[Funland] Ký ức của một Ofer về đời lính, về đồng đội, về những trận đánh ở chiến trường K, về quá khứ và về cuộc sống hiện tại.

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
653
Động cơ
357,788 Mã lực
Nơi ở
Em thì nghĩ và ủng hộ bác viết chi tiết, bởi nó quá xứng đáng để tôn trọng, kể cả có thể có những sai lầm. Thành thực mà nói, nên sắp xếp lại thành hồi ký cá nhân. Những thế hệ đi sau như bọn em, và cả con cháu mình nữa, không tưởng tượng được thời đó các bác sống và chiến đấu thế nào cũng là rất đáng tiếc đấy.
Vâng, em sẽ cố gắng theo lời bác. Trên OF thì em biên những câu chuyện ngắn, không theo trình tự, sau này em sẽ biên soạn lại theo mốc thời gian và để chi tiết hơn em cần thêm tư liệu của các đồng đội. Cái này không khó vì anh em dạo này cũng hay ngồi với nhau.

Sau TRẬN CHIẾN THUNG LŨNG TỬ THẦN, em định viết về CHỊ CẢ TRUNG ĐOÀN nhưng để nóng hổi, em sẽ viết câu chuyện CHUYỆN NGƯỜI CHẾT CHỞ VỀ vì bọn em vừa có cuộc hội ngộ bất ngờ.
 

lotomo2015

Xe buýt
Biển số
OF-419455
Ngày cấp bằng
28/4/16
Số km
615
Động cơ
224,584 Mã lực
Tuổi
33
Em hỏi ngu chút, quân mình áp đảo quân khơ me đỏ từ 1979 rồi mà chuyện cụ chủ kể năm 1985 mà vẫn còn quần nhau ác liệt thế cơ ạ? Theo những gì em biết thì tầm đó là quân mình chỉ giúp củng cố cho chính quyền nước bạn vững chắc rồi tầm 1989 rút quân về nên em chỉ nghĩ nếu có đánh thì cũng vài trận lẻ tẻ 😅
Năm 79 Khơ me đỏ nó tan rã một phần thôi chứ sau đó được bơm vá nên hồi lại. Ông cụ nhà em sang đó năm 87-88 về kể thì thấy nhiều vùng vẫn căng lắm.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,573
Động cơ
328,251 Mã lực
Em hỏi ngu chút, quân mình áp đảo quân khơ me đỏ từ 1979 rồi mà chuyện cụ chủ kể năm 1985 mà vẫn còn quần nhau ác liệt thế cơ ạ? Theo những gì em biết thì tầm đó là quân mình chỉ giúp củng cố cho chính quyền nước bạn vững chắc rồi tầm 1989 rút quân về nên em chỉ nghĩ nếu có đánh thì cũng vài trận lẻ tẻ 😅
Sau một thời gian tụi Plopot và các loại Khơ me khác có sự tiếp sức của TQ và các thế lực quốc tế khác nhằm chống phá chính phủ Hunsen, đã phần nào hồi phục. Nên cứ vào vào mùa khô các năm 1983, 1984, 1985 là quân của MT719, MT479 và MT779, MT579, MT979 đều tổ chức đánh lớn vào hậu cứ địch trên tuyến biên giới Thái-KPC, và cả kho tàng địch nằm sâu trên đất Thái. Đánh lớn ở đây là hình thức tác chiến binh chủng hợp thành đến cấp quân đoàn/quân khu và cấp sư đoàn, nên có đầy đủ tăng thiết giáp, pháo lớn, cùng các đơn vị bô binh nhiều sư đoàn..., Không quân còn ném bom các cứ lõm của địch sâu trong rừng nội địa KPC.
Như năm 1984, khi Quân đoàn 4, Quân khu 7 và các Quân Khu 5, Quân khu 9 đồng loạt chiến dịch đánh tiêu diệt xóa một loạt các căn cứ địch ở biên giới Thái-KPC, thì tụi TQ phản ứng cho quân đánh phá biên giới chủ yếu mạn Hà Giang nhằm co kéo giảm nhiệt cho tụi Pot.
Bên MT719 quyết tâm dọn sạch tuyên biên giới Thái-KPC vào năm 1985 để bàn giao cho quân Hunsen giữ, chuẩn bị cho rút quân dần về nước vào năm 1989.
 
