...Qua màn chào hỏi mới biết 2 nữ quân nhân đó là 2 chị em ruột Kim Hải, Kim Yến, đang là giáo viên bộ môn võ thuật của trường sỹ quan đặc công. Thì ra các bạn học viên sỹ quan đặc công không muốn suốt ngày xảy ra “chiến tranh” triền miên giữa học viên 2 trường nữa. Ý các bạn, học viên trường sỹ quan đặc công phải thi mới vào được trường, tốn bao nhiêu cơm cha áo mẹ, không như học viên hạ sỹ quan trinh sát luồn sâu, tinh lính nghĩa vụ.
Nếu cứ nện nhau liên miên vậy mà để trường biết được thì sẽ bị đuổi học, tệ nhất là bị “quỷ” tóm thì chắc chắn sẽ bị cắt quân tịch trả về địa phương ngay (Thời điểm bao cấp đó, bị cắt quân tịch cũng đồng nghĩa cắt hết cả tem phiếu, lương thực, không xin được việc vì sẽ không cơ quan nào nhận cả…). Còn học viên hạ sỹ quan là lính nghĩa vụ, nếu bị đuổi học có khi còn lấy làm mừng, khỏi mất 8 tháng huấn luyện vất vả trên thao trường, chỉ phải chuyển về các đơn vị bộ binh nên cũng chẳng cần sợ chuyện bị cắt quân tịch trả về địa phương.
Ừ…cũng đúng. Vậy bắt tay làm hòa nhau. Vì giữa học viên 2 trường đâu có hận thù gì đâu, chẳng qua học được chút kỹ năng chiến đấu tay không thì “ngứa chân tay” thôi. Dù vậy các học viên hạ sỹ quan trinh sát luồn sâu cũng thấy chút tiếc nuối khi chẳng biết rủ ai quánh nhau nữa. Kể từ đó trở đi khu trung tâm thị xã Sơn Tây nói chung và chợ Nghệ nói riêng trở lại thanh bình như những gì vốn có của 1 vùng đất địa linh nhân kiệt.
Trong giai đoạn sau này, thỉnh thoảng học viên 2 trường đi chợ Nghệ gặp nhau cũng hay í ới gọi nhau vào quán nước làm chén trà, ăn mấy cái kẹo dồi, kẹo bột, hút vài điếu Sapa, tán phét với nhau. Đã gần 40 năm, không biết rằng những thằng lính “va chạm” ở 2 trường ngày đó, ai còn ai hy sinh ở chiến trường, cuộc sống ra sao, còn thằng nào tại ngũ, thằng nào đã phục viên, chuyển ngành…Mà cũng không biết là có thằng nào đọc được bài viết này để nhớ về kỷ niệm 1 thời tuổi trẻ nông nổi không nhỉ?
Nếu cứ nện nhau liên miên vậy mà để trường biết được thì sẽ bị đuổi học, tệ nhất là bị “quỷ” tóm thì chắc chắn sẽ bị cắt quân tịch trả về địa phương ngay (Thời điểm bao cấp đó, bị cắt quân tịch cũng đồng nghĩa cắt hết cả tem phiếu, lương thực, không xin được việc vì sẽ không cơ quan nào nhận cả…). Còn học viên hạ sỹ quan là lính nghĩa vụ, nếu bị đuổi học có khi còn lấy làm mừng, khỏi mất 8 tháng huấn luyện vất vả trên thao trường, chỉ phải chuyển về các đơn vị bộ binh nên cũng chẳng cần sợ chuyện bị cắt quân tịch trả về địa phương.
Ừ…cũng đúng. Vậy bắt tay làm hòa nhau. Vì giữa học viên 2 trường đâu có hận thù gì đâu, chẳng qua học được chút kỹ năng chiến đấu tay không thì “ngứa chân tay” thôi. Dù vậy các học viên hạ sỹ quan trinh sát luồn sâu cũng thấy chút tiếc nuối khi chẳng biết rủ ai quánh nhau nữa. Kể từ đó trở đi khu trung tâm thị xã Sơn Tây nói chung và chợ Nghệ nói riêng trở lại thanh bình như những gì vốn có của 1 vùng đất địa linh nhân kiệt.
Trong giai đoạn sau này, thỉnh thoảng học viên 2 trường đi chợ Nghệ gặp nhau cũng hay í ới gọi nhau vào quán nước làm chén trà, ăn mấy cái kẹo dồi, kẹo bột, hút vài điếu Sapa, tán phét với nhau. Đã gần 40 năm, không biết rằng những thằng lính “va chạm” ở 2 trường ngày đó, ai còn ai hy sinh ở chiến trường, cuộc sống ra sao, còn thằng nào tại ngũ, thằng nào đã phục viên, chuyển ngành…Mà cũng không biết là có thằng nào đọc được bài viết này để nhớ về kỷ niệm 1 thời tuổi trẻ nông nổi không nhỉ?