giả còn sống nhưng anh bạn hi sinh, còn một mảnh râu bị kiến tha giữa không gian đặc quánh khói bom...
Mẹ em là Thanh niên xung phong, bố vợ em là bộ đội Lào, đóng quân bên đó mấy năm, còn kết nghĩa anh em với một bác người Lào. Tiếc là cụ đã mất do bệnh nên ko được nghe nhiều câu chuyện về đời quân ngũ của ông. Dượng lấy dì ruột em cũng là lính K về, thỉnh thoảng ngồi nhậu vẫn được nghe ông ấy kể về thời gian bên đó, chỉ là các mẩu chuyện nhỏ chứ ko được thành mạch như cụ
Giã từ vũ khí kể ở đây. Con cậu ruột em bị ảnh hưởng chất độc màu da cam do mợ là du kích chống Mỹ, năm em mất 17 tuổi mà như đứa trẻ lên 4.
Em xin được gửi lời cảm ơn đến các cô, các bác, các chú, các anh chị; những người đã ngã xuống, những người còn sống nhưng đã cống hiến tuổi thanh xuân, quãng thời gian đẹp nhất của đời người để mang lại hòa bình cho đất nước, cho thế hệ em và con cháu em.
Thấy cụ nhắc đến địa danh Stung Treng và Siem Pang (tiếng Miên họ đọc là X tưng tờ reng và Siêm pặng), tôi cũng đã đến các nơi này hồi 7.1979.
Hồi mới sang KPC, tân binh bổ sung vào lính 1 trung đoàn của f2, lúc này đi phối thuộc với QĐ4, đơn vị có hậu cứ ba lô đóng quân ở TX Kandal ngay sát Phnom Penh. Lính mới bổ sung thì làm gì đã có trang bị và quân trang chiến đấu vì chưa kịp cấp phát. Vẫn đồ huấn luyện tân binh mang theo vào thôi, ngoài cái ba lô cóc cùng túi bảo quản lót balo (chống mưa, mồ hôi thấm...), thì chỉ có tấm chăn chiên, tấm nylon màu lá chuối non để trùm khoác che mưa, cái chiếu cói cá nhân, cùng cái màn cá nhân. Chưa có võng, chưa có tấm tăng che mưa... Đóng quân trong 1 vườn chuối và xoài, có 1 ngôi chùa khá lớn, nhưng trên đó chỉ để ba lô của anh em hy sinh và đi viện (mãi sau này về VN mới biết có 1 a được đại đội kêu lên làm bản kê danh sách số ba lô đó khoảng 25-30 cái). Lúc này vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa, đại đội cho các trung đội và tiểu đội lính toàn ra nằm khoét hố nông ở bờ bụi gốc chuối, gốc xoài, do ban ngày dân đi qua lại, nên đêm đến chuyển vị trí hố khác. Mấy cậu lính mới thắc mắc với chỉ huy, a ơi sao không cho chúng em lên sàn ngôi chùa nằm cho khô ráo, mát mẻ.... Chỉ huy nói ngay không được, lên đó dễ bị địch tập kích bằng B40/B41, phải tản ra bờ bụi mà nằm. Đếm đến ca gác thay nhau, cứ 2 thằng 1 ca, khi đó còn chưa cấp lực đạn da láng M67, vẫn xài lựu đạn chày TQ, cán gỗ dài. Có vài hôm mưa đầu mùa, không còn chỗ nào nằm, 1 cậu người Lào cai ngoắc tôi, tao thấy có chỗ tránh mưa tốt lắm, nó chỉ 1 nhà nhỏ thấp thoáng gần đó, vườn quanh chùa có vài dãy nhà mồ, kích cỡ khoảng 3x3, cao cũng khoảng 3m có mái che, hầm mộ ở giữa, 2 bên là bệ xi măng đắp cao, xây kín 3 mặt, có 1 cửa ra vào.
Đêm hôm đó mưa to, 2 thằng chui vào nhà mồ, chia nhau bệ nằm 2 bên, cây AK bên cạnh, đánh một giấc, chả biết sợ ma vì làm gì có mà sợ, mà xứ người thì cũng biết gì và cần gì nữa đâu!.
Sau này, nghĩ lại có lẽ đây là nhà mồ của giới trung lưu Kh'mer, hoặc gốc Hoa, gốc Việt, chứ dân K thì đa phần là hỏa thiêu.
Hồi tháng 6-7/1979, đơn vị tôi đi truy quét mạn Đông bắc KPC, chiên dịch này cấp sư đoàn tăng cường của QK5, mục đích đánh vào hâu cứ của sư đoàn 801 Pol Pot ở khu vực Siem Pang kéo đến biên giới Lào-Miên. Hướng chinh là đội hình sư 315 dàn quân dâng dần đội hình truy quét từ biên giới VN kéo sang. Còn đơn vị tôi, cỡ trung đoàn tăng cường, hành quân từ bến tàu Strung Treng, ngược dòng sông Mekong 1 đoạn, rẽ vào sông Sekong và ngược dòng Sekong mùa mưa lũ nước chảy mạnh để đến gần thị trấn Siem Pang. Đỗ quân sục sạo vào rừng, các bản hoang, cũng khoảng 1 tháng trong rừng mùa mưa, và để đón cánh quân của sư 315. Khu vực Siem Pang này hồi KCCM có nhiều căn cứ của quân ta, là đầu mối giao thông vận tải, kho tàng sâu trong rừng, sau này quân Pot cũng có các căn cứ, khi truy quét vào vẫn thấy các tàn tích căn cứ cũ như bãi hàng, hầm hào cũ...
Lần này đi chiến dịch vào giữa mùa mưa, lính đã được cấp đủ trang bị và quân trang chiến đấu: như tăng, võng, tấm ny long đi mưa, giaỳ cao cổ đi rừng, thuốc chống vắt muỗi, thuốc chống sốt rét loại phòng 2, phòng 3..., để chống chọi với mùa mưa KPC, và khu vực rừng nhiệt đới nhiều sốt rét.
Mạn Siem Pang, không nhiều dân Kh'mer, mà có nhiều dân gốc Lào, dân Stieng...