Chỉnh sửa cuối:

QueViet

Xe tăng
Biển số
OF-59533
Ngày cấp bằng
20/3/10
Số km
1,849
Động cơ
564,422 Mã lực
Góp chuyện cùng cụ chủ:
Hồi đó bộ đội chuyển quân phần lớn bằng tàu hỏa, chạy từ HN vào ga Sóng Thần có khi mất cả tuần, bộ đội lấy giấy giới thiệu ra đăng ký ở e 684 hay e685 rồi đi. Đường sắt dành vài toa cho bộ đội để chở quân, năm ngoái em còn gặp lại một bác từng là đội trưởng kiểm soát quân sự , chuyên điều trị mấy chú lính gây lộn trên tầu. Từ K về thì dùng xe ô tô chở lính đến binh trạm ga Sóng Thần ,thường vào buổi chiều, dân quanh đấy nhằm lúc đó ào ra gạ bộ đội có gì bán không để kiếm lời.
Ăn uống thì kham khổ, gạo từ VN sang lẫn thóc và sạn khủng khiếp, có đợt thì ăn gạo không rõ từ đâu, hạt trắng to tròn dẻo cơm , ăn vài buổi thì đầy bụng đi kiết, một thằng trong đoàn ra chợ mua rổ trứng vịt lộn cho anh em ăn, thế là cả đội bỏ cơm ba ngày liền vì đầy bụng, làm em sợ trứng vịt lộn đến tận giờ. Sau này , bọn em cải thiện bằng cách mang xà phòng bột ra đổi chó trong làng ( dân Campuchia nuôi rất nhiều chó nhưng ko bán ) , mang về làm thịt uống với rượu thốt nốt.
Mùa khô ở bên K rất nóng, hiếm nước. Em phải chui xuống gầm phản nằm cùng với.... chó, gà, lợn tăng gia cho... mát. Tắm giặt thì ra mấy cái đầm bèo sen gần đấy. Đoàn có 1 chị phụ nữ, mấy anh em nhằm buổi trưa ra múc trộm ở bể nước ăn của ban tác chiến cho chị ấy tắm. Buổi chiều, dân các tỉnh miền Tây theo thuyền sang K đi thăm con em đang đi bộ đội, ghé vào " nhà khách " mặt trận nghỉ , ôm theo mấy con gà làm quà, sang hôm sau lại đi tiếp xuống đơn vị. Chú em rể em, có lần dẫn đơn vị truy kích lính ponpot , lạc trong rừng giữa mùa khô cả tuần , suýt thì đi cả đơn vị.
Ngay từ 1982, bọn em đã phải chuẩn bị cho QĐ4 rút về hậu cứ ở Phú Lợi, chỉ huy sư 7 hồi ấy là anh Mão, có lẽ là sư trưởng trẻ nhất toàn quân.
Hồi ở mặt trận 719, em thân với đội trưởng cảnh vệ, y cấp cho em giấy ra vào đặc biệt, muốn vào chỗ nào cũng không ai hỏi, sau không giữ được làm kỷ niệm.
 
Chỉnh sửa cuối:

xegiacmo2

Xe tải
Biển số
OF-748999
Ngày cấp bằng
5/11/20
Số km
308
Động cơ
52,831 Mã lực
Tuổi
42
...Chạy 1 đoạn thì thấy tiếng súng tắc cú thưa thớt dần rồi im hẳn. Mấy anh em nóng ruột băng lên, mặc kệ cành lá cào xước tay chân. Đến 1 gốc cây rất to thì thấy thằng Tiến “méo” nằm ngửa mặt lên trời, trên bụng nó có 1 giò hoa trắng muốt dính đầy máu. Cách đó không xa là thằng Đăng “dưa” người Thanh Hóa, cũng nằm bất động. Anh em ào đến, người xem thằng Đăng, người ôm thằng Tiến. Thằng Tiến trúng đạn vào đầu, thằng Đăng thì toàn bộ vùng ngực thủng lỗ chỗ. Căn cứ theo vết đạn thì hai thằng nó bị bắn trong khoảng cách khá gần.

