[Funland] Ký ức của một Ofer về đời lính, về đồng đội, về những trận đánh ở chiến trường K, về quá khứ và về cuộc sống hiện tại.

29a 136 20

Xe tải
Biển số
OF-348212
Ngày cấp bằng
26/12/14
Số km
210
Động cơ
270,378 Mã lực
Một Thớt hồi ký tuyệt vời. Em nghiện nghe những câu chuyện chiến trường K. Tối nào cũng đeo tai nghe vào Youtube nghe các câu chuyện của các bác cựu binh qua các kênh : Lính Chiến, CCB, Hồi ức Lính, Win Win Việt Nam...Thực sự nếu ko có những trang hồi ký ấy thì khó có thể hình dung được những gian khổ, hy sinh của bộ đội ta trên chiến trường K. Những cơn khát mùa khô, những cánh rừng khộp rụng lá, nỗi kinh hoàng về những quả mìn KP2, mìn Zip...
E giống cụ nhưng e nghe cả chiến tranh với TQ cơ
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,211 Mã lực
Nơi ở
...Vậy mà hôm nay người chết đó vẫn còn đây, bằng xương bằng thịt. Thì ra, sau khi bị thương ở trận Pailin, anh được chuyển về chữa trị và an dưỡng tại Sài gòn. Sau khi hồi phục thì anh được phục viên, về lại quê nhà nơi thành phố Nam Định và công tác tại nhà máy Dệt Nam Định cho đến lúc nghỉ hưu.
Qua cơn xúc động, anh em tâm sự xem ai còn, ai mất, ở đâu, làm gì. Vợ anh đã mất cách đây vài năm, giờ anh sống cùng con trai và mở 1 hàng nước nho nhỏ trước cửa nhà để vui qua tháng ngày. Tiếp theo anh bốc máy gọi em Quế, cô bé ở tiểu đoàn quân y năm xưa, hiện lấy chồng và sống tại thành phố Nam Định để hẹn hò. Em Quế thì gã nhớ mang máng, nhưng em Hằng, người yêu thằng Tiến “méo” ở bên vệ binh sư bộ, người Vĩnh Long thì gã nhớ, rất nhớ và thương.
Hai đứa chúng nó hy sinh cách nhau 5 tháng, đúng ngày và cũng trùng giờ, một trong những sự hy sinh ám ảnh gã nhiều năm sau này. Hai em Quế và Hằng đều dân Thái Bình, em Hằng có giọng hát chèo nuột và hay cực. Chính em là người đã dạy gã và mấy thằng khác hát điệu chèo Đào Liễu lời cổ…Gã cũng bốc máy gọi cho thằng Quảng thông tin và thằng Quân “nhăn” bên tuyên huấn và mấy thằng nữa để hẹn ngày về thành phố Nam Định tụ họp để mừng cho người chết trở về...
Bố con anh muốn giữ gã ở lại nhậu 1 trận đã đời để mừng ngày gặp lại, gã từ chối. Vì đã có hẹn về ăn cơm với bố mẹ đẻ của ca sĩ HH và cũng là bố mẹ nuôi của gã, không muốn thất hẹn với các cụ nên gã hẹn bố con anh sẽ gặp lại ngày gần nhất. Dù rất tiếc, nhưng 2 bố con anh đành để gã đi sau khi biết gã có lý do chính đáng.
Trước khi chia tay, gã thấy anh rót 1 cốc rượu đầy, loại cốc Liên Xô. Tưởng rằng anh mời gã, nhưng không phải. Anh ứa nước mắt nói: “Tao bị xơ gan nặng, bác sĩ dặn phải kiêng rượu, nhưng hôm nay tao sẽ uống 1 cốc này để mừng gặp mày. Đợt tới chúng mày về đông đủ thì mấy anh em hàn huyên kỷ niệm quân ngũ và tao sẽ say hết ngày đêm với chúng mày”. Gã khuyên anh đang bệnh thì cố gắng kiêng, nhưng con trai anh bảo: “Từ ngày mẹ con mất, đến hôm nay gặp lại chú thì bố con mới vui vậy đó. Cứ để cụ vui chú ạ”.
Gã chợt thấy dâng lên trong lòng một nỗi buồn và cô đơn khủng khiếp khi chợt nghĩ về thân phận người lính thời hậu chiến và những người ra đi chẳng bao giờ trở về nữa. Gã thầm hứa trong lòng, khi về Hà Nội gã sẽ nấu cao chữa bệnh xơ gan cho anh. Phải, gã sẽ chữa cho anh. Chắc chắn là như vậy, chữa cho một người anh, một người bạn vong niên, trên hết là 1 người lính của sư đoàn 7 bộ binh anh hùng đã trở về từ cõi chết.
P/S: Hai anh em gã vẫn nhớ những câu: “Kò đùi thum thum ôn xà lanh bòng tê muôi bi buôn 1 2 3” và "Ôn ôn đạch kho oi bong mơ...tích tích…”
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,211 Mã lực
Nơi ở
Bác và nhiều bác nữa cứ góp vui cùng em nhé. Những cái em viết nó thường là những kỷ niệm mà em trải qua, mà cái em trải qua thì quá quá ít ỏi so với các trận chiến cũng như đời lính bên chiến trường K.
em cũng sưu tầm được cuốn truyện của người kể chuyện về chuyện ma mị ở chiến trường Cam, hay ké chung thớt của Cụ trong lúc chờ Cụ ra tập mới cho tập trung được không Cụ :)
Vâng như em đã nói trên ạ :)
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,824
Động cơ
871,047 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Vâng, cũng vì nhiều lý do trước đó cộng với thời điểm đấy bọn em phần lớn trong rừng, trường hợp như trên khá nhiều. Nên công tác khen thưởng cũng chậm và còn tuỳ hứng của chỉ huy. Cái này chắc anh angkorwat hiểu rõ nhất :) nên em chỉ được khen xuông, lên báo xuông ạ :((


