[TT Hữu ích] Ký ức của một Ofer về đời lính, về đồng đội, về những trận đánh ở chiến trường K, về quá khứ và về cuộc sống hiện tại.

Soldier331

Xe tải
Biển số
OF-552160
Ngày cấp bằng
26/1/18
Số km
378
Động cơ
166,155 Mã lực
Nơi ở
Hải Dương
Em cũng gốc Hà Nam. Khác bác là ở đầu con sông Châu Giang, nhà ngay cổng Chợ Bầu chếch lên là Bến xe đi chếch 200 mét là bến sông. Tuổi thơ tự nhận không dữ dội nhưng cũng gắn liền với tất cả những gì hay ho nhất của chợ, bến xe, bến thuyền :)
Trong câu chuyện Đậu phụ nướng có hình bóng của em ;))
Vườn hoa bây giờ trước là sân vận động cụ nhỉ
 

acjs

Xe tăng
Biển số
OF-505493
Ngày cấp bằng
18/4/17
Số km
1,738
Động cơ
197,342 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hay quá.
Em là con nhà lính, nhưng chẳng mấy khi được phụ huynh kể chuyện.
 
Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
14,913
Động cơ
2,886,753 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
21,549
Động cơ
4,952,076 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

rav4_2010

Xe buýt
Biển số
OF-55923
Ngày cấp bằng
26/1/10
Số km
644
Động cơ
453,262 Mã lực
Hấp dẫn quá. Cảm ơn bác đã chia sẻ!

Quê em, có một Cụ là lính Điện Biên. Tết nào, em cũng nghe kể chuyện . Mấy năm nay cụ lẫn quá, giờ chỉ nhớ mỗi chuyện lính. Đang đêm là vùng dậy hô tiến công... Ông con trai cũng là lính, phải hô hiệu lệnh yêu cầu đi ngủ, thì cụ mới chịu đi ngủ.
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
620
Động cơ
358,637 Mã lực
Nơi ở
Hôm đó đại đội trinh sát luồn sâu cả quan lẫn lính được ăn 1 bữa lòng thoải mái. Thằng Liên “toét” kiếm được cả can 20 lít rượu thốt nốt nên cuộc vui thêm xôm tụ. Cái tang rượu thốt nốt uống hơi chua chua và nhẹ phều, anh này nhẹ như bia vậy, nhưng với lính trận xa nhà thì như thế cũng đã đủ vui rồi, Tết rồi.

Đã vậy thằng Tú “mọt” xin khéo được 1 cái thủ lợn và mấy cái lưỡi lợn nên cuộc vui đã vui còn vui hơn. Đây là cái Tết đầu tiên và cũng là cái Tết cuối cùng tại đơn vị mà tổ tam tam của gã được tham dự đầy đủ. Từ những ngày giáp Tết cho đến hết giao thừa. Tết Ất Sửu 1985 trước đó và những năm sau nữa thì tổ tam tam của gã toàn đón giao thừa trên đường đi “thám” và món ăn đón Tết những ngày xuân đó thường chỉ có gạo sấy hoặc lương khô.

Vì đặc thù thông tin do trinh sát luồn sâu cung cấp cho cả chiến dịch và toàn mặt trận nên lần nào đi thám cũng dài ngày. Ít thì cả tuần, nhiều thì 15-20 ngày là thường. Vì vậy ăn Tết, đón xuân trên đường cũng là chuyện đương nhiên. Bây giờ cuộc sống đầy đủ hơn thì không có nhiều cơ hội để tụ họp vào ngày Tết và cũng có những thằng đã ra đi về miền xa, mãi mãi không còn biết Tết là gì nữa. Thương và nhớ các bạn bè chiến đấu mỗi khi Tết đến xuân về thật nhiều.

NHỚ THÁNG BA

Tháng chín về anh lại nhớ tháng ba
Những loài hoa đang vào mùa đua nở
Áo ấm em đan còn đang dang dở
Gửi tới người mãi nặng bước gian truân...

Tháng ba về trời cũng đã sang xuân
Mà cái rét vẫn thấm dần tê tái
Khơi dậy trong anh một thời non dại
Khi tuổi hồng níu mãi bước hành quân...

Nhớ ngày nào mình đứng ở góc sân
Hai đứa chụm đầu ngại ngần không nói
Nóng bỏng trong tay chiếc khăn dúi vội
Kỷ niệm đầu đời em gửi tặng anh...

Cứ mải mê theo nhịp bước quân hành
Nên chưa có nơi dành cho bến mới
Thấp thỏm lo âu, một đời con gái
Đã sang sông hay mãi đợi người xưa...