Sau này mới biết 2 thằng bất ngờ chạm trán với lính trinh sát của Khmer đỏ. Lúc đó cũng không ai hiểu giò hoa phong lan đó từ đâu ra, đến lúc đưa xác 2 thằng về sư bộ mới biết. Do em Hằng vô tình khen loại hoa đó đẹp mà thằng Tiến rủ thằng Đăng đi trèo hái về tặng người yêu. Nhìn thấy đầu thằng Tiến “méo” bê bết máu, em Hằng khóc nấc lên. Bé cứ ôm mãi đầu thằng Tiến vào lòng không chịu buông. Chị em bên quân y phải xúm vào gỡ tay bé ra để anh em khâm liệm cho nó.

Nghe chị Thơm bên tiểu đoàn quân y kể lại, bé rất ân hận vì cảm thấy có lỗi trong cái chết của thằng Tiến và thằng Đăng, chỉ vì 1 câu khen bâng quơ hoa phong lan đẹp mà đưa 2 thằng vào chỗ chết một cách lãng xẹt. Cũng từ hôm đó bé như người mất hồn, hay đi lang thang vào trung tâm sóc (X`rốc) gần nơi trú quân (sóc là đơn vị hành chính của Campuchia tương đương như huyện vậy, dưới sóc có khum như xã và phum như thôn (ấp) của Việt Nam), mồm lẩm bẩm những câu vô nghĩa không ai hiểu được.

Tình trạng đó kéo dài đến 3-4 tháng vẫn không có tiến triển, sư đoàn thấy tình hình bé như vậy nên quyết định cho bé xuất ngũ, trở về địa phương. Trong lúc chờ đợi có đoàn về Việt Nam để gửi theo, thì bé vẫn hàng ngày lang thang đi chơi khắp nơi. Rồi 1 buổi trưa định mệnh chợt tìm tới bé, khi bé lang thang ra bờ suối cạn thì đạp phải trái mìn mồ côi nằm lẻ loi trong đám cỏ nước cạnh bờ suối. Khi mọi người nghe tiếng nổ tìm đến bờ suối thì bé đã lịm đi và chết trên đường về đơn vị vì mất máu cấp…

Khi dọn ba lô để gửi về cho gia đình, mọi người tìm thấy 1 trang giấy được xé ra từ quyển sổ tay nào đó, trên có ghi mấy dòng mà gã chỉ nhớ được đại ý như…”mong muốn sớm kết thúc chiến tranh để có thể làm người vợ, người mẹ tốt. Làm 1 người con dâu hiếu thảo ở đất Vĩnh Long…mong được mặc áo dài trắng trong ngày cưới (lúc đó ở chiến trường nên gã và mọi người không biết là đám cưới ở Việt Nam lúc đó có váy chưa, nhưng khi gã và mọi người nhập ngũ thì các đám cưới ở phía Bắc chỉ có áo dài trắng là sang trọng rồi, thời điểm đó cô dâu chưa có váy)…”...
Rơi nước mắt khi đọc đoạn này của bác
 

ceconam

Xe điện
Biển số
OF-203287
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
3,313
Động cơ
452,443 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E hóng từ tối đến giờ mà chưa thêm CHAP nào cụ chủ thớt ơi :((
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
653
Động cơ
357,788 Mã lực
Nơi ở
Qua sự nói chuyện bằng tay chân và mồm của thằng Đực thì ra đó là em gái mà gã cứu được dưới hào (chẳng biết sao nó hiểu được em nói gì, còn nó nói gì thì không biết em gái Miên có hiểu không nữa, vì tiếng Miên của nó còn tệ hơn gã).

Gã lúng túng chẳng biết nói gì, cuối cùng cũng lại giống y chang thằng Đực, nói chuyện bằng tay, bằng mồm và bằng cả cơ thể. Thằng Long thấy thế cứ ngoạc mồm ra hơ hơ cười, làm gã xấu hổ đỏ hết cả lưng (mà dân Vinh nó nói tiếng Việt còn khó nghe, nhất là lúc nó nói nhanh hoặc cáu thì có trời hiểu nó nói cái chi, vậy mà nó cười gã, thằng chết bầm). Dù sao thì gã cũng hiểu được chút xíu, em tên là Sôm Phia, lính truyền tin của sư đoàn 286 CPRP.