304850239_2915008982137620_4986658040499352960_n.jpg


Tấm hình này gã được 1 anh trên Cục chính trị quân đoàn xuống chụp để đưa lên báo. Đây là lần đầu tiên gã lên trang báo của mặt trận và là lần thứ 2 lên báo của quân đoàn. Tấm hình gốc này có lịch sử hơi lòng vòng và bí ẩn. Sau khi chụp cho gã tấm ảnh một thời gian thì anh phóng viên đó hy sinh, tấm hình chụp lại này sau đó được đưa vào để dán lên thẻ Đảng khi gã được kết nạp. Còn bản gốc không biết trôi dạt về đâu và cũng chẳng thấy ai nhắc đến.

Đến quãng giữa năm 1988, khi gã tranh thủ sang sư 9 thăm thằng Lợi, nhà ở xã Võ Cường, huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh (Bây giờ là phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh). Thằng cùng khóa huấn luyện khi còn học ở trường hạ sĩ quan trinh sát luồn sâu. Hiện nó đang chiến đấu trong đội hình trinh sát luồn sâu sư đoàn 9, quân đoàn 4, mới được nó kể cho nghe câu chuyện như trong tiểu thuyết vậy. Có 1 em gái chuẩn úy, ban cơ yếu sư 9 tên Lĩnh, người Tân An, Long An, hy sinh ở Banan (Battambang). Khi thu dọn di vật của liệt sĩ để gửi về cho gia đình thì tấm hình (bản gốc) này của gã rơi ra từ cuốn sổ tay, đằng sau còn ghi rõ ngày, tháng, năm chụp, nét chữ thật đẹp và mềm mại.

Không biết vì sao em có tấm hình của gã, cũng chẳng biết em giữ tấm hình của gã để làm gì. Gã không quen biết và trong bộ nhớ của gã chắc chắn là cũng chưa bao giờ gặp em trước đó. Gã nhờ anh Vui, tuyên huấn sư 9 chụp lại từ bản gốc để giữ làm kỷ niệm, còn tấm gốc thì kẹp lại cuốn sổ tay cho em. Sau này, hình như năm 1998 hay 99 gì đó, gã đi công tác qua Tân An có ghé gia đình và ra nghĩa trang liệt sĩ thắp hương cho em. Thật lạ kỳ, khi thắp hương cho em mà người gã như mụ đi, bồng bềnh không trọng lượng như kiểu mộng du, dù vẫn nghe vẫn hiểu mà không thể tự làm chủ được bản thân. Lúc gã thắp hương và khấn tên em, cầu mong em sớm được siêu thoát thì bát hương bốc cháy rừng rực dù trời nắng nóng và không có gió. Thật khó để lý giải bằng khoa học như 1 kẻ vô thần và duy vật như gã.