Nhớ em nhiều lãng đãng cả màu mưa
Như khúc nhạc đong đưa khi chiều xuống
Vẫn đơn côi một mình bên phố vắng
Anh sẽ về...nơi xa thẳm...tình em...
...
Tháng chín rồi tôi lại nhớ tháng ba...
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
620
Động cơ
358,637 Mã lực
Nơi ở
Nhà bác của cụ ở phường Trần Hưng Đạo, cụ bơi ở ngay gần miếu Hai Cô, qua sông là Lạc Tràng. Em dân Phủ Lý chính hiệu tiết lộ cho cụ là Đậu phụ nướng cụ ăn có khi là đậu Phúc , Điệp Sơn, Duy Tiên (giờ là thị xã Duy Tiên). Chợ Phúc giờ vẫn còn bán đậu này, quê ông cụ nhà em bên Điệp Sơn, cách chợ Phúc 1 con sông. Đậu Phúc có nghệ, màu vàng, kẹp tre nướng
Là Phường Lương Khánh Thiện ạ, và đúng bơi gần Miếu Hai Cô. Bến có cái xà lan đắm từ thời Pháp cách bến Miếu Hai Cô chắc tầm 2-300 mét. Để khi nào về qua Phủ Lý em phải tìm bằng ra đậu Phúc mới được. Cảm ơn bác nhé :)
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
620
Động cơ
358,637 Mã lực
Nơi ở
Những khi phải làm việc khuya, em cũng hay lôi 58 ra nhấm nháp
Ấm bụng phết
Đề nghị anh cất 58 đi nhá, lạnh bụng lão ấy mới sổ nhiều :D
Mai em phải ra sân bay sớm nên chỉ làm một tợp nhỏ thôi, cái loại 58 này uống một chén đã bừng bừng, nó kiểu như dẫn rượu đi vào các mao mạch máu nhanh hơn, gây hưng phấn thèm uống chén nữa ngay. Kể uống cũng hơi nguy hiểm :)
 

Soldier331

Xe tải
Biển số
OF-552160
Ngày cấp bằng
26/1/18
Số km
378
Động cơ
166,155 Mã lực
Nơi ở
Hải Dương
Là Phường Lương Khánh Thiện ạ, và đúng bơi gần Miếu Hai Cô. Bến có cái xà lan đắm từ thời Pháp cách bến Miếu Hai Cô chắc tầm 2-300 mét. Để khi nào về qua Phủ Lý em phải tìm bằng ra đậu Phúc mới được. Cảm ơn bác nhé :)
Dạ, em cũng chỉ góp chút hiểu biết để cảm ơn những vất vả của thế hệ đi trước. Nếu không đọc được những bài viết như này, chúng e chắc giờ chỉ ngáo với những thứ rác tưởi như trend, yangho, búp bê...
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
28,222
Động cơ
1,653,577 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang

Soldier331

Xe tải
Biển số
OF-552160
Ngày cấp bằng
26/1/18
Số km
378
Động cơ
166,155 Mã lực
Nơi ở
Hải Dương

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
28,222
Động cơ
1,653,577 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Nhà cụ ấy còn trồng được cả giò: giò me, giò nạc...ngon lắm ạ. Tết nào e cũng xúc chục kg cho cả nhà mình và nhà chiến hữu
Nhà em cũng vầy, trồng đủ thứ, muốn ăn, muốn uống chỉ cần mang tiền ra là xuk về chén thôi :)
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
620
Động cơ
358,637 Mã lực
Nơi ở
Xen vào đời thường lính chiến lại là các trận đánh, lần này là trận đánh phối thuộc với lính của Mặt trận cách mạng Campuchia (CPRP) tại Thung lũng tử thần.

TRẬN CHIẾN THUNG LŨNG TỬ THẦN

Bộ tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia có mật danh là 719. Phía dưới là các mặt trận 479, 579, 779 và 979. Ác liệt nhất và tổn thất nhiều nhất chính là mặt trận 479, chiến tuyến trải dài mấy tỉnh giáp với đất Thái Lan. Trong đó quân đoàn 4 và trực tiếp là sư đoàn 7 bộ binh là đơn vị luôn đứng mũi chịu sào trong tất cả những trận đánh khốc liệt nhất. Nhắc đến các trận chiến của sư đoàn 7 mà không nhắc đến trận đánh vào căn cứ thung lũng tử thần (căn cứ Sơ-đa của sư đoàn 320 Khmer đỏ) nằm giữa Svay Cheek và Poipet sẽ là 1 thiếu sót lớn.

Một buổi sáng tháng 9 năm 1985, hai tổ tam tam vàng, thiện chiến nhất và ưu tú nhất là tổ 1 và 4 của đại đội trinh sát luồn sâu sư 7 được lệnh lên hội trường nhận lệnh khẩn do đích thân phó tư lệnh mặt trận giao nhiệm vụ. Lên đến nơi đã thấy các cấp tướng tá, ai cũng vẻ mặt quan trọng chờ sẵn tại hội trường với thiếu tướng Võ Văn Dần, tư lệnh quân đoàn 4.