Em qua để cám ơn gã và mấy thằng trong tổ đã ứng cứu kịp thời, cũng may là viên đạn đi vào phần mềm nên không sao. Hôm đó mặt mũi em toàn bụi đất, đen nhẻm nên gã cũng chẳng biết thế nào, hôm nay gặp lại thấy mặt thật trắng trẻo. Nếu so với các em gái Miên khác, thì em này trắng trẻo và xinh hơn các bé mà gã từng gặp. Mũi gã phổng lên khi nghe em nói: “Boòng Nam chất lô-o nắs - Anh Nam tốt lắm”. Em còn hỏi dò gã: “Boòng miên cru-xar tôôch hơi nâu - Anh đã có vợ chưa?”… Gã cũng không ngờ, đó là lần đầu được tiếp xúc với 1 người đẹp Khmer (đẹp thật sự chứ không phải nịnh đầm) và đó cũng là lần cuối gặp em.

Sáng hôm sau tổ gã được lệnh đi “thám” ở Sala Krau (Pailin), 5 hôm sau trở về thì bé đã xuất viện về đơn vị cũ rồi. Từ đó cho đến hết chiến tranh gã chưa bao giờ gặp lại em, người con gái Khmer xinh đẹp. Năm 2001, khi cùng đoàn của phòng chính sách quân đoàn 4 đi tìm mộ liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Campuchia, trong lần cất bốc hài cốt thằng Đực, lúc đi ngang qua chiến trường cũ, căn cứ thung lũng tử thần. Nơi đó giờ bạt ngàn màu xanh của cây keo tai tượng, gã thấy lòng bâng khuâng khi nhớ về trận đánh “bứng” căn cứ năm nào và chợt nhớ đến em, cô gái người Khmer, tên Sôm Phia.

Gã tự hỏi, không biết là em còn sống hay đã hy sinh? Còn sống thì em chồng con gì chưa? Bây giờ em sinh sống ở đâu trên đất nước Chùa Tháp vậy? Ngồi trên xe ô tô gã cứ hỏi lòng như vậy với tiếng thở dài khi nghĩ về những ngày chinh chiến, những tháng ngày nhiệt huyết của một thời tuổi trẻ trôi đi trong lửa đạn chiến tranh nơi đất nước.

Campuchia, đất nước có những bức tượng 6 mặt như con thò lò vậy… Giá như được 1 lần gặp lại em…giá như ngày đó gã mạnh mồm nói: “Boòng sro lanh on”…giá như và giá như…hồi ức những ngày “…lửa đạn đêm đan ngón tay mềm…” mãi là những hoài niệm đẹp về 1 thời đáng nhớ…
 