Chiến tranh đã lấy đi của gã những người bạn thân thiết, những tháng ngày tuổi trẻ tươi sáng nhất, nhưng cũng để lại những ký ức thật sự khó quên về những năm tháng đó.
Em là kẻ cũng trải nghiệm qua nhiều chuyện tâm linh (số phận), đọc đoạn này của Cụ, gai người

Kính Cụ một ly ạ
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,211 Mã lực
Nơi ở
Có đợt em được chứng kiến bộ đội đặc công tập luyện mà đã vã cả mồ hôi vì độ căng. Cụ chủ thớt là trinh sât luồn sâu thì chắc lúc huấn luyện còn căng nữa nhỉ.
Hết quyền rót rượu, xin tặng cụ chủ một phóng sự về lính trinh sát.
https://fb.watch/fYQpHCoiH6/
Chúc cụ đều tay!
Nhân hai bác nói đến Trinh sát và Đặc công em sẽ biên tiếp về kỷ niệm những ngày sống ở “Thủ đô lính” trung tâm là chợ Nghệ với các vệ tinh là trường sỹ quan đặc công, trường hạ sỹ quan trinh sát luồn sâu, và các trường của các binh chủng. Qua vài câu chuyện nhỏ các bác có cách nhìn khách quan về hai lực lượng này hơn :)
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,211 Mã lực
Nơi ở
Em là kẻ cũng trải nghiệm qua nhiều chuyện tâm linh (số phận), đọc đoạn này của Cụ, gai người

Kính Cụ một ly ạ
Em còn nhiều lần gai người khi quay lại chiến trường xưa bác ạ. Em sẽ biên dần những cái này :)
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,824
Động cơ
871,047 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn

anhtrann98

Xe tải
Biển số
OF-716572
Ngày cấp bằng
17/2/20
Số km
250
Động cơ
2,689 Mã lực
Nơi ở
Đà Nẵng
Chiến trường K, lính quân khu 5 hy sinh nhiều nhất.
Em họ ông ngoại em là lính thợ ở K, thương binh, người Đà Nẵng. Chống Mỹ là lính tăng nhưng chưa đánh được trận nào ra hồn(lúc đó cứ đánh đấm là như hổ vậy) thì giải phóng. Giải ngũ về chưa được bao lâu thì phía Nam nổi lên, ông xung phong vào trận. Do giỏi cơ khí nên được làm lính thợ. Thời gian ở K đi đến Siem Reap là xa nhất, vì đây là nơi tăng T54 hỏng hóc tập trung về sửa.
Lần cuối ở K là lúc sửa xong T54, cùng mấy ông lính tăng đi kéo con khác về sửa. Trên đường đi thì tăng cán phải mìn chống tăng. Đùng một phát, từ trên xe bay ra ngoài mấy mét, bất tỉnh nhân sự. 1 tuần sau mới tỉnh, điếc thêm mấy ngày. Sau trở thành thương binh, mất khả năng làm bố vì quả đấy. Ông kể tính ra quả đấy còn sống là may, mấy anh khác chết hết, không nhận ra nữa vì cán phải quả mìn mạnh.
Bạn chiến trường của ông 5 người thì chết hết vì họ là lính bộ binh(2 Điện Bàn, 1 Thăng Bình, 2 Đà Nẵng).
Sau đó nhận chế độ, được đưa vào Cam Ranh làm nước mắm.
Ông nói: Lính thợ ở sau ám ảnh nhất không phải là cái chết mà là xác anh em mình. Hy sinh đủ thể loại, khi thì không trọn vẹn. Có lúc chuyển về hậu cứ khi đã lên mùi(lúc đó trên cố gắng đưa ae về nước an táng nhiều nhất có thể, không để lại K). Cái sự ám ảnh này nó dằn vặt lắm. Đến bây giờ, đôi khi ngủ vẫn mơ về chiến trường K. Thoáng ngủ mơ bên tai vẫn nghe tiếng T54 gầm rú. Tiếng cà lê, tiếng đồng đội.
 