Nhiệm vụ của tổ 1 và 4 là đi “thám”, soi đường căn cứ Sơ-đa để sau dẫn đường cho tiểu đoàn 1 của trung đoàn 761, sư 9. Tiểu đoàn 4 của trung đoàn 165, sư 7 và sư đoàn bộ binh 286 của Mặt trận cách mạng Campuchia (CPRP) đánh chiếm căn cứ Sơ-đa. Đây là 1 căn cứ khá mạnh của Khmer đỏ với 1 trung đoàn hỗn hợp, 1 lữ đoàn bộ binh độc lập và 1 tiểu đoàn cối với loại 60 và 81 ly. Vòng ngoài căn cứ được cài dày đặc mìn Claymore, mìn cóc và mìn phân mảnh chống bộ binh. Căn cứ này đã nhiều lần bị ta tấn công, nhưng chưa lần nào thành công mà tổn thất lần nào cũng rất lớn, do vậy mà cánh lính ta gọi là căn cứ thung lũng tử thần.

Lần này Bộ tư lệnh mặt trận giao trách nhiệm cho quân đoàn 4 phải “bứng” căn cứ này bằng mọi giá, không để cái gai đó cắm sâu vào những vùng đất đã được giải phóng để làm bàn đạp cho những trận phản kích của Khmer đỏ sau này. Sau khi nhận lệnh, hai tổ trở về chuẩn bị để sẵn sàng lên đường thực hiện nhiệm vụ.

Mấy em gái lính thông tin người Khmer của sư đoàn bộ binh 286 của Mặt trận cách mạng Campuchia (CPRP) hết sức ngạc nhiên khi thấy các “boòng” (anh) lính trinh sát luồn sâu Việt Nam mang có 3 băng đạn AK, trong đó có 2 băng buộc lộn “tu” cắm sẵn trên súng, lựu đạn thì 2 trái, nhưng gạo sấy và nước thì mang rõ nhiều. Đúng vậy, lính trinh sát luồn sâu mỗi lần đi “thám” hay tác chiến đều mang nhẹ nhất có thể để tăng sự cơ động, không như lính bộ binh mang theo đến 6-7 băng đạn AK, lựu đạn cũng phải 5-6 trái/người...
 
Biển số
OF-128
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
58,353
Động cơ
5,715,477 Mã lực
Nơi ở
Trạm sạc xe đạp điện
Một Thớt hồi ký tuyệt vời. Em nghiện nghe những câu chuyện chiến trường K. Tối nào cũng đeo tai nghe vào Youtube nghe các câu chuyện của các bác cựu binh qua các kênh : Lính Chiến, CCB, Hồi ức Lính, Win Win Việt Nam...Thực sự nếu ko có những trang hồi ký ấy thì khó có thể hình dung được những gian khổ, hy sinh của bộ đội ta trên chiến trường K. Những cơn khát mùa khô, những cánh rừng khộp rụng lá, nỗi kinh hoàng về những quả mìn KP2, mìn Zip...
Chú giống anh phết, anh thì hay nghe kênh Hồi ức lính chiến và Win win Việt Nam ;)
 
Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
14,913
Động cơ
2,886,753 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu
Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
14,913
Động cơ
2,886,753 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu
Mai em phải ra sân bay sớm nên chỉ làm một tợp nhỏ thôi, cái loại 58 này uống một chén đã bừng bừng, nó kiểu như dẫn rượu đi vào các mao mạch máu nhanh hơn, gây hưng phấn thèm uống chén nữa ngay. Kể uống cũng hơi nguy hiểm :)
Chót biết cái tang 58 này, khó thấy cái nào hấp dẫn bằng nó lão nhể
Là em nói dòng rượu quê ấy
 