My Hao

Xe điện
Biển số
OF-163525
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
4,676
Động cơ
1,514,547 Mã lực
Em hỏi ngu chút, quân mình áp đảo quân khơ me đỏ từ 1979 rồi mà chuyện cụ chủ kể năm 1985 mà vẫn còn quần nhau ác liệt thế cơ ạ? Theo những gì em biết thì tầm đó là quân mình chỉ giúp củng cố cho chính quyền nước bạn vững chắc rồi tầm 1989 rút quân về nên em chỉ nghĩ nếu có đánh thì cũng vài trận lẻ tẻ 😅
Biên giới Thái - Miên vẫn căng lắm vì lực lượng Khơ me đỏ vẫn còn mạnh. Thậm chí năm 1989 sau khi VN rút, chúng còn phản công chiếm lại nhiều tỉnh. Đến mức Hunsen hoảng quá cầu cứu VN đưa quân quay lại. Để cứu bạn, 3 trung đoàn của quân khu 7 đã bí mật vượt biên giới sang chiến đấu trong quân phục quân đội Campuchia.
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
653
Động cơ
357,788 Mã lực
Nơi ở
Em hỏi ngu chút, quân mình áp đảo quân khơ me đỏ từ 1979 rồi mà chuyện cụ chủ kể năm 1985 mà vẫn còn quần nhau ác liệt thế cơ ạ? Theo những gì em biết thì tầm đó là quân mình chỉ giúp củng cố cho chính quyền nước bạn vững chắc rồi tầm 1989 rút quân về nên em chỉ nghĩ nếu có đánh thì cũng vài trận lẻ tẻ 😅
Năm 79 Khơ me đỏ nó tan rã một phần thôi chứ sau đó được bơm vá nên hồi lại. Ông cụ nhà em sang đó năm 87-88 về kể thì thấy nhiều vùng vẫn căng lắm.
Sau một thời gian tụi Plopot và các loại Khơ me khác có sự tiếp sức của TQ và các thế lực quốc tế khác nhằm chống phá chính phủ Hunsen, đã phần nào hồi phục. Nên cứ vào vào mùa khô các năm 1983, 1984, 1985 là quân của MT719, MT479 và MT779, MT579, MT979 đều tổ chức đánh lớn vào hậu cứ địch trên tuyến biên giới Thái-KPC, và cả kho tàng địch nằm sâu trên đất Thái. Đánh lớn ở đây là hình thức tác chiến binh chủng hợp thành đến cấp quân đoàn/quân khu và cấp sư đoàn, nên có đầy đủ tăng thiết giáp, pháo lớn, cùng các đơn vị bô binh nhiều sư đoàn..., Không quân còn ném bom các cứ lõm của địch sâu trong rừng nội địa KPC.
Như năm 1984, khi Quân đoàn 4, Quân khu 7 và các Quân Khu 5, Quân khu 9 đồng loạt chiến dịch đánh tiêu diệt xóa một loạt các căn cứ địch ở biên giới Thái-KPC, thì tụi TQ phản ứng cho quân đánh phá biên giới chủ yếu mạn Hà Giang nhằm co kéo giảm nhiệt cho tụi Pot.
Bên MT719 quyết tâm dọn sạch tuyên biên giới Thái-KPC vào năm 1985 để bàn giao cho quân Hunsen giữ, chuẩn bị cho rút quân dần về nước vào năm 1989.
Biên giới Thái - Miên vẫn căng lắm vì lực lượng Khơ me đỏ vẫn còn mạnh. Thậm chí năm 1989 sau khi VN rút, chúng còn phản công chiếm lại nhiều tỉnh. Đến mức Hunsen hoảng quá cầu cứu VN đưa quân quay lại. Để cứu bạn, 3 trung đoàn của quân khu 7 đã bí mật vượt biên giới sang chiến đấu trong quân phục quân đội Campuchia.
Cảm ơn các bác đã nói hộ em :)
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
653
Động cơ
357,788 Mã lực
Nơi ở
Góp chuyện cùng cụ chủ:
Hồi đó bộ đội chuyển quân phần lớn bằng tàu hỏa, chạy từ HN vào ga Sóng Thần có khi mất cả tuần, bộ đội lấy giấy giới thiệu ra đăng ký ở e 684 hay e685 rồi đi. Đường sắt dành vài toa cho bộ đội để chở quân, năm ngoái em còn gặp lại một bác từng là đội trưởng kiểm soát quân sự , chuyên điều trị mấy chú lính từ K về hay gây lộn trên tầu. Từ K về thì dùng xe tải đổ lính xuống binh trạm ga ST ,thường vào buổi chiều, dân quanh đấy nhằm lúc đó ào ra gạ bộ đội có gì bán không để kiếm lời.
Ăn uống thì kham khổ, gạo từ VN sang lẫn thóc và sạn khủng khiếp, có đợt thì ăn gạo không rõ từ đâu, hạt trắng to tròn dẻo cơm , ăn vài buổi thì đầy bụng đi kiết, một thằng trong đoàn ra chợ mua rổ trứng vịt lộn cho anh em ăn, thế là cả đội bỏ cơm ba ngày liền vì đầy bụng, làm em sợ trứng vịt lộn đến tận giờ. Sau này , bọn em cải thiện bằng cách mang xà phòng bột ra đổi chó trong làng ( dân Campuchia nuôi rất nhiều chó nhưng ko bán ) , mang về làm thịt uống với rượu thốt nốt.
Mùa khô ở bên K rất nóng, hiếm nước. Em phải chui xuống gầm phản nằm cùng với.... chó, gà, lợn tăng gia cho... mát. Tắm giặt thì ra mấy cái đầm bèo sen gần đấy. Đoàn có 1 chị phụ nữ, mấy anh em nhằm buổi trưa ra múc trộm ở bể nước ăn của ban tác chiến cho chị ấy tắm. Các buổi chiều, dân các tỉnh miền Tây theo thuyền sang K đi thăm con em đang đi bộ đội, ghé vào " nhà khách " mặt trận nghỉ , ôm theo mấy con gà làm quà, sang hôm sau lại đi tiếp xuống đơn vị. Chú em rể em, có lần dẫn đơn vị truy kích lính ponpot , lạc trong rừng giữa mùa khô cả tuần , suýt thì đi cả đơn vị.
Ngay từ 1982, bọn em đã phải chuẩn bị cho QĐ4 rút về hậu cứ ở Phú Lợi, chỉ huy sư 7 hồi ấy là anh Mão, có lẽ là sư trưởng trẻ nhất toàn quân.
Hồi ở mặt trận 719, em thân với đội trưởng cảnh vệ, y cấp cho em giấy ra vào đặc biệt, muốn vào chỗ nào cũng không ai hỏi, sau không giữ được làm kỷ niệm.
Bác và nhiều bác nữa cứ góp vui cùng em nhé. Những cái em viết nó thường là những kỷ niệm mà em trải qua, mà cái em trải qua thì quá quá ít ỏi so với các trận chiến cũng như đời lính bên chiến trường K.
 