thichlexus

Xe điện
Biển số
OF-20947
Ngày cấp bằng
9/9/08
Số km
3,465
Động cơ
537,605 Mã lực
Nơi ở
Quán bia hơi
Chiến trường K, lính quân khu 5 hy sinh nhiều nhất.
Em họ ông ngoại em là lính thợ ở K, thương binh, người Đà Nẵng. Chống Mỹ là lính tăng nhưng chưa đánh được trận nào ra hồn(lúc đó cứ đánh đấm là như hổ vậy) thì giải phóng. Giải ngũ về chưa được bao lâu thì phía Nam nổi lên, ông xung phong vào trận. Do giỏi cơ khí nên được làm lính thợ. Thời gian ở K đi đến Siem Reap là xa nhất, vì đây là nơi tăng T54 hỏng hóc tập trung về sửa.
Lần cuối ở K là lúc sửa xong T54, cùng mấy ông lính tăng đi kéo con khác về sửa. Trên đường đi thì tăng cán phải mìn chống tăng. Đùng một phát, từ trên xe bay ra ngoài mấy mét, bất tỉnh nhân sự. 1 tuần sau mới tỉnh, điếc thêm mấy ngày. Sau trở thành thương binh, mất khả năng làm bố vì quả đấy. Ông kể tính ra quả đấy còn sống là may, mấy anh khác chết hết, không nhận ra nữa vì cán phải quả mìn mạnh.
Bạn chiến trường của ông 5 người thì chết hết vì họ là lính bộ binh(2 Điện Bàn, 1 Thăng Bình, 2 Đà Nẵng).
Sau đó nhận chế độ, được đưa vào Cam Ranh làm nước mắm.
Ông nói: Lính thợ ở sau ám ảnh nhất không phải là cái chết mà là xác anh em mình. Hy sinh đủ thể loại, khi thì không trọn vẹn. Có lúc chuyển về hậu cứ khi đã lên mùi(lúc đó trên cố gắng đưa ae về nước an táng nhiều nhất có thể, không để lại K). Cái sự ám ảnh này nó dằn vặt lắm. Đến bây giờ, đôi khi ngủ vẫn mơ về chiến trường K. Thoáng ngủ mơ bên tai vẫn nghe tiếng T54 gầm rú. Tiếng cà lê, tiếng đồng đội.
Thời đó tăng mang sang K chắc không nhiều vì đường sá không tốt, không đảm bảo hậu cần. Hơn nữa giai đoạn sau thì đánh trận kiểu dàn quân quy ước với Polpot rất hiếm, đánh vào cứ của Pot thì chủ yếu dùng hỏa lực tầm xa của các loại pháo cối.
 

Niemvuinho

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-698755
Ngày cấp bằng
10/9/19
Số km
6,887
Động cơ
164,046 Mã lực
E lội đc 13 trang, giờ phải đi nên tối đọc tiếp.
Từng đọc nhiều truyện chiến trường và rất mê. Thế nhưng đọc trên of cảm giác gần gũi hơn, đời hơn, thực hơn.
Thế hệ các a ko phải xung trận 1 lần mà cả trăm lần. Còn nguyên vẹn trở về thật là kì tích. Cả những người cầm súng nằm lại hay trở về đều là những người hùng của tổ quốc. Xin đc cảm ơn nhiều thế hệ đã nằm xuống, đã bỏ 1 phần xương máu và 1 phần tuổi xuân cho bình yên hôm nay.
Sắp đến bữa chiều nghĩ ko biết ăn j giữa cả vô vàn lựa chọn lại đọc bữa ăn của lính chiến mà ứa nc mắt. Thương nhiều lắm!
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,573
Động cơ
328,298 Mã lực
Chiến trường K, lính quân khu 5 hy sinh nhiều nhất.
Em họ ông ngoại em là lính thợ ở K, thương binh, người Đà Nẵng. Chống Mỹ là lính tăng nhưng chưa đánh được trận nào ra hồn(lúc đó cứ đánh đấm là như hổ vậy) thì giải phóng. Giải ngũ về chưa được bao lâu thì phía Nam nổi lên, ông xung phong vào trận. Do giỏi cơ khí nên được làm lính thợ. Thời gian ở K đi đến Siem Reap là xa nhất, vì đây là nơi tăng T54 hỏng hóc tập trung về sửa.
Lần cuối ở K là lúc sửa xong T54, cùng mấy ông lính tăng đi kéo con khác về sửa. Trên đường đi thì tăng cán phải mìn chống tăng. Đùng một phát, từ trên xe bay ra ngoài mấy mét, bất tỉnh nhân sự. 1 tuần sau mới tỉnh, điếc thêm mấy ngày. Sau trở thành thương binh, mất khả năng làm bố vì quả đấy. Ông kể tính ra quả đấy còn sống là may, mấy anh khác chết hết, không nhận ra nữa vì cán phải quả mìn mạnh.
Bạn chiến trường của ông 5 người thì chết hết vì họ là lính bộ binh(2 Điện Bàn, 1 Thăng Bình, 2 Đà Nẵng).
Sau đó nhận chế độ, được đưa vào Cam Ranh làm nước mắm.
Ông nói: Lính thợ ở sau ám ảnh nhất không phải là cái chết mà là xác anh em mình. Hy sinh đủ thể loại, khi thì không trọn vẹn. Có lúc chuyển về hậu cứ khi đã lên mùi(lúc đó trên cố gắng đưa ae về nước an táng nhiều nhất có thể, không để lại K). Cái sự ám ảnh này nó dằn vặt lắm. Đến bây giờ, đôi khi ngủ vẫn mơ về chiến trường K. Thoáng ngủ mơ bên tai vẫn nghe tiếng T54 gầm rú. Tiếng cà lê, tiếng đồng đội.
Quân khu 5 có địa bàn hoạt động ở chiến trường KPC, với mật danh MT579, toan bộ vùng đông bắc, tây bắc KPC, bao gồm các tỉnh: Kratie, Strung Treng, Mondulkiri, Rattanakiri, Preak Vihear, Odamienchay, một phần Kampong Cham... Tiền phương QK5 đóng ở TX Stung Treng.
Quân khu 5 có 1 trung đoàn tăng thiết giáp, là trung đoàn 574, các năm 198x đóng quân ở gần chân đèo An khê. Trung đoàn 574 có 1 tiểu đoàn xe tăng T54/T55, 1 tiểu đoàn thiết giáp M113, 1 tiểu đoàn kỹ thuât và các đơn vị phụ trợ khác. Các năm 198x, e574 chủ yếu hoạt động trong các chiến dịch dịa bàn của MT579.
Thời gian sư đoàn 2 QK5 đi phối thuộc với QĐ4 vào các năm 1978, 1979 địa bàn hoạt động tác chiến chỉ ở Svey rieng, ở quanh Phnom Penh, sau này khi phần lớn f2 rút về M579 thì trung đoàn 1 sư 2 (e1f2) được QĐ 4 điều đi tác chiến ở các tỉnh Udon, Kampong Chnang, Kampong Speu, Takeo. Theo tôi biết lính QK5 chưa đến Siem Reap.
Địa bàn tác chiến của quân đoàn 4 (gồm sư 7, sư 9 và sư 309) là MT479, cùng với quân khu 7 là MT779, gồm nhiều tỉnh, ở phía biên giới KPC với Thái, bao gồm có Siem Riep.
 