angkorwat

Xe container
Tưởng nhớ
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,109
Động cơ
555,239 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Hồi đi học em hay ngồi trà đá đầu ngõ Lương Sử C (đối diện nhà máy nước) nghe bác chủ quán trà đá đi K kể chuyện chiến trường.
Quán nước của anh Nguyên thọt phải không cụ ? Xưa em cũng hay ngồi đó, gần nhuộm Tô châu.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,187
Động cơ
328,306 Mã lực
Vườn hoa bây giờ trước là sân vận động cụ nhỉ
Vậy có 2 cụ gốc Phủ lý chính hiệu ở OF. Cuối năm 1978, khi nhập ngũ, tân binh huấn luyện ở trung đoàn 104 (sư 433) trung đoàn bộ đóng ở TX Phủ lý, nhưng ngay bên kia bờ sông Đáy. Trung đoàn e104 này có 6 tiểu đoàn huân luyện tân binh, thời đó lính mới ở nhờ nhà dân là chính, chỉ có một số ít có doanh trại ở lán trại của công nhân xây dựng nhà máy xi măng Bút sơn (mà TQ ngừng xây bỏ dở). 1 tiểu đoàn ở khu vực Kim bảng, 1 tiểu đoàn ở xã Thanh sơn, các thôn Phú viên, Khả phong, 1 trong nhà máy XM Bút sơn..., 1 tiểu đoàn ở khu vực thị trấn Non xã Thanh bình... 1 hay 2 tiểu đoàn ở khu vực Mậu chử...
Ngày Chủ nhật, lính tân binh hay ra TX Phủ lý chơi, mua ăn lặt vặt hay nhày xe trốn đơn vị về HN. Có thằng còn nhảy tàu đá ở Kiện khê ra để về HN. Chỗ ngã 3 Hồng Phú có mấy hàng quán ăn uống như: nem rán... có lần tôi và vài cậu nhảy xe đi TP Nam định chơi...
Sân vân động Phú lý đối diện với lối vào ga xe lửa Phủ lý. Nhiều lớp tân binh sau khóa huấn luyện 2-3 tháng xong, được tập trung vào sân vận động Phú lý, nghe lệnh lên tàu quân sự vào Nam bổ sung quân cho các đơn vị ở QĐ3, QĐ4 đang đánh lớn ở KPC, số quân còn lại bổ sung các đơn vị phía bắc như QĐ1...
Tôi vẫn nhớ hình ảnh, cả ngàn lính tân binh, xếp hàng ngay ngắn, khoác ba lô quân tư trang đi hàng dọc sang bên kia đường lên tàu hỏa quân sự vào phía Nam, từ SVĐ sang ga Phủ lý là 2 hàng vệ binh súng CKC giương lê tuốt trần, đưa đoàn quân lên tàu ra trận, và trong hàng quân này cũng có người lính đi chuyến tàu 1 chiều...
 
Chỉnh sửa cuối:

Soldier331

Xe tải
Biển số
OF-552160
Ngày cấp bằng
26/1/18
Số km
378
Động cơ
166,155 Mã lực
Nơi ở
Hải Dương
Vậy có 2 cụ gốc Phủ lý chính hiệu ở OF. Cuối năm 1978, khi nhập ngũ, tân binh huấn luyện ở trung đoàn 104 (sư 433) trung đoàn bộ đóng ở TX Phủ lý, nhưng ngay bên kia bờ sông Đáy. Trung đoàn e104 này có 6 tiểu đoàn huân luyện tân binh, thời đó lính mới ở nhờ nhà dân là chính, chỉ có một số ít có doanh trại ở lán trại của công nhân xây dựng nhà máy xi măng Bút sơn (mà TQ ngừng xây bỏ dở). 1 tiểu đoàn ở khu vực Kim bảng, 1 tiểu đoàn ở xã Thanh sơn, các thôn Phú viên, Khả phong, 1 trong nhà máy XM Bút sơn..., 1 tiểu đoàn ở khu vực thị trấn Non xã Thanh bình... 1 hay 2 tiểu đoàn ở khu vực Mậu chử...
Ngày Chủ nhật, lính tân binh hay ra TX Phủ lý chơi, mua ăn lặt vặt hay nhày xe trốn đơn vị về HN. Có thằng còn nhảy tàu đá ở Kiện khê ra để về HN. Chỗ ngã 3 Hống Phú có mấy hàng quán ăn uống như: nem rán... có lần tôi và vài cậu nhảy xe đi TP Nam định chơi...
Sân vân động Phú lý đối diện với lối vào ga xe lửa Phủ lý. Nhiều lớp tân binh sau khóa huấn luyện 2-3 tháng xong, được tập trung vào sân vận động Phú lý, nghe lệnh lên tàu quân sự vào Nam bổ sung quân cho các đơn vị ở QĐ3, QĐ4 đang đánh lớn ở KPC, số quân còn lại bổ sung các đơn vị phía bắc như QĐ1...
Tôi vẫn nhớ hình ảnh, cả ngàn lính tân binh, xếp hàng ngay ngắn, khoác ba lô quân tư trang đi hàng dọc sang bên kia đường lên tàu hỏa quân sự vào phía Nam, từ SVĐ sang ga Phủ lý là 2 hàng vệ binh súng CKC giương lê tuốt trần, đưa đoàn quân lên tàu ra trận, và trong hàng quân này cũng có người lính đi chuyến tàu 1 chiều...
Thời đó chắc cụ có sang cả trường sư phạm, bưu chính, thủy lợi hay truyền thanh cua gái nữa chứ nhỉ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top