hai rau pham

Xe buýt
Biển số
OF-594945
Ngày cấp bằng
17/10/18
Số km
651
Động cơ
137,955 Mã lực
Em theo dõi từ đầu thớt đến mức độ họp giao ban cũng lén mở dt ra đọc! Chuyện lính chiến trường cụ chủ đọc ko bao giờ chán, những thông tin, mẩu chuyện đều tương tự như ông cụ thân sinh của em, giờ 86 tuổi sư 320 bộ đội 2 thời kỳ.... lẫn rồi nhưng hỏi chuyện oánh nhau thời chiến cụ kể cực kỳ rành mạch.....cảm ơn cụ chủ, cụ angkowat! Chuẩn bị có thớt Chan Đông cho ofer giải ngố nhé
 

safenoodles

Xe cút kít
Biển số
OF-15150
Ngày cấp bằng
26/4/08
Số km
16,358
Động cơ
640,390 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ
Em đánh dấu để đọc dần ạ.
 

Dao tuan Vu

Xe buýt
Biển số
OF-8930
Ngày cấp bằng
27/8/07
Số km
500
Động cơ
539,699 Mã lực
….cả nhà ăn lặng đi, không ai nói gì. Gã phá tan bầu không khí trầm lặng: “Tao đi trận này, nếu có làm sao thì đồng hồ tao cho thằng này, cái quần còn mới cho thằng kia, quyển nhật ký thì mang về cho ông già tao…”. Thằng Trượng “khỉ” nhà ở Chèm Vẽ, Hanoi, tổ trưởng tổ 1, mặt nhăn lại như khỉ (có vậy mới gọi là Trượng “khỉ”): “Đ.M sắp vào trận mà mày nói kinh bỏ mẹ, ra rửa mồm đi”.

Gã cứ hềnh hệch: “Sống chết có số mày ơi, tao sẽ trở về nguyên vẹn để khi ra quân còn lên nhà mày xin học nghề Tổ kiếm sống chứ…” (Khu vực Chèm và Cổ Nhuế khi xưa có nghề thu gom phân tươi, có cả chợ phân hẳn hoi. Ngày đó còn có câu đồng dao chẳng biết từ đâu ra “Thanh niên Cổ Nhuế xin thề, không đầy 2 sọt không về quê hương” hoặc so sánh “Đào Nhật Tân, phân Cổ Nhuế”). Thằng Trượng biết tính gã nên đành cười trừ sau khi khuyến mại cho gã 1 cái nhăn mặt nữa.