pqh

Xe tải
Biển số
OF-599199
Ngày cấp bằng
15/11/18
Số km
315
Động cơ
87,404 Mã lực
Tuổi
43
em kê tạm đôi dép xí chỗ, tối về ngâm cứu :)
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,211 Mã lực
Nơi ở
Nhân hai bác nói đến Trinh sát và Đặc công em sẽ biên tiếp về kỷ niệm những ngày sống ở “Thủ đô lính” trung tâm là chợ Nghệ với các vệ tinh là trường sỹ quan đặc công, trường hạ sỹ quan trinh sát luồn sâu, và các trường của các binh chủng. Qua vài câu chuyện nhỏ các bác có cách nhìn khách quan về hai lực lượng này hơn :)

TUỔI TRẺ

Chợ Nghệ - Sơn Tây vào những ngày chủ nhật của những năm 80 thế kỷ trước, thì thôi rồi các sắc lính. Trên là trời, dưới là màu áo lính. Có câu nói không biết của ai đã từng mô tả: “Gái Hà Nội bộ đội Sơn Tây”. Nhìn đâu cũng thấy áo lính K82, lính mặc áo lính đã đành, dân thường cũng mặc áo lính. Thậm chí có lần 1 bà bị mất trộm hô: “Bắt lấy thằng ăn trộm mặc áo bộ đội kia kìa…”. Cả chợ ngơ ngác nhìn nhau, vì toàn màu áo lính nên chẳng biết thằng ăn trộm “mặc áo bộ đội” là thằng nào. Chợ Nghệ là chợ lớn, ngày thường cũng có lính ra vào chợ, nhưng ngày chủ nhật thì đông vô cùng. Lính đi chơi chợ cũng có, lính đi chợ mua đồ cải thiện cũng có, lính đi tán gái cũng có…

Tất nhiên trong các sắc lính đó không thể thiếu mặt được lính trường hạ sỹ quan trinh sát luồn sâu và trường sỹ quan đặc công. Lính trường sỹ quan đặc công được đào tạo cận chiến tay không hết sức bài bản, lính trường hạ sỹ quan trinh sát luồn sâu tuy không thiện chiến bằng nhưng cũng chẳng thua kém là bao.