Chị Hoa: “Mấy em cố ăn thêm cơm, còn nhiều cơm, cứ ăn no đi”, giọng chị nghẹn hẳn lại, như người bị ngạt mũi, cảm giác như có nước mắt chảy trong câu nói của chị vậy. Bé My thì mắt hoe đỏ và rơm rớm nước mắt đứng nhìn mấy gã ăn mà cứ xụt xịt. Bình thường, với tuổi ăn tuổi ngủ như vậy thì 2 chậu cơm với 7 thằng chỉ 1 loáng là không còn hạt nào, nhưng hôm đó thằng nào cũng có tâm trạng. Tuy rằng cười nói vậy, nhưng trong lòng hồi hộp và cũng có đôi chút lo lắng khi phải dấn thân vào thung lũng tử thần nên thằng nào cũng chỉ ăn đến bát thứ 2 là buông bát. Trước khi ra khỏi nhà ăn, anh em trong đại đội trinh sát luồn sâu và các bộ phận khác đều chúc 2 tổ “mã đáo thành công và đi sao về vậy, trở về nguyên vẹn”.

18h45, bố Hưng đại tá, tham mưu trưởng sư đoàn xuống, lệnh cho tập trung tại sân bóng và bố đi đến bắt tay, ôm chặt từng thằng vào người: “Cố gắng các con…”…


Màn đêm buông xuống đen kịt, bao kín xung quanh khu căn cứ thung lũng tử thần. Kim đồng hồ chỉ đúng 21h30 thì tổ của gã đã dẫn tất cả các đơn vị vượt qua được bãi mìn dày đặc và tiến vào chiếm giữ từng vị trí chiến đấu, từng cửa mở. 21h40 tất cả các máy thông tin PRC.25 được đồng loạt bật và bắt đầu sôi rào rào để dò sóng. Khẩu đội cối 82 đã lấy xong phần tử bắn. Tất cả hồi hộp chờ đợi.

Đúng 21h45 lựu pháo 105 ly của quân đoàn và pháo 155 ly của mặt trận bắt đầu bắn cấp tập về các cửa mở để chi viện cho các cánh bộ binh, kèm theo đó là các khẩu đội cối 82 cũng bắt đầu bắn.
Đoạn này giống phim Tình cầu của Liên Xô nhỉ. Xem xong em cũng khóc. Nhất là đoạn thuyết minh cuối phim.
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
653
Động cơ
357,788 Mã lực
Nơi ở
CHUYỆN NGƯỜI CHẾT TRỞ VỀ

Từ Hải Hậu về đến thành phố Nam Định, gã bảo bạn dừng xe ở đầu phố Hàng Thao - Trần Hưng Đạo để gã đi bộ hưởng thụ chút không khí phố phường thành Nam. Đang lững thững thả bộ, ngắm nghía dọc phố Trần Hưng Đạo hướng về phía Trần Nhân Tông, chợt có tiếng gọi (Nam…Nam “chẫu” phải không?).

Gã giật mình quay sang, thấy 1 người đàn ông mặt mũi lạ hoắc, trạc 80 tuổi đang chăm chăm nhìn gã. Nhất thời gã không thể nhận ra người đó là ai, nhưng biệt danh của gã thì chỉ có anh em lính ở Campuchia gọi. Do lúc tham chiến ở chiến trường K, gã và các chiến hữu hay đi bắt rắn, cá, ốc, lươn, ếch, chẫu chàng… để thêm chất tươi cải thiện cho bữa ăn hàng ngày. Thằng nào được giao nhiệm vụ bắt con nào thì gọi kèm theo vào tên, cứ lần hồi như vậy sau chết thành tên. Như gã là Nam “chẫu”, thằng Phú “nhái”, Minh “ốc”, Minh “rắn”, Tùng “ếch”, Trung “cóc”, Quang “rắn”, Hồng “lươn”, Tiến “chuột”…

Mặt mũi thì không quen lắm, nhưng gọi biệt danh của gã thì chắc chắn là lính, mà phải lính Campuchia mới gọi. Chứ hồi huấn luyện ở trường hạ sỹ quan trinh sát tại Việt Nam thì gã và mấy thằng cùng trung đội, nếu thiếu tiền mua đồ cải thiện thì cũng chỉ ra sông vớt con vờ về rang để ăn chứ đâu biết chuyện ăn cóc, nhái. Vậy thì người đàn ông lạ mặt đang nhìn gã là ai vậy? Tuy vậy, gã vẫn thuận miệng “Vâng!” theo thói quen khi có người gọi đúng biệt danh của mình.