Tuổi trẻ có chút đào tạo võ thuật nên lính 2 trường này luôn tỏ ra hiếu thắng, “ngứa tay ngứa chân” hơn so với các sắc lính của các trường khác như: Thông tin, phòng không, pháo binh, phòng hóa, biên phòng, trường cảnh khuyển biên phòng… Đã có vài vụ va chạm lẻ tẻ giữa học viên 2 trường, tuy chưa lần nào cả 2 bên bế người đi cấp cứu, nhưng u đầu, tím mặt thì cũng khá nhiều.

Có lần học viên 2 trường hẹn ngày giờ và chọn địa điểm phía trước bưu điện trung tâm thị xã để so tay. Hai bên đều đến theo ước hẹn, đến phút cuối chẳng hiểu sao xuất hiện 1 tốp “quỷ” (Kiểm soát quân sự) đứng bên đường ngó sang. Lần đó 2 bên hậm hực tan trận mà chưa phân định cao thấp.

Nếu nói về bản lĩnh thì lính trường sỹ quan đặc công được đào tạo kỹ năng chiến đấu tốt hơn hẳn so với lính trường hạ sỹ quan trinh sát luồn sâu, nếu chơi “tay bo” thì lính trường hạ sỹ quan trinh sát luồn sâu “chơi” không lại được với học viên trường sỹ quan đặc công. Nhưng bù lại, lính trường hạ sỹ quan trinh sát luồn sâu đông hơn, nên hay chơi kiểu “chó đàn” “ruồi bu *** ngựa”…

CDAD9B64-B507-4999-98E8-BF8C3589851B.jpeg
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,211 Mã lực
Nơi ở
Quân khu 5 có địa bàn hoạt động ở chiến trường KPC, với mật danh MT579, toan bộ vùng đông bắc, tây bắc KPC, bao gồm các tỉnh: Kratie, Strung Treng, Mondulkiri, Rattanakiri, Preak Vihear, Odamienchay, một phần Kampong Cham... Tiền phương QK5 đóng ở TX Stung Treng.
Quân khu 5 có 1 trung đoàn tăng thiết giáp, là trung đoàn 574, các năm 198x đóng quân ở gần chân đèo An khê. Trung đoàn 574 có 1 tiểu đoàn xe tăng T54/T55, 1 tiểu đoàn thiết giáp M113, 1 tiểu đoàn kỹ thuât và các đơn vị phụ trợ khác. Các năm 198x, e574 chủ yếu hoạt động trong các chiến dịch dịa bàn của MT579.
Thời gian sư đoàn 2 QK5 đi phối thuộc với QĐ4 vào các năm 1978, 1979 địa bàn hoạt động tác chiến chỉ ở Svey rieng, ở quanh Phnom Penh, sau này khi phần lớn f2 rút về M579 thì trung đoàn 1 sư 2 (e1f2) được QĐ 4 điều đi tác chiến ở các tỉnh Udon, Kampong Chnang, Kampong Speu, Takeo. Theo tôi biết lính QK5 chưa đến Siem Reap.
Địa bàn tác chiến của quân đoàn 4 (gồm sư 7, sư 9 và sư 309) là MT479, cùng với quân khu 7 là MT779, gồm nhiều tỉnh, ở phía biên giới KPC với Thái, bao gồm có Siem Riep.
Cảm ơn bác đưa thông tin chi tiết. Thời điểm đấy không phải chuyên môn bọn em và cũng chỉ nghe loáng thoáng truyền tai nên không rõ và chi tiết như trên.
 

Nhimtiu

Xe lăn
Biển số
OF-210290
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
10,135
Động cơ
572,369 Mã lực
Em check thử footage về khmer rouge và coi thử clip này thì thấy lính pốt có nhiều cậu bé chắc chỉ tầm 14-17 tuổi đã cầm súng choảng nhau với bộ đội ta. Clips và cảnh quay từ phía bên kia đây cccm:


Xem tóm tắt nhanh này thì dễ hiểu hơn cccm ạ:

 
Chỉnh sửa cuối:

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
3,853
Động cơ
471,265 Mã lực
Phụ huynh nhà cháu năm nay cũng 86 tuổi, lính tăng thiết giáp nện mẽo ở chiến trường C-lào...cháu ham thích các câu chuyện lịch sử, chiến tranh của ta từ hồi bé...nhớ lắm những đêm trăng hè hai bố con nằm trên hiên nhà, nghe ông cụ kể chuyện về những trận chiến đấu trên chiến trường...bao nhiêu là kí ức ùa về.
Có hội lính xe tăng trên FB đông vui lắm, cụ nhà cụ cis tham gia ko
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top