Người đàn ông vòng tay lao vào người gã như 1 cơn lốc, ôm chầm lấy gã và nhấc bổng gã lên (cha này người gầy mà khỏe ghê). Nước mắt ông ta chảy tràn trên gò má đen sạm, mồm méo hẳn đi, tiếng nói thì nghẹn lại “Anh đây, anh là Hữu…Hữu “loi choi” đây mày…”. Trời, thì ra người đàn ông đó là anh Hữu “loi choi”, người sĩ quan Tác chiến trung đoàn 165 sư đoàn 7 của gã, người mà gã đã cứu khỏi cái chết cận kề của thằng lính Pot tại Tarưng đây sao? Anh vẫn còn sống sao? Mắt gã cũng nhòe đi, hai anh em ôm nhau quay tròn giữa phố như 2 thằng điên, mặc kệ hàng phố, mặc kệ người đi đường. Xung quanh 2 anh em lúc đó như chẳng còn ai, chỉ còn 2 anh em với khuôn mặt đầm đìa nước mắt, bóp tay, nắn lưng, sờ đầu nhau như để kiểm tra thật hay mơ…


Hôm đó là 1 đêm không trăng sao, giữa mùa khô năm 1987. Tổ tam tam 4 thằng của gã nhận lệnh đi cùng trinh sát pháo binh quân đoàn xuống tiểu đoàn 3 của trung đoàn 165 trinh sát nắm địa hình, địa vật lần cuối để sư đoàn lên phương án phối hợp với pháo binh quân đoàn trong việc tấn công tiêu diệt, chặn đường rút của tàn quân Pot qua rừng Ma, không cho chúng luồn sang đất Thái Lan để củng cố lại đội hình. Xong việc thì cũng đã tối muộn, mấy anh em xuống đại đội 4 ven rừng xin ăn và nghỉ qua đêm, sáng mai sẽ về sư bộ báo cáo sau.

Đêm đó, lúc tất cả đang say giấc nồng thì nghe tiếng RPD rít lên, tiếng đạn găm phầm phập vào các gốc cây quanh nơi trú quân của C4, cùng đó có cả tiếng nổ đinh tai của RPG-7 (B41). Tất cả nháo nhào lao ra, mỗi người mỗi hướng. Riêng gã, ôm khẩu AKMS lăn 1 vòng từ trên sạp xuống đất rồi lần ra phía cửa rồi điểm xạ tắc cú 2 phát 1 về phía ánh lửa đầu nòng nơi xa...



"Hai anh em chụp chung tấm ảnh làm kỷ niệm tại đường Trần Hưng Đạo, chân cầu Đò Quan, Nam Định ngày ....../2022. Và 1 tháng sau, sau NGƯỜI CHẾT TRỞ VỀ sẽ là HỒI ỨC NGÀY GẶP MẶT có rất nhiều anh, em cựu chiến binh của sư đoàn 7 bộ binh giai đoạn 1983-1989 hiện đang sinh sống và làm việc từ Hà Tĩnh trở ra."
278383628_2807763332862186_4341523623192115523_n.jpg
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
653
Động cơ
357,788 Mã lực
Nơi ở
Em đồng quan điểm với cụ. Quan trọng là xem để thế hệ trẻ thấy biết ơn quá khứ, tự hào và trân quý hiện tại căm thù lũ xâm lược, tự tôn dân tộc ...chứ không phải ba thứ nhố nhăng suốt ngày phò phạch đĩ điếm trên TV
Em nhôm quan điểm với cụ :D
Theo trend bây giờ phải là "Em aluminium quan điểm với cụ" :D
Theo quan điểm cá nhân của em thì "Em Cu quan điểm với cụ" hợp trend hơn ;))
 

AT_Speed

Xe tăng
Biển số
OF-82424
Ngày cấp bằng
10/1/11
Số km
1,530
Động cơ
425,351 Mã lực
E làm thông lèo hơn 1 tiếng 15 page. Cảm ơn cụ chủ! Riêng món hồi ký CT, nhất là CT K e cày gần hết, từ quansu, youtube, fb...
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top